Chỉ Số Nhận Thức Tham Nhũng (Cpi) Của Việt Nam Qua Các Năm


Bắc Trung Bộ

74,5

52,3

44,4

41,4

29,1

Duyên hải Nam Trung

Bộ

47,2

41,8

25,2

21,3

12,6

Tây Nguyên

70,0

52,4

51,8

32,7

28,6

Đông Nam Bộ

37,0

13,1

10,7

6,7

5,8

Đồng bằng sông Cửu

Long

47,1

41,9

23,2

19,5

10,3

Cả nước

58,1

37,4

28,9

24,1

16,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam - 13

Nguồn: “Việt Nam thực hiện các mục tiêu Phát triển Thiên nhiên kỷ”,CHXHCN Việt Nam, năm 2005,trang 24 và Niêm giám thống kê 2007.

Khác biệt về tỷ lệ đói nghèo giữa các dân tộc còn lớn, mặc dù Nhà nước thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người, nhưng tỷ lệ người nghèo của các dân tộc ít người vẫn cao nhất và tốc độ giảm nghèo cũng chậm hơn. Từ 1993 - 2002, các dân tộc ít người chỉ giảm được 17,1 điểm phần trăm tỷ lệ nghèo, trong khi người Kinh giảm được 30,8 điểm phần trăm. Năm 2002, tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc ít người cao gấp 3 lần so với người Kinh, trong khi năm 1993 con số này chỉ là 1,6 lần.

- Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm diễn ra nghiêm trọng: công bố của Ban chỉ đạo điều tra lao động - việc làm Trung ương năm 2005 cho thấy, tại thời điểm 1/7/2005 cả nước có khoảng 44,385 triệu người lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị là 5,3%, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động trẻ là 13,4%. Tỷ lệ thời gian lao động không được sử dụng ở nông thôn vẫn ở mức cao xấp xỉ 20%. Mức tăng trưởng việc làm mới theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê hàng năm chỉ tăng từ 2% đến 3%. Năm 2007, chúng ta tạo ra được khoảng 1,6 đến 1,7 triệu việc làm mới, nhưng đên 80% trong đó là lao động có thu nhập thấp hoặc có tính “thời vụ”. Sự phát triển của các khu công nghiệp và đô thị dẫn tới tình trạng thất nghiệp của một bộ phận dân cư ở nông thôn do bị thu hồi đất và số việc làm tăng lên hàng năm chỉ đủ cho số người bước vào tuổi lao động càng làm cho tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm diễn ra nghiêm trọng. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2000 là 6,42%, năm 2004 là 5,6%, năm 2006 là 4,82% và năm 2007 là 4,64%. [26,61]. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn có tăng lên nhưng còn chậm: năm 2000 là 74,%, năm 2004 là 79,1%, năm 2005 là 80,56% và năm 2006 là 81,79%.

- Các lĩnh vực văn hóa - xã hội còn nhiều hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục:

Giáo dục vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, trên thực tế, vẫn còn khoảng cách giữa khu vực miền núi và khu vực đồng bằng, khu vực nông thôn và khu vực thành thị về cơ hội tiếp cận giáo dục. Ở các vùng khó khăn miền núi, tuy mạng lưới trường học đã được mở rộng, số học sinh đi học đã tăng khá so với trước đây, nhưng nhìn chung, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi thấp hơn, tỷ lệ

lưu ban và bỏ học cao hơn và chất lượng giáo dục thấp hơn so với các vùng có điều kiện kinh tế thuận lợi và miền đồng bằng, ví dụ như trong năm 2001 có khoảng 10% trẻ em trong độ tuổi 6 -14 tuổi hiện sống tại các vùng xa xôi hẻo lánh chưa đi học. Đối với trẻ em ở các vùng này, tỷ lệ hoàn thành cũng như các chỉ số hiệu quả khác đạt mức thấp. Đối với trẻ em dân tộc ít người, vấn đề ngôn ngữ khi giao tiếp vào cấp tiểu học là một khó khăn không nhỏ, tỷ lệ bỏ học cao nhất là đối với các em gái. Tình trạng bất bình đẳng trong giáo dục về giới còn tồn tại. Chi phí trực tiếp về giáo dục cơ bản còn cao, nhất là đối với các trẻ em thuộc hộ nghèo. Cơ chế miễn phí không đủ hoặc không nhất quán để đảm bảo cung cấp giáo dục cơ bản cho mọi người một cách có chất lượng và ở mức phù hợp với điều kiện kinh tế.

Hệ thống y tế chậm đổi mới, điều kiện chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Ngoài ra năng lực sản xuất thuốc và cung ứng thuốc còn hạn chế cộng với việc quản lý thị trường thuốc còn nhiều thiếu sót dẫn đến giá thuốc tân dược cao, hạn chế người bệnh có thuốc để khám chữa bệnh.

- Ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng: rừng tiếp tục bị tàn phá, tỷ lệ độ che phủ rừng trong cả nước chỉ ước đạt khoảng 38%. Ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí ở các khu công nghiệp, đô thị, làng nghề hết sức nghiêm trọng. Đặc biệt môi trường không khí của các khu công nghiệp và các đô thị bị ô nhiễm nặng nề về bụi và khí thải độc hại. Nồng độ bụi trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,3 đến 3 lần, cá biệt có những nơi vượt 10 đến 20 lần. Các loại rác thải nguy hại vẫn chưa được xử lý khi vận tải ra ngoài khu công nghiệp. Đến tháng 6 năm 2006 chỉ có 33 trên tổng số 135 khu công nghiệp trên cả nước có hệ thống xử lý chất thải. Hiện nay cả nước có khoảng 2017 làng nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống lâu đời, đa phần các làng nghề đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhân dân, dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.

- Hệ thống an sinh xã hội: Theo Báo cáo của Chương trình phát triển LHQ (UNDP): "An sinh xã hội ở Việt Nam lũy tiến đến mức nào?" được công bố

ngày 22/8/2007, cho thấy tình hình an sinh xã hội Việt Nam đang lũy thoái. Bản báo cáo dựa trên các số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004. Các chuyên gia nhận định, hệ thống an sinh xã hội không tác động ngang nhau lên toàn bộ dân số. Phát triển kinh tế kéo theo nâng cao an sinh xã hội không nâng mọi người lên một mức như nhau. Các hộ trong nhóm thu nhập cao nhất - nhóm 20% giàu nhất nhận được khoảng gần 40% lợi ích an sinh xã hội. Trong khi đó, nhóm nghèo nhất chỉ nhận chưa tới 7%.Những người sống ở đô thị có cơ hội hưởng nhiều chính sách an sinh xã hội hơn người sống ở nông thôn, người dân tộc Kinh, Hoa hưởng lợi nhiều hơn dân tộc thiểu số, sống ở miền Bắc hưởng nhiều an sinh xã hội hơn miền Nam. Nhóm giàu nhất nhận được 47% lương hưu, còn nhóm nghèo nhất chỉ nhận được 2%. Nhóm giàu nhất nhận được 45% trợ giúp y tế, còn nhóm nghèo nhất chỉ 7%. Tỷ lệ nhận trợ giúp giáo dục của nhóm giàu nhất và nghèo nhất tương ứng là 35% và 15%. Nhìn tổng quát, tình hình an sinh xã hội Việt Nam là lũy thoái. Người hưởng lợi chính từ ASXH của Việt Nam lại là nhóm có thu nhập cao. Bất cứ lợi ích nào mà người nghèo nhận được từ ASXH lại bị lấy lại bằng cách trả phí sử dụng và các khoản chi tiêu khác cho y tế và giáo dục.

- Giá trị chỉ số HDI: Mặc dù HDI của Việt Nam luôn được cải thiện và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao cho sự thành công ấy, song thứ hạng HDI của nước ta trên thế giới, ở Châu Á và trong khu vực vẫn còn ở mức thấp, đứng dưới thứ 100 trên thế giới. Giá trị HDI của Việt Nam năm 2003 là 0,704 còn thấp hơn mức trung bình 0,741 của thế giới, mức 0,768 của các nước Châu Á - Thái Bình Dương. So sánh với một số nước trong khu vực, với giá trị HDI mà Việt Nam đạt trong năm 2003 thì Malaixia đạt giá trị này trước 17 năm, Philippin - trước 17 năm, Thái Lan - trước 14 năm, Trung Quốc - trước 6 năm.

Việt Nam nằm trong số 100 nước luôn cải thiện được chỉ số HDI trong suốt thời gian từ 1990 đến nay, song sự tăng lên này theo xu thế chung của hầu hết các nước được đánh giá. Trong tổng số 136 nước có trong bảng xếp hạng trong cả 3 năm 1990, 1995 và 2003, chỉ 10 nước có chỉ số HDI bị suy giảm liên tục, 100 nước khác liên tục nâng cao chỉ số này, 19 nước đã thoát khỏi cảnh tụt

lùi trong những năm 1990 - 1995 và đang phục hồi dần trong giai đoạn tiếp theo. Hơn nữa, HDI của Việt Nam có tăng nhưng tăng rất chậm, cụ thể chỉ số HDI năm 1999 là 0,682; năm 2000 chỉ tăng lên là 0,686; năm 2001 là 0,688; năm 2002 là 0,691; năm 2003 là 0,704. Tốc độ cải thiện thứ hạng HDI của Việt Nam có chiều hướng sụt giảm tương đối. Năm 1999 xếp trên 61 nước, năm 2000 xếp trên 64 nước, năm 2001 xếp trên 63 nước, năm 2002 xếp trên 65 quốc gia và năm 2003 xếp trên 69 nước. Nếu trong thời kỳ 1990 - 1995 Việt Nam đứng hàng thứ 15 trong bảng xếp hạng các nước xét về tốc độ cải thiện chỉ số HDI thì trong giai đoạn 1995 - 2003, Việt Nam chỉ xếp thứ 37 theo tiêu thức này với mức tăng là 6,7%. Các nước như Lào, Trung Quốc, Ấn Độ đều có mức tăng trên 10%. Điều này cho thấy trong khi ta cố gắng vươn lên thì các quốc gia khác cũng vươn lên với tốc độ không những không kém mà còn có xu hướng nhanh hơn ta.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Phân tích tổng thể những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những yếu kém và bất cập của việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua, có thể chú ý đến những điểm sau:

- Mô hình tăng trưởng kinh tế và cơ chế phân bổ nguồn lực chủ yếu là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp mạnh nhất và lâu dài đến việc tạo lập công bằng xã hội. Trong những năm qua, Việt Nam tuyên bố theo đuổi mô hình tăng trưởng “thị trường - hướng về xuất khẩu”. Tuy nhiên, mô hình triển khai thực tế lại lệch sang xu hướng “thị trường- thay thế nhập khẩu”. Gắn với mô hình đó là định hướng ưu tiên phân bổ nguồn lực: cho các ngành và dự án dùng nhiều vốn và ít tạo việc làm mới; cho các vùng có khả năng tăng trưởng cao (vùng trọng điểm); và cho các doanh nghiệp nhà nước. Định hướng đầu tư này phản ánh cách tư duy chính sách vẫn dựa vào sự lựa chọn của nhà nước hơn là vào tín hiệu và nguyên tắc của thị trường. Trên thực tế, khuynh hướng phân bổ nguồn lực theo kế hoạch là rất rò, đặc biệt là từ thập kỷ 1990 trở lại đây.

Việc áp dụng mô hình tăng trưởng và xác định hướng phân bổ nguồn lực như vậy có những hệ quả tất yếu rò rệt đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội, đáng chú ý là:

Thứ nhất, Tăng trưởng cao nhưng không mở rộng cơ hội việc làm tương ứng, chi phí đào tạo ra một chỗ làm việc cao, có nghĩa là tăng trưởng cao nhưng tạo ít thu nhập cho người lao động. Vì vậy, lợi ích của tăng trưởng không được phân bổ đều một cách rộng rãi, số người có thu nhập mới và mức độ nâng cao thu nhập của mỗi người tăng chậm hơn mức có thể.

Thứ hai, Phân phối thu nhập không thực hiện một cách đồng đều. Một phần lớn thu nhập được chuyển sang những người sở hữu nguồn lực khác ngoài lao động thay vì một phần thỏa đáng cho những người chỉ sở hữu sức lao động mà thiếu các nguồn lực khác. Vì vây, khoảng cách giữa người giầu người nghèo ngày càng doãng ra. Thêm nữa, một phần lớn thu nhập được tạo ra và phân bổ tại các trung tâm tăng trưởng lớn, trong khi dân cư các địa phương miền núi và nông thôn, vùng sâu, vùng xa được hưởng lợi ít hơn nhiều từ tăng trưởng. Kết quả là sự phân hóa giầu - nghèo giữa các vùng ngày càng tăng.

Thứ ba, Có một nhóm người giầu nhanh nhờ đặc quyền đặc lợi tiếp cận với các nguồn lực phát triển. Cơ chế xin - cho, bao cấp, bảo hộ nhà nước, công thêm vào đó là môi trường kinh doanh không bình đẳng, cơ hội phát triển kinh tế của khu vực kinh tế tư nhân còn bị hạn chế, Các doanh nghiệp dân doanh thường có quy mô nhỏ, hoạt động kinh doanh đơn giản, và khả năng có hạn trong việc tiếp cận thông tin thương mại và công nghệ. Bên cạnh đó, đất đai và tài chính là những khó khăn thường trực của nhiều doanh nghiệp dân doanh, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong những năm qua luôn rất cao. Hình thành các nhóm lợi ích mạnh làm méo mó quy hoạch và định hướng phát triển. Ngoài ra, rủi ro phát triển tăng trưởng nhanh trong môi trường mở cửa, hội nhập và thiên tai xảy ra liên tục. Nhóm người gánh thiệt hại nặng nhất từ rủi ro này là nông dân và những người nghèo nói chung. Thiệt hại do bão lũ, hay giá cả nông sản giảm đều chuyển đến người gánh chịu cuối cùng là nông dân. Do không có những cơ chế bảo hiểm rủi ro, khả năng bị thương tổn của nông dân trước những rủi ro như

vậy là rất lớn. Ngoài ra trong xã hội còn một số nhóm người giầu lên nhanh chóng do làm ăn bất chính, tham nhũng; xu hướng thương mại hóa đang lan tràn trong giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội khác làm cho người nghèo không tiếp cận được hoặc khó có thể tiếp cận, không được hưởng thụ mà lẽ ra có quyền được hưởng thụ phúc lợi xã hội… Những nhân tố này cũng góp phần làm tăng tình trạng bất công bằng xã hội.

Qua bảng xếp hạng Chỉ số nhận thức tham nhũng (corruption perception index - CPI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) công bố hàng năm, có thể nói, vị trí của Việt Nam theo bảng xếp hạng CPI là tương đối kém so với thế giới và khu vực. năm 2005, với điểm số là 2,6 trong khi điểm trung bình của thế giới là 4,11, Việt Nam chỉ đứng thứ 107/159 nước trên thế giới và 16/24 nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, năm 2006 tính theo chỉ số này Việt Nam đứng thứ 111/163 nước, năm 2007 đứng thứ 123/180, tình trạng tham nhũng tại Việt Nam trầm trọng hơn nhiều so với các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaixia,... thậm chí là cả Fiji, Lào, Ấn Độ và Xri Lanca, những quốc gia vốn được coi là “điểm nóng” của nạn tham nhũng.

Bảng 13 : Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) của Việt Nam qua các năm


Năm

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Điểm

2,79

2,5

2,6

2,5

2,6

2,4

2,4

2,6

Xếp hạng

43

74

75

76

75

85

100

102

Tổng số nước

52

85

99

90

91

102

133

146

Nguồn: Tổ chức minh bạch quốc tế (www.transparency.org).

- Những hạn chế trong xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vừng miền là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, tình trạng thu nhập của khu vực sản xuất nông nghiệp thấp và tăng chậm, trong khi người nghèo lại tập trung chủ yếu ở khu vực này. Mấy năm gần đây, tình trạng sản xuất nông nghiệp không có lãi đã xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là ở những địa bàn độc canh cây lúa, đất xấu, thiếu nước. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn hiện nay còn gặp không ít khó khăn. Một điều bất cập còn tồn tại ngay chính trong bản thân nhận

thức của một bộ phận không nhỏ người nghèo và địa phương nghèo là vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, nên chưa chủ động vượt lên để thoát nghèo. Bên cạnh đó, do bệnh thành tích sự đánh giá tỷ lệ nghèo còn thấp hơn thực tế ở không ít địa phương, nên một bộ phận người thực sự nghèo chưa được tiếp cận với các chương trình xóa đói, giảm nghèo.

Thứ hai, nguồn lực huy động cho chương trình xóa đói, giảm nghèo còn khiêm tốn. hàng năm, ngân sách nhà nước hỗ trợ cho chương trình xóa đói, giảm nghèo mới chỉ đạt bình quân khoảng 60.000 đồng/người. Trong khi đó, một số địa phương chưa chủ động huy động hoặc huy động chưa tương xứng với tiềm năng của nguồn lực tại chỗ; chưa lồng ghép hài hòa các loại nguồn lực trên cùng địa bàn và chưa huy động được sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp, các tổ chức, các cộng đồng và các cá nhân có điều kiện vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Vì vậy, chưa đáp ứng được nhu cầu cần hỗ trợ của người nghèo để đủ điều kiện thoát nghèo bền vững, dẫn đến mục tiêu thoát nghèo khó thực hiện được.

Thứ ba, một số cơ chế, chính sách và biện pháp hỗ trợ xóa đói giảm nghèo chưa thật phù hợp, việc tổ chức thực hiện còn bất cập, còn mang tính bao cấp, nên không tạo được động lực để người nghèo chủ động vượt nghèo. Biện pháp hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào nghèo chưa thật phù hợp với nhu cầu và tập quán của từng dân tộc, từng địa phương; có địa phương chưa chú ý đầy đủ đến quy hoạch sản xuất lâu dài và môi trường sống của nhân dân trong khi xây dựng các khu dân cư vượt lũ; mức chi phí cho khám, chữa bệnh còn thấp; chính sách trợ cước, trợ giá cũng còn bất hợp lý; mức vốn vay tín dụng ưu đãi còn thấp và chưa thật phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh; cơ chế phân bổ vốn còn mang tính bình quân, v.v… Ở một số nơi, nhất là vùng cao, vùng sâu thông tin đến với người dân chưa đầy đủ nên nhận thức về các chính sách của nhà nước đối với người nghèo còn hạn chế. Những khiếm khuyết nói trên đã làm cho hiệu quả của chương trình xóa đói, giảm nghèo bị giảm bớt một phần.

Thứ tư, việc tổ chức thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo không đồng đều ở một số địa phương. Đội ngũ cán bộ vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về năng lực. phần lớn cán bộ thực thi chương trình ở cấp xã đều kiêm nhiệm, chưa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022