Kết Quả Kiểm Định Cronbach’S Alpha 74180

80


- Có 7/7 ý kiến của chuyên gia sau phỏng vấn đồng ý thay đổi nội dung câu hỏi IN2 “Công ty luôn tìm kiếm những cách thức kinh doanh mới” thành “Công ty của chúng tôi luôn tìm kiếm những cách thức kinh doanh mới ”.

- Có 6/7 ý kiến của chuyên gia sau phỏng vấn đồng ý thay đổi nội dung câu hỏi IN3 “Công ty luôn cố gắng thử những ý tưởng mới” thành “Công ty của chúng tôi luôn cố gắng thử những ý tưởng mới”.

- Có 7/7 ý kiến của chuyên gia sau phỏng vấn đồng ý nội dung câu hỏi IN4 “Công ty của chúng tôi luôn cố gắng đổi mới nhằm cải thiện KQKD”.

- Có 7/7 ý kiến của chuyên gia sau phỏng vấn đồng ý thay đổi nội dung câu hỏi IN5 “Đổi mới trong việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới” thành “Doanh nghiệp luôn đổi mới trong việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới”.

Sau quá trình phỏng vấn chuyên gia, các chuyên gia của các doanh nghiệp đồng ý thông qua thang đo đổi mới với 5 tiêu chí và được thể hiện như sau:

Bảng 3.8 Thang đo đổi mới


Mã hóa

Thang đo

IN1

Công ty của chúng tôi luôn cải tiến sản phẩm/dịch vụ mỗi năm

IN2

Công ty của chúng tôi luôn tìm kiếm những cách thức kinh doanh mới

IN3

Công ty của chúng tôi luôn cố gắng thử những ý tưởng mới

IN4

Công ty của chúng tôi luôn cố gắng đổi mới nhằm cải thiện kết quả kinh doanh

IN5

Công ty của chúng tôi luôn đổi mới trong việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa định hướng thị trường, định hướng học hỏi với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh - 13

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn chuyên gia của tác giả, 2019)

3.2.3.4 Môi trường kinh doanh (BE)

Dựa vào thang đo MTKD theo Shehu và Mahmood (2015); Oginni và Adesanya (2013) cùng với kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả thu được kết quả:

- Có 7/7 ý kiến của chuyên gia sau phỏng vấn đồng ý thay đổi nội dung câu hỏi BE1 “Thách thức trong cạnh tranh về giá” thành “Doanh nghiệp luôn luôn bị thách thức trong việc cạnh tranh về giá cả”.

- Có 5/7 ý kiến của chuyên gia sau phỏng vấn đồng ý nội dung câu hỏi BE2 “Hành động của đối thủ cạnh tranh là không thể đoán trước”.

- Có 6/7 ý kiến của chuyên gia sau phỏng vấn đồng ý nội dung câu hỏi BE3 “Nhu cầu và thị hiếu của khách hàng là không thể đoán trước”.

81


- Có 5/7 ý kiến của chuyên gia sau phỏng vấn đồng ý thay đổi nội dung câu hỏi BE4 “Sự can thiệp của chính phủ” thành “Sự can thiệp của chính phủ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành khách sạn – nhà hàng”.

- Có 6/7 ý kiến của chuyên gia sau phỏng vấn đồng ý thay đổi nội dung câu hỏi BE5 “Sự thay đổi trong Marketing” thành “Sự thay đổi trong cách marketing sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh”.

- Có 6/7 ý kiến của chuyên gia sau phỏng vấn đồng ý thay đổi nội dung câu hỏi BE6 “Công nghệ” thành “Sự thay đổi và phát triển công nghệ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong ngành khách sạn – nhà hàng”.

- Kết quả phỏng vấn chuyên gia cho thấy, yếu tố chính sách an toàn (đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn) và an ninh (cách ly xã hội, giãn cách xã hội…) được áp dụng trong toàn xã hội. Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong chính sách ban hành của Chính phủ về kiểm soát và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Chính sách an toàn và an ninh trong MTKD có ảnh hưởng lớn đến định hướng hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong KS-NH. Các chuyên gia đều đồng ý và bổ sung thêm biến quan sát mới “Chính sách an toàn, an ninh trong khách sạn – nhà hàng được thực hiện đúng quy định” trong biến đo lường yếu tố MTKD.

Sau quá trình phỏng vấn chuyên gia, các chuyên gia của các doanh nghiệp đồng ý thông qua thang đo MTKD với 7 tiêu chí và được thể hiện như sau:

82


Bảng 3.9 Thang đo môi trường kinh doanh


Mã hóa

Thang đo

BE1

Công ty của chúng tôi luôn luôn gặp thách thức trong việc cạnh tranh về giá cả

BE2

Hành động của đối thủ cạnh tranh là không thể đoán trước

BE3

Nhu cầu và thị hiếu của khách hàng là không thể đoán trước

BE4

Sự can thiệp của chính phủ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành khách sạn – nhà hàng

BE5

Sự thay đổi trong cách marketing sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh

BE6

Sự thay đổi và phát triển công nghệ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong ngành khách sạn – nhà hàng.

BE7

Chính sách an toàn, an ninh trong các khách sạn – nhà hàng được thực hiện đúng quy định

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn chuyên gia của tác giả, 2019)

3.2.3.5 Kết quả kinh doanh (BP)

Dựa vào thang đo KQKD theo Suliyanto và Rahab (2012) cùng với kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả thu được kết quả:

- Có 7/7 ý kiến của chuyên gia sau phỏng vấn đồng ý nội dung câu hỏi BP1 “So với những năm trước, sản phẩm của chúng tôi tiếp cận thị trường rộng lớn hơn”.

- Có 6/7 ý kiến của chuyên gia sau phỏng vấn đồng ý thay đổi nội dung câu hỏi BP2 “So với những năm trước, công ty chúng tôi tăng doanh số sản phẩm” thành “Doanh nghiệp tăng doanh số sản phẩm so với những năm trước”.

- Có 7/7 ý kiến của chuyên gia sau phỏng vấn đồng ý nội dung câu hỏi BP3 “So với những năm trước lợi nhuận doanh nghiệp đã tăng lên”.

- Có 6/7 ý kiến của chuyên gia sau phỏng vấn đồng ý nội dung câu hỏi BP4 “So với những năm trước, mức độ phàn nàn của khách hàng giảm”.

- Có 5/7 ý kiến của chuyên gia sau phỏng vấn đồng ý nội dung câu hỏi BP5 “So với những năm trước, số lượng nhân viên của doanh nghiệp đã tăng lên”.

- Có 6/7 ý kiến của chuyên gia sau phỏng vấn đồng ý nội dung câu hỏi BP6 “So với những năm trước, số lượng khách hàng của chúng tôi đã tăng lên”.

Sau quá trình phỏng vấn chuyên gia, các chuyên gia của các doanh nghiệp đồng ý thông qua thang đo KQKD với 6 tiêu chí và được thể hiện như sau:

83


Bảng 3.10 Thang đo kết quả kinh doanh


Mã hóa

Thang đo

BP1

So với những năm trước, sản phẩm của chúng tôi tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.

BP2

Doanh số sản phẩm của Công ty tăng so với những năm trước

BP3

So với những năm trước lợi nhuận của Công ty đã tăng lên.

BP4

So với những năm trước, mức độ phàn nàn của khách hàng giảm.

BP5

So với những năm trước, số lượng nhân viên của Công ty của chúng tôi đã tăng lên.

BP6

So với những năm trước, số lượng khách hàng của chúng tôi đã tăng lên.

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn chuyên gia của tác giả, 2019)

3.2.4 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Nội dung bảng câu hỏi gồm 2 phần chính:

Phần 1: Gồm những câu hỏi giữa các thành phần và KQKD của doanh

nghiệp.

Phần 2: Gồm những câu hỏi nhằm thu thập thông tin doanh nghiệp về: giới

tính, quy mô của doanh nghiệp, loại hình của doanh nghiệp, trình độ học vấn và thời gian làm việc.

Các bước thiết kế bảng hỏi như sau:

Bước 1: Trên cơ sở thang đo nháp, nội dung bảng hỏi gồm phần giới thiệu, thông tin cá nhân và nội dung thang đo.

Bước 2: Bảng câu hỏi được đánh giá sơ bộ với một số lãnh đạo tại các doanh nghiệp KS-NH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nhằm đánh giá sơ bộ thang đo.

Bước 3: Căn cứ kết quả sơ bộ sẽ hình thành bảng câu hỏi chính thức. Bảng hỏi được thiết kế gồm 32 câu tương ứng 32 biến, trong đó có 26 biến độc lập và 6 biến phụ thuộc. (Phụ lục 4).

3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Những khái niệm được đưa vào nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu đều đã được nghiên cứu và kiểm định ở nhiều quốc gia khác nhau. Để kiểm định các khái niệm này ở Việt Nam, một đất nước có nền kinh tế đang phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng như ngành KS-NH còn khá non trẻ so với nhiều quốc gia khác thì việc khảo sát chuyên gia nhằm hiệu chỉnh các thang đo cho phù hợp với

84


ngành KS-NH là cần thiết. Vì vậy, các thang đo gốc cần được kiểm định lại tại thị trường chuyển đổi như Việt Nam.

Nguyễn Đình Thọ (2013), nghiên cứu sơ bộ để đánh giá độ tin cậy của thang đo, thiết lập bảng hỏi chính thức.

Mẫu nghiên cứu sơ bộ được một số học giả đề xuất:

Bảng 3.11 Kích thước mẫu nghiên cứu sơ bộ


Tác giả

Đề xuất mẫu nghiên cứu sơ bộ

Julious (2005)

24

Kieser và Wassmer (1996)

20–40

Browne (1995)

30

Sim và Lewis (2011)

≥55

Teare và cộng sự (2014)

70

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Theo Bảng 3.11, kích thước mẫu tối thiểu của các tác giả khác nhau. Julious (2005) đề xuất thấp nhất là 24 quan sát. Khi đó, Teare và cộng sự (2014) đề xuất từ 70 trở lên. Để thực hiện chọn mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ, luận án dựa theo tiêu chuẩn của Teare và cộng sự (2014), mẫu nghiên cứu sơ bộ của luận án là 150 > 70 đảm bảo kích thước mẫu. Khi thu thập dữ liệu thì tới quan sát thứ 150, luận án

dừng để phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo.

Nghiên cứu thực hiện khảo sát sơ bộ với cỡ mẫu khảo sát là 150 người đang giữ chức vụ quản lý tại các doanh nghiệp KS-NH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (tổng giám đốc/phó tổng giám đốc, giám đốc bộ phận trưởng/phó phòng, quản lý) nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo trước khi kiểm định lý thuyết của mô hình. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng của từng yếu tố cấu thành thanh đo. Cụ thể, hệ số Cronbach’s Alpha phải đạt từ 0,6 trở lên và hệ số tương quan biến tổng của từng yếu tố phải đạt từ 0,3 trở lên thì thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy.

Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ cuộc khảo sát sơ bộ được nhập, xử lý trên phần mềm SPSS để tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha, EFA. Kết quả phân tích để đánh giá thang đo, dựa trên kết quả đánh giá luận án quyết định giữ hay loại biến. Sau khi kiểm định sơ bộ, tác giả hoàn thiện bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát

85


chính thức chuẩn bị cho giai đoạn nghiên cứu chính thức. Cơ sở chọn mẫu: từ tổng thể chung gồm 520 doanh nghiệp KS-NH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (nguồn: Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh). Sau khi biết tổng thể mẫu trên địa bàn, và số lượng các tổng giám đốc/phó tổng giám đốc, giám đốc bộ phận tại các quận/huyện, tác giả chọn mẫu nghiên cứu sơ bộ theo phương pháp chủ định. Thống kê mẫu khảo sát định lượng sơ bộ là 150 được thể hiện hiện ở Bảng 3.12 Mẫu nghiên cứu sơ bộ là 150 quan sát thỏa mãn cỡ mẫu sơ bộ Teare và cộng sự (2014) đề xuất.

Bảng 3.12 Thống kê mẫu khảo sát sơ bộ


Quận

Số doanh nghiệp

Số lượng BLĐ

Số lượng khảo sát

Tỷ lệ (%)

Quận 1

200

553

52

35

Quận 2

11

38

4

2

Quận 3

60

185

18

12

Quận 4

7

20

2

1

Quận 5

26

83

8

5

Quận 6

4

13

1

1

Quận 7

49

152

15

10

Quận 8

6

20

2

1

Quận 9

3

8

1

1

Quận 10

26

83

8

5

Quận 11

5

17

2

1

Quận 12

8

29

3

2

Gò vấp

14

47

5

3

Phú nhuận

10

35

3

2

Tân bình

63

194

19

12

Tân phú

7

24

2

2

Thủ đức

4

12

1

1

Bình Thạnh

12

35

3

2

Bình Tân

3

7

1

0.4

Bình Chánh

2

5

1

0.3

Tổng

520

1560

150

100

(Nguồn: Kết quả xử lý của tác giả, 2019) Nhận được sự đồng ý hỗ trợ khảo sát của ban lãnh đạo công ty, bảng khảo sát được gửi trực tiếp đến doanh nghiệp theo địa chỉ mà Sở Khoa học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh cung cấp danh sách các doanh nghiệp trên địa bàn các quận và huyện. Một số doanh nghiệp còn lại, bảng câu hỏi được gửi trực tuyến thông qua đường dẫn khảo sát bằng google form 365. Sau khi tổng hợp phiếu khảo sát và làm sạch dữ

86


liệu trên phần mềm SPSS tới số quan sát thứ 150, luận án thực hiện để đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

3.3.1 Mô tả mẫu

Nghiên cứu khảo sát sơ bộ với 150 lãnh đạo các doanh nghiệp KS-NH cho thấy các biến quan sát trong các thang đo đạt yêu cầu. Các biến quan sát trong các thang đo được đưa vào trong nghiên cứu chính thức với 32 biến quan sát đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến KQKD của các doanh nghiệp KS-NH tại TP. Hồ Chí Minh.

Số bảng khảo sát thu về là 150, sau khi kiểm tra thì có 150 bảng hợp lệ và đưa vào xử lý.

Về quy mô lao động: doanh nghiệp có từ 10 đến nhỏ hơn hoặc bằng 30 người là 5 chiếm 3,3%, doanh nghiệp có từ 30 đến nhỏ hơn hoặc bằng 50 người là 66 chiếm 44% và doanh nghiệp có trên 50 người là 79 chiếm 52,7%.

Về loại hình doanh nghiệp phỏng vấn 64% thuộc công ty TNHH, 15,33% thuộc DNTN, 20,67% thuộc công ty cổ phần.

Về trình độ học vấn: trình độ cao đẳng là 67 người chiếm 44,7%, trình độ đại học là 81 người chiếm 54%, trình độ sau đại học là 2 người chiếm 1,3%.

Về quy mô vốn của doanh nghiệp: từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ là 21 chiếm 14%, từ 1 tỷ đến dưới 3 tỷ là 42 chiếm 28%, từ 3 tỷ đến dưới 5 tỷ là 34 chiếm

22,7%, từ 5 tỷ đến dưới 7 tỷ là 34 chiếm 22,7% và trên 7 tỷ là 19 chiếm 12,7%.

87


Bảng 3.13 Mô tả mẫu sơ bộ


Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

VỀ QUY MÔ LAO ĐỘNG

Từ 10 và nhỏ hơn hoặc bằng 30 người

5

3,3

Từ 30 đến nhỏ hơn hoặc bằng 50 người

66

44

Từ 50 trở lên

79

52,7

LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp tư nhân

23

15,33

Công ty TNHH

96

64

Công ty cổ phần

31

20,67

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

Cao đẳng

67

44,7

Đại học

81

54

Sau đại học

2

1,3

QUY MÔ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ

21

14

Từ 1 tỷ đến dưới 3 tỷ

42

28

Từ 3 tỷ đến dưới 5 tỷ

34

22,7

Từ 5 tỷ đến dưới 7 tỷ

34

22,7

Trên 7 tỷ

19

12,7

Tổng

150

100

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019)

3.3.2 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Bảng 3.14 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha


Thang đo

Hệ số Cronbach’s Alpha

Định hướng thị trường

0,898

Định hướng học hỏi

0,861

Đổi mới

0,895

Môi trường kinh doanh

0,897

Kết quả kinh doanh

0,898

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2019)

Kết quả kiểm định các thang đó có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và các hệ số tương quan biến tổng phù hợp (≥ 0,3) các thang đo đảm bảo độ tin cậy.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023