Tổng Kết Các Yếu Tố Tác Động Đến Thtm Và Ảnh Hưởng Của Thtm Đến Nền Kinh Tế


- Ảnh hưởng của thâm hụt thương mại

Theo quan điểm của Keynes, cán cân thương mại (NX) là một thành phần của tổng cầu. Khi NX tăng (hay thâm hụt giảm) thì tổng cầu tăng, kéo theo tăng trưởng kinh tế (Y tăng). Điều này có thể lý giải như sau: NX tăng (xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm) sẽ tạo công ăn việc làm trong nước, làm gia tăng thu nhập. Ngược lại NX giảm (thâm hụt tăng) sẽ làm giảm sản lượng, giảm tốc độ tăng trưởng.

Y = C + I + G + NX (1.5)

Hall và Lieberman (2008) cho rằng khi nước A có THTM, có nghĩa là người bên ngoài nước A thu được lượng tiền lớn hơn là người nước A thu được (từ việc bán hàng cho nước ngoài). Sự chênh lệch của 2 luồng tiền này sẽ quay trở lại nước A thông qua thị trường vốn của nước này. Hay nói cách khác, một nước khi có THTM thì tài khoản vãng lai sẽ thâm hụt, sẽ trở thành nước đi vay với số tiền vay bằng đúng với mức độ thâm hụt. Do đó, mức độ đi vay sẽ trầm trọng hơn nếu tình trạng thâm hụt kéo dài. Tình trạng thâm hụt thường xuyên đến lượt nó sẽ tác động ngược trở lại, làm gia tăng tốc độ mất giá của đồng nội tệ.

Những yếu tố tác động lên thâm hụt và những ảnh hưởng của thâm hụt tới nền kinh tế được tóm tắt như sau:

Yếu tố tác động đến thâm hụt


- Tỷ giá

- Giá tương đối giữa hàng xuất và hàng nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 257 trang tài liệu này.

- Các chính sách thương mại (thuế, hạn ngạch, trợ cấp …)

- Lãi suất

Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Việt Nam - 7

- Thu nhập

- Khoảng cách địa lý

- Nguồn lực sản xuất

- Sở thích tiêu dùng

- Tình trạng sức khỏe của nền kinh tế

- Tính kinh tế theo quy mô

- Chi tiêu ngân sách

Ảnh hưởng của thâm hụt

Thâm hụt

thương mại

- Lượng vốn vay

- Thâm hụt cán cân vãng lai

- Tăng trưởng kinh tế

- Tỷ giá

- Thâm hụt ngân sách

Hình 1.2: Tổng kết các yếu tố tác động đến THTM và ảnh hưởng của THTM đến nền kinh tế

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các lý thuyết kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở


Việc hệ thống các yếu tố tác động đến THTM cũng như ảnh hưởng trở lại của THTM đến các biến số vĩ mô là rất hữu ích. Từ đây, tác giả sẽ có được một tập hợp các biến số có liên quan đến THTM trên góc độ lý thuyết. Trên cơ sở này và với đặc thù số liệu của Việt Nam, tác giả sẽ lựa chọn những biến số phù hợp nhất để phục vụ cho phân tích định tính và định lượng, nhằm đánh giá một số tác động cơ bản đến THTM của Việt Nam và cơ chế truyền dẫn của THTM đến THNS. Đây cũng là cơ sở để nghiên cứu đóng góp ý kiến nhằm cải thiện THTM và duy trì thâm hụt giữa hai cán cân một cách hợp lý.

1.2.3. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại

THNS và THTM từ lâu đã là hiện tượng phổ biến trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước và thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế để nhằm tìm ra cơ chế tồn tại giữa hai loại thâm hụt này. Các lý thuyết về mối quan hệ này đều đề cập lồng ghép hai vấn đề:

- Chiều tác động (được hiểu trong luận án là mối quan hệ giữa hai thâm hụt)

- Cách thức tác động (trong luận án này được hiểu là kênh truyền dẫn)

1.2.3.1. Quan điểm cổ điển: THNS là nguyên nhân gây nên THTM

Theo Samuelson và Nordhaus (2002) thì các nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển (tiêu biểu như A. Smith (1776), Malthus (1798), Ricardo (1817)) cho rằng trong nền kinh tế, giá cả và tiền lương hoàn toàn linh hoạt để làm cân bằng tổng cung và tổng cầu. Do đó các chính sách vĩ mô như tài khóa hay thương mại không thể tác động đến sản lượng. Dựa trên đồng nhất thức về thu nhập, các nhà kinh tế học cổ điển kết luận rằng mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt là đồng biến (hay còn gọi là thâm hụt kép) và là quan hệ một chiều (THNS là nguyên nhân của THTM). Có thể tóm tắt lập luận của trường phái cổ điển như sau:

