Những Chỉ Tiêu Đánh Giá Mức Độ Hoàn Thiện Công Tác Xếp Hạng Tín Dụng Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại


phân loại rủi ro xử lý các rủi ro này thông qua việc quản lý chặt chẽ hơn 1

phân loại rủi ro, xử lý các rủi ro này thông qua việc quản lý chặt chẽ hơn quy trình vay vốn trong đó có việc nâng cao công tác xếp hạng tín dụng khách hàng được coi là ưu tiên để hạn chế những rủi ro khách quan từ phía khách hàng mang lại.

Phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB) theo Basel 2, nội dung chính là việc giới thiệu 03 cấu phần rủi ro: Xác suất không trả được nợ (PD), tổn thất dự kiến tại thời điểm không trả được nợ (LGD) và dư nợ dự kiến tại thời điểm không trả được nợ (EAD). Một trong những điều kiện căn bản để một ngân hàng được công nhận tuân thủ Basel II theo IRB là ngân hàng phải chuẩn bị và tuân thủ các quy định hết sức khắt khe về việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng, tính toán các giá trị ước lượng rủi ro tín dụng PD, LGD, EAD dựa trên chính thực trạng hoạt động của ngân hàng, từ đó tính toán chuẩn xác khối lượng vốn tối thiểu bù đắp rủi ro cần nắm giữ.

1.2.4. Những chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại

Giảm rủi ro tín dụng: Công tác xếp hạng tín dụng phải phải nâng cao được chất lượng khoản vay, cải thiện tính chính xác và hiệu lực của việc ra quyết định cấp tín dụng, cung cấp phương tiện hỗ trợ để quá trình này trở nên hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm bớt sự can thiệp từ con người.

Quản trị rủi ro tín dụng: Xếp hạng tín dụng ngân hàng thương mại là một công cụ để đánh giá mức rủi ro của khách hàng. Nhờ tích hợp các nguyên tắc, khung chính sách và tiêu chuẩn tín dụng căn bản của ngân hàng, hệ thống xếp hạng tín dụng là căn cứ độc lập để ngân hàng đánh giá hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ phận liên quan, bảo đảm việc cấp tín dụng được quản lý phù hợp, các tài sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn, thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng và khả năng phát hiện rủi ro sớm.

Hỗ trợ xác định giá khoản tín dụng: Mức giá chào cho khoản tín dụng phải phù hợp và đủ để bồi hoàn tổn thất tín dụng. Xếp hạng tín dụng phân loại các mức độ rủi ro và là một trong những căn cứ tin cậy để xác định giá cho các khoản tín dụng, theo nguyên tắc mức xếp hạng tín dụng thấp (rủi ro cao) có mức giá cao và ngược lại.

Hỗ trợ quản lý và quản trị khách hàng: Quan hệ khách hàng của các ngân hàng phụ thuộc vào mức độ xếp hạng tín dụng của khách hàng đó. Những khoản vay có mức rủi ro cao cần phải kiểm soát, đánh giá thường xuyên, những khách hàng vay có mức xếp hạng tín dụng thấp cũng cần phải được chú trọng theo dõi. Ngược lại, những khách hàng tốt với mức xếp hạng tín dụng cao sẽ được ưu ái hơn trong các quan hệ giao dịch.

Làm căn cứ để lập dự phòng tín dụng: Mức dự phòng các khoản cấp tín dụng phụ thuộc vào mức độ rủi ro của khoản tín dụng đó. Xếp hạng tín dụng nội bộ cho phép tính toán, ước lượng các yếu tố rủi ro theo Basel 2 bao gồm PD, LGD, EAD và quy định thông tư 02 của NHNN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Hỗ trợ công tác quản lý thông tin theo danh mục và tạo lập báo cáo: Dữ liệu đưa vào hệ thống xếp hạng tín dụng là rất phong phú liên quan đến khoản vay và hoạt động kinh doanh của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng thường được các ngân hàng thiết lập trên nền tảng công nghệ tin học cao, cho phép chiết xuất, quản lý các trường thông tin theo từng danh mục yêu cầu và đưa ra hệ thống báo cáo hiệu quả.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - 6

1.3.1. Nhân tố chủ quan

Thứ nhất là nhân tố nguồn nhân lực. Hệ thống xếp hạng tín dụng hoạt động chủ yếu từ sự kết hợp của phương pháp chuyên gia và phương pháp mô hình chấm điểm nên trình độ và thái độ của cán bộ đối với công tác này quyết định lớn đến chất lượng xếp hạng. Trong cả quy trình tín


dụng mọi yếu tố đều có rủi ro xuất phát từ kĩ năng thu thập thông tin khả 2

dụng mọi yếu tố đều có rủi ro xuất phát từ kĩ năng thu thập thông tin, khả năng phân tích các yếu tố tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp, độ nhạy cảm của cán bộ tín dụng, sự quyết liệt của lãnh đạo cấp cao. Thực tế một doanh nghiệp cố tình sửa đổi thông tin và cấu kết với cán bộ tín dụng là điều không hiếm, nhưng những hồ sơ này đều có kẽ hở nhất định, chỉ có hệ thống nguồn nhân lực đủ khả năng mới có thể nhận thấy và đánh giá đúng những rủi ro tiềm năng có thể xảy ra.

Thứ hai là nhân tố chất lượng nguồn thông tin thu thập được. Nguồn thông tin về doanh nghiệp phải đảm bảo độ chính xác và đáng tin cậy. Nó rất quan trọng để đánh giá năng lực của doanh nghiệp đó. Để thu thập được thông tin về doanh nghiệp ngân hàng dựa vào ba yếu tố: Nhân lực thu thập, nguồn thông tin từ doanh nghiệp, nguồn thông tin khác từ thông tin đại chúng. Một trong những nguyên nhân từ phía ngân hàng dẫn đến nguồn thông tin không đảm bảo là không có quy trình giám sát chặt chẽ, thiếu hướng dẫn thu thập thông tin cụ thể, có khả năng phân loại và sàng lọc thông tin hữu ích.

Thứ ba là định hướng phát triển của ngân hàng. Với mỗi ngân hàng sẽ có những định hướng khác nhau để tối ưu hóa lợi ích của mình. Có những ngân hàng định hướng chỉ chú trọng mục tiêu tăng trưởng tín dụng, có những ngân hàng đề cao chất lượng tín dụng, đề cao công tác quản trị rủi ro. Việc ngân hàng có cách hiểu đúng về công tác quản trị rủi ro, chú trọng đúng mức cho công tác kiểm soát và phòng ngừa rủi ro tín dụng sẽ có những chính sách đầu tư, hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng. Những hành động cụ thể này sẽ nâng cao chất lượng cho kết quả từ công tác xếp hạng tín dụng từ ngân hàng.

Thứ tư là mô hình xếp hạng tín dụng. Ở phần trước đã trình bày các mô hình xếp hạng tín dụng khác nhau. Ta có thể thấy, mỗi mô hình có những đặc trưng riêng, ưu nhược điểm khác nhau. Hệ thống xếp hạng theo phương pháp chuyên gia thì phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của

người đánh giá, phương pháp xếp hạng theo mô hình sẽ phức tạp phụ thuộc nhiều vào thông tin thu thập được… Không chỉ vậy, các chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng có thể cho nhiều cách hiểu khác nhau. Công tác xếp hạng tín dụng áp dụng trên mô hình phù hợp, các chỉ tiêu rõ ràng, phù hợp với khẩu vị rủi ro ngân hàng đó, có cách phân loại khoa học, có tính đến phân loại doanh nghiệp theo từng nhóm ngành cụ thể thì công tác xếp hạng tín dụng ở ngân hàng đó sẽ cho ra kết quả xếp hạng có kết quả xếp hạng đáng tin cậy và là căn cứ xác định và hạn chế những rủi ro cho ngân hàng.

