tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định, đo lường rủi ro tín dụng (trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng theo hợp đồng tín dụng, tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ) và quản lý nợ; Phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc phê duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tính độc lập của các bộ phận quản lý rủi ro.
Một trong những hoạt động chính của ngân hàng thương mại là hoạt động cho vay nên rủi ro tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này có thể làm giảm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí phá sản. Vì thế công tác xếp hạng tín dụng là công cụ không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của bất kỳ ngân hàng thương mại nào nhằm phân loại nhóm khách hàng để có những chính sách phù hợp để hạn chế rủi ro tín dụng do khách hàng mang lại.
1.2. CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm công tác xếp hạng tín dụng Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại
Xếp hạng tín nhiệm (Credit rating) hay xếp hạng tín dụng là thuật ngữ do John Moody đưa ra vào năm 1909 trong ấn phẩm công bố kết quả xếp hạng trái phiếu ngành đường sắt (Lawrence,2010; Moody’s, 2013). Hệ thống xếp hạng trình bày trong báo cáo này được ký hiệu gồm 3 chữ cái ABC được xếp lần lượt là Aaa (mức ổn định cao nhất) đến C (mức rủi ro cao nhất). Kể từ đó đến nay, các tổ chức xếp hạng đóng vai trò quan trọng
trong thị trường tài chính bằng các kết quả xếp hạng để đánh giá chất lượng của sản phẩm trên thị trường tài chính.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống gồm các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau, kể cả các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng và những người có liên quan của đối tượng này.
Moody’s (2013) cho rằng xếp hạng tín nhiệm nhằm mục đích đánh giá các rủi ro tín dụng liên quan đến nghĩa vụ tài chính của một tổ chức trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - 1
- Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - 2
- Hoạt Động Tín Dụng Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - 5
- Những Chỉ Tiêu Đánh Giá Mức Độ Hoàn Thiện Công Tác Xếp Hạng Tín Dụng Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Theo Standard and Poor’s (2012), xếp hạng tín nhiệm là đánh giá khả năng tín dụng của bên phải thực hiện nghĩa vụ tài chính trong tương lai dựa trên những yếu tố hiện tại và quan điểm của người đánh giá. Nói cách khác, xếp hạng tín dụng được coi như là chỉ báo về độ an toàn khi đầu tư vào các giấy tờ có giá của tổ chức, chẳng hạn như trái phiếu, cổ phiếu hay những loại chứng chỉ nợ tương tự khác.
Với quan điểm của Fitch thì xếp hạng tín nhiệm là đánh giá mức độ khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ như lãi suất, cổ tức ưu đãi, các khoản bảo hiểm hay các khoản phải trả khác của một tổ chức. Phương pháp xếp hạng tín dụng của Fitch là sự kết hợp của cả yếu tố tài chính và phi tài chính. Vì vậy, chỉ số đánh giá còn cho thấy khả năng sinh lợi tương lai của tổ chức được đánh giá.
Tựu trung lại, xếp hạng tín nhiệm là đánh giá tình trạng tài chính của các đối tượng được đánh giá. Xếp hạng tín nhiệm cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư biết về tình trạng tài chính và mức độ rủi ro của các định chế tài chính để có quyết định đầu tư phù hợp. Các yếu tố để đánh giá thường bao gồm yếu tố về tài chính và phi tài chính. Yếu tố tài chính bao gồm các tỷ số tài chính quan trọng thông qua các báo cáo tài chính. Yếu tố phi tài
chính là các yếu tố khó có thể định lượng như: Chính trị, ngành nghề kinh doanh, môi trường kinh tế vĩ mô.
Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM là công tác đánh giá và phân hạng các khách hàng doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng hoặc sẽ có quan hệ tín dụng với ngân hàng thông qua thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, cho điểm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng. Nói cách khác NHTM đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai của khách hàng được xếp hạng, qua đó xác định mức độ rủi ro không trả được nợ và khả năng trả nợ trong tương lai.
Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM được hiểu là kết quả đánh giá tổng hợp các rủi ro về thanh toán gốc, lãi của các khoản nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
1.2.2. Nội dung công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp
Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhằm đánh giá được khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp được xếp hạng. Phương pháp xếp hạng tín dụng phải bao gồm cả phương pháp đánh giá định lượng và phương pháp đánh giá định tính
Như vậy công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp phải đánh giá được các yếu tố rủi ro cơ bản và mức độ ảnh hưởng đến khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.
Tùy theo từng ngân hàng thì quy trình xếp hạng tín dụng có thể phân theo nhiều bước khác nhau. Tuy nhiên có thể tóm lược từ các bước cơ bản sau:
- Thu thập thông tin: Ngân hàng thu thập các thông tin cơ bản được quy định trong công tác xếp hạng tín dụng. Nguồn thông tin có thể thu thập từ doanh nghiệp, cơ quan quản lý, trung tâm thông tin tín dụng CIC và các công ty xếp hạng.
- Phân loại theo ngành, quy mô và loại hình doanh nghiệp: Ngân hàng căn cứ vào quy mô doanh nghiệp và các tính chất để có thể them bớt các chỉ tiêu cho phù hợp với doanh nghiệp và nhóm ngành của doanh nghiệp. Mỗi ngành, quy mô và loại hình doanh nghiệp sẽ những trọng số khác nhau để làm nổi bật tính chất theo các tính chất mà nó mang lại.
- Phân tích và chấm điểm chỉ tiêu: Dựa vào các chỉ số tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính doanh nghiệp tiến hành phân tích doanh nghiệp theo từng nội dung cụ thể trong hướng dẫn xếp hạng. Cán bộ tín dụng tiến hành lượng hóa thành điểm phân tích cho từng nhóm chỉ tiêu.
- Đưa ra kết quả xếp hạng tín dụng: Sau khi chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, cán bộ tín dụng tổng hợp điểm và nhân với các trọng số tương ứng. Căn cứ vào tổng điểm so sánh với quy định của ngân hàng về từng nhóm xếp hạng để đưa ra kết quả.
- Phê chuẩn kết quả xếp hạng: Sau khi có kết quả xếp hạng, cấp có thẩm quyền kiểm tra vào hồ sơ và các kết quả xếp hạng của cán bộ tín dụng để có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế doanh nghiệp và có sự phê chuẩn cuối cùng cho kết quả xếp hạng.
1.2.3. Phương pháp xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp
Hệ thống xếp hạng tín dụng thường được phát triển theo ba phương pháp: Phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình toán học và phương pháp hỗn hợp (kết hợp 2 phương pháp trên) trong đó phương pháp hỗn hợp đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Ba tổ chức xếp hạng hàng đầu thế giới là Fitch, S&P, Moody’s sử dụng chủ yếu phương pháp chuyên gia: Đánh giá một cách toàn diện về nền kinh tế, ngành và công ty, kết hợp phân tích định lượng và định tính. Chỉ tiêu phi tài chính được nỗ lực lượng hóa tối đa, chỉ tiêu tài chính được tính toán sau khi dữ liệu đã điều chỉnh để có thể so sánh với các doanh nghiệp tương đồng hoặc các doanh nghiệp trong ngành. Họ cũng chú trọng xem xét các nhóm tỷ số hơn bất kì tỷ số riêng lẻ nào và thiên về đánh giá
dòng tiền thực chất mà doanh nghiệp tại ra được với dòng tiền mà doanh nghiệp phải chi trả. Tuy nhiên, phương pháp chuyên gia có rủi ro về yếu tố chủ quan.
a. Phương pháp xếp hạng tín dụng của Moody
Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s tập trung vào các yếu tố cơ bản (fundamental) và các yếu tố kinh doanh trọng yếu ảnh hưởng đến độ rủi ro của người đi vay.
Cốt lõi trong phương pháp luận của Moody’s nằm ở hai câu hỏi:
- Rủi ro gì khiến cho bên cho vay không nhận lại được khoản tiền gốc và lãi đúng hạn cho một khoản vay cụ thể?
- Mức độ rủi ro này so với rủi ro của tất cả các khoản nợ vay khác là như thế nào (cao hay thấp hơn)?
Moody’s đánh giá khả năng tạo tiền trong tương lai của bên đi vay, dựa trên phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố từ bên ngoài như xu hướng ngành/nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, hay là khả năng của ban lãnh đạo trong việc duy trì dòng tiền trong trường hợp môi trường kinh doanh có thay đổi lớn.
Việc xếp hạng tín nhiệm này thường tập trung vào các yếu tố dài hạn, và các yếu tố quyết định thường khác nhau tùy theo ngành nghề kinh doanh (của doanh nghiệp).
Quy trình đánh giá của Moody’s
- Thu thập thông tin cho đến khi đầy đủ để đánh giá rủi ro của bên nắm giữ nợ hay mua chứng khoán, bao gồm cả việc thảo luận với bên đi vay.
- Đưa ra kết luận trước hội đồng xếp hạng.
- Theo dõi liên tục để quyết định xem có cần thay đổi mức xếp hạng hay không.
- Thông báo quan điểm xếp hạng ra thị trường.
Moody's thiết lập một số tỷ số chung nhất để sử dụng trong phân tích so sánh, các tỷ số này được Moody's ứng dụng rộng rãi ở những quốc gia khác nhau, những ngành khác nhau và cả ở các báo cáo xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.
b. Phương pháp xếp hạng tín dụng của Standard & Poor's
Phương pháp xếp hạng của S&P bao gồm cả phân tích định tính và định lượng. S&P cũng tập trung nhiều vào phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán trong quá khứ. Về phân tích khả năng sinh lợi, theo tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp 2006, là một phần trong bước phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp nhưng theo tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp 2008, S&P nhấn mạnh khả năng sinh lợi như một phần của bước đánh giá rủi ro kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
Để quyết định một mức xếp hạng tín nhiệm, S&P phân tích các yếu tố sau:
- Khả năng thanh toán - khả năng và mức độ sẵn sàng mà bên đi vay thỏa mãn các cam kết tài chính theo thỏa thuận vay mượn.
- Bản chất của khoản vay mượn.
- Khả năng hoàn trả các khoản nợ trong trường hợp phá sản, tái cơ cấu hoặc các thỏa thuận khác theo luật phá sản hoặc các quy định khác có ảnh hưởng đến bên đi vay.
Phương pháp xếp hạng đặc trưng của S&P là xếp hạng dựa trên phân tích. Một quy trình xếp hạng chuẩn được S&P áp dụng cho xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp gồm các bước: Nhận đề nghị xếp hạng từ các tổ chức phát hành/khách hàng; đánh giá ban đầu; họp với ban quản trị của tổ chức phát hành/khách hang; phân tích; đánh giá và bỏ phiếu của hội đồng đánh giá (của S&P); thông báo tới tổ chức phát hành/khách hàng; Công bố kết quả xếp hạng ra công chúng.
Việc xếp hạng tín nhiệm thực chất là đánh giá rủi ro phá sản, nhưng S&P cũng quan tâm đến mức độ ưu tiên hoàn trả/thu hồi trong trường hợp
công ty phá sản. Ngoài ra, S&P cũng phân biệt giữa nợ có đảm bảo và không đảm bảo (secured/unsecured obligations), công ty hoạt động kinh doanh (operating company) hay công ty mẹ quản lý vốn (holding company).
Trong quy trình xếp hạng, S&P không phân loại theo tính chất của dữ liệu mà phân loại theo rủi ro là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
- Rủi ro kinh doanh bao gồm rủi ro ngành, khả năng cạnh tranh/vị thế doanh nghiệp trong ngành/lợi thế kinh tế, khả năng sinh lợi trong sự so sánh với các doanh nghiệp khác trong nhóm tương đồng. S&P nhấn mạnh nhân tố chính trong rủi ro kinh doanh là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Rủi ro tài chính gồm phân tích chính sách tài chính, chính sách và thông tin kế toán, khả năng đáp ứng của dòng tiền, cấu trúc vốn, khả năng thanh toán ngắn hạn.
c. Phương pháp xếp hạng tín dụng của Fitch
Tương tự S&P và Moody’s, Fitch cũng sử dụng cả phân tích định tính và định lượng để đánh giá rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh của bên đi vay.
Fitch đánh giá khả năng bên đi vay có thể trả khoản nợ đúng hạn hay không, xem xét cả trong tương quan so sánh với các công ty trong ngành, trong nền kinh tế. Fitch sẽ sử dụng dữ liệu lịch sử ít nhất 5 năm để đánh giá, cùng với các dự báo hoạt động tương lai của công ty cũng như của chính Fitch, và bao gồm cả việc so sánh với các công ty cùng ngành. Mục tiêu chủ yếu trong cách tiếp cận của Fitch là phân tích so sánh mà Fitch sử dụng để đánh giá sức mạnh của mỗi doanh nghiệp và rủi ro kinh doanh trong mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trong cùng một nhóm các doanh nghiệp tương đồng.
Phân tích định tính gồm có phân tích rủi ro ngành, môi trường kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp trong ngành, năng lực của ban quản trị, phân tích kế toán.
Phân tích định lượng: Trong phân tích định lượng, Fitch nhấn mạnh đến thước đo dòng tiền của thu nhập, các khoản đảm bảo (coverage) và đòn bẩy. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cung cấp cho doanh nghiệp sự đảm bảo rủi ro tín dụng nhiều hơn là từ nguồn tài trợ bên ngoài. Và Fitch quan tâm tới phân tích xu hướng của một nhóm các tỷ số hơn việc phân tích bất kỳ một tỷ số riêng lẻ nào. Fitch sử dụng một cách đa dạng các thước đo định lượng về dòng tiền, thu nhập, đòn bẩy và các khoản đảm bảo nợ để đánh giá rủi ro tín dụng. Fitch cũng nhấn mạnh vai trò của EBITDA - một thước đo quan trọng về khả năng tạo ra thu nhập chưa tính đến đòn bẩy tài chính và được sử dụng phổ biến trong quá trình định giá. Sau đây là những thước đo chính mà Fitch dùng để phân tích rủi ro tín dụng:
Các thước đo dòng tiền:
- Dòng tiền trước thay đổi vốn lưu động FFO
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh CFO
- Dòng tiền tự do FCF
- EBITDA và EBITDAR (EBITDA + chi phí thuê ngoài)
Có 3 mô hình xếp hạng theo mô hình toán học được sử dụng phổ biến để xác định các yếu tố rủi ro liên quan đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp là:
a. Mô hình Logistic:
Mô hình Logistic (Maddala, 1984) là mô hình định lượng trong đó biến phụ thuộc là biến giả, chỉ nhận 2 giá trị là 0 hoặc 1. Mô hình này được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Cụ thể hơn, mô hình này có thể giúp Ngân hàng xác định khả năng khách hàng sẽ có rủi ro tín dụng (biến phụ thuộc) trên cơ sở sử dụng các nhân tố có ảnh hưởng đến khách hàng (biến độc lập).