Đồng nhất thức về thu nhập quốc dân:

Cán cân thương mại = Tiết kiệm chính phủ + chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư nhân

+ Trong nền kinh tế đóng: Y = C + I + G

Y - C - G = I

hay Squốc dân = I (1) (1.6)


+ Trong nền kinh tế mở: Y = C + I + G + (X-M)

Y - C - G = I + (X - M) thay (1) vào vế trái có:

Squốc dân = I + (X -M) (1.7)

Trong đó: Squốc dân = Schính phủ + Stư nhân ; Schính phủ= T - G ; Như vậy: X - M = (Stư nhân - I) + (T-G)

(X - M) = (T- G) + (Stư nhân - I)

(1.8)

(Trong đó: Y - GDP; C - tiêu dùng hộ gia đình; G - chi tiêu chính phủ; I - Đầu tư; S - tiết kiệm; NX - cán cân thương mại. T là thuế ròng (thuế đã trừ các khoản chuyển giao thu nhập)

Đồng nhất thức (1.8) cho thấy mối quan hệ giữa NX (hay CA_cán cân vãng lai) với THNS là biến động cùng chiều (thâm hụt kép). Nếu khu vực tài chính tư nhân không đổi (Stư nhân - I là không đổi), khi tiết kiệm chính phủ tăng (THNS tăng mức thặng dư) thì THTM cũng được cải thiện. Vì vậy, đồng nhất thức này từ lâu đã được các nhà nghiên cứu xem là cơ sở cho việc kỳ vọng một mối quan hệ đồng biến giữa hai loại thâm hụt.

Tiếp sau các nhà kinh tế học cổ điển, Keynes, năm 1936, đại diện cho các nhà nghiên cứu thuộc trường phái tân cổ điển, đã phát triển một lý thuyết khác mặc dù cũng dựa trên đồng nhất thức của thu nhập quốc dân nhưng cơ sở phân tích lại hoàn toàn đối lập với nhóm kinh tế học cổ điển. Keynes cho rằng trong ngắn hạn, giá cả và tiền lương là cứng nhắc (hay không biến động). Trong bối cảnh đó thì bất cứ sự thay đổi nào trong tổng cầu sẽ gây tác động cho sản lượng chứ không phải giá cả. Lý thuyết này được gọi là lý thuyết hấp thụ của Keynes (Keynesian absorption theory). Keynes cho rằng chi tiêu ngân sách (G) là một thành phần của tổng cầu (AD):

AD = C + I + G + NX (1.9)

Chính sự gia tăng trong chi tiêu công (là yếu tố làm THNS tăng) đã đẩy tổng cầu tăng, khiến mức tiêu dùng (hấp thụ) nội địa tăng lên, làm tăng sản lượng trong nước. Khi sản lượng tăng, cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu cũng tăng theo, từ đó dẫn đến THTM tăng (Begg và cộng sự (2007)). Như vậy theo quan điểm của Keynes, tác động của THNS đến THTM được truyền tải qua sự gia tăng của sản lượng (Y) (Samuelson và Nordhaus, 2002).

Sau Keynes, quan điểm của hai nhà khoa học Mundel và Fleming được công bố vào những năm đầu của thập niên 60 của thế kỷ trước cũng không có khác biệt về kết luận song bối cảnh nghiên cứu có nhiều yếu tố mới. Nghiên cứu được thực hiện với


nền kinh tế nhỏ, mở cửa, tỷ giá thả nổi hoàn toàn, có sự dịch chuyển hoàn hảo của vốn. Hai nhà kinh tế đã sử dụng mô hình IS - LM với đường IS là đường tập hợp các trạng thái cân bằng khác nhau trên thị trường hàng hóa và LM là đường tập hợp các trạng thái cân bằng khác nhau trên thị trường tiền tệ. Theo lý thuyết này, khi THNS tăng làm tổng cầu tăng (1) kéo theo lãi suất tăng (2) khiến dòng vốn nước ngoài chảy vào, nội tệ lên giá (3), từ đó khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu dẫn tới mất cân đối thương mại. Như vậy, theo quan điểm của Mundell-Fleming thì lãi suất, tỷ giá và GDP là những kênh truyền tải tác động từ cán cân ngân sách đến cán cân thương mại.