Thứ năm là nhân tố cơ sở hạ tầng phục vụ công tác xếp hạng: Hệ thống xếp hạng tín dụng đòi hỏi nguồn thông tin cần xử lý rất lớn, đa dạng, hoạt động phải ổn định, dễ sử dụng, cung cấp lượng thông tin phù hợp cho từng nhóm đối tượng sử dụng, bảo mật được dữ liệu, đảm bảo cho ra kết quả nhanh, chính xác trên toàn hệ thống. Hệ thống như vậy cần cơ sở hạ tầng công nghệ được đầu tư rất lớn cho mua sắm ban đầu và công tác duy trì hoạt động. Đây là một rào cản mà không phải ngân hàng nào cũng có thể đáp ứng trong khả năng tài chính của mình. Một hệ thống công nghệ thông tin hoàn chỉnh sẽ giúp nâng cao kết quả xếp hạng tín dụng, khả năng ứng dụng vào thực tiễn cho công tác tín dụng, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao cho công tác quản trị rủi ro.

1.3.2. Nhân tố khách quan

Thứ nhất là doanh nghiệp và các cơ quan liên quan không cung cấp thông tin chính xác cho ngân hàng: Do thông tin doanh nghiệp không phải lúc nào bị bắt buộc công khai nên một số doanh nghiệp đã lợi dụng các yếu tố như tham nhũng, sự bất cẩn của cán bộ thẩm định của ngân hàng… để đưa ra các số liệu báo cáo tài chính sai khác có thể làm số liệu của mình trở lên tốt hơn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng nguồn thông tin không cao xuất phát từ chính các Ngân hàng khi cạnh tranh không dễ dàng chia sẻ dữ liệu của mình với ngân hàng bạn, che dấu nợ xấu dẫn đến cả hai đều gặp rủi ro cho khoản tín dụng của mình. Một nguồn thông tin


khác về tình hình doanh nghiệp là thông qua CIC Tuy nhiên CIC vẫn đang giai đoạn 3

khác về tình hình doanh nghiệp là thông qua CIC. Tuy nhiên CIC vẫn đang giai đoạn hoàn thiện và phát triển nên số liệu và sản phẩm của CIC vẫn chưa đa dạng để phục vụ cho nhu cầu xác định thông tin của ngân hàng thương mại.

Thứ hai: Chính sách của nhà nước liên quan đến công tác xếp hạng tín dụng. Chính sách nhà nước mang tính chất quy định, hỗ trợ giúp các thành phần kinh tế phát triển và hoạt động bình đẳng. Có những chính sách liên quan đến quy định về chuẩn hóa số liệu doanh nghiệp, quy định chuẩn hóa cho hệ thống xếp hạng tín dụng… Ngoài ra, chính sách để khuyến khích phát triển những lĩnh vực có thể hạn chế rủi ro tín dụng như xây dựng, phát triển công tác xếp hạng phù hợp với bản thân đơn vị và khuyến khích ứng dụng vào thực tế, khuyến khích phát triển thị trường thông tin doanh nghiệp. Một hệ thống chính sách cho công tác xếp hạng tín dụng đồng bộ sẽ giúp nâng cao cho công tác xếp hạng tín dụng cho mỗi ngân hàng và toàn hệ thống.

Thứ ba: Nhân tố phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong một nền kinh tế kém phát triển sẽ hạn chế nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, trình độ nguồn nhân lực không cao, không có nhiều doanh nghiệp tham gia vào công tác xếp hạng tín dụng là rào cản để hệ thống xếp hạng doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả.

1.4. KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

1.4.1. Hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) xây dựng hệ thống XHTD theo nguyên tắc hạn chế tối đa ảnh hưởng chủ quan của các chỉ tiêu tài chính bằng cách thiết kế các chỉ tiêu phi tài chính và cung cấp những hướng dẫn chi tiết cho việc đánh giá chấm điểm các chỉ tiêu

Mô hình chấm điểm XHTD doanh nghiệp: Các chỉ tiêu tài chính được đánh giá dựa theo khung hướng dẫn của NHNN và có điều chỉnh vài hệ số thống kê ngành theotính toán từ dữ liệu thông tin tín dụng của BIDV. Các chỉ tiêu phi tài chính được xâydựng nhằm bổ sung cho các chỉ tiêu tài chính. Mỗi chỉ tiêu đánh giá có 5 khoảng giá trị chuẩn tương ứng là 5 mức điểm 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Tùy theo mức độ quan trọng mà giữa các chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu có trọng số khác nhau. Căn cứ tổng điểm đạt được sau khi đã nhân điểm ban đầu với trọng số để xếp loại. Mô hình xếp hạng này có những hạn chế: Mức độ rủi ro không đồng nhất với mức xếp hạng, công tác xếp hạng còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người, quy trình xếp hạng không có sự so sánh các yếu tố từ những năm trước đó để có cơ sở xác định doanh nghiệp có hoạt động theo xu hướng tốt lên hoặc yếu đi, một lượng lớn doanh nghiệp chưa được xếp hạng.

1.4.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng của E&Y

Công ty TNHH Ernst & Young (E&Y) là tổ chức kiểm toán có xây dựng hệ thống XHTD riêng phục vụ cho việc đánh giá xếp hạng khách hàng được kiểm toán, đồng thời E&Y cũng được một số NHTM tin cậy sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính. Một số ngân hàng sử dụng tư vấn của E&Y trong việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ của mình là Ngân hàng TMCP Việt Á, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài Gòn

– Hà Nội. Mô hình chấm điểm XHTD doanh nghiệp: Các chỉ tiêu tài chính sử dụng trong đánh giá xếp hạng doanh nghiệp của E&Y gồm 11 chỉ tiêu đánh giá có sửa đổi so với hướng dẫn của NHNN dùng để xếp loại khả năng tài chính theo 5 mức tương đối tốt, trung bình,dưới trung bình và xấu. Các chỉ tiêu phi tài chính gồm 5 nhóm (khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố bên ngoài và các đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp) sự dụng để đánh giá tình hình trả nợ ngân hàng theo 3 mức tốt, trung bình, xấu.


Với ngân hàng SHB thì hệ thống xếp hạng tín dụng còn một số hạn chế Tỷ 4

Với ngân hàng SHB thì hệ thống xếp hạng tín dụng còn một số hạn chế: Tỷ lệ khách hàng được xếp hạng không cao, mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng vẫn chưa đồng nhất với kết quả xếp hạng.

Những khó khăn mà ngân hàng nói trên gặp phải khi áp dụng trên thực tế phần lớn là các nội dung:

- Nguồn thông tin xếp hạng chưa đầy đủ.

- Nhiều kết quả xếp hạng không đánh giá đúng tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

- Nguồn nhân lực phục vụ công tác xếp hạng tín dụng chưa đáp ứng nhu cầu.

- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế.

Như vậy hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác thu thập thông tin, rà soát lại hiệu quả của mô hình bằng cách so sánh với các mô hình xếp hạng tín dụng khác, thường xuyên kiểm định lại hệ thống, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng nhiều cách như thuê chuyên gia nước ngoài, thuê công ty tư vấn có kinh nghiệm để đào tạo, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phù hợp cho công tác xếp hạng, bổ sung các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phù hợp với thực tế cho vay của ngân hàng mình, phân loại nhóm ngành với các chỉ tiêu và trọng số tương ứng với đặc điểm của ngành từ đó hạn chế những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện.

Kết luận chương 1

Chương một của luận văn tập trung vào về những lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại, phương pháp xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó nội dung của chương cũng đưa ra những quan điểm và các chỉ tiêu để đánh giá mức độ hoàn thiện của công tác xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại, làm cơ sở cho việc nghiên cứu vào hệ thống XHTD tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (hay còn gọi là Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại thành phố Hải Phòng. Tại thời điểm ra đời, ở Việt Nam chưa có tiền lệ và những văn bản pháp lý cần thiết cho mô hình cổ phần vì vậy những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần rất trái chiều, có rất nhiều ý kiến phản đối. Dưới sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…. Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam nói chung, ngành ngân hàng nói riêng.

Ở giai đoan đầu tiên, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM…

Giai đoạn 1997 - 2005 là giai đoạn thử thách, cam go nhất của Maritime Bank. Những khó khăn ngân hàng tại giai đoạn này là vốn, pháp lý, nhân lực và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí