Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 6


nhất (BLUE) nữa, và OLS là ước lượng chệch và không hiệu quả. Do đó, những nhà nghiên cứu đã phát triển hàng loạt môt hình hồi quy mới đối với các biến phụ thuộc này và hồi quy Binary Logistic được sử dụng đến.

Phương pháp này cũng giống như phương pháp hồi quy tuyến tính, song được xây dựng cho mô hình với biến được dự báo là biến nhị nguyên nhận 2 giá trị tương ứng với sự hiện diện hay vắng mặt của một đặc tính hay một kết quả cần quan tâm nào đó. Các hệ số trong phương trình hồi quy có thể sử dụng để ước lượng các tỷ số chênh (odds ratios) cho từng biến độc lập trong mô hình.

i

Biến phụ thuộc được viết như sau: 1 nếu y* > 0

yi =

i

0 nếu y* = 0

i

Trong đó, y* là biến biểu thị lượng vốn tín dụng hộ gia đình được cấp từ ngân hàng.

Gọi pi = | là xác suất yi = 1 với điều kiện X = Xi là các biến độc lập trong mô hình. Như vậy:

1 – pi = | là xác suất yi = 0 với điều kiện X = Xi là các biến độc lập trong mô hình.

Theo Maddala (1984), pi được xác định như sau:


(1)


Bằng cách tuyến tính hóa:


1 – pi

=



(2)


Lấy (1) chia (2) vế theo vế ta được:



Lấy Ln vể theo vế của phương trình trên ta được:

i

(


)



Đặt L


i

= () + u =

+ u


Bảng 1.1 Các biến trong mô hình Logit


Tên biến


Mô tả biến

Đơn vị tính

Dấu vọng kỳ

yi

Khả năng tiếp cận vốntín dụng, nhận giá trị là 1 nếu hộ gia đình được vay nhận

giá trị là 0 nếu không được vay



DT

Diện tích đất sở hữu

100 m2

+

TN

Thu nhập một năm của hộ

Triệu đ

+

TCH

Tuổi của chủ hộ

Số năm

+

GD

Số năm đến trường của chủ hộ

Số năm

+

GT

Giới tính của chủ hộ

Nữ = 1

+

DV

Địa vị của chủ hộ

Có = 1

+

SPT

Số người phụ thuộc

Số người

-

LS

Lịch sử tín dụng

Có = 1

+

GTC

Giá trị tài sản thế chấp

Triệu đ

+

VPCT

Vay ở thị trường phi chính thức

Có = 1

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 6

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền vay của các hộ trồng cây CNDN được thực hiện thông qua mô hình hồi quy Tobit.

Tobin (1958) đã đưa ra một trong những ứng dụng đầu tiên trong kinh tế học của mô hình biến phụ thuộc giới hạn. Những mô hình như vậy được nhắc đến như mô hình tobit hay hồi qui kiểm duyệt.

Trong mô hình Tobit, có một sự không đối xứng giữa các quan sát với giá trị dương của Y và giữa các quan sát với giá trị âm. Giả sử giá trị kiểm duyệt bằng không, trong trường hợp này, mô hình trở thành:

yi* = αi + βiXi + εi

yi* nếu yi*> 0 (5)

yi =


0 nếu yi* ≤ 0

Trong đó:

yi* là biến phụ thuộc, biểu thị lượng vốn tín dụng được cấp trong phương trình hồi quy

yilà lượng vốn tín dụng được cấp cho hộ gia đình quan sát được từ mẫu nghiên cứu


αi là hệ số chặn của phương trình Xi là véc tơ các biến giải thích

βi là véc tơ các hệ số ước lượng εi là sai số ngẫu nhiên

Bảng 1.2 Các biến trong mô hình Tobit


Tên

biến

Mô tả biến

Đơn

vị tính

Dấu

vọng kỳ

yi*

Lượng vốn tín dụng hộ gia đình nhận được

Triệu đ


DT

Diện tích đất sở hữu

100 m2

+

TN

Thu nhập một năm của hộ

Triệu đ

+

TCH

Tuổi của chủ hộ

Số năm

+

GD

Số năm đến trường của chủ hộ

Số năm

+

GT

Giới tính của chủ hộ

Nữ = 1

+

DV

Địa vị của chủ hộ

Có = 1

+

SPT

Số người phụ thuộc

Số người

-

LS

Lịch sử tín dụng

Có = 1

+

GTC

Giá trị tài sản thế chấp

Triệu đ

+

VPCT

Vay ở thị trường phi chính thức

Có = 1

-

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Giả thiết cơ bản đằng sau mô hình này là có tồn tại một hàm số chỉ số It = a

+ βXt + ut. Nếu It ≤ 0, thì giá trị của biến phụ thuộc được đặt bằng 0. Nếu It> 0, giá trị của biến phụ thuộc được đặt bằng It. Giả sử u có phân phối chuẩn với trị trung bình bằng không và phương sai σ2. Với Z = u/σ là một biến ngẫu nhiên chuẩn chuẩn hóa. Ký hiệu f(z) là mật độ xác suất của biến Z chuẩn chuẩn hóa, và

F(z) là xác suất tích lũy – tức là, P[Z ≤ z]. Mật độ xác suất kết hợp của những quan sát đó với yi*> 0 được cho bởi biểu thức sau:

[]


Với là ký hiệu tích số và m là số quan sát trong mẫu con thứ nhất (mẫu gồm các quan sát có giá trị của yi*> 0).

Đối với mẫu con thứ 2 (cỡ mẫu là n) trong đó giá trị yi quan sát là bằng 0.

Xác suất của dữ kiện này là:


∏ [] ∏ []


Để ước lượng các tham số trong mô hình Tobit, tác giả sử dụng phương pháp xác suất lớn nhất (maximun likelihood) với sự trợ giúp của phần mềm Eviews.

Bảng 1.1 và bảng 1.2 cho thấy các dấu kỳ vọng thể hiện dương, âm tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng biến trong mỗi mô hình. Cụ thể:

DT: Biến này thể hiện tổng diện tích đất sở hữu của hộ, bao gồm đất ở và đất canh tác, và được tính bằng đơn vị 100 m2. Hộ sở hữu càng nhiều đất thì được xem là khả năng trả nợ càng cao. Do vậy, dấu kỳ vọng của biến DT trong cả hai mô hình là dấu +.

Như vậy, giả thuyết H1: Diện tích đất sở hữu càng lớn thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng và lượng vốn tín dụng nhận được của các hộ trồng cây CNDN càng cao.

TN: Biến này thể hiện thu nhập bình quân của một hộ trong một năm, được tính bằng đơn vị triệu đồng. Thu nhập càng cao thì khả năng trả nợ càng cao. Tuy nhiên, khi hộ có thu nhập cao thì nhu cầu vay thường thấp hơn vì họ có khả năng tự trang trải các khoản chi phí. Do đó, dấu kỳ vọng của biến này trong cả hai mô hình là +.

Như vậy, giả thuyết H2: thu nhập bình quân có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng và lượng vốn tín dụng nhận được của các hộ trồng cây CNDN.

TCH: Độ tuổi của chủ hộ. Độ tuổi của chủ hộ càng cao thì kinh nghiệm sản xuất càng cao, khả năng kiểm soát nguồn lực càng tốt, danh tiếng và trách nhiệm càng lớn. Do đó, họ dễ tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức. Trong khi đó, các chủ hộ trẻ tuổi thường chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm, họ có khả năng nắm


bắt công nghệ và kỹ thuật nhanh hơn, dám chấp nhận rủi ro cao hơn. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu tín dụng cao hơn. Tuy nhiên, những chủ hộ trẻ tuổi thường khó tiếp cận tín dụng ngân hàng hơn do họ có ít kinh nghiệm và danh tiếng. Điều này dẫn đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của họ thấp hơn người nhiều tuổi. Dấu kỳ vọng của biến này trong cả 2 mô hình là +.

Như vậy, giả thuyết H3: Độ tuổi của chủ hộ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng và lượng vốn tín dụng nhận được của các hộ trồng cây CNDN.

GD: Thể hiện số năm đến trường của chủ hộ. Những người được đi học nhiều hơn thường có khả năng khai thác các cơ hội đầu tư tốt hơn cũng như hiểu rõ hơn các thủ tục vay vốn, do đó họ thường có xu hướng sử dụng nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Biến này có dấu kỳ vọng là dấu + trong cả hai mô hình.

Như vậy, giả thuyết H4: Số năm đến trường của chủ hộ càng lớn thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng và lượng vốn tín dụng nhận được của các hộ trồng cây CNDN càng cao.

GT: Đây là biến giả, nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ là nữ giới, và giá trị là 0 nếu chủ hộ là nam giới. Biến này có dấu kỳ vọng + trong 2 mô hình.

Như vậy, giả thuyết H5: Giới tính của chủ hộ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng và lượng vốn tín dụng nhận được của các hộ trồng cây CNDN.

DV: Địa vị chủ hộ. Đây là biến giả, nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ đảm nhận một cương vị chính trị - xã hội nào đó trong bất kỳ một đoàn thể xã hội như Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội thanh niên, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đảng Cộng sản…, hoặc một cơ quan chính quyền như UBND phường, xã, đội…; nhận giá trị là 0 nếu chủ hộ không đảm nhận bất kỳ cương vị chính trị - xã hội nào. Những người có địa vị chính trị - xã hội thường nắm bắt thông tin nhanh hơn và có danh tiếng hơn. Do vậy, họ được cho là có khả năng tiếp vốn tín dụng cao hơn. Biến này có dấu kỳ vọng là dấu + trong cả hai mô hình.

Như vậy, giả thuyết H6: Địa vị của chủ hộ càng cao thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng và lượng vốn tín dụng nhận được của các hộ trồng cây CNDN càng cao.


SPT: Biến thể hiện số người sống phụ thuộc trong hộ, bao gồm những người dưới 18 tuổi hoặc trên 60 tuổi, và những người trong độ tuổi lao động nhưng đang đi học. Biến này có dấu kỳ vọng là dấu - trong hai mô hình.

Như vậy, giả thuyết H7: Số người phụ thuộc trong hộ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng và lượng vốn tín dụng nhận được của các hộ trồng cây CNDN

LS: Biến lịch sử tín dụng, thể hiện hộ đã từng vay ngân hàng trước khi nhận khoản vay hiện tại hay chưa. Biến này nhận giá trị là 1 nếu hộ được phỏng vấn trả lời “Có”, và nhận giá trị 0 nếu hộ trả lời “Chưa”. Biến này có dấu kỳ vọng là dấu +.

Như vậy, giả thuyết H8: Hộ trồng cây CNDN đã từng vay ngân hàng thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng và lượng vốn tín dụng nhận được của các hộ trồng cây CNDN càng cao.

GTC: Giá trị thế chấp của tài sản được tính bằng đơn vị triệu đồng. Phần lớn các khoản tín dụng ngân hàng cấp cho hộ nông nghiệp đều có thế chấp. Đối với những hộ không vay ngân hàng, biến này được ước tính bằng một tài sản có giá trị đáng kể nhất mà hộ nông nghiệp sở hữu và có thể dùng làm thế chấp (là những tài sản có pháp lý rõ ràng, có giá trị thị trường và có khả năng thanh khoản). Đối với những hộ không sở hữu tài sản nào đáng kể để thế chấp, biến này nhận giá trị là 0. Trong cả 2 mô hình, biến này có dấu kỳ vọng là dấu +.

Như vậy, giả thuyết H9: Giá trị thế chấp của tài sản càng lớn thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng và lượng vốn tín dụng nhận được của các hộ trồng cây CNDN càng cao.

VPCT: Biến vay phi chính thức thể hiện hộ có vay ở nguồn khác, ngoài các tổ chức tín dụng chính thức hay không. Đây là biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có vay ở nguồn khác, nhận giá trị 0 nếu hộ không vay ở nguồn khác. Trong cả 2 mô hình, biến này có dấu kỳ vọng là dấu -.

Như vậy, giả thuyết H10: Hộ trồng cây CNDN có vay ở nguồn khác không phải từ các tổ chức tín dụng chính thức thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng và lượng vốn tín dụng nhận được của các hộ trồng cây CNDN càng thấp.


1.2.6 Bài học kinh nghiệm

1.2.6.1 Kinh nghiệm một số quốc gia

Thái lan

Thái Lan là một trong những nước có nền kinh tế nông nghiệp phát triển trong khu vực. Hàng năm, khu vực kinh tế nông nghiệp đóng góp khoảng 11% tổng sản phẩm quốc nội. Đạt được kết quả này là nhờ chính sách tập trung và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, nhất là phát huy vai trò tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có tín dụng ngân hàng cây CNDN. Ngày nay, Thái Lan đã trở thành nước có sản lượng cao su xuất khẩu đứng đầu thế giới.

Với sự đa dạng hóa các hình thức tín dụng và những khuyến khích bằng lợi ích vật chất và phi vật chất thông qua các công cụ như lãi suất, ưu đãi vốn, tư vấn khuyến nông…, quy mô tín dụng trong lĩnh lực nông nghiệp nói chung, lĩnh vực cây CNDN nói riêng của Thái Lan trong những năm qua đã đã tăng lên nhanh chóng. Các NHTM ngày càng hoàn thiện quy trình cho vay, lựa chọn dư án đầu tư hợp lý, giám sát chặt chẽ các khoản tín dụng gắn với hoạt động trồng trọt và sản xuất chế biến cây CNDN, điều này đã giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích và đầu tư có hiệu quả.

Trong lĩnh vực cây CNDN, Thái Lan chú trọng đầu tư phát triển ngành công nghiệp cao su. Để mở rộng tín dụng ngân hàng và đáp ứng vốn sản xuất kinh doanh đối với ngành công nghiệp cao su, Thái Lan phát triển một hệ thống các NHTM và quỹ tín dụng đến tận nông thôn với trang thiết bị dưa trên công nghệ hiện đại và từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực tín dụng. Đặc biệt, Thái Lan đã thành lập ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng với chức năng chính là tập trung cấp vốn tín dụng với các điều kiện ưu đãi trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng (BAAC) là NHTM do Nhà nước cấp vốn điều lệ 100%. Hội đồng quản trị do Chính phủ Thái Lan bổ nhiệm, trong đó Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trong cơ chế huy động vốn có được ưu đãi của chính sách Nhà nước, các NHTM khác phải


dành 20% số dư tiền gửi để gửi vào BAAC hoặc phải cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Trên cơ sở những ưu đãi này BAAC có điều kiện để thực hiện chức năng sau:

- Hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp, nông thôn, trong đó có lĩnh vực cây CNDN.

- Thực hiện và kiểm soát nguồn vốn tín dụng của Nhà nước cấp cho nông nghiệp.

- Cho vay nông nghiệp theo các chương trình và dư án của Nhà nước.

- Cho vay sản xuất và tiêu thụ nông sản và các hoạt động liên quan đến sự phát triển trong nông nghiệp.

BAAC được hưởng các khoản cho vay ưu đãi đặc biệt do Chính phủ Thái Lan ký hiệp định với nước ngoài, do các tổ chức ngân hàng, tài chính quốc tế WB, ADB, OECF cấp với lãi suất thấp.

Về cơ cấu cho vay, 30% cho vay trung dài hạn, 70% cho vay ngắn hạn, 87% khối lượng tín dụng cho vay trực tiếp chủ trang trại, 13% cho vay nhóm nông dân và hợp tác xã nông nghiệp. Lãi suất cho vay thấp hơn đối tượng khác từ 1 – 3%.

Malaysia

Điều kiện tự nhiên và đặc điểm địa hình đã mang lại lợi thế rất lớn cho phát triển cây CNDN tại Malaysia. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, Malaysia là nước điển hình có ngành nông nghiệp đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm.

Malaysia là nước có sản lượng hồ tiêu chỉ bằng 1/5 của Việt Nam. Tuy nhiên, sản phẩm của Malaysia được các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU chấp nhận. Để có được kết quả này, ngoài cơ chế ưu đãi về tín dụng, Chính phủ Malaysia đã đầu tư xây dưng hẳn một nhà máy chế biến hồ tiêu với công nghệ tiên tiến nhất với mục đích để cạnh tranh với các nước về yếu tố chất lượng. Sau khi đã có uy tín, thương hiệu, Chính phủ chuyển giao toàn bộ công nghệ đó cho các doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, Malaysia là nước duy nhất trên thế giới bán được hồ tiêu cho thị trường Nhật Bản.


Liên quan đến chính sách tín dụng cho cây CNDN phải kể đến chính sách của chính phủ Malaysia trong thập niên 50. Thay vì coi nông nghiệp là một sự trở ngại cho quá trình phát triển như hầu hết các nước đã chọn con đường phát triển theo hướng công nghiệp, chính phủ Malaysia không vội vàng thực hiện công nghiệp hóa mà chú trọng phát triển nông nghiệp. Năm 1969, Malaysia đã thành lập Ngân hàng nông nghiệp Malaysia (BPM). Đây là NHTM quốc doanh được Nhà nước cấp vốn tự có 100%, nhiệm vụ chính của BPM là cho vay ưu đãi để tạo nguồn vốn hoạt động, là công cụ để Nhà nước điều hành thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế xã hội vùng nông thôn và sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây CNDN. Trên thị trường chính thực hiện nay của Malaysia, việc cung cấp tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chủ yếu do Ngân hàng nông nghiệp Malaysia (BPM) tài trợ.

Để khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển sản xuất của các trang trại và sự phát triển nông nghiệp nông thôn, các NHTM khác bắt buộc phải gửi 20,5% số dư tiền gửi và huy động vào BPM để cho vay nông nghiệp. Riêng ngân hàng BPM không phải nộp thuế.

BPM được ưu tiên các khoản vốn ưu đãi do Chính phủ ký hiệp định với nước ngoài. BPM chú trọng cho vay trung dài hạn theo dư án và chương trình tín dụng đặc biệt. Đối tượng cho vay bao gồm:

- Cho vay trực tiếp các chủ trang trại và cho vay thông qua các hợp tác xã tín dụng.

- Cho vay hộ nông dân nghèo không tính lãi.

- Cho vay các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất lĩnh vực nông nghiệp.

Lãi suất cho vay nông nghiệp thấp hơn các loại cho vay khác, thông thường bằng lãi suất huy động 4%.

Philippin

Philippin là một quốc gia quần đảo với khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. Sau nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, Philippin đã là một quốc gia có nền kinh tế khá mạnh trong khu vực. Tuy chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nhưng sản lượng nông nghiệp của Philippin vẫn ổn định là do chính phủ


Philippin đã có những chính sách quan tâm tới sự phát triển của nông nghiệp. Những chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp như cấm việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích công nghiệp hay xây dựng nhà ở, giao đất lâu dài cho các hộ để sản xuất cung với những chính sách ưu đãi về thuế, chính sách ưu đãi tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp đã giúp cho ngành nông nghiệp quốc gia này phát triển.

Liên quan đến đến chính sách tín dụng cho cây CNDN, Philippin đã thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Philippin (Landbank). Đây là NHTM quốc doanh do Chính phủ thành lập và cấp vốn 100%, hoạt động chịu sự chỉ đạo của ngân hàng Trung ương. Hội đồng quản trị do Chính phủ chỉ định.

Landbank được ngân hàng Trung ương cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để điều hành các chương trình tín dụng của Chính phủ nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển cây CNDN nói riêng.

Ngân hàng Landbank cho vay trực tiếp đến các hộ, doanh nghiệp và thông qua tổ chức tín dụng, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ chức tài chính nông thôn. Cho vay thông qua các chủ thể này đạt kết quả khá tốt, tỷ lệ thu hồi nợ cao, đạt trên 93%.

Bên cạnh đó, thủ tục vay vốn của Landbank rất đơn giản và thuận tiện, người vay vốn chỉ cần làm đơn yêu cầu vay vốn và thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay. Do thủ tục vay đơn giản nên cơ chế quản lý tiền vay của Landbank rất chặt chẽ, buộc người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và đảm bảo hiệu quả.

1.2.6.2 Bài học cho Việt Nam

Chính sách hỗ trợ của Nhà nước

Phải có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua việc hình thành hệ thống các chính sách phù hợp đối với sự phát triển của ngành. Hình thành một hệ thống ngân hàng đủ mạnh để phục vụ cho khu vực nông nghiệp nông thôn, trong đó Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo để thực hiện các chính sách tín dụng cho lĩnh vực này. Các nước đều dành một khoản vốn đáng kể để trợ cấp và cho vay ưu đãi ngân hàng nông nghiệp để ngân hàng này thành lập quỹ cho vay nông nghiệp.


Nhà nước cần phải có chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện thúc đẩy quá trình tích lũy vốn của doanh nghiệp, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cây CNDN như chính sách ưu đãi về thuế, chính sách đất đai. Việc tích lũy vốn vừa là điều kiện cho tái sản xuất mở rộng, xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa là điều kiện để các đơn vị, cá nhân tiếp cận nguồn tín dụng từ các NHTM nhằm phục vụ cho quá trình phát triển ngành cây CNDN.

Chính sách hỗ trợ lãi suất của ngân hàng

Trong lĩnh vực cho vay cây CNDN, các nước đều áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi, thấp hơn lãi suất trung bình cho các đối tượng khác. Thực hiện chính sách trợ giá cho người sản xuất nông nghiệp thông qua ngân hàng như cho vay ưu đãi lãi suất, cho vay trợ giá, cho vay hỗ trợ xuất khẩu,…

Nới lõng về tài sản đảm bảo vay

Quy chế cho vay xác định rõ mục đích, đối tượng vay vốn, cho vay cả vốn ngắn, trung, dài hạn. Kết hợp cả cho vay có thế chấp tài sản và không thế chấp tài sản, áp dụng các hình thức cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp, cho vay thông qua nhóm trên cơ sở tín chấp. Các nước quy định các NHTM phải dành một phần vốn để cho vay nông nghiệp hoặc thông qua ngân hàng nông nghiệp.

Chặt chẽ trong thẩm định

Trong đầu tư phải thực hiện chuỗi khép kín từ trồng trọt, sản xuất đến tiêu thụ và xuất khẩu. Mỗi khâu, mỗi công đoạn đầu tư phải có sự thẩm định, tư vấn, giám sát chặt chẽ mới kiểm soát được nguồn vốn sử dụng, từ đó phát huy hiệu quả, giảm thiểu rủi ro.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về phát triển bền vững cây CNDN như khái niệm cây CNDN, phát triển bền vững cây CNDN. Lý luận về mở rộng tín dụng ngân hàng cho phát triển bền vững cây CNDN là nội dung chính của chương này bao gồm: đặc điểm, vai trò, sự cần thiết của tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây CNDN, nội dung và điều kiện mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây CNDN. Trong đó nội dung mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây CNDN tập trung vào các chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, chương một cũng đề cập đến các mô hình nghiên cứu điều kiện mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây CNDN bao gồm: mô hình tác động của năng lực hoạt động ngân hàng đến mở rộng tín dụng cho phát triển cây CNDN và mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng và số tiền vay của các hộ trồng cây CNDN.

Ngoài ra, chương 1 cũng đề cập đến kinh nghiệm về tín dụng ngân hàng đối với cây CNDN trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Những nội dung trong chương 1 là cơ sở nền tảng hình thành khung phân tích cho chương 2.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022