CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bình Dương
Vị trí địa lý
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích 2.694,4 km2, xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ. Với tọa độ địa lý 10051' 46" – 11030' Vĩ độ Bắc, 106020'- 106058' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau như vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi...
Khí hậu
Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1-2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26 °C -27 °C. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3 °C và thấp nhất từ 16 °C - 17 °C ban đêm và 18 °C vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% vào tháng 9 và thấp nhất là 66% vào tháng 2.
Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm. Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch và mùa khô hay còn gọi là mùa kiệt từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng. Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác. Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Tài nguyên đất
Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Các loại đất như Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, thị xã Bến Cát, Thuận An, Thủ Dầu Một. Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các thị xã Tân Uyên, huyện Phú Giáo, khu vực Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất phù sa Glây, chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, thị xã Dĩ An, đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối.
Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương... Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Tổ chức hành chính
Bình Dương có 1 thành phố, 4 thị xã và 4 huyện (với 41 phường, 2 thị trấn và 48 xã):
- Thành phố Thủ Dầu Một: Diện tích 118,67 km2, dân số 276.231 người, mật độ dân số 2.327 người/km2, 14 phường.
- Thị xã Thuận An: Diện tích 83,69 km2, dân số 453.389 người, mật độ dân số 5.417 người/km2, 9 phường, 1 xã.
- Thị xã Dĩ An: Diện tích 59,95 km2, dân số 387.552 người, mật độ dân số
6.464 người/km2, 7 phường.
- Thị xã Tân Uyên: Diện tích 192,49 km2, dân số 194.146 người, mật độ dân số 1.008 người/km2, 6 phường, 6 xã.
- Thị xã Bến Cát: Diện tích 234,44 km2, dân số 208.006 người, mật độ dân số 887 người/km2, 5 phường, 3 xã.
- Huyện Dầu Tiếng: Diện tích 721,39 km2, dân số 117.761 người, mật độ dân số 163 người/km2, 1 thị trấn, 11 xã.
- Huyện Phú Giáo: Diện tích 543,78 km2, dân số 93.174 người, mật độ dân số 171 người/km2, 1 thị trấn, 10 xã.
- Huyện Bắc Tân Uyên: Diện tích 400,88 km2, dân số 61.122 người, mật độ dân số 152 người/km2, 10 xã.
- Huyện Bàu Bàng: Diện tích 339,16 km2, dân số 82.177 người, mật độ dân số 242 người/km2, 7 xã.
Dân số
Tính đến năm 2014, toàn tỉnh có 1.873.558 người, mật độ dân số 695 người/km². Trong đó dân số nam đạt 935.117, dân số nữ đạt 938.441 người. Dân số sống tại thành thị đạt gần 1.519.324 người, dân số sống tại nông thôn đạt
354.324 người. Trên địa bàn Bình Dương có khoảng 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ me...
Tình hình phát triển kinh tế
Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 Km - 15 Km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng
trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2013, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%. Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ. Nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Sóng Thần III, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương 1 và 2 ,VSIP - Việt Nam Singapore 1 và 2, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Nhằm tăng sự thu hút đầu tư, địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh.
2.1.3 Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước từ nhiều năm nay, tỉnh Bình Dương hiện đang trở thành trung tâm kinh tế sôi động với hàng chục khu công nghiệp đang hoạt động. Cũng trong thời gian qua, hệ thống NHTM và quỹ tín dụng đã mở rộng và phát triển không ngừng tại địa phương này.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Dương, đến nay toàn tỉnh Bình Dương hiện có 32 NHTM và 4 quỹ tín dụng nhân dân (phụ lục 8). Hầu hết các NHTM lớn và các ngân hàng nước ngoài đã có mặt tại Bình Dương. Trước áp lực tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong thời gian gần đây, hiện tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Dương vẫn cho phép các tổ chức tín dụng tiếp tục mở chi nhánh, phòng giao dịch nhưng có sự chọn lọc với những tiêu chí cơ bản như tiềm lực tài chính đủ mạnh, hiệu quả hoạt động tốt trong những năm gần đây, địa bàn đặt trụ sở cùng các dịch vụ tiện ích ngân hàng có khả năng cung cấp tốt cho kinh tế địa phương.
Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống như huy động vốn và cấp tín dụng, hệ thống NHTM Bình Dương còn cung cấp các dịch vụ thẻ và dịch vụ thanh toán hiện đại. Sản phẩm thẻ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có bước tiến nhảy vọt, dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ đã trở thành mũi nhọn cho chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng. Theo báo cáo thống kê của
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Dương, số thẻ phát hành đã tăng từ
685.560 thẻ năm 2011 lên 975.295 thẻ năm 2015. Số máy ATM trong giai đoạn này tăng hơn 2,3 lần đạt 520 máy ATM trong năm 2015. Số máy POS tăng gấp 2,7 lần lên 597 POS trong năm 2015. Quá trình phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại cũng giúp cho các NHTM Bình Dương cung cấp các dịch vụ thanh toán nhanh chóng, chính xác và an toàn. Dịch vụ thanh toán của ngân hàng đã thực sự mang lại lợi ích cho khách hàng đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế trong nước và thế giới đang gặp nhiều khó khăn dẫn tới nhu cầu trong nước và thế giới suy giảm, số lượng doanh nghiệp giải thể và phá sản tăng cao… hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bản thân các tổ chức tín dụng tích cực tái cơ cấu để vượt qua khó khăn chung, nhờ đó hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả khả quan. Theo báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Dương, đến ngày 31-12-2015, hệ thống NHTM ở Bình Dương đã đạt tổng vốn huy động gần
115.582 tỷ đồng, tăng 19,34% so với năm 2014; cùng với đó, tổng dư nợ của hệ thống đạt trên 95.186 tỷ đồng, tăng 19,24% so với năm 2014. Bên cạnh đó, nợ xấu năm 2015 đã giảm so với năm 2014, xuống mức 1,04% trên tổng dư nợ.
Cùng với đà tăng trưởng dư nợ cho vay, trong năm 2015, lãi suất cho vay của các NHTM đã giảm từ 1,5% - 2%/năm so với đầu năm. Cụ thể, các ngân hàng đã cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp, xem xét giảm lãi, nợ các khoản vay có mức lãi trên 13%/năm và đã giảm tỷ lệ này xuống còn 9,83% trên tổng dư nợ so với mức 18,02% năm 2014. Bên cạnh đó, các khoản cho vay ưu đãi theo 5 chương trình tín dụng ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN vừa và nhỏ tiếp tục ở mức 6% - 8%/năm.
Bên cạnh thành quả chung của toàn hệ thống, năm 2015 Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Dương tiếp tục ghi nhận vai trò dẫn dắt của các đơn vị ngân hàng có vốn Nhà nước. Tại Agribank Chi nhánh Bình Dương, đến cuối tháng 12 vừa qua các chỉ tiêu hoạt động đều đạt cao so với kế hoạch; tổng nguồn huy động đạt 15.000 tỷ đồng; tăng trưởng tín dụng đạt trên 10.000 tỷ đồng, tăng
13%; hoạt động thanh toán, dịch vụ, lợi nhuận… đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này là tiền đề tốt để ngân hàng hoạch định kế hoạch cho năm 2016.
Năm 2016 dự báo ngành ngân hàng sẽ tiếp tục khó khăn trong bối cảnh kinh tế vĩ mô vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa do cầu kinh tế nội địa yếu. Trong khi tiến độ xử lý nợ xấu chưa có nhiều cải thiện. Đó là chưa kể đến chi phí xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro dự báo sẽ tăng mạnh do áp dụng Thông tư số 02 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản, có mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro. Do đó đòi hỏi các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương phải thực hiện các giải pháp, trong đó chú ý quay về tăng trưởng cốt lõi, an toàn, cho vay đúng đối tượng và tăng cường cải thiện chất lượng dịch vụ, phục vụ tốt hơn để thu hút khách hàng…
2.1.4. Sự phù hợp cho sự phát triển cây công nghiệp dài ngày ở Bình Dương.
Phân tích thực trạng vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên cho thấy, Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Địa thế tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam với đất đai đa dạng và phong phú về chủng loại như: đất xám, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất phù sa Glây, đất dốc tụ,… Bên cạnh đó, khí hậu ở Bình Dương cũng như khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ là nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, Bình Dương là một tỉnh thuận lợi cho việc phát triển cây CNDN.
Về kinh tế, Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 Km - 15 Km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Với nhiều
khu công nghiệp, khu chế xuất cần các nguyên liệu đầu vào từ các loại cây CNDN. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn tiện cũng tạo điều kiện cho việc vận chuyển, thương mại cây CNDN và các sản phẩm từ cây CNDN.
Bên cạnh thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tiềm lực kinh tế cho phát triển cây CNDN. Bình Dương còn là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước từ nhiều năm nay, tỉnh Bình Dương hiện đang trở thành trung tâm kinh tế sôi động với hàng chục khu công nghiệp đang hoạt động. Cũng trong thời gian qua, hệ thống NHTM và quỹ tín dụng đã mở rộng và phát triển không ngừng tại địa phương này. Đây cũng là tiền đề giải quyết vấn đề vốn đầu tư cho phát triển cây CNDN trên địa bàn tỉnh.
2.2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG.
2.2.1 Thực trạng phát triển cây công nghiệp dài ngày
2.2.1.1 Thực trạng phát triển cây công nghiệp dài ngày tại Việt Nam Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây công nghiệp dài ngày ở Việt Nam
Cây trồng | Đơn vị | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | Tỷ lệ thay đổi so với 2014 | |
1 | Cà phê | |||||||
Diện tích gieo trồng | 1.000 ha | 586,2 | 623,0 | 637,0 | 641,7 | 657,0 | 2,38% | |
Năng suất | tạ/ha | 23,5 | 22,0 | 22,8 | 23,6 | 24,3 | 2,97% | |
Sản lượng | 1.000 tấn | 1.276,6 | 1.260,4 | 1.326,6 | 1.395,6 | 1.401,1 | 0,39% | |
2 | Cao su | |||||||
Diện tích gieo trồng | 1000 ha | 801,6 | 917,9 | 958,8 | 977,7 | 979,5 | 0,18% | |
Năng suất | tạ/ha | 17,2 | 16,2 | 15,5 | 16,9 | 17,1 | 1,18% | |
Sản lượng | 1.000 tấn | 789,3 | 877,1 | 846,9 | 953,7 | 988,5 | 3,65% | |
3 | Hồ tiêu | |||||||
Diện tích gieo trồng | 1.000 ha | 55,5 | 60,2 | 69,0 | 83,8 | 81,2 | -3,10% |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiêu Chí Đánh Giá Mở Rộng Tín Dụng Ngân Hàng Để Phát Triển Cây Công Nghiệp Dài Ngày
- Khả Năng Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Của Khách Hàng.
- Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 6
- Biến Động Diện Tích Cây Công Nghiệp Dài Ngày Ở Bình Dương
- Dư Nợ Tín Dụng Cây Công Nghiệp Dài Ngày Phân Theo Ngân Hàng
- Kết Quả Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Mở Rộng Tín Dụng Ngân Hàng Để Phát Triển Bền Vững Cây Công Nghiệp Dài Ngày Của Các Ngân Hàng Thương
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
Năng suất | tạ/ha | 24,9 | 24,1 | 24,6 | 26,0 | 25,1 | -3,46% | |
Sản lượng | 1.000 tấn | 112 | 116 | 125 | 147,4 | 143,2 | -2,85% | |
4 | Điều | |||||||
Diện tích gieo trồng | 1.000 ha | 363,7 | 335,2 | 308,1 | 298,4 | 285,3 | -4,39% | |
Năng suất | tạ/ha | 9,3 | 9,7 | 9,2 | 11,9 | 11,3 | -5,04% | |
Sản lượng | 1.000 tấn | 309,1 | 312,5 | 275,5 | 344,9 | 341,3 | -1,04% |
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 2011 - 2015
Từ bảng 2.1 cho thấy, nước ta có nhiều cây CNDN như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều… Những loại cây này thường được trồng ở vùng miền núi và trung du.
Cà phê là loại cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. Các vùng trồng cà phê chủ yếu là Tây Nguyên, Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Riêng Tây Nguyên có sản lượng cà phê chiếm gần 90% sản lượng cà phê của cả nước do có diện tích đất đỏ bazan lớn nhất với tầng phong hóa dày, giàu chất dinh dưỡng, phân bố trên bề mặt rộng lớn và tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường cây công nghiệp với quy mô lớn. Theo Tổ chức Cà phê quốc tế- IOC, Việt Nam đã vượt qua Brazil để trở thành nhà xuất khẩu cà phê số một thế giới kể từ năm 2013 nhờ sản xuất được mùa lại được giá. Tổng lượng cà phê cả nước trong năm 2014 là 1,395 triệu tấn, trị giá đạt hơn 3,69 tỷ USD. Năm 2015, diện tích trồng cà phê chỉ tăng 2,38% so với năm 2014 nhưng năng suất tăng 2,97% so với năm 2014.
Cao su là cây ưa trồng ở vùng đất đỏ bazan, là cây cho nhựa có giá trị kinh tế cao. Một số tỉnh miền nam là nơi có điều kiện thuận lợi cho việc trồng cao su, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ với diện tích trồng cao su chiếm 80% diện tích toàn quốc. Năm 2013, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về sản lượng khai thác cao su thiên nhiên với tỷ trọng khoảng 7,6%, tương đương 816.900 tấn và đứng thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên thế giới, chiếm thị phần khoảng 10,3% tương đương 1,02 triệu tấn. Giá trị xuất khẩu mặt hàng cao su Việt Nam trong năm
2013 đạt 2,49 tỷ USD, tăng 5,2% về lượng nhưng giảm 12,9% về giá trị so với năm trước. Việt Nam cũng đang đứng thứ 5 thế giới về diện tích trồng cao su. Năm 2013, diện tích trồng cao su của Việt Nam đạt 846,9 nghìn ha, trong đó diện tích khai thác sản phẩm là 546,4 nghìn ha. Đến năm 2014, diện tích khai thác cao su tăng 3,3% so với năm 2013, đạt 564,3 nghìn ha. Đến năm 2015, diện tích khai thác cao su tiếp tục tăng 2,4% so với năm 2014, đạt mức 578,1 nghìn ha.
Hồ tiêu là loại cây CNDN được trồng nhiều ở các vùng trung du, miền núi ở nhiều địa phương. Từ khoảng năm 2011 đến nay, diện tích gieo trồng hồ tiêu bắt đầu tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình khoảng 6,5%/năm. Các địa phương có diện tích gieo trồng hồ tiêu lớn bao gồm Đồng Nai, Gia Lai, Đắc Lắc. Năm 2013, sản lượng hồ tiêu của cả nước đã đạt trên 100 nghìn tấn, với mức sản lượng này, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí quốc gia sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nhu cầu hồ tiêu nội địa của Việt Nam ở mức thấp, chỉ khoảng 6% tổng sản lượng sản xuất hàng năm, còn lại 94% được sử dụng cho mục đích xuất khẩu. Năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu được 118 nghìn tấn hồ tiêu, tương đương 896,2 triệu USD, tăng 13,2% so với năm trước. Trước khi được xuất khẩu, hồ tiêu được đưa đến các cơ sở chế biến để sơ chế. Hoạt động chế biến dành cho xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam chủ yếu xoay quanh hai thành phẩm chính là hồ tiêu đen và hồ tiêu trắng chưa xay; còn hồ tiêu xay chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 12% tổng sản phẩm hồ tiêu của Việt Nam. Diện tích gieo trồng hồ tiêu tăng mạnh vào năm 2014 đạt 83,8 nghìn ha trong khi năm 2013 diện tích khai thác hồ tiêu là 69 nghìn ha. Đến năm 2015, diện tích khai thác hồ tiêu giảm nhẹ 3,1% so với năm 2014, đạt 81,2 nghìn ha.
Điều là loại cây công nghiệp lâu năm có khả năng sinh trưởng trên nhiều loại đất ở Đông Nam Bộ, vùng thấp Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và một số vùng đất cao ở Đồng bằng sông Cửu Long, là cây đa mục tiêu, sinh trưởng nhanh, tán rộng che phủ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn rất tốt. Sản phẩm chính của cây điều là hạt và dầu vỏ hạt điều, là mặt hàng tiêu dùng, xuất khẩu có
giá trị kinh tế cao và ổn định. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hạt điều đạt 1,65 tỷ USD, là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. Trong những năm gần đây, nhiều diện tích điều bị đốn bỏ chuyển sang trồng các cây khác có lợi thế so sánh cao hơn hoặc chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, năng suất và sản lượng điều trong nước giảm sút; hiệu quả sản xuất điều thấp hơn một số cây trồng khác như cao su, cà phê, hồ tiêu. Cụ thể, năm 2014 diện tích gieo trồng điều là 298,4 nghìn ha, giảm 3,4% so với năm 2013. Tuy nhiên năng suất trồng điều năm 2014 đạt 11,9 tạ/ha, tăng 29,35% so với năm 2013. Trong năm 2015, diện tích điều tiếp tục giảm 4,39% so với năm 2014, đạt 285,3 nghìn ha và kéo theo năng suất giảm 5,04% so với năm 2014.
2.2.1.2 Phát triển cây công nghiệp dài ngày tại Bình Dương Biều đồ 2.1 Diện tích gieo trồng cây công nghiệp dài ngày
Đơn vị: nghìn ha
160
140
133
134
136
137
139
120
114
111
111
110
109
100
80
60
40
20
0
2011
2012
2013
2014
2015
Diện tích gieo trồng (nghìn ha)
Diện tích cho sản phẩm (nghìn ha)
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015
Biểu đồ 2.1 cho thấy trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp tại Bình Dương, cây CNDN có một vị trí khá đặc biệt quan trọng. Trước năm 2011, diện tích gieo trồng và diện tích cho sản lượng cây CNDN gia tăng nhanh chóng, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu theo đó cũng liên tục gia tăng. Cho tới năm 2011, cây
công nghiệp dài ngày chiếm tới 44,6% trong tổng giá trị sản phẩm và 65,2% giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp năm 2015. Đây là ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất thâm canh quy mô lớn, hiện đại, có đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước tại địa phương. Tại Bình Dương, những loại cây CNDN có diện tích và giá trị sản xuất lớn nhất là cao su, điều, hồ tiêu và cà phê, trong đó đáng kể hơn cả là cao su và điều.
Trong giai đoạn 2011 – 2015, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở nhiều vùng ven đô thị tại Bình Dương đã dẫn đến sự thu hẹp đáng kể diện tích gieo trồng cây CNDN. Cụ thể là năm 2011, diện tích gieo trồng cây CNDN giảm 8%, chỉ còn lại 133 nghìn ha so với 145 nghìn ha của năm trước. Đến năm 2012, diện tích gieo trồng cây CNDN chỉ tăng 0,5%, tương ứng với mức tăng 1 nghìn ha, đưa tổng diện tích gieo trồng lên 134 nghìn ha.
Sang năm 2013, diện tích gieo trồng đã được phục hồi mở rộng, dẫn đến tổng diện tích gieo trồng tăng 2%, đưa tổng diện tích gieo trồng lên 136 nghìn ha.
Đến năm 2014, diện tích gieo trồng tiếp tục tăng nhẹ 0,6%, đưa tổng diện tích gieo trồng lên 137 nghìn ha. Xu hướng mở rộng diện tích gieo trồng vẫn tiếp tục trong năm 2015, diện tích gieo trồng tiếp tục tăng 1,5%, tổng diện tích gieo trồng đạt 139 nghìn ha.
Mặc dù diện tích gieo trồng cây CNDN có sự gia tăng qua các năm nhưng phát triển cây CNDN tại Bình Dương chưa bền vững. Điều này có thể thấy qua diện tích cho sản phẩm lại có xu hướng giảm qua các năm. Nếu như năm 2011, tổng diện tích cho sản phẩm là 114 nghìn ha, tương đương 86% diện tích gieo trồng, thì đến năm 2015, diện tích khai thác đã giảm xuống 109 nghìn ha, tương đương 78% diện tích gieo trồng. Sự mở rộng khoảng cách giữa diện tích gieo trồng và diện tích khai thác cho thấy phần lớn cây CNDN tại Bình Dương đang ở độ tuổi già nua và cho sản phẩm ít, trong khi đó, diện tích trồng mới cây công nghiệp là không đáng kể.
Biểu đồ 2.2 Diện tích gieo trồng các cây công nghiệp dài ngày chủ yếu
Đơn vị: nghìn ha
120,00
100,00
80,00
60,00
40,00
20,00
0,00
2011
2012
2013
2014
2015
Cao su
Điều
Cà phê
Hồ tiêu
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015
Từ biểu đồ 2.2 cho thấy, trong các cây CNDN thì cây cao su có diện tích lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2011, diện tích gieo trồng cao su là 91,44 nghìn ha, đến năm 2012 tăng nhẹ lên 96,52 nghìn ha. Tuy nhiên đến năm 2013, diện tích gieo trồng cao su đã tăng mạnh lên 101,69 nghìn ha, tương ứng với mức tăng 11,21% so với năm 2011. Đến năm 2014, diện tích gieo trồng cao su tiếp tục tăng lên 105,05 nghìn ha, tương ứng với mức tăng 14,88% so với năm 2011. Diện tích gieo trồng cao su tiếp tục tăng lên 108,15 nghìn ha vào năm 2015, tương ứng tăng 18,27% so với năm 2011. Cao su là loại cây CNDN chủ đạo ở Bình Dương. Đây là loại cây rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng đất đỏ bazan và địa hình đồi núi dốc thoải ở nhiều địa phương, loại cây này vừa có năng suất và giá trị kinh tế cao, vừa có chức năng như rừng phòng hộ, đảm bảo độ ẩm cho đất, cải thiện môi trường sinh thái.
Cây điều có diện tích gieo trồng lớn thứ hai trong số các cây CNDN ở Bình Dương. Trước năm 2011, loại cây này được trồng khá nhiều ở các địa phương. Đây là loại cây không kén đất, chi phí đầu tư trồng trọt và chăm sóc không lớn