Mục tiêu nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu trước
Xây dựng mô hình nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lượng
Đo lường, thu thập số liệu
Xử lý số liệu
Có thể bạn quan tâm!
- Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 1
- Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 2
- Tiêu Chí Đánh Giá Mở Rộng Tín Dụng Ngân Hàng Để Phát Triển Cây Công Nghiệp Dài Ngày
- Khả Năng Tiếp Cận Vốn Tín Dụng Của Khách Hàng.
- Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 6
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
Kết quả nghiên cứu
Các giải pháp
6. Nguồn số liệu thu thập
Nguồn số liệu thu thập bao gồm số liệu thứ cấp và sơ cấp.
Số liệu thứ cấp về thực trạng cây CNDN tại Việt Nam được lấy từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Số liệu về thực trạng cây CNDN tại Bình Dương được lấy từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Dương. Số liệu về tín dụng cây CNDN của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương như dư nợ phân theo các tiêu chí, nợ quá hạn, nợ xấu, … đối với cho vay lĩnh vực này được lấy từ NHNN chi nhánh tỉnh Bình Dương.
Số liệu sơ cấp dùng trong nghiên cứu được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp khách hàng thông qua các bảng câu hỏi.
7. Bố cục của luận án
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày tại ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY
1.1.1 Khái quát về cây công nghiệp dài ngày
1.1.1.1 Khái niệm
Theo Nguyễn Sinh Cúc (2005), cây CNDN là loại cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, có chu kì kinh doanh dài, tuổi đời kinh tế của cây thường kéo dài từ vài năm đến vài chục năm.
Phần lớn cây CNDN sau khi trồng phải trải qua một số năm mới cho hoa, quả, sau đó tiếp tục chu trình sống nhiều năm nữa. Sự phát triển của cây CNDN được chia thành hai phân kỳ là phân kỳ kiến thiết cơ bản tính từ lúc trồng cho tới lúc cho sản phẩm và phân kỳ kinh doanh tính từ lúc cho sản phẩm trở đi. Các loài cây CNDN như chè, cà phê, cao su, tiêu, điều có sản phẩm chủ yếu làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012), cây CNDN là những loài cây công nghiệp, cây ăn quả có thời gian kiến thiết cơ bản và thời gian kinh doanh trong nhiều năm. Sản phẩm của cây công nghiệp dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
Như vậy, theo tác giả cây CNDN còn gọi là cây lâu năm là những loài cây có thời gian kiến thiết cơ bản và phân kỳ kinh doanh trong nhiều năm. Những loại cây này cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, có chu kì kinh doanh dài, tuổi đời kinh tế của cây thường kéo dài từ vài năm đến vài chục năm.
1.1.1.2 Đặc điểm
Cây CNDN bao gồm nhiều chủng loại rất phong phú và đa dạng, ngoài những đặc điểm riêng, chúng có chung những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sau:
Một là, ưa ẩm, ưa nhiệt, đảm bảo đất thích hợp với biên độ sinh thái hẹp. Các cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su,… phù hợp với đất đỏ badan, đất đỏ đá vôi có dinh dưỡng cao, tơi xốp hoặc đất chua có độ pH từ 4 đến 6. Biên độ sinh thái của cây công nghiệp không lớn, như cây cà phê chỉ sinh trưởng và phát triển trong điều kiện nhiệt độ trên 15°C và ưa ẩm, phát triển trong các vùng giữa hai chí tuyến Bắc và Nam, không vượt quá giới hạn 35° và độ cao 1.300m.
Hai là, so với cây lương thực, các loại cây CNDN cần nhiều lao động có kĩ thuật, kinh nghiệm sản xuất và sử dụng nhiều lao động, số ngày công lao động trên một diện tích trồng cây công nghiệp thường gấp 2 đến 3 lần. Đặc điểm này bị chi phối bởi yêu cầu về sinh thái của cây công nghiệp.
Ba là, đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi chậm. Ví dụ, trồng cây cao su phải mất 7 năm mới được thu hoạch, trong suốt 7 năm cần phải đầu tư rất nhiều về phân bón, công chăm sóc... cây mới có thể cho mủ. Do vậy, cây công nghiệp thường được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất và từ đó tạo nên các vùng chuyên canh canh quy mô lớn.
Bốn là, sản phẩm được dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm, vì thế, ở các vùng trồng cây công nghiệp thường có các xí nghiệp chế biến sản phẩm của các cây này. Giá trị sản phẩm của cây công nghiệp tăng lên nhiều lần sau khi được chế biến. Ở nhiều nước đang phát trỉển thuộc miền nhiệt đới và cận nhiệt, các sản phẩm cây công nghiệp là các mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
1.1.2 Phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày
1.1.2.1 Nội dung phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày
Theo Ủy ban Brundtland “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (WCED 2004).
Cây CNDN chủ yếu được dùng làm vật liệu cung cấp cho các ngành công nghiệp chế tạo máy, sản xuất ô tô, may mặc, đồ gia dụng… Ngoài ra, gỗ từ các loại cây này còn được dùng để sản xuất đồ gỗ được đánh giá cao do có các đặc điểm như thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn… Ngoài lợi ích kinh tế, các loại cây
CNDN còn mang lại lợi ích xã hội. Cùng với rừng cây CNDN phát triển là hàng vạn ha đất trống, đồi trọc được che phủ, hàng chục lao động có việc làm ổn định…
Như vậy, từ khái niệm cây CNDN, khái niệm về phát triển bền vững thì quan điểm về phát triển bền vững cây CNDN được thể hiện ở các nội dung sau:
Sự phát triển của cây CNDN một mặt phải đáp ứng được các nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng ở hiện tại, mặt khác không làm ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng trong tương lai. Nói cách khác, sự phát triển của cây CNDN ở hiện tại luôn phải gắn kết với việc bảo vệ các khả năng và điều kiện phát triển của cây CNDN trong tương lai. Điều này đòi hỏi quá trình phát triển cây CNDN phải được quy hoạch bài bản, phải xét đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, qua đó, sự phát triển trong hiện tại phải gắn với việc bảo tồn quỹ đất, bảo tồn chất lượng đất, bảo tồn các loại giống cây, tạo điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng sản lượng và giá trị một cách ổn định và lâu dài.
Sự phát triển của cây CNDN không những phải ổn định, lâu dài mà còn phải cân đối, toàn diện trên ba mặt: Kinh tế - Xã hội – Môi trường. Về mặt kinh tế, sự phát triển của cây CNDN phải cân đối, toàn diện trên tất cả các khâu, các công đoạn của quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ, đảm bảo đem lại giá trị gia tăng cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng và địa phương. Về mặt xã hội, sự phát triển của cây CNDN phải đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của mọi chủ thể, bao gồm người trồng trọt, doanh nghiệp chế biến, người lao động, Nhà nước… góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu bền vững. Về mặt môi trường, sự phát triển của cây CNDN đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường sinh thái ở hiện tại cũng như tương lai.
Sự phát triển của cây CNDN phải gắn liền với sự phát triển một cách đồng bộ và có hệ thống của các yếu tố tạo lập nên thị trường sản phẩm cây công nghiệp dài ngày. Nói cụ thể hơn, việc phát triển cây CNDN không chỉ bao hàm sự mở rộng chiều rộng qua gia tăng diện tích và sản lượng canh tác, mà còn bao hàm sự phát triển chiều sâu theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng.
Điều này đòi hỏi phải xây dựng, phát triển và hoàn thiện một loạt các yếu tố như: các quy định pháp lý cho thị trường, hệ thống tài chính cho thị trường, công nghệ gieo trồng, chăm sóc, sản xuất và chế biến; kỹ năng lao động; năng lực quản lý trong trồng trọt, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây CNDN.
1.1.2.2 Sự cần thiết phải phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày
Tại nhiều địa phương ở Việt Nam, điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng rất thích hợp cho việc phát triển cây CNDN. Phần lớn các tỉnh ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đều coi ngành trồng cây CNDN là thế mạnh để phát triển kinh tế. Điều này cho thấy, cây CNDN giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Vai trò của cây CNDN thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Góp phần sử dụng hợp lí hơn tài nguyên đất, khí hậu và nước. Cây CNDN thường phân bố ở vùng núi, miền trung du. Việc phát triển cây công nghiệp sẽ nâng cao hệ số sử dụng đất. Tài nguyên khí hậu với lượng bức xạ, lượng ẩm đặc trưng của mỗi miền là cơ sở cho cây công nghiệp có điều kiện sinh thái phát triển. Như vậy xu hướng phát triển cây công nghiệp sẽ đa dạng hóa cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên trong nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở những vùng khó khăn. Sản phẩm của cây công nghiệp làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm đem lại giá trị kinh tế cao.
- Khắc phục tính mùa vụ, phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trường. Việc phát triển cây công nghiệp sẽ từng bước đa dạng hóa cây trồng, lấp kín dần khoảng thời gian nông nhàn của người nông dân. Trồng cây công nghiệp góp phần tăng cường giữ ẩm, hạn chế hạ thấp mực nước ngầm, chống xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ độ che phủ mặt đất tối ưu.
- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Trồng cây công nghiệp đòi hỏi về nguồn lao động và kĩ thuật cao hơn so với cây lương thực gấp từ hai đến ba lần. Sản phẩm sản xuất từ cây công nghiệp có giá trị cao. Tại Việt Nam, giá trị sản xuất cây lương thực trên 1 ha đất canh tác là 25,1 triệu đồng trong khi đó giá trị sản xuất của cây công nghiệp trên một ha đất đạt 36,8 triệu đồng, tăng
nguồn thu nhập, góp phần thay đổi sản xuất truyền thống lạc hậu sang tập quán sản xuất mới, nâng cao đời sống cho người nông dân.
- Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Cây công nghiệp được trồng với quy mô lớn, hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, áp dụng khoa học tiên tiến trong sản xuất, gắn liền vùng nguyên liệu với các nhà máy chế biến nông sản, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ đó cung cấp các mặt hàng xuất khẩu quan trọng, mang lại nguồn thu lớn về ngoại tệ.
1.2 MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò tín dụng ngân hàng để phát triển cây công nghiệp dài ngày
1.2.1.1 Khái niệm mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển cây công nghiệp dài ngày
Theo Nguyễn Lân (2006) thì mở rộng nghĩa là làm cho phạm vi, quy mô lớn hơn trước, chẳng hạn mở rộng hoạt động sản xuất kinh tức là gia tăng số lượng sản phẩm sản xuất được, gia tăng quy mô nhà xưởng sản xuất,…
Theo Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2013), tín dụng ngân hàng là nghiệp vụ phân phối nguồn vốn còn lại của ngân hàng sau khi thiết lập dự trữ cho các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế, nhằm điều tiết nguồn vốn cho nền kinh tế, đồng thời mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng.
Mở rộng tín dụng NHTM là hoạt động của ngân hàng nhằm tìm cách tăng số lượng khách hàng, tăng số dư tín dụng bằng cách xâm nhập vào những thị trường mới, tiềm năng hoặc cạnh tranh, thay thế. Việc mở rộng hoạt động tín dụng có thể được thực hiện theo 2 cách:
- Mở rộng hoạt động tín dụng theo chiều rộng là việc ngân hàng thực hiện xâm nhập vào thị trường mới, thị trường mà khách hàng chưa biết đến sản phẩm của ngân hàng mình, ở đây, có thể mở rộng hoạt động theo vùng địa lý, theo đối tượng khách hàng. Mở rộng hoạt động tín dụng theo vùng địa lý: là việc mở rộng theo khu vực địa lý hành chính nhằm làm tăng số lượng khách hàng, sản phẩm
được sử dụng nhiều hơn. Mở rộng hoạt động tín dụng theo đối tượng khách hàng: là việc thu hút các khách hàng của các tổ chức tín dụng khác, các khách hàng mới sử dụng sản phẩm, dịch vụ tín dụng của mình.
- Mở rộng hoạt động tín dụng theo chiều sâu là việc ngân hàng khai thác tốt hơn thị trường hiện có của mình, phân đoạn thị trường để thỏa mãn nhu cầu muôn hình, muôn vẻ của khách hàng. Việc thực hiện mở rộng hoạt động tín dụng theo chiều sâu bằng cách đa dạng hóa sản phẩm tín dụng. Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng là việc mở rộng danh mục sản phẩm, nó gắn liền với quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm, nhằm đảm bảo Ngân hàng thích ứng được với sự biến động của môi trường kinh doanh. Trên cơ sở việc đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, các ngân hàng có thể gia tăng doanh số và dư nợ cho vay để phát triển cây CNDN. Bên cạnh đó, song song với việc gia tăng doanh số và dư nợ, mở rộng tín dụng còn phải gắn liền với chất lượng tín dụng, thể hiện qua việc kiểm soát nợ xấu trong cho vay lĩnh vực này.
Như vậy, mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển cây CNDN có thể hiểu là làm gia tăng số lượng khách hàng vay vốn trồng cây CNDN, tăng quy mô tín dụng cả về doanh số cho vay và dư nợ đối với cây CNDN. Ngoài ra còn phải kiểm soát nợ xấu trong cho vay lĩnh vực này.
1.2.1.2 Đặc điểm mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển cây công nghiệp dài ngày
- Phần lớn các khoản tín dụng ngân hàng cấp cho lĩnh vực cây CNDN có quy mô vốn tương đối lớn, thời hạn dài. Do đặc điểm của cây CNDN là trồng trọt và sản xuất trên quy mô lớn, nên nhu cầu vốn nói chung, nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng nói riêng thường đòi hỏi có giá trị lớn, thời hạn cấp thường kéo dài trên một năm. Điều này đặc biệt xảy ra đối với những khoản tín dụng cấp cho công đoạn trồng trọt, chế biến cây CNDN.
- Chủ thể sử dụng vốn tín dụng ngân hàng là các hộ gia đình và các doanh nghiệp chuyên doanh cây CNDN. Ngoài một số hộ tiểu thương tham gia vào công đoạn thu mua, tiêu thụ sản phẩm tự nhiên cây CNDN, phần lớn chủ thể sử dụng vốn tín dụng ngân hàng là các hộ nông nghiệp và các doanh nghiệp chuyên
doanh cây CNDN. Đặc điểm của các hộ nông nghiệp là phân bố phân tán ở các vùng nông thôn, nhu cầu vốn tín dụng nhằm mục đích trồng trọt, chăm sóc cây và thu hoạch sản phẩm cây CNDN. Các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của hộ gia đình là cho vay theo món, cho vay trả góp, giá trị món vay từ vài chục triệu đến vài trăm triệu. Đặc điểm của các doanh nghiệp chuyên doanh cây CNDN là tập trung ở vùng giáp ranh giữa rừng cây công nghiệp và đô thị, ngoài nhu cầu vốn tín dụng cho trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch, một phần nhu cầu tín dụng nhằm mục đích chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây CNDN. Do đó, sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp khá đa dạng. Ngoài sản phẩm cho vay theo món, các sản phẩm tín dụng khác được ngân hàng cấp cho doanh nghiệp bao gồm: cho vay theo hạn mức tín dụng, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá. Đặc biệt, sản phẩm cho vay theo hạn mức tín dụng rất thích hợp với công đoạn thu mua và chế biến, sản phẩm chiết khấu thích hợp với công đoạn xuất khẩu.
- Rủi ro của tín dụng: rủi ro tín dụng ngân hàng đối với cây CNDN là một bộ phận của rủi ro tín dụng nói chung, và mang nhiều đặc điểm của loại hình rủi ro nông nghiệp. Rủi ro tín dụng ngân hàng đối với cây CNDN xảy ra khi người đi vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng như trễ hẹn hoặc không thanh toán. Rủi ro tín dụng ngân hàng đối với cây CNDN có thể xảy ra ở bất kỳ hình thức cho vay nào đối với đối tượng này, cụ thể:
+ Cho vay để trồng và chăm sóc cây CNDN: ở hình thức cho vay này, nếu nguồn trả nợ là từ chính sản phẩm tự nhiên của cây CNDN trong tương lai thì rủi ro có thể xảy ra khi cán bộ cho vay không dự đoán được thời điểm cây CNDN cho sản phẩm dẫn đến tình trạng không xác định được chính xác thời điểm mà người đi vay có thể thanh toán được khoản vay. Nguyên nhân của vấn đề rủi ro này xuất phát từ việc cán bộ cho vay thiếu hiểu biết về các đặc tính kỹ thuật cũng như đặc tính nông học của cây CNDN. Bên cạnh đó, các rủi ro khách quan như thiên tai, bão lụt, hạn hán, hỏa hoạn và động đất, …có thể ảnh hưởng đến khả năng khai thác của người đi vay, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người đi vay. Đây là các rủi ro xuất phát từ những nguyên nhân bất khả
kháng mà cả người đi vay và cán bộ cho vay khó có thể lường trước đuợc.
+ Cho vay để thu mua và chế biến sản phẩm tự nhiên cây CNDN: ở hình thức cho vay này, nguồn trả nợ là từ việc mua đi bán lại các sản phẩm cây CNDN hoặc từ các sản phẩm được sản xuất ra sau giai đoạn chế biến sản phẩm tự nhiên thành thành phẩm. Rủi ro mà người đi vay không thể thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng có thể xuất phát từ tình hình tài chính yếu kém của khách hàng, hoặc từ việc không dư liệu được biến động giá cả, tình hình của thị trường … dẫn đến không dự trù được nguồn tiền để trả nợ cho các khoản vay đến hạn.
+ Cho vay để chuyển nhượng vườn cây CNDN: Thông thường, nguồn trả nợ cho các khoản vay này là từ nguồn bán sản phẩm tự nhiên từ vườn cây nên rủi ro cũng xảy ra khi các nguyên nhân bất khả kháng xảy đến, hoặc cán bộ tín dụng không tính toán được các kỳ hạn trả nợ của khách hàng cho phù hợp với nguồn thu dẫn đến tình trạng khách hàng không thể thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
+ Cho vay để xuất khẩu sản phẩm tự nhiên và sản phẩm đã qua chế biến: Trong hình thức cho vay này, rủi ro có thể xảy ra khi các chính sách xuất nhập khẩu ở trong nước hoặc nước ngoài thay đổi, hoặc tỷ giá đột biến bất thường, giá cả không ổn định… Các khoản cho vay đối với đối tượng này thường là cho ngắn hạn và liên quan đến tài trợ ngoại thương. Nguồn trả nợ cho các khoản vay này thường là từ nguồn ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.
Trong các loại rủi ro nêu trên, hai loại rủi ro đáng lưu tâm nhất là rủi ro thiên tai và rủi ro biến động giá cả sản phẩm cây CNDN. Cũng như các loại sản phẩm nông nghiệp khác, doanh thu từ lĩnh vực cây CNDN có độ nhạy rất lớn đối với giá thị trường trên thế giới. Loại rủi ro giá cả ảnh hưởng đến hầu như tất cả các công đoạn từ chăm sóc, thu hoạch, chế biến và xuất khẩu sản phẩm. Trong khi đó, loại rủi ro thiên tai thường ảnh hưởng đến công đoạn chăm sóc và thu hoạch sản phẩm cây CNDN.
- Tín dụng ngân hàng đối với cây CNDN là đa dạng và phong phú, vừa có
hình thức bán lẻ, vừa có hình thức bán buôn, tạo nên chuỗi khép kín từ khâu trồng trọt, sản xuất chế biến đến tiêu dùng và xuất khẩu.
1.2.1.3 Vai trò mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển cây công nghiệp dài ngày
Ngành trồng trọt và chế biến sản phẩm cây CNDN đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu dài, do đó, ngoài nguồn vốn tự có của người sản xuất thì nguồn vốn vay nợ từ bên ngoài, đặc biệt là vốn tín dụng từ các NHTM đã trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan.
Vai trò của tín dụng ngân hàng được thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Tín dụng ngân hàng có tác dụng tích cực đến sự phát triển theo chiều rộng cũng như chiều sâu của cây CNDN. Một mặt, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để người dân đầu tư mở rộng nhằm gia tăng diện tích đất canh tác, qua đó làm gia tăng sản lượng cây CNDN. Mặt khác, thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích cực áp dụng khoa học công nghệ và kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào, tín dụng ngân hàng đã góp phần làm gia tăng hiệu quả sản xuất cây CNDN.
- Cây CNDN là loại cây cho giá trị kinh tế cao, là ngành mũi nhọn ở nhiều địa phương. Sự phát triển của cây CNDN, thông qua nguồn tín dụng ngân hàng, một mặt có tác dụng kích thích phát triển khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hiện đại, mặt khác còn có tác dụng giúp người dân tăng tích lũy tiết kiệm, giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo bền vững.
- Tín dụng ngân hàng tham gia vào toàn bộ các công đoạn của chu trình sản xuất khép kín cây CNDN, từ trồng trọt đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ, do đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển đồng bộ và toàn diện chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm cây CNDN. Ngành cây CNDN bao gồm một chuỗi các công đoạn có mối liên hệ mật thiết với nhau, do đó sự phát triển của một công đoạn cụ thể nào đó có tác dụng kích thích đến toàn bộ hệ thống. Chẳng hạn, sự phát triển của công đoạn chế biến và xuất khẩu sẽ có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của các công đoạn trồng trọt và chăm sóc cây. Ngược lại, sự phát triển của các công đoạn đầu như trồng trọt và chăm sóc
cũng tạo điều kiện để các công đoạn cuối như sản xuất và chế biến được thực hiện ở mức độ tập trung và chuyên môn hóa cao, qua đó tạo ra hiệu ứng tích cực do tính hiệu quả kinh tế theo quy mô mang lại.
- Ngành cây CNDN có quan hệ hữu cơ với nhiều ngành hỗ trợ khác, chẳng hạn như ngành dịch vụ vận tải, ngành sản xuất bao bì, ngành sản xuất máy công cụ nông nghiệp. Sự phát triển của ngành này sẽ tác động đến sự phát triển của các ngành khác. Tín dụng ngân hàng không chỉ tập trung vốn cho riêng ngành cây CNDN, mà còn tài trợ vốn cho các ngành hỗ trợ, qua đó có tác dụng kích thích sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế.
- Đáp ứng nhu cầu tài chính cho cá nhân, hộ nông dân, doanh nghiệp, công ty xuất nhập khẩu cây CNDN, khách hàng kinh doanh cây CNDN, sau đây gọi chung là khách hàng kinh doanh cây CNDN tăng tính cạnh tranh và quyết định sự sinh tồn của doanh nghiệp kinh doanh cây CNDN đứng vững trong cạnh tranh trên thương trường nội địa cũng như quốc tế trong điều kiện hội nhập.
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành sử dụng cây công nghiệp làm nguyên liệu như ngành sản xuất bao bì, ngành sản xuất máy công cụ nông nghiệp... qua đó có tác dụng kích thích sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế.
- Tài trợ vốn cho doanh nghiệp kinh doanh cây CNDN, thực hiện các nghĩa vụ thanh toán kịp thời, nâng cao uy tín doanh nghiệp kinh doanh cây CNDN với bạn hàng trên thị trường.
- Buộc các doanh nghiệp kinh doanh cây CNDN phải quan tâm chế độ hạch toán kinh tế khi nhận vốn vay của các NHTM.
- Tạo được thêm nhiều việc làm, thu hút lao động nhàn rỗi, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người lao động.
- Mở rộng tín dụng nói chung, mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp kinh doanh cây CNDN sẽ góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng, giúp ngân hàng tránh các rủi ro về thanh khoản, tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng và phát triển các dịch vụ khác như: thanh toán, bảo lãnh…, giúp thắt chặt mối quan hệ bền vững giữa ngân hàng với khách hàng.