Khả Năng Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Của Khách Hàng.


Bên cạnh đó, chính sách tín dụng còn phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng: cương lĩnh tài trợ của ngân hàng được phản ánh thông qua các nội dung cụ thể về Nguyên tắc cho vay, Mức cho vay, Thời hạn cho vay, Lãi suất và mức đảm bảo cho mỗi khoản tín dụng.

Do đó, việc mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực cho vay nào đều phải dựa trên chính sách tín dụng của ngân hàng để đảm bảo mọi hoạt động tín dụng của ngân hàng được điều hành một cách thống nhất và đúng quy định của pháp luật.

1.2.4.3 Năng lực hoạt động của ngân hàng

Theo Michael Porter (2008) thì năng lực được hiểu là khả năng làm tốt nhất một việc nào đó. Năng lực là sở trường, là thế mạnh của ngân hàng. Nó bao gồm cả những nguồn lực vật chất lẫn nguồn chất xám.

Nói cách khác, năng lực hoạt động của ngân hàng là tổng hợp những yếu tố bên trong tạo nên sức mạnh của ngân hàng, cho phép ngân hàng làm tốt một hoạt động cụ thể nào đó. Đối với hoạt động tín dụng, năng lực hoạt động không chỉ thể hiện ở khả năng cho phép ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng, mà còn thể hiện ở khả năng đạt được hiệu quả kinh tế thông qua sự mở rộng đó.

Năng lực của ngân hàng bao gồm: năng lực tài chính; năng lực quản trị; năng lực marketing; năng lực công nghệ; năng lực phát triển sản phẩm; năng lực cạnh tranh lãi suất; năng lực chất lượng dịch vụ; năng lực uy tín – thương hiệu; năng lực phát triển mạng lưới; năng lực nguồn nhân lực (Ngô Hướng và Đoàn Thanh Hà 2013). Khi một ngân hàng có năng lực hoạt động tốt, cũng có nghĩa là ngân hàng đó có khả năng mở rộng tín dụng bền vững, điều này kết hợp với chính sách mở rộng tín dụng, sẽ làm gia tăng lượng vốn tín dụng cung ứng cho thị trường.

Hay nói cách khác, muốn mở rộng tín dụng ngân hàng phải hội đủ các điều kiện về năng lực hoạt động của ngân hàng như: năng lực tài chính; năng lực quản trị; năng lực marketing; năng lực công nghệ; năng lực phát triển sản phẩm; năng lực cạnh tranh lãi suất; năng lực chất lượng dịch vụ; năng lực uy tín – thương hiệu; năng lực phát triển mạng lưới; năng lực nguồn nhân lực.


1.2.4.4 Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của khách hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Không giống với các sản phẩm dịch vụ thông thường khác, quá trình chuyển giao sản phẩm tín dụng từ ngân hàng sang khách hàng và quá trình thanh toán từ khách hàng cho ngân hàng không thể diễn ra đồng thời. Do vậy, ngoài khả năng thanh toán và thiện chí thanh toán, khách hàng còn phải chứng minh được với ngân hàng sự tồn tại trong hiện tại và tương lai của khả năng thanh toán và thiện chí thanh toán đó. Kết hợp các yếu tố: khả năng thanh toán và thiện chí thanh toán, khả năng chứng minh “sự tồn tại khả năng thanh toán và thiện chí thanh toán” được gọi chung là khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Khi khả năng tiếp cận vốn tín dụng thực tế tăng lên, và khách hàng nhận thức được điều đó, họ sẽ biến nhu cầu tiềm ẩn thành cầu.

Phần lớn các nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông nghiệp đều tập trung xác định các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng hộ nông nghiệp được ngân hàng cấp vốn tín dụng và lượng vốn tín dụng được cấp. Mô hình Probit hoặc Logit thường được sử dụng để xác định các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng hộ nông nghiệp được ngân hàng cấp vốn tín dụng. Mô hình Tobit thường được sử dụng để xác định các nhân tố nào ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng mà hộ nông nghiệp được ngân hàng cấp (Tran 1998; Abi Kedir 2002). Trong một số trường hợp, mô hình lựa chọn 2 bước Heckman được vận dụng để xác định các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng hộ nông nghiệp được ngân hàng cấp vốn tín dụng và lượng vốn tín dụng được cấp (Vuong và cộng sự 2012).

Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 5

Ở các nước đang phát triển, tình trạng bất đối xứng thông tin giữa bên cho vay và đi vay khá phổ biến. Do đó, tài sản thế chấp được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng vay của người đi vay. Ngoài ra, các yếu tố giáo dục, địa vị của chủ hộ, diện tích đất canh tác, thu nhập hộ cũng đóng vai trò quan trọng đối với khả năng tiếp cận vốn của hộ nông nghiệp (Robert 2006). Trong nghiên cứu của Tra và Lensink (2007), vốn tín dụng cấp cho người vay phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn, cũng như tài sản bảo đảm, có bảo lãnh và mục đích sử dụng vốn. Vuong và các cộng sự (2012) cho rằng khả năng tiếp cận vốn


tín dụng của hộ nông nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với giá trị nhà ở, chủ hộ là nam giới và nghịch chiều với quy mô hộ gia đình, khoảng cách từ nhà đến trung tâm, diện tích đất canh tác. Kết quả nghiên cứu của Takahashi (2010) tại Indonesia chỉ ra rằng, khả năng tiếp cận vốn tín dụng chịu ảnh hưởng mạnh bởi mức độ giàu có của hộ gia đình, nhưng ít phụ thuộc vào tài sản bảo đảm. Abi Kedir (2002) đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ nông nghiệp ở Ethiopia và cho thấy tổng mức chi tiêu, giá trị tài sản bảo đảm, số năm đến trường của chủ hộ có tác động làm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Ngược lại, số người phụ thuộc trong gia đình, tổng số nợ hiện tại có tác động làm giảm khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Các nhân tố quy mô hộ gia đình, tuổi của chủ hộ, giới tính chủ hộ không có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng.

1.2.5 Xây dựng mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển cây công nghiệp dài ngày

Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển cây CNDN đã được trình bày ở phần trên, tác giả tiến hành xây dựng các mô hình đánh giá các nhân tố đó. Cụ thể, trong phần này tác giả đưa ra 02 mô hình nghiên cứu: mô hình thứ nhất nhằm đánh giá năng lực hoạt động của các NHTM để mở rộng tín dụng cho phát triển bền vững cây CNDN, mô hình thứ hai nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng và số tiền vay của các hộ trồng cây CNDN.

1.2.5.1 Mô hình đánh giá năng lực hoạt động của các ngân hàng thương mại để mở rộng tín dụng cho phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày.

Việc đánh giá năng lực hoạt động của ngân hàng thường được thực hiện qua mô hình Thompson – Strickland.

Thompson - Strickland (1999) đề xuất một mô hình 5 bước để đánh giá năng lực hoạt động của các ngân hàng. Về cơ bản, phương pháp nghiên cứu trong mô hình của Thompson – Strictland là phương pháp chuyên gia. Mô hình


này có thể tóm lược theo quy trình: lập danh mục các nhân tố cấu thành năng lực hoạt động, xác định tầm quan trọng của các nhân tố cấu thành năng lực hoạt động đối với ngành tín dụng bằng cách tính trọng số cho từng nhân tố. Trọng số các nhân tố nhận gíá trị từ 0 đến 1, xây dựng thang đo và cho điểm bình quân cho mỗi nhân tố đại diện, tính điểm cho từng nhân tố bằng cách nhân trọng số của nhân tố với điểm số phân loại của nhân tố đó, tính tổng điểm cho toàn bộ các nhân tố bằng cách cộng điểm số các nhân tố thành phần. Tổng điểm số này phản ánh năng lực hoạt động của tổ chức tín dụng.

Mô hình Thompson – Strictland có ưu điểm là có thể thực hiện trong trường hợp người phân tích không có đầy đủ thông tin từ các ngân hàng. Ngoài ra, kết quả của mô hình không chỉ phản ánh năng lực hoạt động của từng nhân tố riêng lẻ, mà còn phản ánh điểm tổng hợp của toàn bộ các nhân tố. Do vậy, kết quả sẽ rất hữu ích cho việc so sánh sức mạnh tổng hợp giữa các ngân hàng.

Trên cơ sở lý thuyết về mô hình đánh giá năng lực hoạt động của NHTM. Trong phần này, tác giả vận dụng mô hình Thompson - Strickland để đánh giá năng lực hoạt động của các NHTM. Trong đó tác giả thiết kế quy trình đánh giá như sau:

Bước 1: Lựa chọn các nhân tố đưa vào mô hình đánh giá. Thompson - Strickland đề xuất 10 nhân tố cấu thành năng lực hoạt động, bao gồm: năng lực tài chính; năng lực quản trị; năng lực nguồn nhân lực; năng lực sản phẩm; năng lực marketing; năng lực chất lượng dịch vụ; năng lực cạnh tranh lãi suất; năng lực thương hiệu; năng lực công nghệ; năng lực phát triển mạng lưới.

Bước 2: Đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố cấu thành năng lực hoạt động. Trong bước này, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia về lĩnh vực tài chính tín dụng. Đối với mỗi nhân tố, các chuyên gia cho điểm từ 1 đến 5 theo thang đo Likert, trong đó 1 là vai trò ít quan trọng nhất và 5 là vai trò quan trọng nhất. Tính trọng số của từng nhân tố theo công thức sau:

Ti = Ki/ΣΣKij (i = 1, 10; j = 1, n)


Trong đó:

Ti là trọng số của nhân tố thứ i

Ki là tổng điểm của tất cả các chuyên gia cho nhân tố i

ΣΣKij là tổng toàn bộ số điểm của các chuyên gia cho tất cả các nhân tố Bước 3: Xây dựng thang đo và cho điểm bình quân các nhân tố. Mỗi nhân

tố cấu thành năng lực hoạt động được đo lường bởi nhiều biến quan sát. Trong bước này, tác giả tiến hành hai cuộc khảo sát. Cuộc khảo sát thứ nhất được tiến hành với các chuyên gia ngân hàng nhằm xác định các trọng số thể hiện tầm quan trọng của các nhân tố cấu thành năng lực hoạt động của ngân hàng. Cuộc khảo sát thứ hai được thực hiện với khách hàng của ngân hàng nhằm đánh giá các nhân tố cấu thành năng lực hoạt động của ngân hàng thông qua các thang đo. Người được khảo sát sẽ cho điểm từ 1 (yếu nhất) đến 5 (mạnh nhất) cho mỗi biến quan sát theo thang đo Likert. Tập hợp một nhóm biến phản ánh một nhân tố cấu thành năng lực hoạt động. Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của các thang đo cũng như sự phù hợp của các biến quan sát. Cuối cùng, điểm bình quân của mỗi nhân tố đại diện được tính từ điểm của tất cả các biến có ý nghĩa phản ánh nhân tố đó. Giá trị điểm bình quân của nhân tố Ti được quy ước như sau:

Nếu Ti< 1.5 thì năng lực hoạt động của nhân tố i rất yếu

Nếu 1.5 < Ti ≤ 3.0 thì năng lực hoạt động của nhân tố i là yếu

Nếu 3.0 < Ti ≤ 3.5 thì năng lực hoạt động của nhân tố i là trung bình Nếu 3.5< Ti ≤ 4.5thì năng lực hoạt động của nhân tố i là khá

Nếu 4.5 < Ti ≤ 5thì năng lực hoạt động của nhân tố i là mạnh

Bước 4 và Bước 5: Tính điểm mỗi nhân tố và tính tổng điểm cho toàn bộ nhân tố theo gợi ý như mô hình Thompson - Strickland.

Trên cơ sở mô hình Thompson – Strickland, tác giả tiến hành xây dựng mô hình để phân tích tác động của các nhân tố năng lực hoạt động của ngân hàng đến mức độ mở rộng tín dụng cho phát triển cây CNDN


Hình 1.1. Mô hình tác động của năng lực hoạt động ngân hàng đến mở rộng tín dụng cho phát triển cây công nghiệp dài ngày


Năng lực tài chính

Năng lực quản trị điều hành

Năng lực nguồn nhân lực

Năng lực uy tín, thương hiệu

Năng lực chất lượng dịch vụ

Năng lực marketing

Mở rộng tín dụng cho

phát triển cây CNDN

Năng lực cạnh tranh lãi suất

Năng lực phát triển sản phẩm

Năng lực công nghệ

Năng lực phát triển mạng lưới


Nguồn: Đề xuất của tác giả dựa trên mô hình Thompson - Strickland (1999)

Quá trình xử lý số liệu để xây dựng mô hình tác động của năng lực hoạt động ngân hàng đến mở rộng tín dụng cho phát triển cây CNDN được thực hiện trên chương trình xử lý số liệu SPSS 22.0 theo 2 bước sau:

Bước 1: Phân tích nhân tố khám phá EFA:

Sau khi thực hiện đánh giá sơ bộ thang đo, nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA. Việc phân tích nhân tố EFA sẽ giúp khám phá cấu trúc khái niệm nghiên cứu, loại bỏ các biến đo lường không đạt yêu cầu. Mục đích là để kiểm tra và xác định lại các nhóm biến trong mô hình nghiên cứu. Các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.55 đều bị loại. Phương


pháp trích hệ số sử dụng là phương pháp trích nhân tố Principal Component, phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue là 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.

Bước 2: Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy tuyến tính để biết được mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Từ đó, sẽ kiểm tra độ thích hợp của mô hình, xây dựng mô hình hồi quy bội, kiểm định các giả thiết.

Trước khi phân tích các kết quả thu được ở trên, tác giả kiểm tra các giả định trong hồi quy tuyến tính. Nếu các giả định này bị vi phạm thì các ước lượng này không còn đáng tin cậy (Hoàng Trọng, Mộng Ngọc 2008). Tác giả kiểm tra các giả định sau:

(1) Phương sai của sai số (phần dư) không đổi

(2) Đa cộng tuyến

(3) Tự tương quan

1.2.5.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng và số tiền vay của các hộ trồng cây công nghiệp dài ngày

Các nghiên cứu liên quan

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng tiếp cận tín dụng và số tiền vay của các hộ nông nghiệp ở Ethiopia của Abi Kedir (2002).

Mục tiêu của nghiên cứu này có hai mục tiêu. Thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Thứ hai, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng được cấp.

Abi Kedir xây dựng mô hình Probit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Trong mô hình này biến phụ thuộc là khả năng tiếp cận vốn tín dụng nhận giá trị là 1 nếu khách hàng được cấp vốn tín dụng, nhận giá trị là 0 nếu không được cấp vốn tín dụng. Mô hình Tobit được xây dựng nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng được cấp. Trong mô hình này biến phụ thuộc là lượng vốn tín dụng được cấp. Các biến độc lập được sử dụng thống nhất trong cả hai mô hình bao gồm: tổng mức chi tiêu, giá trị tài sản bảo đảm, thu nhập dự kiến trong tương lai, số năm đến trường của chủ hộ,


tổng số nợ hiện tại, tuổi tác chủ hộ, giới tính chủ hộ, quy mô hộ gia đình, tình trạng hôn nhân, số người phụ thuộc trong gia đình và biến giả thể hiện sáu khu vực nghiên cứu là Addis, Awassa, Bahar Dar, Dessie, Dire, Jimma.

Kết quả nghiên cứu của ông với các hộ nông nghiệp ở Ethiopia trong năm 2000 cho thấy 26,60% hộ gia đình không tiếp cận được với vốn tín dụng. Cụ thể: mô hình Probit và Tobit cho thấy các biến tổng mức chi tiêu, giá trị tài sản bảo đảm, số năm đến trường của chủ hộ có tác động làm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng và lượng vốn tín dụng được cấp. Ngược lại, các biến số người phụ thuộc trong gia đình, tổng số nợ hiện tại có tác động làm giảm khả năng tiếp cận vốn tín dụng cũng như lượng vốn được cấp. Các biến quy mô hộ gia đình, tuổi của chủ hộ, giới tính chủ hộ không có ý nghĩa thống kê.

Từ kết quả nghiên cứu, Abi Kedir kiến nghị giải quyết tình trạng nghèo đói do đây là nguyên nhân hạn chế khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Ngoài ra, để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng, hộ nông nghiệp cần gia tăng số năm đi học do số năm đi học ít là một tín hiệu xấu cho ngân hàng về khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng. Ông cũng kiến nghị Chính phủ cần tập trung cho giáo dục để gia tăng cơ hội việc làm và thu nhập trong tương lai của người dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị tài sản đảm bảo có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Tuy nhiên tại Ethiopia tình trạng bất bình đẳng trong sở hữu đất rất phổ biến. Do đó, Abi Kedir kiến nghị Chính phủ cần có các chính sách đảm bảo công bằng trong phân phối đất đai nông nghiệp và có những biện pháp kiểm soát vấn đề này.

- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng nông nghiệp của các hộ nông dân tại Ghana của Benjamin Tetteh Anang và cộng sự (2015).

Nghiên cứu tín dụng nông nghiệp ở Ghana, sử dụng số liệu điều tra từ hộ gia đình thu thập được giai đoạn 2013 - 2014. Hướng nghiên cứu tiếp cận tín dụng nông nghiệp từ hai góc độ: mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiếp cận vốn vay và các yếu tố quyết định quy mô khoản vay.


