Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Xếp Hạng Tín Dụng Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam


Thư tư Chưa có thư viện dữ liệu phục vụ công tác xếp hạng tín dụng Tại 1

Thư tư: Chưa có thư viện dữ liệu phục vụ công tác xếp hạng tín dụng.Tại mỗi chi nhánh theo quy trình cho vay thì tự lưu trữ chứng từ của mình, chỉ scan một số dữ liệu tài chính cơ bản chuyển lên thư mục chung như hệ thống như báo cáo tài chính của doanh nghiệp, số liệu CIC. Nguồn thông tin chưa có sự chia sẻ giữa các chi nhánh. Mỗi chi nhánh chủ yếu thu thập dựa trên kênh riêng của mình như phương tiện truyền thông, khách hàng cung cấp… Ngân hàng chưa tạo dựng được một cơ sở dữ liệu chung phục vụ cho nhu cầu phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ năm: Hệ thống công nghệ thông tin chưa đồng bộ. Hiện tại sử dụng phần mềm còn tương đối phức tạp, xảy ra nhiều lỗi liên quan đến lõi hệ thống, màn hình nhập xuất chưa trực quan và thiếu nhiều bảng so sánh kết quả và biểu đồ thông tin tài chính. Việc nhập số liệu tài chính từ doanh nghiệp đang thực hiện bằng thủ công mất rất nhiều thời gian và công sức. Chưa có sự liên thông với các phần mềm lên quan như phần mềm quản lý hợp đồng, phần mềm quản lý tài sản đảm bảo … dẫn đến phải qua nhiều bước để có thể lấy thông tin cần thiết phục vụ công tác xếp hạng.

2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế.

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Nguyên nhân do thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao. Mô hình chấm điểm của ngân hàng có trọng số cho các chỉ tiêu phi tài chính lớn, hạn chế của nó là phụ thuộc nhiều vào đánh giá khách quan của đội ngũ chuyên gia. Trong khi đó đội ngũ chuyên gia này đang chưa có nhiều kinh nghiệm, đủ độ nhảy cảm cần thiết để phân tích các yếu tố tài chính và phi tài chính, các mối quan hệ để thu thập thông tin… từ đó làm giảm chất lượng xếp hạng tín dụng.

Thứ hai: Nhân tố chất lượng nguồn thông tin thu thập được còn nhiều hạn chế. Trọng số đối với các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán và báo cáo đã qua kiểm toán của đơn vị độc lập chênh nhau không lớn.

Số liệu thu thập được chủ yếu phụ thuộc nhiều vào thiện chí cung cấp của doanh nghiệp. Trong khi đó việc kiểm tra độ chính xác của số liệu doanh nghiệp đưa ra không phải lúc nào ngân hàng cũng thực hiện được. Có một số những chỉ tiêu phi tài chính vĩ mô như xu hướng phát triển ngành… phụ thuộc vào trình độ, đánh giá chủ quan của cán bộ xếp hạng của chi nhánh gây lúng túng cho chi nhánh. Việc thiếu sự chia sẻ dữ liệu thông tin xếp hạng, chia sẻ dữ liệu đầu vào đầu ra, kinh nghiệm xử lý các vấn đề phát sinh giữa các chi nhánh cũng khiến giảm chất lượng thông tin.

Thứ ba: Yếu tố cơ sở hạ tầng tin học phục vụ công tác xếp hạng tín dụng. Mặc dù hệ thống xếp hạng tín dụng tại Maritime Bank đã được đầu tư lớn nhưng các cấu phần hệ thống còn chưa đồng bộ thống nhất. Mặt khác hệ thống văn bản hướng dẫn còn dàn trải, chưa tập trung phân loại theo nhóm đối tượng sử dụng gây lúng túng cho cán bộ khi tác tìm kiếm văn bản liên quan công tác xếp hạng tín dụng.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Thị trường tài chính còn thiếu những doanh nghiệp xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc kiểm định thường xuyên hệ thống của ngân hàng bằng cách so sánh với kết quả với doanh nghiệp xếp hạng là cần thiết. Điều này rất khó thực hiện do nước ta có hệ thống xếp hạng tín dụng vẫn còn đang trong giai đoạn xây dựng nên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tín dụng còn rất ít. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước, mặc dù có sự nỗ lực lớn nhưng vẫn chưa được đáp ứng những đòi hỏi về thông tin ngày càng cao về tính tin cậy, nhanh chóng và kịp thời.

Thứ hai: Chính sách của nhà nước liên quan đến công tác xếp hạng tín dụng chưa đồng bộ. Có thể kể đến là chính sách kế toán còn nhiều vấn đề đặc biệt là sự chuẩn hóa và sự minh bạch của doanh nghiệp với báo cáo tài chính. Hiện tại các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực quản trị và tài chính có hạn. Do


không có quy định bắt buộc về công khai báo cáo tài chính nên tình trạng sửa 2

không có quy định bắt buộc về công khai báo cáo tài chính nên tình trạng sửa đổi báo cáo tài chính là tình trạng thường thấy. Một trong những nhóm nguyên nhân nữa là Ngân hàng nhà nước chưa có quy định rõ ràng cho tiêu chí xếp hạng tín dụng cơ bản. Bộ chỉ tiêu tài chính, phi tài chính mỗi ngân hàng một kiểu. Dẫn đến cùng một doanh nghiệp có sự xếp hạng kết quả khác nhau từ các ngân hàng, điều này gây lãng phí chi phí và nguồn lực xã hội.

Thứ ba: Doanh nghiệp và các cơ quan liên quan không cung cấp thông tin chính xác cho ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp không lập website thông tin. Một kênh khác để xác minh thông tin từ cơ quan nhà nước như thuế, công an nhưng kênh này có nhiều hạn chế do không phải cơ quan nào cũng sẵn sàng chia sẻ thông tin… Các thông tin dựa vào các mối quan hệ mới có thể lấy được. Các ngân hàng chưa bắt tay nhau chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng thương mại nguyên nhân do cạnh tranh, do che giấu nợ xấu…

Kết luận chương 2

Trong chương hai, đề tài khái quát hoạt động của Maritime Bank, phân tích đánh giá thực trạng công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp từ đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân của những hạn chế đó. Căn cứ vào những kết quả của chương hai, đề tài sẽ tìm các giải pháp hoàn thiện điều chỉnh các nội dung cho phù hợp với thực tiễn được nêu trong chương ba của luận văn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

3.1.1. Định hướng hoạt động chung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Định hướng kinh doanh: Trên cơ sở thành công đã đạt được năm 2014 trong việc triển khai định hướng chiến lược tại các đơn vị kinh doanh, Maritime Bank định hướng tiếp tục đổi mới mô hình kinh doanh của các ngân hàng chuyên doanh theo định hướng tập trung phát triển phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh gia đình, tiểu thương hướng tới ngân hàng hoạt động hiệu quả. Cụ thể của chiến lược đó là:

- Triển khai mở rộng mạng lưới các điểm kinh doanh của Maritime Bank để phát triển mạnh mẽ các đối tượng khách hàng mục tiêu tại các địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục triển khai vào việc tập trung mô hình kinh doanh hướng tới đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân…

- Triển khai vào phân khúc khách hàng tiêu dùng qua mô hình công ty tài chính tín dụng tiêu dùng.

- Thúc đẩy các sản phẩm dịch vụ để tăng doanh thu từ phí dịch vụ.

Quản lý chất lượng tài sản: Maritime Bank tiếp tục tiến hành xác định mục tiêu tiếp tục quản trị với danh mục cụ thể nhằm giảm thiểu và phát sinh thêm nợ xấu, tăng cường nguồn lực để thu hồi nợ xấu để giữ nguyên mức nợ xấu dưới 3%.


Bảng 3 1 Bảng một số chỉ tiêu chính giai đoạn 2014 2015 Nguồn báo cáo thường 3

Bảng 3.1. Bảng một số chỉ tiêu chính giai đoạn 2014-2015. (Nguồn báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam).


STT


Chỉ tiêu


Năm 2014


Năm 2015

Tỷ lệ thay đổi (%) so với năm 2014

1

Tổng tài sản

104,369

109,576

105


2

Vốn huy động tại thị trường 1 và trái phiếu

huy động vốn


66,874


78,275


117

3

Dư nợ tín dụng

39,352

42,013

106.8

4

Nợ xấu (nhóm 3-5)

2.61

<3


5

Lợi nhuận trước trích lập dự phòng

985

1,114

113.1

6

Lợi nhuận trước thuế TNDN

162

165

101.9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - 11

3.1.2. Định hướng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Năm 2014 là năm đánh dấu bước thay đổi mạnh mẽ về mô hình cũng như tư duy phát triển kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng đang chú trọng đến tính hiệu quả thay vì chạy theo quy mô như những năm trước. Kết quả là năm 2014 mặc dù tổng dư nợ tín dụng giảm so với năm 2013 nhưng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động lại gia tăng. Chất lượng tín dụng luôn ở trạng thái tốt và luôn được kiểm soát theo đúng định hướng. Phát huy thành quả đạt được năm 2014, ngân hàng định hướng phát triển khách hàng doanh nghiệp cho các năm tiếp theo như sau:

- Ngân hàng chuyển đổi phương thức kinh doanh từ phương thức theo sản phẩm sang kinh doanh theo khách hàng. Đây là một phương thức tối ưu hóa cho từng khách hàng, kết nối các sản phẩm cho từng đối tượng khách hàng tạo tiện ích tối đa cho khách hàng.

- Phương thức kinh doanh mới dẫn đến ngân hàng phân loại ra ba đối tượng khách hàng: Khách hàng tín dụng toàn diện, khách hàng tín dụng

giao dịch, khách hàng phi tín dụng. Việc phân loại này giúp ngân hàng có thể quản trị tốt hơn, chuyên môn hóa cao hơn từ hội sở đến từng chi nhánh.

- Đội ngũ phát triển khách hàng tập trung vào tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ khách hàng để cung cấp cho khách hàng sản phẩm thiết kế đúng với từng phân khúc.

- Ngân hàng tăng cường quản trị rủi ro thông qua việc thống nhất các văn bản, đưa ra các tiêu chí chọn lọc khách hàng theo hướng chặt chẽ, rõ ràng, dễ thực hiện và quản lý.

Định hướng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam luôn quan tâm và đầu tư hiện đại hóa cho công tác quản trị rủi ro. Với việc chủ động tiến hành dự án Tuân thủ các tiêu chuẩn của Basel 2, thuê nhà thầu tư vấn EntroFine để phân tích khoảng cách, đưa ra kế hoạch tổng thể nhằm từng bước tuân thủ Basel 2.

Maritime Bank đã chủ động thực hiện sửa đổi ban hành các khung pháp lý quản trị rủi ro phù hợp với tình hình thực tế môi trường kinh tế. Qua đó các ngân hàng chuyên doanh tiến hành rà soát xây dựng chính sách khách hàng, tín dụng quản lý khách hàng theo từng đặc thù cho phân khúc khách hàng riêng của mình đồng thời xây dựng công cụ đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng khá đầy đủ.

Năm 2014 Ngân hàng tiếp tục điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng phân cấp hoạt động cho từng ngân hàng chuyên doanh, khối hỗ trợ. Việc thành lập các trung tâm quản lý rủi ro tại từng Ngân hàng chuyên doanh góp phần nâng cao công tác quản trị rủi ro theo hướng phù hợp hơn cho từng loại khách hàng.

Với việc hệ thống văn bản cụ thể rõ ràng trong phân cấp, hạn mức phê duyệt đến từng đối tượng cụ thể, ngân hàng đang từng bước tách bạch, phân định rõ trách nhiệm của từng khâu, đơn vị cá nhân trong quy trình


nghiệp vụ Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cá nhân nhanh chóng tìm 4

nghiệp vụ. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cá nhân, nhanh chóng tìm ra thiếu sót nếu có bất kì vấn đề gì xảy ra.

Các nghiệp vụ chính rủi ro cao đều đã kiểm soát tập trung tại hội sở chính: Phê duyệt tín dụng, định giá và quản lý tài sản đảm bảo, kiểm soát giải ngân và hỗ trợ tín dụng, quản lý tài sản, kế toán

Hệ thống quản trị rủi ro đã góp phần từng bước phát huy, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro hệ thống, các sai sót dần được hạn chế. Vì vậy định hướng quản trị rủi ro tín dụng các năm tiếp theo phù hợp với phát triển bền vững và hiệu quả thì ngân hàng định hướng tiếp tục hoàn thiện, bổ sung sửa đổi quy trình quy chế, có quy định cụ thể và xử lý vi phạm đủ mạnh để răn đe, phòng ngừa, xây dựng văn hóa tự giác tại Maritime Bank.

3.1.3. Giải pháp hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.

3.1.3.1 Kiểm định lại mô hình xếp hạng hiện tại bằng cách sử dụng Mô hình dự báo xác xuất phá sản Z:

Mô hình này được áp dụng rộng rãi trên thế giới với nhiều ưu điểm là dự báo một cách tương đối chính xác với các công ty có khả năng phá sản trong vòng 2 năm. Chỉ số này có những ưu điểm là phù hợp với các nước đang phát triển, mặt khác nó có thể dễ dàng xác định với các chỉ tiêu như vốn lưu động, tổng tài sản, lợi nhuận giữ lại, giá trị của vốn chủ sở hữu... Với những ưu điểm của mình, chỉ số Z hoàn toàn phù hợp để làm cơ sở cho việc ngân hàng có thể đánh giá, so sánh kết quả và kiểm định lại mô hình xếp hạng của mình.

3.1.3.2 Thực hiện hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng theo cơ sở basel 2:

Quy định của Basel II được thể hiện qua ba trụ cột: An toàn vốn tối thiểu, giám sát tuân thủ và kỷ luật thị trường. Tinh thần của Basel II là hỗ trợ các Ngân hàng khai thác và nâng cao hệ thống quản lý rủi ro theo nguyên tắc: Quy định phức tạp hơn và định hướng quản trị rủi ro, ứng phó

khác nhau với các rủi ro dựa trên đặc tính của từng loại rủi ro, ứng xử khác biệt với các TCTD dựa trên độ phức tạp của hệ thống quản trị rủi ro đang áp dụng.

Tổn thất dự kiến (Expected Loss - EL) = PD * EAD * LGD, từ đó tính được yêu cầu về vốn cho các rủi ro tín dụng.

Đối với xếp hạng tín dụng nội bộ, Basel II nêu hai phương pháp: phương pháp xếp hạng tín dụng cơ bản FIRB (Foundation Internal Rating Based Approach) và phương pháp xếp hạng tín dụng tiên tiến AIRB (Advanced Internal Rating Based Approach).

Theo phương pháp xếp hạng tín dụng cơ bản với khách hàng tổ chức, các ngân hàng ước lượng xác suất vỡ nợ PD (Probability of Default) cho mỗi mức xếp hạng tín dụng của khách hàng, các tham số tổn thất vỡ nợ LGD (Loss Given at Default), rủi ro vỡ nợ EAD (Exposure at Default) và kỳ đáo hạn hiệu dụng (M) được ước lượng bởi Ngân hàng Trung ương.

Theo phương pháp xếp hạng tín dụng tiên tiến với khách hàng tổ chức, ngân hàng ước lượng các tham số PD cho mỗi mức xếp hạng tín dụng của khách hàng, LGD cho mỗi mức xếp hạng của hợp đồng, EAD cho mỗi loại hợp đồng vay và tính toán M theo hướng dẫn của cơ quan quản lý, giám sát.

Đối với xếp hạng tín dụng độc lập (còn gọi là phương pháp chuẩn), các Ngân hàng cần lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng tương ứng với mức xếp hạng của các hãng xếp hạng tín dụng độc lập.

Để có thể thực hiện xếp hạng tín dụng trên cơ sở basel 2 thì trước hết ngân hàng phải quan tâm đặc biệt đến dữ liệu và đào tạo. Dữ liệu là yếu tố đầu vào, quyết định đến thành công của các bước tiếp theo và ảnh hưởng trực tiếp đến khoản vay.

Ngân hàng cần Phân loại tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp thành năm nhóm tài sản theo Basel II là: Tài trợ dự án, tài trợ tài sản hữu hình, tài trợ mua hàng, tài trợ kinh doanh bất động sản, tài trợ kinh doanh

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí