Giáo dục và nâng cao sức khỏe - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN


GIÁO DỤC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE


NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC

Hà Nội 2007


Chủ Biên


PGS. TS. Đàm Khai Hoàn


BAN BIÊN SOẠN


1. PGS.TS. Đàm Khai Hoàn

2. ThS. Hạc Văn Vinh

3. ThS. Nguyễn Ngọc Diệp

4. ThS. Lê Văn Tuấn

LỜI GIỚI THIỆU‌

Giáo dục sức khỏe là một môn học của Y tế công cộng. Hiện nay, Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe đang là một chức năng, nhiệm vụ bắt buộc của tất cả các cán bộ y tế và các cơ sở y tế. Hiện nay, Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe là một môn học nằm trong chương trình chính khoá được giảng dạy cho sinh viên ngành học bác sỹ đa khoa trong tất cả các trường Đại học Y trên toàn quốc.

Tại trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe được chính thức đưa vào giảng dạy ở bộ môn Y xã hội học từ 1986. Năm 1997, khi bộ môn Y học cộng đồng được thành lập, Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe đã là một môn học chính trong chương trình đào tạo đại học và sau đại học của bộ môn.

Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên, tập thể giảng viên của bộ môn đã biên soạn tập tài liệu này. Nội dung chính của tài liệu cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe cho sinh viên y khoa. Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi dựa vào các tài liệu của Vụ Khoa học - Đào tạo Bộ Y tế. tài liệu của chương trình đào tạo định hướng cộng đồng và một số tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước.

Phần thực hành là phần hướng dẫn sinh viên tiếp cận hộ gia đình. Đây là một nội dung hết sức bổ ích cho sinh viên y khoa, mang đặc tính dạy/học dựa vào cộng đồng của dự án CBE - Đơn vị tài trợ của việc biên soạn tài liệu này.

Phần lượng giá chúng tôi giới thiệu một số câu hỏi lượng giá của bộ môn. Bộ câu hỏi lượng giá là sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 dự án đào tạo của Nhà trường đó là Dự án COM - Hà Lan và CBE - Thụy Điển.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong biên soạn, những chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong các đồng nghiệp và các bạn sinh viên góp ý để lần biên soạn sau hoàn chỉnh hơn.


T/M nhóm biên soạn

PGS.TS. ĐÀM KHẢI HOÀN

CHỮ VIẾT TẮT


Chăm sóc sức khỏe CSSK


Chăm sóc sức khỏe ban đầu CSSKBĐ


Giáo dục sức khỏe GDSK


Nâng cao sức khỏe NCSK


Nhân viên y tế thôn bản NVYTTB


Suy dinh dưỡng SDD


Truyền thông - Giáo dục sức khỏe TT- GDSK

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Cuốn tài liệu này nhằm giới thiệu chương trình chi tiết môn học, nội dung của các bài học Truyền thông - Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, trong cuốn tài liệu này chúng tôi cũng hướng dẫn cho sinh viên chủ động học tập, lượng giá và giới thiệu các tài liệu tham khảo liên quan đến môn học.

Trước khi bắt đầu môn học, sinh viên đọc phần chương trình chi tiết của một học để có cách nhìn tổng quan về mục tiêu, nội dung, thời lượng. Dựa vào kim nghiệm học tập của bản thân sinh viên sẽ xây dựng kế hoạch học tập môn học Truyền thông - Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe một cách chủ động.

Khi đọc từng bài học phần đầu tiên sinh viên cần nghiên cứu là mục tiêu bà học mà sinh viên cần đạt, phần này sẽ giúp sinh viên định hướng xuyên suốt qui trình nghiên cứu nội dung bài học. Phần nội dung sẽ giới thiệu những kiến thức cơ bản bao phủ mục tiêu của bài học. Khi đọc phần này hãy cố gắng tìm kiếm thông tin để trả lời cho từng mục tiêu bài học, đánh dấu vào những điểm cần lưu ý hoạt cần tìm hiểu sâu hơn. Sau khi nghiên cứu kỹ phần nội dung sinh viên sẽ tự lượm giá lại những kiến thức trong bài học bằng cách trả lời các câu hỏi theo sự chỉ dẫn Sinh viên có thể tìm kiếm đáp án ở phần cuối của tài liệu nhưng nhất thiết sim viên phải cố gắng tìm ra câu trả lời trước khi xem đáp án. Phần cuối cùng của mô bài học hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế các vấn đi đã nêu ra trong bài học khi thực hành tại cộng đồng hoặc các cơ sở sở y tế. Tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế của toàn bộ môn học là việc bó buộc đối với sinh viên. Để dễ dàng hơn trong việc chủ động học tập và vận dụm thực tế sinh viên nghiên cứu phần hướng dẫn ở cuối tài liệu. Phần này sẽ giúp sim viên hiểu được sâu sắc hơn về ý nghĩa của môn học và cách vận dụng nó khi thời hành nghề nghiệp.

Sinh viên nên tìm kiếm những tài liệu tham khảo trên thư viện của Trườnl Đại học Y khoa và các thư viện khác để mở rộng hoặc hiểu sâu hơn các bài học để giới thiệu trong tài liệu. Danh mục các tài liệu tham khảo được hệt kê ở phần của cùng của cuốn sách.

MÔN HỌC/HỌC PHẦN: TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE‌


Đối tượng đào tạo: sinh viên chính qui năm thứ ba

Số đơn vị học trình: tống số3; Lý thuyết 2; Thực hành 1 Số tiết: 45; Lý thuyết 30; Thực hành 15

Số điểm kiểm tra: 2 Số điểm thi: 1

Thời gian thực hiện: học kỳ 5, 6 (Năm thứ 3)

Mục Tiêu

1 Trình bày được các kiên thức cơ bản về Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

2. Lập được kê hoạch Truyền thông - Giáo dục sức khỏe đế chăm sóc sức khỏe cộng đông.

3. Thực hiện được Truyền thông - Giáo dục sức khỏe cho các cá nhân, gia

đình và cộng đông.

4. Xác định được tầm quan trọng của công tác Truyền thông - Giáo dục sứckhỏe


NỘI DUNG




Tên bài học /chủ đề

số tiết

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

1

Khái niệm, vị trí, vai trò của Truyền thông

- Giáo dục sức khỏe

2

2


2

Hành vi sức khỏe, quá trình thay đổi hành vi sức khỏe.

4

4


3

Nguyên tắc trong Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

2

2


4

Kỹ năng Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

5

5


5

Phương tiện phương pháp và Truyền thông

- Giáo dục sức khỏe

6

6


6

Lập kế hoạch và quản lý hoạt động Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

6

6


7

Giáo dục sức khỏe cho các cộng đồng

3

3


8

Đánh giá kết quả giáo dục sức khỏe

2

2


9

Thực hành tiếp cận hộ gia đ nít

15


15


Tổng số

45

30

15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE‌‌


Mục tiêu

sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Phân tích được bản chất của quá trình Giáo dục sức khỏe;

2. Mô tả được mục đích, vị trí, vai trò của Truyền thông - Giáo dục sức khỏe trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người;

3. Nhận thức được tầm quan trọng của Truyền thông - Giáo dục sức khỏe và trách nhiệm của cán bộ y tê trong công tác Truyền thông - Giáo dục sức khỏe.

1. Khái niệm Giáo dục sức khỏe

Truyền thông - Giáo dục sức khỏe (TT- GDSK) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe, góp phần giúp mọi người đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất. Theo Tổ chức Y tế thế giới: "Sức khỏe là một trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật". Sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi người, là nhân tố cơ bản trong toàn bộ sự phát triển của xã hội. Có nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe của mỗi người: yếu tố xã hội, văn hoá, kinh tế, môi trường và yếu tố sinh học như di truyền, thể chất. Muốn có sức khỏe tốt phải tạo ra môi trường sông lành mạnh và đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực, chủ động của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Đẩy mạnh công tác TT- GDSK là biện pháp quan trọng giúp mọi người dân có kiến thức về sức khỏe, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, từ đó có cách nhìn nhận vấn đề sức khỏe đúng đắn và hành động thích hợp vì sức khoẻ. Ở nước ta từ trước đến nay hoạt động TT- GDSK đã được thực hiện dưới các tên gọi khác nhau như: tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe, giáo dục vệ sinh phòng bệnh... dù dưới cái tên nào thì các hoạt động cũng nhằm mục đích chung là góp phần bảo vệ nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Hiện nay tên gọi TT- GDSK được sử dụng khá phổ biến và được coi là tên gọi chính thức phù hợp với hệ thống TT- GDSK ở nước ta.

Truyền thông - Giáo dục sức khỏe giống như giáo dục chung, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Truyền thông - Giáo dục sức khỏe nói chung tác động vào 3 lĩnh vực: kiến thức của con người về sức khỏe, thái độ của con người đối với sức khỏe, thực hành hay cách ứng xử của con người đối với bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Thực chất TT- GDSK là quá trình dạy và học, trong đó tác động giữa người thực hiện giáo dục sức khỏe và người được giáo dục sức khỏe theo hai chiều. Người thực hiện TT- GDSK không phải chỉ là người "Dạy" mà còn phải biết "Học" từ đối tượng của mình. Thu nhận những thông tin phản hồi từ đối tượng được TT- GDSK là hoạt động cần thiết để người thực hiện TT- GDSK điều chỉnh, bổ sung hoạt động của mình nhằm nâng cao kỹ năng, nâng cao hiệu quả các hoạt động TT- GDSK.

TT- GDSK đã được đề cập đến trong các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới. Sự tập trung của TT- GDSK là vào lý trí, tình cảm và các hành động nhằm thay đổi hành vi có hại, thực hành hành vi có lợi mang lại cuộc sống khỏe mạnh, hữu ích. TT- GDSK cũng là phương tiện nhằm phát triển ý thức con người, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh trong giải quyết vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. TT- GDSK không phải chỉ là cung cấp thông tin hay nói với mọi người những gì họ cần làm cho sức khỏe của họ mà là quá trình cung cấp kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường để nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái độ về sức khỏe và thực hành hành vi sức khỏe lành mạnh. Điều cần phải ghi nhớ là không nên hiểu TT- GDSK đơn giản như trong suy nghĩ của một số người coi TT- GDSK chỉ là cung cấp thật nhiều thông tin về sức khỏe cho mọi người.‌

Mục đích quan trọng cuối cùng của TT- GDSK là làm cho mọi người từ bỏ các hành vi có hại và thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe, đây là một quá trình lâu dài, cần phải tiến hành theo kế hoạch, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, với sự tham gia của ngành y tế và các ngành khác. Trong TT- GDSK chúng ta quan tâm nhiều đến vấn đề là làm thế nào để mọi người hiểu được các yếu tố nào có lợi và yếu tố nào có hại cho sức khỏe, từ đó khuyến khích, hỗ trợ nhân dân thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe và từ bỏ các hành vi có hại cho sức khỏe.

2. Bản chất của quá trình giáo dục sức khỏe

2.1. Giáo dục sức khỏe làm thay đổi hành vi sức khỏe: thay đổi hành vi sức khỏe, tạo lập hành vi có lợi cho sức khỏe là bản chất quyết định trong GDSK. Nội dung chi tiết trình bày trong bài hành vi sức khỏe, quá trình thay đổi hành vi sức khỏe riêng.

2.2. Giáo dục sức khỏe là một quá trình truyền thông: giáo dục sức khỏe là một quá trình truyền thông, bao gồm những tác động tương hỗ thông tin hai chiều giữa người GDSK và đối tượng được GDSK (sơ đồ l.l).

Quá trình truyền thông khác với quá trình thông tin sức khỏe Thông tin sức khỏe 1

Quá trình truyền thông khác với quá trình thông tin sức khỏe. Thông tin sức khỏe chỉ đơn thuần là quá trình thông tin một chiều (sơ đồ l.2)

Thông tin sức khỏe chỉ đơn thuần là quá trình thông tin một chiều sơ đồ l 2 2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024