Với góc độ tiếp cận đầu tiên, các tác giả sử dụng mô hình hồi quy logit. Mô hình hồi quy hai giai đoạn của Heckman được sử dụng với góc độ tiếp cận thứ hai. Mẫu nghiên cứu được lấy theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng để chọn 300 hộ nông dân trồng lúa quy mô nhỏ từ ba khu vực nông nghiệp ở Bắc Ghana và sử dụng bảng câu hỏi bán cấu trúc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng nông nghiệp ở miền Bắc Ghana gồm: giới tính, thu nhập hộ gia đình, vốn trang trại, sự cải tiến công nghệ, vị trí của trang trại, và nhận thức cho vay của các tổ chức trong khu vực. Còn các yếu tố giới tính, quy mô hộ gia đình, vốn nông nghiệp, sở hữu gia súc và cải thiện việc áp dụng công nghệ là những yếu tố quan trọng xác định quy mô khoản vay.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các tác giả đề xuất cải thiện cung cấp dịch vụ khuyến nông cho nông dân để họ có thể dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng nông nghiệp. Đặc biệt trong mùa khô, các nguồn vốn tín dụng sẵn có sẽ giúp gia tăng khả năng tiếp cận vốn của hộ nông dân cho mục đích tưới tiêu. Hơn nữa, tác giả kiến nghị để có thể tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, sử dụng các giống cây mới, và nâng cao tay nghề của nông dân cần phải mở rộng nguồn vốn tín dụng cho nông nghiệp.

- Nghiên cứu các nhân tố quyết định tiếp cận tín dụng chính thức trong các vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam của Vương Quốc Duy (2012).

Nghiên cứu này tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng của các nông hộ trong vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu cho thấy mức độ đói nghèo của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm trong những thập kỷ qua, tuy nhiên tại các vùng nông thôn tình trạng đói nghèo vẫn còn đáng kể. Vốn tín dụng có thể giúp các nông hộ sản xuất kinh doanh qua đó giải quyết tình trạng nghèo đói. Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng, Vương Quốc Duy sử dụng dữ liệu được thu


thập từ phỏng vấn 325 hộ nông dân, được thực hiện từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 10 năm 2009.

Tác giả xây dựng mô hình Probit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Trong mô hình này biến phụ thuộc là khả năng tiếp cận vốn tín dụng nhận giá trị là 1 nếu khách hàng được cấp vốn tín dụng, nhận giá trị là 0 nếu không được cấp vốn tín dụng. Mô hình Heckman được xây dựng nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng được cấp. Trong mô hình này biến phụ thuộc là lượng vốn tín dụng được cấp. Các biến độc lập được sử dụng thống nhất trong cả hai mô hình bao gồm: tuổi của chủ hộ, giới tính, số năm đi học, biến giả tôn giáo với giá trị là 1 nếu hộ nông dân có tôn giáo và giá trị là 0 nến không theo tôn giáo nào, tình trạng hôn nhân, quy mô gia đình, số người trong gia đình, tình trạng công việc, diện tích đất nông nghiệp sử dụng, khả năng tài chính, khoảng cách từ nơi cư trú của hộ đến chợ, địa bàn nơi hộ cư trú.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khả năng tài chính của hộ, tình trạng hôn nhân, số người trong gia đình, khoảng cách từ nơi cư trú của hộ đến chợ, địa bàn nơi hộ cư trú không chỉ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của hộ mà còn có ảnh hưởng đến số tiền vay được. Nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy hầu hết các hộ nông dân có thông tin hạn chế trong việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức. Khi các hộ nông dân có nhu cầu về tín dụng, họ muốn mượn từ các tổ chức tín dụng chính thức nhưng không có thông tin để tiếp cận.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Tác giả kiến nghị các tổ chức tài chính ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nên nổ lực hơn trong việc tuyên truyền, phổ biến thông tin về quy trình tín dụng cho các vùng nông thôn.

Điều này không chỉ gia tăng lợi ích của các hộ gia đình mà còn giúp cho các tổ chức tài chính có được những hồ sơ vay phù hợp. Bên cạnh đó, tác giả cũng kiến nghị các tổ chức tài chính nên đổi mới và nâng cấp các hoạt động của mình như quản lý nguồn nhân lực, có những chính sách khuyến khích cũng như tăng cường áp dụng các công nghệ mới trong hoạt động giao dịch của ngân hàng. Hơn nữa, các tổ chức tài chính cần đa dạng hóa các loại hình cho vay để phù hợp


- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương của Nguyễn Minh Hà và cộng sự (2012).

Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng của nông hộ huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các hộ nông dân. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được các tác giả thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 220 hộ nông dân.

Nhóm tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic để ước lượng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng. Trong mô hình này, biến độc lập bao gồm: tuổi chủ hộ, số năm đến trường của chủ hộ, giá trị tài sản của hộ, diện tích đất của hộ, số thành viên trong gia đình, thu nhập của hộ, chi phí vay, kỳ hạn vay, giới tính của chủ hộ, tham gia tổ chức chính trị - xã hội, hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục vay, lãi suất vay, thời gian giải ngân, số tiền vay đáp ứng nhu cầu. Biến phụ thuộc trong mô hình là khả năng tiếp cận vốn tín dụng, nhận giá trị là 1 nếu hộ được vay vốn và nhận giá trị là 0 nếu hộ không được vay vốn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 06 nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ nông dân bao gồm: lãi suất vay, thủ tục vay, tham gia tổ chức chính trị - xã hội, giá trị tài sản của hộ, số tiền vay đáp ứng nhu cầu và tuổi chủ hộ.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Nhóm tác giả đề xuất kiến nghị. Thứ nhất, cần đơn giản hóa các thủ tục cho vay để phù hợp với trình độ người nông dân, tránh kéo dài thời gian giải ngân nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn vay cho hộ nông dân. Thứ hai, cần nâng cao hiểu biết cho hộ nông dân về hoạt động cho vay và đi vay. Trình độ của người dân vùng nông thôn còn thấp là một trở ngại khi tiếp xúc và cập nhật thông tin, vì vậy họ chưa nắm bắt được các điều kiện cho vay, thủ tục vay, lãi suất, các khoản phải trả, quyền lợi của người đi vay… Thứ ba, cần tăng lượng vốn cho vay, hiện nay nhu cầu vay vốn của nông dân cao nhưng lượng vốn cung ứng lại không đáp ứng được nhu cầu. Để có thể tăng


lượng vốn cho vay, các tổ chức tín dụng cần đảm bảo tốt quy trình quản trị rủi ro, chủ động nắm bắt thông tin và xử lý kịp thời các trường hợp phát sinh.

Mô hình đề xuất

Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng và số tiền vay của các hộ trồng cây CNDN được đề xuất dựa trên cơ sở các nghiên cứu của Abi Kedir (2002) và Vương Quốc Duy (2012).

Theo đó, tác giả lần lượt xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền vay của các hộ trồng cây CNDN.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ trồng cây CNDN được thực hiện thông qua mô hình hồi quy Logit.

Theo Simon Jackman (2007), với hồi quy Logit, thông tin chúng ta cần thu thập về biến phụ thuộc là một sự kiện nào đó có xảy ra hay không, biến phụ thuộc Y lúc này có hai giá trị 0 và 1, với 0 là không xảy ra sự kiện ta quan tâm và 1 là có xảy ra, và tất nhiên là cả thông tin về các biến độc lập Xi. Từ biến phụ thuộc nhị phân này, một thủ tục sẽ được dùng để dự đoán xác suất sự kiện xảy ra quy tắc nếu xác suất được dự đoán lớn hơn 0,5 thì kết quả dự đoán sẽ cho là “có” xảy ra sự kiện, ngược lại thì kết quả dự đoán sẽ cho là “không”.

Theo Karl L.Wuensch (2014), hồi quy Logit được sử dụng để tiên đoán một biến xác thực (thường là biến nhị phân) từ một tập hợp biến. Với một biến phụ thuộc, phân tích biệt số thường được sử dụng nếu tất cả các dự báo là liên tục và được phân phối tốt, phân tích logit thường được sử dụng nếu tất cả các dự báo đều là nhị phân và hồi quy logistic thường được chọn nếu những biến dự báo là một tập hợp liên tục và những biến là nhị phân hoặc nếu chúng không phải là phân phối tốt. Trong hồi quy logistic, biến phụ thuộc được dự báo là một hàm xác suất và là một biến nhị phân.

Theo Hun Myoung Park (2010), khi biến phụ thuộc là một biến nhị phân, biến thứ bậc, hoặc biến định danh. Thậm chí những dữ liệu đếm được là rời rạc nhưng thường được xem như liên tục. Khi đó phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) không còn là một ước lượng không chệch tuyến tính tốt

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022