Chỉ Số Phát Triển Con Người (Hdi) Của Việt Nam Qua Các Năm

0,732 vào 2005.Việt Nam thuộc nhóm nước có thành tựu tốt trong khu vực về Chỉ số phát triển giới, đứng hạn 91/117 quốc gia và vùng lãnh thổ theo báo cáo của UNDP. Trong lĩnh vực đào tạo và giáo dục, năm 2002, tỷ lệ học sinh nữ so với học sinh nam trong số những người biết chữ ở độ tuổi từ 15 - 24 là 0,99. Chênh lệch tỷ lệ học sinh nam lẫn nữ trong tất cả cấp bậc học là tương đối nhỏ. Tỷ lệ nữ tham gia vào công tác quản lý, lãnh đạo ở các cấp tăng lên đáng kể. Việt Nam vẫn tiếp tục dẫn đầu các nước trong khu vực Châu Á về tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội nhiệm kỳ 2002 - 2007 là 27,3%.

- Giáo dục: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có những thành tựu đáng kể về giáo dục và đào tạo so với nhiều nước có cùng trình độ phát triển. Hệ thống giáo dục quốc dân khá hoàn chỉnh được hình thành, bao gồm đầy đủ các cấp học bậc học và các loại hình nhà trường như công lập, dân lập và tư thục. Nhà nước tạo mọi điều kiện cho người dân tiếp cận với giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Năm 2000, Việt Nam đã tuyên bố đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Tỷ lệ học sinh tiểu học nhập học đúng độ tuổi quy định tăng từ 90 % trong những năm 1990 lên 94,4% năm học 2003 - 2004, Việt Nam gần đạt được các mục tiêu MDG cho giáo dục toàn cầu. Việc trợ cấp giáo dục và học bổng từ các Chương trình mục tiêu đã giúp cho rất nhiều trẻ em nghèo tiếp cận được giáo dục và tiếp tục được đi học. Miễn giảm học phí trong các chương trình của Chính phủ đã làm cho số trẻ đi học tăng lên ít nhất là 20%. Năm 2004, 95% trẻ em dân tộc miền núi được miễn học phí hoàn toàn ở cấp tiểu học và giảm 60% học phí ở cấp trung học cơ sở. Tỷ lệ con em các gia đình được giảm học phí ở các đồng bào dân tộc ít người cao hơn nhiều so với tỷ lệ con em các gia đình người Kinh, điều này thể hiện rò nỗ lực của Chính phủ nhằm nâng cao học vấn của đồng bào dân tộc ít người đã đến được với nhóm ưu tiên. Hiện cả nước có

630.000 học sinh, sinh viên được vay 2.800 tỷ đồng. Trong đó, 68% là sinh viên đại học, cao đẳng; 24% học sinh trung cấp, học nghề trên một năm là 6% và học nghề dưới một năm là 2%.

- Văn hóa - thông tin: Phát triển văn hóa thông tin, nâng cao đời sống nhân dân. Số hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa cả nước đạt 8,2 triệu hộ (45,7% số

hộ) năm 2001 đã tăng lên 12 triệu hộ (67,1% số hộ) năm 2004, cùng với việc xây dựng gia đình văn hóa, các khu dân cư trên địa bàn cả nước còn phấn đấu xây dựng làng, khu phố văn hóa. Đến cuối năm 2004 đã có 38% khu phố, làng, ấp văn hóa. Phong trào xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư đã được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng: toàn quốc đã có 91% khu dân cư triển khai phong trào. Văn hóa của các dân tộc ít người được bảo tồn và phát triển. Đến nay đã có 100% các Trung tâm cụm xã có đường ô tô, có điểm Bưu điện văn hóa, có Trung tâm thương mại. Đến cuối năm 2004, cả nước đã xây dựng mới và nâng cấp 4.416 nhà văn hóa cấp xã, trong đó có nhiều nhà văn hóa cho đồng bào dân tộc ít người.

- Y tế: Chính phủ đã chú trọng phát triển hệ thống y tế, tăng cường bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe trẻ em và sức khỏe bà mẹ, cũng như phòng chống HIV/AIDS và các bệnh nguy hiểm khác. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở được củng cố và phát triển; hầu hết các xã, phường trong cả nước đều có trạm y tế, trên 65% trạm có bác sĩ, trong đó 15% đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Một số cơ sở y tế chuyên ngành được nâng cấp, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Sản xuất thuốc trong nước đã chiếm khoảng 45% thị phần thuốc chữa bệnh. Chế độ khám, chữa bệnh cho người nghèo, khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đang được triển khai thực hiện. Các chỉ số cộng đồng cũng được nâng lên. Tuổi thọ bình quân đạt 71,3 tuổi vào năm 2005, 72 tuổi vào năm 2006.

Sức khỏe của phụ nữ khi mang thai và lúc sinh đẻ được chăm sóc chu đáo và cải thiện đáng kể. Sức khỏe trẻ được cải thiện đáng kể: tỷ lệ tỷ vong trẻ em đã giảm rò rệt: năm 1990, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là 58‰ , tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 44,4‰; đến năm 2004 các tỷ lệ này tương ứng là 31,4‰ và 18‰, năm 2005 tỷ lệ tương ứng là 30‰ và 18‰. Đến năm 2006 tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 28‰, đạt mức tương đương với các nước có thu nhập trung bình cao gấp 2 đến 3 lần. Việt Nam đã thực hiện tốt Chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp…Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vắc xin đặt tỷ lệ 97%, mức cao so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi

giảm từ 31,3% năm 2000 xuống còn 26,6% năm 2004; 25,2% năm 2005 và 25%

vào năm 2006.

Tỷ lệ tử vong bà mẹ khi sinh giảm từ 1,2‰ trong giai đoạn 1989 - 1994 xuống còn 0,85‰ vào năm 2005. Tỷ lệ phụ nữ khi sinh con được cán bộ y tế chăm sóc duy trì trên dưới mức 95%; trong đó khu vực thành thị và các vùng đồng bằng tỷ lệ này đạt trên 98%.

Tiếp cận với dịch vụ y tế tính theo tỷ lệ % dân số tăng lên đáng kể trong những năm qua, đặc biệt là các dân tộc thiểu số ít người. Năm 1993 chỉ có 8% đồng bào dân tộc thiểu số có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) đến năm 2006 là 78% có thẻ BHYT và thẻ khám chữa bệnh miễn phí. Tỷ lệ này ở người Kinh và người Hoa là 30% và 49% vào các năm tương ứng.

Hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh hơn. Một số dịch bệnh mới như dịch viêm phổi cấp (SARS) được ngăn chặn, khắc phục nhanh. Việc phòng, chống HIV/AIDS được đẩy mạnh hơn.

- Môi trường, sinh thái: Vấn đề môi trường của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch tăng từ 26,2% năm 1993 lên 70% năm 2004. Riêng tỷ lệ này ở nông thôn đã tăng mạnh, từ 18% năm 1993 lên 58% năm 2004, 71% vào năm 2007 . Một thành tích đáng kể là diện tích đất rừng có độ che phủ liên tục tăng, từ 27,2% vào năm 1990 lên 37% năm 2004 và 39% năm 2007.

- An sinh xã hội: Hệ thống an sinh xã hội và bảo trợ xã hội phát triển giúp cho nhóm người có nguy cơ tổn thương trong xã hội ngày càng được mở rộng. Năm 2002 mới có khoảng 12,6 triệu người được bảo hiểm trong đó có 4,2 triệu người tham gia tự nguyện. Năm 2005, có tổng số 16% dân số được bảo hiểm. Năm 2007 có 37,85 người tham gia bảo hiểm xã hội. Số người được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đã tăng từ trên 175.000 người năm 2000 lên 578.000 người năm 2007, kinh phí trợ cấp cũng tăng từ 123 tỷ đồng năm 2000 lên 590 tỷ đồng năm 2007.

- Phát triển con người: Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Việt Nam liên tục tăng trong bảng xếp hạng của Liên hợp quốc; năm 1990 HDI của Việt

Nam là 0,608 tăng lên 0,682 vào năm 2001; 0,688 năm 2002 và 0,733 vào năm

2005.


Bảng 9: Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam qua các năm



Báo cáo năm


Số liệu năm


HDI

Thứ hạng so với

các nước có trong báo cáo

1994

1992

0,539

120/174

1995

1993

0,540

122/174

1996

1994

0,557

121/174

1997

1995

0,560

110/174

1998

1996

0,664

110/174

1999

1997

0,664

110/174

2000

1998

0,671

108/174

2001

1999

0,682

101/162

2002

2000

0,686

109/173

2003

2001

0,688

112/175

2004

2002

0,691

112/177

2007

2005

0,733

105/177

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam - 12

Nguồn: CIEM - Thông tin chuyên đề số 7/2004,trang 18;chuyên đề số 9 trang 17 và “Báo cáo phát triển con người 2007-2008” của UNDP,trang 236.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

- Bất bình đẳng trong thu nhập tăng lên : Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ cao và ổn định, mỗi năm xấp xỉ 8%. Nước

ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, tuy nhiên hố sâu ngăn cách giàu nghèo lại càng bị nới rộng ra.

Đánh giá về chênh lệch giàu nghèo theo phương pháp tính hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất, các chỉ số thống kê cho thấy hệ số chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo qua các năm ở nước ta như sau: năm 1990 là 4,1 lần, năm 1991 là 4,2 lần, năm 1993 là 6,2 lần, năm 1994

là 6,5 lần, năm 1995 là 7,0 lần, năm 1996 là 7,3 lần, năm 1999 là 7,6 lần, năm 2002 là 8,1 lần, năm 2004 là 8,3 lần, năm 2006 là 8,4 lần. Hệ số chênh lệch ở khu vực thành thị cao hơn ở nông thôn (năm 2004 là 8,1 lần so với 6,4 lần). Theo vùng lãnh thổ chênh lệch cao nhất là ở Đông Nam Bộ (8,7 lần), tiếp đến là Tây Nguyên (7,6 lần), Đông Bắc (7 lần)...so sánh với hệ số chênh lệch tương ứng của 126 nước và vùng lãnh thổ, thì hệ số chênh lệch giàu nghèo của Việt Nam cao đứng thứ 50, cao hơn 73 nước.

Bảng 10 : Thu nhập bình quân một người một tháng và khoảng cách chênh lệch giầu nghèo


Năm

Thu nhập bình quân một người một

tháng theo giá thực tế (nghìn đồng)

Chênh lệch giữa nhóm cáo nhất so với nhóm thu nhập thấp nhất

(lần)


Nhóm cao nhất


Nhóm thấp nhất

1995

519,6

74,3

7,0

1996

574,7

78,6

7,3

1999

741,6

97,0

7,6

2001 - 2002

872,9

107,8

8,1

2003 - 2004

1182,3

141,8

8,3

Nguồn: CIEM, chuyên đề số 9: “ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong chính sách phát triển”, năm 2006, trang 22

Nếu đo lường bất bình đẳng thu nhập theo hệ số GINI, các số liệu thống kê của Việt Nam về hệ số GINI năm 1994 là 0,350, năm 1995 là 0,357, năm 1996 là 0,362, năm 1999 là 0,390, năm 2002 là 0,420, năm 2004 là 0,423, năm 2006 là 0,36. Những con số này chứng tỏ sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm dân

cư chưa có sự cải thiện là mấy. Cách biệt về thu nhập giữa thành thị và nông thôn ngày càng mở rộng. Năm 1990, thu nhập bình quân của người dân nông thôn bằng 25% thu nhập người thành phố, nhưng vào năm 1994, tỉ lệ đó giảm còn 18%. từ năm 1993 đến năm 1998, thu nhập của người dân nông thôn chỉ tăng 30% trong khi ở thành thị là 61%. Vào năm 1993, chi tiêu trung bình của nguời thành phố bằng 1,8 lần người dân nông thôn nhưng đến năm 1998 tăng lên 2,2 lần. Xét quá trình biến đổi, trong giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới, hệ số GINI của Việt Nam còn tương đối thấp, nhưng đây là kết quả mang tính tiêu cực, một thời kỳ bao cấp khá dài, khoảng cách bất bình đẳng thấp trên một nền kinh tế còn khó khăn, thu nhập bình quân chung còn ít ỏi, kinh tế còn nghèo nàn. Hệ số GINI đã tăng đáng kể đặc biệt là từ năm 1998 đến nay, đây là hệ quả tất yếu đi theo cùng với quá trình phát triển kinh tế.

- Bất bình đẳng giới: Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong công tác thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho người phụ nữ. Nhờ đó bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ có nhiều tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, tình trạng bất bình đẳng về giới vẫn còn tồn tại trong bất bình đẳng về các cơ hội kinh tế, thu nhập và phân bổ lao động và thời gian. Số liệu thống kê mà Ngân hàng Thế giới đưa ra cho thấy một thực trạng đáng lo ngại có thể cản trở việc thực hiện các quyền bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục, điển hình là tỷ lệ mù chữ và tái mù với nữ giới trong độ tuổi 15 - 40 còn cao; công tác xoá mù còn gặp nhiều khó khăn, và đặc biệt, vẫn còn tới 20% cán bộ Hội liên hiệp Phụ nữ chưa xoá hết mù chữ. Bên cạnh đó, sự khác nhau về thu nhập giữa nam và nữ vẫn còn tồn tại, phụ nữ có thu nhập ít hơn nam giới trong mọi ngành nghề, thu nhập bình quân hàng tháng của phụ nữ chỉ bằng 85% thu nhập của nam, tỷ lệ này ở khu vực nông nghiệp chỉ là 66% và ở khu vực công nghiệp là 78% (năm 2002). Có thể thấy rò thực trạng này qua mức tiền công nhiều chủ lao động trả cho các nữ công nhân ít hơn 1/3 so với nam giới, tuy cùng một công việc như nhau. Sự bất bình đẳng về thu nhập có thể từ nhiều nguyên nhân trong đó có sự khác nhau về trình độ văn hóa, chuyên môn, kinh nghiệm công tác và những nguyên nhân khác cộng với sự phân biệt đối xử, những định kiến đã tồn tại từ lâu đời. Do vậy, để lấy lại sự bình

đẳng giới ở mọi mặt thì cần phải giải quyết từng phương diện thể hiện sự bất bình đẳng giới, quá trình này diễn ra hết sức lâu dài và cần sự thay đổi của toàn xã hội.

Theo bảng phân loại công việc theo giới, nam giới chiếm số đông trong công việc giữ vị trí lãnh đạo, chuyên viên cao cấp, có thu nhập và cơ hội thăng tiến cao. Nữ giới chiếm số đông ở những công việc có thu nhập ít, khả năng thăng tiến hạn chế.

Bảng 11: Loại công việc theo giới (%)


Công việc

Phụ nữ

Nam giới

Lãnh đạo

19

81

Chuyên viên cao cấp

41,5

58,5

Chuyên viên

58,5

41,5

Nhân viên

53,1

46,9

Nghề tự do, bảo vệ, bán hàng

68,7

31,3

Nông lâm, thủy sản, đồng ruộng

37,6

62,4

Thợ thủ công và người làm công

34,7

65,3

Lắp máy/ Vận hành

26,9

73,1

Việc không đòi hỏi chuyên môn

49,8

50,2

Tổng

48,4

51,6

Nguồn: “Việt Nam thực hiện các mục tiêu Phát triển Thiên nhiên kỷ”, nước CHXHCNVN, Hà Nội, 2005,trang 36.

Xét về mặt thời gian làm việc, trong khi phụ nữ và nam giới làm việc với số giờ tương đương trong sản xuất và kinh doanh, thì phụ nữ sử dụng thời gian hàng ngày cho công việc ở nhà nhiều hơn 2,5 lần so với nam giới ở vùng thành thị và 2,3 lần ở vùng nông thôn. Theo thống kế, đa số phụ nữ làm việc từ 51 - 60 giờ mỗi tuần và thậm chí còn những người làm việc trên 61 giờ mỗi tuần (năm 2002), đối với phụ nữ nông thôn thường làm việc từ 16 - 18 giờ một ngày, nhiều hơn nam giới khoảng từ 6 - 8 giờ. Trung bình hiện nay phụ nữa làm việc 13 giờ một ngày, còn nam giới là 9 giờ một ngày[22,38]. Điều này gây hạn chế cho phụ nữ nghỉ ngơi, học tập, tham gia các hoạt động văn hóa xã hội.

Việc tiếp cận giáo dục của phụ nữ và trẻ em gái ở vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa khó khăn hơn so với các em trai và nam giới. Năm 2000, tỷ lệ

trẻ em gái đến trường ở các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao chỉ chiếm từ 10% đến 15% vì các em còn phải lao động giúp gia đình không có điều kiện đi học nội trú xa nhà và tập quán lấy chồng sớm. Tỷ lệ nữ có học hàm, học vị cao còn quá thấp so với nam giới; năm 2000 nữ giáo sư chỉ chiếm 3,5% và nữ phó giáo sư chỉ chiếm 7,2% tổng số người có học hàm học vị trên.

- Thành tựu xóa đói giảm nghèo chưa vững chắc: Việt Nam vẫn là nước nghèo, mức sống của người dân đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (năm 2007, thu nhập bình quân đầu người mới đạt khoảng 809 USD). Số hộ có thu nhập bình quân đầu người nằm ngay sát trên chuẩn nghèo còn khá nhiều và nguy cơ bị tổn thương của các hộ này đối với những biến đổi bất lợi ( bệnh tật, mất mùa, đầu tư thua lỗ, giá nông sản chính sụt giảm, thiên tai, việc làm chưa ổn định, lạm phát) còn lớn, khả năng tái nghèo còn rất cao. Ước tính có khoảng 5 - 10% dân số Việt Nam vẫn nằm trong diện dễ bị rơi vào vòng đói nghèo.

Tỷ lệ nghèo đói ở nông thôn, vùng núi và trung du còn cao, tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn. Từ năm 1993 đến nay, tuy các tỉnh nghèo nhất có mức độ giảm nghèo nhanh hơn nên tỷ lệ nghèo giữa các vùng nghèo nhất (Tây Bắc) so với vùng giầu nhất Việt Nam ( Đông Nam Bộ) đã thu hẹp lại, nhưng các vùng núi trung du gồm Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Bắc luôn luôn là bốn vùng nghèo nhất Việt Nam. Tương tự như vây, người nghèo chủ yếu tập trung ở nông thôn (khoảng 90% tổng số người nghèo). Tuy nhiên, vùng có mật độ người nghèo cao nhất lại là Bắc Trung Bộ, Đồng Bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Mặt khác, độ giãn cách về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng ngày càng tăng; vùng dân tộc và vùng miền núi vẫn là vùng chậm phát triển so với các vùng khác trong cả nước.

Bảng 12 : Tỷ lệ nghèo chung của các vùng qua các thời kỳ (%)



1992 - 1993

1997 - 1998

2001 - 2002

2003 -

2004

2006

Đông Bắc Bộ

86,1

65,2

38,0

31,7

25

Tây Bắc Bộ

81,0

73,4

68,7

54,4

49

Đồng bằng sông Hồng

62,7

34,2

22,6

21,1

8,8

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí