Nguồn Ngân Sách Trung Ương Cho Chương Trình 135

dự án được triển khai, được giám sát và đánh giá thường xuyên. Các nhà nghiên cứu đã lập được bản đồ phân bố đói nghèo đến từng xã, từng hộ.

Những năm gần đây, ở các nước đang phát triển, xóa đói, giảm nghèo thường được tiến hành thông qua các chương trình mục tiêu. Những chương trình này thường không kết hợp với các chương trình khác, trong khi trên thực tế, các chương trình đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đòi hỏi một phương pháp lồng ghép. Ở Việt Nam, phương pháp lồng ghép đã trở thành giải pháp hữu hiệu nhất để xóa đói, giảm nghèo. Các ngành, các địa phương đã triển khai thực hiện các biện pháp xóa đói giảm nghèo như; tạo điệu kiện về vốn qua các hình thức tín dụng cho các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập; lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, động viên mọi người tham gia xóa đói giảm nghèo; thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người nghèo; giải quyết đất ở và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể như sau

- Nhà ở và các điều kiện sinh hoạt: chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho người nghèo đã được triển khai. Tính đến tháng 12/2004, khoảng 293 nghìn hộ nghèo đã được hỗ trợ về nhà ở với tổng kinh phí lên đến 1.200 tỷ đồng. Đến cuối năm 2005, có khoảng 400 nghìn hộ được cải thiện nhà ở; 5 tỉnh với khoảng 2 nghìn xã không còn nhà tạm, nhà tranh tre dột nát. Một số nơi như Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên đã áp dụng chính sách cho vay tiền mua nhà trả chậm.

- Hỗ trợ tín dụng: Hỗ trợ tín dụng cho người nghèo phát triển kinh doanh sản xuất là giải pháp quan trọng của xóa đói giảm nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là tổ chức tín dụng chủ yếu hướng vào người nghèo. Với các điều kiện vay linh hoạt, hộ nghèo có thể vay tới 7 triệu đồng trong thời gian từ 1 đến 5 năm với mức lãi xuất ưu đãi khoảng 0,5%/tháng. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam và WB đang thực hiện chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo 7 (PRSC 7)từ tháng 1/2008 với tổng giá trị 150 triệu USD.

- Giải pháp hỗ trợ sản xuất: Nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ sản xuất cho các hộ

đồng bào dân tộc ít người. Tính đến giữa năm 2003 đã có 10,5 nghìn hộ được trợ cấp trên 5 nghìn ha đất. Ngoài ra các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng đã hỗ trợ 4,3 nghìn hộ nghèo chuộc lại đất sản xuất đã cầm cố, nhượng bán. Cùng với chính sách hỗ trợ nông nghiệp, một số tỉnh đã áp dụng một loạt các chính sách hỗ trợ khác đi kèm( như khuyến nông, hỗ trợ vốn sản xuất, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp).

- Định canh, định cư xây dựng kinh tế mới và ổn định di cư tự do: Trong những năm qua trên địa bàn của 40 tỉnh có đối tượng thuộc diện định canh, định cư; đã triển khai được 200 dự án định canh, định cư cho 90 nghìn hộ với tổng số vốn đầu tư là 480 tỷ đồng. Ngoài ngân sách Trung ương, nhiều tỉnh đã dùng ngân sách của địa phương để hỗ trợ đồng bào sản xuất, giúp cho 50 nghìn hộ gia đình tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ xã hội và phát triển sản xuất tại chỗ.

- Khuyến nông - lâm - ngư cho người nghèo: Trong những năm qua chính quyền các địa phương đã tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ về giống mới, quy trình kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ cho cây trồng vật nuôi, tổ chức trên 50 nghìn lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và trên 6 nghìn mô hình trình diễn giống cây, con có năng suất cao cho trên 2 triệu lượt người nghèo. Ngoài ra chương trình khuyến nông còn tổ chức được 65 lớp tập huấn kỹ thuật cho trên 2 nghìn cán bộ và nông dân các xã nghèo. Đến nay cả nước đã có trên 468 trạm khuyến nông cấp huyện, trên 2 nghìn câu lạc bộ khuyến nông, trên 1 nghìn HTX tham gia công tác khuyến nông với tổng số gần 6 nghìn hộ.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển các ngành nghề: Tính hết năm 2004, hoạt động này đã hỗ trợ xây dựng được 103 mô hình về bảo quản, chế biến nông sản và phát triển các ngành nghề nông thôn theo quy mô hộ và nhóm hộ ở 37 địa phương. Tổ chức 106 lớp tập huấn cho 9 nghìn nông dân, hướng dẫn hộ biết cách bảo quản và chế biến nông sản quy mô nhỏ với tổng kinh phí dự án và các hoạt động lồng ghép của ngành nông nghiệp lên đến 280 tỷ đồng

- Thực hiện chính sách hỗ trợ y tế, chỉ tính trong gia đoạn 1998 -2002 đã có gần 4 triệu thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người nghèo, các điều kiện đáp ứng và trợ giúp cho người nghèo về dịch vụ y tế được tăng lên đáng kể so với những

năm trước, đảm bảo cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại chỗ cho trên 80% người nghèo ở nông thôn và miền núi.

- Hỗ trợ về giáo dục: Người nghèo chỉ phải chi trả 1/7 chi phí giáo dục trong những năm gần đây, hàng năm có trên 3 triệu học sinh nghèo và dân tộc ít người được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây , 2,5 triệu học sinh được trợ cấp sách giáo khoa và đồ dùng học tập, kinh phí hỗ trợ bình quân hàng năm trên 110 tỷ đồng. Xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và quỹ hỗ trợ Giáo dục cho học sinh nghèo.

Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo, đã kết hợp tốt giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã tận dụng được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao khoảng 7% - 8%/năm trong suốt giai đoạn đổi mới và tăng thu nhập quốc dân để làm công cụ hữu hiệu cung cấp những dịch vụ công cộng cho người nghèo. Trong giai đoạn 1993 - 1998, cứ 1% tăng trưởng GDP bình quân đầu người đã làm giảm nghèo khoảng 1,3%, và trong giai đoạn 1998 - 2002 làm giảm nghèo 1,2%.

Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, bước vào thời kỳ đổi mới nhiều chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, từng bước hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết số 22/NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 37/11/1989 và Quyết định số 72/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Ngày 31/7/1998 Thủ tướng đã phê duyệt Chương trình 135 hay còn gọi là “Chương trình Phát triển Kinh tế Xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng sâu vùng xa” thông qua quyết định 135/1998/QĐ-TTg. Ban đầu Chương trình gồm 1.715 xã trong đó có 1.568 xã miền núi và 147 xã đồng bằng với khoảng 1,1 triệu hộ và trên 6 triệu người. Hiện nay chương trình đã mở rộng ra trên 2.410 xã của hơn 320 huyện của 52 tỉnh [42,21]. Ở một trừng mực nào đó Chương trình 135 chình là một phần trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xóa đói Giảm nghèo. Hiện nay chương trình 135 gồm 5 hợp phần: phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển cơ sở hạ tầng trung tâm cụm xã; quy hoạch ổn định dân cư;

khuyến nông, khuyến ngư (gắn với ngành công nghiệp chế biến); và đào tạo cán bộ xã, thôn bản ở các vùng sâu vùng xa.

Qua 7 năm (tính đến năm 2005) thực hiện Chương trình 135 với tổng số vốn khoảng 10 nghìn tỷ đồng, cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 25 nghìn công trình thiết yếu các loại, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Chương trình trung tâm cụm xã đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hơn 300/500 trung tâm, tổng số vốn là 2.500 tỷ đồng. Chương trình 135 cũng đã góp phần quy hoạch, bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết khoảng 120 nghìn hộ dân trên địa bàn. Tại các địa phương đã mở gần 2.500 lớp, với tổng số hơn 217 nghìn lượt học viên, giúp nâng cao năng lực cán bộ cơ sở, nhiều xã vươn lên làm chủ đầu tư và tổ chức thực hiện các dự án. Nguồn vốn ngân sách trung ương phân bổ cho chương trình 135 trong các năm qua như sau:

Bảng 7: Nguồn ngân sách trung ương cho chương trình 135

Đơn vị: Tỷ đồng



TT


Tên dự án

Trước 1999

Năm 1999

Năm 2000

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005


Cộng

1

Xây dựng

CSHT

-

483,2

701,2

880,0

893,2

1.116,5

1.120

1.417,5

6.331,6

2

Xây dựng

TTCX

432

103,0

101,0

230,0

250,0

265,0

350,0

372,0

2.103,0

3

Đào tạo cán

bộ xã

-

7,2

7,2

7,2

10,0

11,0

11,0

30,0

73,6

4

Quy hoạch

dân cư

-

0

0

0

10,0

10,0

15

25

60,0

5

ổn định và

PTSX

-

0

0

50,0

50,0

50,0

64,0

70,0

284,0


Cộng


593,4

809,4

1.167,2

1.213,2

1.452,5

1.560,0

1,914,0

9.142,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam - 10

Nguồn: Ủy ban dân tộc:“Điều tra, đáng giá hiệu quả đầu tư của chương trình 135 và đề xuất các chính sách và giải pháp hỗ trợ đầu tư phát triển các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006 - 2010”, tr 21.

Hiện nay, Chương trình 135 đang đi vào thực hiện giai đoạn 2 theo Quyết định số 07/2006/QĐ - TTg ngày 10/01.2006 của Thủ tướng Chính phủ hay còn gọi là “ Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010”. Trong giai đoạn này tổng số vốn cho Chương trình dự kiến khoảng 12 nghìn tỷ đồng, mỗi năm trung bình đầu tư 3.000 tỷ đồng tại hơn 1.600 xã đặc biệt khó khăn và gần 25.000 thôn, bản khu vực II.

2.2.2.3 Tạo việc làm

Bên cạnh việc xóa đói giảm nghèo, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, đặc biệt là cho thanh niên, phụ nữ và người nghèo. Nhà nước đã thực hiện nhiều Chương trình

quốc gia về việc làm song song đồng thời với các Chương trình xóa đói giảm nghèo.

Các nhóm dự án Việc làm đã được thực hiện đó là: Dự án Tổ chức cho vay vốn theo các dự án nhỏ giải quyết việc làm thông qua Qũy Quốc gia hỗ trợ việc làm; Dự án Nâng cao năng lực và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc làm; Dự án Điều tra, thống kê thị trường lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động; Dự án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giải quyết việc làm.

Trong những việc làm mới đươc tạo ra thì 73,2% việc làm được giải quyết từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư trong nước và chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn là hai lĩnh vực tạo được việc làm mới nhiều nhất trong năm, mỗi chương trình tạo được khoảng 1/3 tổng số việc làm mới.

Ngày 6/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt Chương trình quốc gia về việc làm đến năm 2010. Mục tiêu của Chương trình này là tạo được 2 đến 2,2 triệu việc làm trong giai đoạn 2006 - 2010; trong đó tạo ra từ 1,7 đến 1,8 triệu việc làm trong nước từ các dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, tạo việc làm cho 40 đến 50 lao động làm việc ở nước ngoài từ các hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và từ Quỹ hỗ trợ việc làm nước ngoài. Tổng nguồn vốn cho Chương trình này là 5.985 tỷ đồng (không kể nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài). Trong đó Ngân sách của Trung ương là 4.895 tỷ đồng, Ngân sách của địa phương là 560 tỷ đồng, huy động cộng đồng là 500 tỷ, huy động quốc tế là 30 tỷ. Ngân sách Trung ương cấp mới cho Chương trình là 2.295 tỷ đồng.

2.2.2.4 Phát triển kinh tế – xã hội nông thôn

Nước ta là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn, nông nghiệp đóng góp hơn 20% GDP của cả nước, nhưng đến 90% người nghèo tập trung ở đây. Nông nghiệp vừa là nghành kinh tế quan trọng góp phần đáng kể vào sự ổn định và phát triển chung của nền kinh tế, đồng thời, nông nghiệp và kinh tế nông thôn cũng là đối tượng Nhà nước quan tâm hỗ trợ trong nhiều năm qua .

Trên cơ sở đó, một loạt biện pháp và chính sách đã thực thi và đem lại những biến chuyển lớn đối với bộ mặt nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Nghị quyết 10 của Bộ chính trị ( 4/1988) đã dẫn đến sự thay đổi sâu sắc trong nông nghiệp. Nghị quyết khẳng định rò “ hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản ở nông thôn” cũng có nghĩa là hộ gia đình được quyền tự chủ kinh doanh toàn diện.

Luật Đất đai được Quốc hội thông qua tháng 7/1993 và tiếp tục được bổ sung, sửa đổi qua các năm 1998, 2000 và 2003, từ đó tạo hệ thống phân phối đất đảm bảo cho các hộ gia đình nông dân có đất sản xuất. Đối với đất đai nông nghiệp, Luật Đất đai quy định rò hạn mức đất trồng cây hằng năm cho mỗi hộ (khoảng 2 ha); đất trồng cây lâu năm không quá 10ha/hộ ( các tỉnh đồng bằng) và không quá 30 ha/hộ (tỉnh trung du, miền núi). Luật Đất đai đã tạo môi trường thông thoáng công bằng đối với người sử dụng đất nông nghiệp, làm cho người nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất.

Trong giai đoạn hiện nay, nhằm tăng cường hơn nữa sức mạnh của nông thôn và khắc phục sự chênh lệch ngày càng tăng giữa nông thôn và thành thị, Đảng và Nhà nước đã xây dựng thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trong đó các chương trình trọng điểm là; xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, mở rộng các hình thức thu hút việc làm, đầu tư cho giáo dục và y tế nông thôn. Đặc biệt là thông qua một số Chương trình quốc gia, như:

- Chương trình 327, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, ra đời theo quyết định 15/9/1992 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm ngăn chặn xu hướng đồi trọc hóa đất rừng, từng bước khai thác hợp lý tiềm năng của đất rừng, phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc miền núi, vùng cao và bảo vệ môi trường sinh thái. Tính đến cuối năm 1996, tổng số vốn thực hiện của Chương trình là 1.835,36 tỷ đồng, trong đó 962 tỷ đồng cho lâm nghiệp, 373,3 tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng. Đến năm 1997, chương trình 327 được thay thế bằng Chương trình trồng mới năm triệu hecta rừng được Quốc hội thông qua tháng 10/1997. Mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị Quyết số 73/2006/QH11 về triển khai Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng giai đoạn 2006 -2010. Thời gian qua mỗi năm trung bình cả nước thực hiện khoán quản lý được 2,3 triệu hecta rừng, tái sinh hơn 1

triệu hecta, trồng mới 581.219 ha với vốn thực hiện đạt trung bình 4.921,7 tỷ đồng.

- Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn . Trong giai đoạn 1999 - 2005 Chương trình đã đầu tư gần 7 tỷ ngàn tỷ đồng để tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình cấp nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, các công trình xử lý chất thải chuồng trại và làng nghề … Giai đoạn 2006

- 2010, tổng vốn đầu tư của Chương trình dự kiến khoảng 22.600 tỷ đồng, (trong đó, ngân sách Trung ương 4.500 tỷ đồng (chiếm 20%); ngân sách địa phương

2.300 tỷ đồng (10%); Viện trợ quốc tế 3.400 tỷ đồng (15%); vay tín dụng ưu đãi 5.650 tỷ đồng (25%) và 6.750 tỷ đồng (chiếm 30%) do nhân dân tự đóng góp. Theo kế hoạch, Chương trình nước sạch giai đoạn II sẽ đầu tư xây dựng, nâng cấp

159.200 công trình nước sạch trên toàn quốc.

- Chương trình 134: Ngày 20/07/2004 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, thông qua Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tổng số hộ trong diện đối tượng 134 là 475.408 hộ. Số hộ cần hỗ trợ nhà ở là 333.313 hộ, số hộ cần hỗ trợ đất ở là 83.984 hộ = 1.884 ha. Số hộ cần đất sản xuất là 237.616 hộ = 73.535 ha. Số hộ cần nước sinh hoạt 280.944 hộ và

7.398 công trình nước tập trung. Nhu cầu vốn cần huy động của Trung ương gần

4.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, Nhà nước còn rất nhiều chính sách ưu đãi cho khu vực này như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường, chính sách tạo việc làm, ưu đãi về tín dụng, đặt biệt là đối với các hộ nghèo.

Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở hầu hết vùng nông thôn ngày được cải thiện rò rệt. Từ năm 1996 đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở vùng nông thôn tăng lên 2,7 lần (năm 2006, bình quân đạt 6,1 triệu đồng/ người, theo giá hiện hành); thu nhập bình quân 1 hộ nông dân đạt 26,1 triệu đồng, tăng lên 11,3 triệu đồng (tăng 75,8% so với năm 2002). Nhờ có thu nhập tăng lên, nên tính lũy trong dân tăng khá; năm 2006 vốn tích lũy bình quân của một hộ nông thôn là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022