(a) Đồ thị IS - LM

Lãi suất

LM

r2

1

TN từ TS

trong nước &

NN

(b) Thi trường ngoại hối


DR

(2)

r1

DR

(1)

IS2

FR

IS1

Y1

Y2

Thu nhập

E1

E2

Tỷ giá

(3)

Hình 1.3: Đồ thị IS-LM và thị trường ngoại hối

Nguồn: Feenstra và Taylor (2008)

Kênh truyền dẫn tác động từ THNS THTM

Mặc dù xuất hiện sau thời kỳ của trường phái cổ điển song quan điểm của Keynes, Mundel và Fleming được xếp vào nhóm “quan điểm cổ điển” vì kết luận của họ ủng hộ cho quan điểm này. Tuy nhiên, vì bối cảnh nghiên cứu của họ là khác nhau nên cơ chế truyền dẫn giữa hai loại thâm hụt được phát hiện cũng khác nhau. Có thể khái quát thành sơ đồ như sau:


(1a)

THNS (G↑)

Tổng cầu ↑

Thu nhập ↑

Nhập khẩu ↑

THTM ↑

(1b)

Tổng cầu ↑

Lãi suất ↑

Nội tệ lên giá

Hình 1.4: Sơ đồ cơ chế THNS tác động tới THTM

Ghi chú: (1a) là cơ chế theo quan điểm Keynes; (1b) là cơ chế theo quan điểm Mundel-Fleming

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ lý thuyết vĩ mô


Kết luận: Theo trường phái cổ điển thì mối quan hệ giữa THNS và THTM diễn ra theo một chiều: THNS THTM, với các kênh truyền dẫn là tổng cầu, GDP, lãi suất, tỷ giá.

1.2.3.2. Quan điểm 2 - quan điểm của Ricardo

THNS và THTM tồn tại song song nhưng không có tác động qua lại (độc lập với nhau)

Dornbusch và cộng sự (2004) trong nghiên cứu của mình về lý thuyết kinh tế vĩ mô đã trích dẫn quan điểm của nhà kinh tế học cổ điển người Anh là David Ricardo (sau này được phát triển bởi Robert Barro năm 1974). Chính vì vậy giới nghiên cứu gọi đây là thuyết cân bằng Barro-Ricardo hay thuyết cân bằng Ricardo (Ricardian Equivalence Hypothesis - REH). Lý thuyết này cho rằng khi giảm thuế khiến THNS tăng, chính phủ buộc phải vay nợ (phát hành trái phiếu) để bù đắp phần thiếu hụt trong nguồn thu. Cách làm này sẽ không ảnh hưởng đến tiêu dùng của dân cư cũng như không ảnh hưởng đến tiết kiệm quốc gia. Có hai cách giải thích cho REH:

Một là: Người tiêu dùng được giả định có kỳ vọng hợp lý. Họ tin việc phát hành trái phiếu để tài trợ cho thâm hụt chỉ là sự trì hoãn đánh thuế tạm thời vì chắc chắn trong tương lai chính phủ thuế sẽ tăng thuế lên một lượng tương đương để bù đắp cho việc trả gốc và lãi khi trái phiếu đến hạn thanh toán. Vì thế, họ không thay đổi mức tiêu dùng cho dù thu nhập khả dụng hiện tại tăng, thay vào đó họ gia tăng mức tiết kiệm (để trả cho mức thuế cao hơn trong tương lai mà họ sẽ phải gánh chịu).

Hai là: Giảm thuế không ảnh hưởng đến tiết kiệm quốc gia vì khi THNS tăng (hay tiết kiệm của khu vực công suy giảm), thì sự thâm hụt này sẽ được bù đắp bởi phần gia tăng trong tiết kiệm tư nhân. Khi tổng mức tiết kiệm quốc gia không thay đổi thì lãi suất của nền kinh tế cũng không biến động, không làm thay đổi lượng vốn ngoại đổ vào nền kinh tế, vì thế, tỷ giá không đổi. Do đó THTM không bị ảnh hưởng.

Tóm lại, theo REH, với một giá trị cho trước của chi ngân sách và tiêu dùng hộ gia đình, tăng thuế làm giảm THNS nhưng không tác động đến THTM. Như vậy THNS và THTM tồn tại độc lập với nhau.

Ngoài ra, cũng theo quan điểm của 2 nhà kinh tế học Mundell và Fleming, khi nền kinh tế nhỏ, mở cửa với chế độ tỷ giá cố định và vốn luân chuyển hoàn toàn tự do, 2 loại thâm hụt cũng sẽ tồn tại độc lập với nhau. Khi chính phủ tăng chi tiêu, THNS tăng làm nội tệ lên giá. Do chế độ tỷ giá cố định nên ngân hàng trung ương buộc phải tăng cung tiền để ổn định tỷ giá. Do vậy, lãi suất và tỷ giá không đổi khiến THTM cũng không thay đổi (Feenstra và Taylor (2008)).


Phát h

Như vậy, mặc dù cùng đi đến nhận định là giữa hai cán cân không có bất kỳ mối liên quan nào nhưng sự khác biệt lớn nhất ở các nghiên cứu này đó là góc độ nhìn nhận vấn đề, là cơ sở để phân tích mối quan hệ. Ricardo nhấn mạnh đến yếu tố tâm lý (kỳ vọng của dân cư_yếu tố phi tiền tệ) còn Mundel và Fleming lại tập trung vào các yếu tố tiền tệ (gồm tỷ giá, lãi suất, cung tiền). Có thể tóm tắt sự khác biệt này như sau:


(2a)

THNS (G↑)

ành

trái phiếu

Tiết kiệm

tư nhân↑

Tiết kiệm quốc gia

không đổi

THTM không đổi

(2b)

Nội tệ lên giá

Cung tiền ↑

Nội tệ giảm giá

(về mức ban đầu)

Tỷ giá

không đổi

Hình 1.5: THTM và THNS tồn tại độc lập với nhau

Ghi chú: (2a) là cơ chế theo quan điểm Ricardo; (2b) là cơ chế theo quan điểm Mundel-Fleming

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ lý thuyết vĩ mô

Kết luận: Theo quan điểm của Ricardo, và Mundel-Fleming không có mối quan hệ giữa THNS và THTM với các kênh truyền dẫn là tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm quốc gia, kỳ vọng của người dân, tỷ giá và cung tiền.

1.2.3.3. Một số quan điểm khác, rút ra từ nghiên cứu thực nghiệm

Kết quả từ một số nghiên cứu thực nghiệm cũng giúp bổ sung thêm một số những quan điểm mới về vấn đề của hai loại thâm hụt. Những nghiên cứu thực nghiệm này đều dựa trên việc nới lỏng một số giả định được coi là quá chặt chẽ của các lý thuyết nêu trên. Việc nới lỏng này đã cho phép đưa ra một số dạng tương tác mới và kênh truyền dẫn mới của hai loại thâm hụt như sau:

Trường hợp 1: THNS tăng làm THTM giảm được gọi là giả thuyết về bộ đôi đối nghịch (twin divergence hypothesis)

Cavallo (2005) và Kim và Roubini (2008) cho rằng cơ chế xảy ra bộ đôi đối nghịch là do hiệu ứng lất át đầu tư và cú sốc đối với sản lượng hoặc năng suất. Khi THNS, lãi suất của nền kinh tế tăng lên, làm suy giảm đầu tư của khu vực tư nhân và khuyến khích tiết kiệm từ hộ gia đình. Từ đó tổng cầu giảm và làm cải thiện cán cân vãng lai. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, sản lượng giảm, chính sách tài khóa mở rộng


(THNS tăng) thường được sử dụng như là công cụ để chặn đà suy thoái, khôi phục tổng cầu và do vậy THVL giảm. Ngược lại, trong thời kỳ tăng trưởng, tổng cầu cao, nguồn thu cho ngân sách tăng, đồng thời chi tiêu công được cắt giảm thì THNS giảm, song THTM lại gia tăng vì xu hướng tăng tiêu dùng hàng nhập khẩu.


THNS (↑)

Lãi suất ↑

AD

THTM ↓


Hình 1.6: THNS gây nên THTM (bộ đôi đối nghịch)

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Trường hợp 2: THTM gây nên THNS

Kearney và Monadiani (1990) khẳng định nguyên nhân của quan hệ này là do sự thay đổi kỳ vọng về lạm phát của dân cư. Khi kỳ vọng về lạm phát giảm, đồng nội tệ lên giá khiến cán cân thương mại suy yếu và làm giảm tổng cầu. Tổng cầu giảm kéo theo sự giảm sút của sản lượng, từ đó nguồn thu cho ngân sách cũng giảm (THNS tăng). Hay theo quan điểm của Kim và Kim (2006), nếu THTM ở mức nghiêm trọng và gây ra suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính thì tất yếu, vốn bên ngoài và chi tiêu công sẽ là nguồn chủ đạo để chặn đà suy thoái và làm THNS trầm trọng hơn (a).

Tuy nhiên Ucal và Bolukabas (2013) cho rằng THTM tăng cũng có thể thu hẹp THNS nếu thu ngân sách phụ thuộc nhiều vào thuế nhập khẩu. Trường hợp này, quan hệ giữa chúng sẽ là nghịch biến (b).

THNS ↑

(a)


THTM ↑ GDP ↓

CS tài khóa mở rộng (chi tiêu↑và thuế↓)


b)

Thuế nhập khẩu ↑ THNS ↓


Hình 1.7: THTM tác động đến THNS

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Trường hợp 3: Mối quan hệ hai chiều (tương tác lẫn nhau) giữa hai loại thâm hụt Nhiều nghiên cứu như Kearney và Monadjani (1990), Anorou và Ramchander

(1998), Khalid và Teo (1999) đã cho thấy quan hệ giữa hai loại thâm hụt là quan hệ 2 chiều (tương tác lẫn nhau) mà nguyên nhân là do sự phản hồi của các kênh truyền dẫn như lãi suất, tỷ giá, GDP… Đầu tiên, THNS làm suy giảm tiết kiệm quốc gia, làm tăng


lãi suất, khiến dòng vốn ngoại chảy vào làm nội tệ lên giá. Khi nội tệ lên giá sẽ làm giảm cầu về xuất khẩu, tăng cầu nhập khẩu từ đó THTM tăng lên. THTM làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Để khắc phục suy thoái, Chính phủ lại tăng chi tiêu khiến THNS tăng. Quá trình tương tác này diễn ra liên tục, tạo thành vòng xoáy, khiến cho hai loại thâm hụt này biến động cùng chiều với nhau.

Quan điểm này được khái quát như sau:



THNS (G↑)

Chi tiêu NS↑

Sản lượng ↓

THTM

Tiết kiệm↓

Vốn ngoại↑

Nội tệ tăng giá


Hình 1.8: THTM và THNS có mối quan hệ qua lại với nhau

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Kết luận: Theo một số nghiên cứu thực nghiệm: THNS THTM (nghịch biến), THTM THNS và THNS < -> THTM theo các kênh truyền dẫn là lãi suất, GDP, tổng cầu, tỷ giá, tiết kiệm và một số biến phi tiền tệ như kỳ vọng, ổn định chính trị...).

Như vậy, tác giả nhận thấy (1) Mối quan hệ giữa THNS và THTM có khả năng diễn ra theo nhiều chiều: (i) THNS THTM (nghịch biến, đồng biến); (ii) THTM THNS (đồng biến, nghịch biến); (iii) THNS ↔ THTM (đồng biến) và (iv) THNS và THTM không có quan hệ với nhau. Điều đó chứng tỏ, mối quan hệ này khá phức tạp vì cả hai loại thâm hụt đều có thể đứng ở vị trí là tác nhân gây nên ảnh hưởng tùy vào cách thức thực hiện chính sách tài khóa và thương mại ở mỗi quốc gia để hỗ trợ tăng trưởng. Bên cạnh đó, có thể thấy kênh truyền dẫn (là các biến vĩ mô) cũng rất đa dạng (có thể là một kênh, có thể là nhiều kênh). Chính sự phản hồi đa dạng của các kênh truyền dẫn này (trong bối cảnh của các quốc gia có sự khác nhau về đặc điểm kinh tế, xã hội) là những yếu tố tạo nên bức tranh đa sắc màu cho mối quan hệ của hai cán cân của hai khu vực. Kênh truyền dẫn tác động được tổng hợp từ các lý thuyết trên có thể phân thành 2 nhóm: nhóm (i) các biến tiền tệ (lãi suất, tiết kiệm tư nhân, đầu tư, tỷ giá, GDP, cung tiền, thuế) và nhóm (ii) biến phi tiền tệ (kỳ vọng, độ mở nền kinh tế, tình hình chính trị…).

Xem tất cả 257 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí