Tiêu Chí Đánh Giá Mở Rộng Tín Dụng Ngân Hàng Để Phát Triển Cây Công Nghiệp Dài Ngày


- Thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Chính phủ trong năm tài chính.

1.2.2 Tiêu chí đánh giá mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển cây công nghiệp dài ngày

Theo Võ Việt Hùng (2009), việc mở rộng hoạt động tín dụng của NHTM thường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về gia tăng số lượng khách hàng, quy mô và chất lượng tín dụng. Cụ thể trong luận án này việc đánh giá mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây CNDN được thực hiện qua các chỉ tiêu sau:

1.2.2.1 Gia tăng số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây công nghiệp dài ngày

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ thay đổi số lượng khách hàng vay vốn của năm nay so với năm trước là bao nhiêu. Nếu tỷ lệ này tăng cho thấy xu hướng năm nay số lượng khách hàng vay vốn tăng hơn so với năm trước. Điều này còn thể hiện ngân hàng có chính sách mở rộng cho vay với đối tượng khách hàng này. Nếu tỷ lệ này giảm nhưng 0 thì cho thấy số lượng khách hàng vay vốn có tăng nhưng tăng với tốc độ giảm hơn trước.

Ngoài ra, gia tăng số lượng khách hàng còn làm tăng phạm vi không gian cung cấp tín dụng đến từng địa bàn, khu vực dân cư. Gia tăng số lượng khách hàng vay có thể thực hiện bằng cách khuyến khích, kích thích các nhóm khách hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển sang sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình. Nếu trước đây sản phẩm này chỉ nhằm vào một đối tượng nhất định trên thị trường thì nay thu hút thêm nhiều đối tượng khác. Hơn nữa, một số sản phẩm đứng dưới góc độ khách hàng xem xét thì nó đòi hỏi phải đáp ứng nhiều mục tiêu sử dụng khác nhau, do đó có thể nhắm vào những nhóm khách hàng khác nhau hoặc ít quan tâm tới sản phẩm dịch vụ của ngân hàng một cách dễ dàng. Nhóm khách hàng này có thể được xếp vào thị trường còn bỏ trống mà ngân hàng có thể khai thác.

Việc gia tăng số lượng khách hàng còn được thực hiện trên cơ sở đa dạng hoá các đối tượng cho vay, mở rộng đối tượng khách hàng phục vụ. Việc mở


rộng phạm vi không gian cung cấp tín dụng nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, qua đó làm tăng số lượng khách hàng, sản phẩm được sử dụng nhiều hơn. Để mở rộng phạm vi không gian cung cấp tín dụng đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định để sản phẩm có thể tiếp cận được với khách hàng và thích ứng với từng khu vực và ngân hàng phải tổ chức được mạng lưới giao dịch tối ưu. Các chỉ tiêu đánh giá như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Mức tăng số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây CNDN:

MTkh = SLt – SL(t-1)

Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 4

Trong đó:

MTkh: là mức tăng số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây CNDN: SLt: là số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây CNDN năm thứ t SL(t-1): là số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây CNDN năm thứ t-1

Mức tăng số lượng khách hàng vay vốn >0 thể hiện sự gia tăng về số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây CNDN năm nay so với năm trước, và ngược lại sẽ thể hiện sự giảm súc về số lượng khách hàng vay vốn, trường hợp bằng 0 thể hiện sự không tăng giảm của số lượng khách hàng vay vốn.

Tỷ lệ tăng số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây CNDN:


Trong đó:

TLkh

=

× 100%

TLkh: Tốc độ tăng số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây CNDN. MTkh: Mức tăng số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây CNDN. SL(t-1): Số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây CNDN năm thứ t-1

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ thay đổi số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây CNDN của năm nay so với năm trước là bao nhiêu.

Nếu tỷ lệ này tăng cho thấy xu hướng năm nay số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây CNDN tăng hơn so với năm trước.

Nếu tỷ lệ này giảm nhưng 0 thì cho thấy số lượng khách hàng vay vốn trong lĩnh vực cây CNDN có tăng nhưng tăng với tốc độ giảm hơn trước.


1.2.2.2 Gia tăng quy mô tín dụng ngân hàng đối với cây công nghiệp dài ngày

Quy mô tín dụng ngân hàng thể hiện qua gia tăng doanh số cho vay. Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay trong giai đoạn nhất định, được so sánh với doanh số cho vay năm trước đó để thấy được tốc độ tăng trưởng. Nếu tỷ lệ này tăng cho thấy xu hướng NHTM tăng cho vay đối với các khách hàng trong lĩnh vực đó. Nếu tỷ lệ này giảm nhưng vẫn > 0, nghĩa là ngân hàng hạn chế mở rộng cho vay đối với đối tượng khách hàng này, hoặc việc mở rộng cho vay ổn định hơn năm trước. Các chỉ tiêu đánh giá:

Gia tăng doanh số cho vay đối với cây CNDN:

Gia tăng doanh số cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN là một trong các nội dung quan trọng của mở rộng tín dụng.

Mức tăng doanh số cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN:

MTds = DS(t) – DS(t-1)

Trong đó:

MTds: Mức tăng doanh số cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN.

DS(t): doanh số cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN năm

thứ t

DS(t-1): doanh số cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN năm

thứ t-1

Chỉ tiêu mức tăng doanh số cho vay tăng hay giảm, phản ánh sự thay đổi quy mô tín dụng đối với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN.

Tỷ lệ tăng doanh số cho vay đối với cây CNDN:

Doanh số cho vay: là tổng số tiền cho vay cây CNDN trong giai đoạn nhất định, được so sánh với doanh số cho vay năm trước đó để thấy được tốc độ tăng trưởng. Chỉ tiêu này thể hiện quy mô của tín dụng ngân hàng đầu tư cho cây công nghiệp trong giai đoạn ấy.


Tỷ lệ tăng trưởng DSCV DSCV t DSCV t 1

DSCV t 1

1

Trong đó:

DSCV(t): doanh số cho vay đối với cây CNDN năm thứ t DSCV(t-1): doanh số cho vay đối với cây CNDN năm thứ t-1

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi doanh số cho vay đối với cây CNDN năm nay so với năm trước là bao nhiêu. Nếu tỷ lệ này tăng cho thấy xu hướng NHTM tăng cho vay đối với các khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN. Nếu tỷ lệ này giảm nhưng vẫn > 0, nghĩa là ngân hàng hạn chế mở rộng cho vay đối với đối tượng khách hàng này, hoặc việc mở rộng cho vay ổn định hơn năm trước.

- Tỷ trọng doanh số cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN:


Trong đó:

TTds

=x 100%

TTds: Tỷ trọng doanh số cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN.

DScv: doanh số cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN. DStd: tổng doanh số tín dụng của NHTM.

Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số cho vay. So sánh chỉ tiêu này ở các thời kỳ khác nhau thì cho thấy sự thay đổi kết cấu doanh số cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN.

Nếu tỷ trọng này tăng là NHTM đã mở rộng được doanh số cho vay. Nếu tỷ trọng này giảm nghĩa là NHTM không mở rộng được doanh số cho vay.

Tăng dư nợ tín dụng:

Quy mô tín dụng ngân hàng còn được đánh giá qua dư nợ cho vay của năm nay so với năm trước là bao nhiêu. Chỉ tiêu này cho thấy sự tăng lên về số tuyệt đối của dư nợ tín dụng

Gia tăng dư nợ cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN là một trong các chỉ tiêu quan trọng của nội dung mở rộng tín dụng.


+ Mức tăng dư nợ tín dụng

MTdn= DN(t) - DN(t-1)

MTdn: Mức tăng dư nợ tín dụng đối với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN.

DN(t): Dư nợ tín dụng năm t đối với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN. DN(t-1): Dư nợ tín dụng năm t-1 đối với khách hàng trong lĩnh vực cây

CNDN.

Chỉ tiêu này cho thấy sự tăng lên về số tuyệt đối của dư nợ tín dụng

Nếu MTdn > 0 có nghĩa là NHTM đã mở rộng tín dụng. Nếu MTdn < 0 có nghĩa là NHTM đã thu hẹp tín dụng.

+ Tỷ lệ dư nợ tín dụng:


TLdn

=

x 100%


TLdn: Tỷ lệ dư nợ tín dụng.

MTdn: Mức tăng dư nợ tín dụng đối với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN.

DN(t-1): Dư nợ tín dụng năm t-1 đối với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN.

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng của dư nợ tín dụng của NHTM nay so với năm trước. Nếu năm nay tỷ lệ này cao hơn năm trước có nghĩa là NHTM đã mở rộng tín dụng đối với các khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN.

+ Tỷ trọng dư nợ cho vay:


TTdn

=x 100


Trong đó:

DN(t): Dự nợ cho vay đối với các khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN. DN: Tổng dư nợ ngân hàng.

TTdn: Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN.


Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ cho vay khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ của NHTM. Nếu tỷ trọng này tăng tức là NHTM mở rộng cho vay với khách hàng trong lĩnh vực cây CNDN.

1.2.2.3 Nâng cao chất lượng tín dụng:

.Khi mở rộng quy mô tín dụng NHTM phải quan tâm đến chất lượng tín dụng. Muốn cho khoản vay có chất lượng tốt NHTM phải có giới hạn mở rộng quy mô tín dụng vì nếu mở rộng quá giới hạn cho phép sẽ làm cho chất lượng tín dụng giảm thấp.

Khi NHTM đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng tốt, tạo điều kiện cho tín dụng được thuận lợi và chất lượng tín dụng sẽ được đảm bảo hơn. Ngoài ra NHTM còn phải có chính sách tín dụng phù hợp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mới có thể nâng cao được chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ. Với những yếu tố trên sẽ góp phần làm cho tín dụng ngân hàng được mở rộng nhưng vẫn đảm bảo tốt chất lượng tín dụng.

Nâng cao chất lượng tín dụng bằng cách giảm tỷ lệ nợ xấu cho vay cây CNDN trong tổng dư nợ cho vay. Nợ xấu là những khoản nợ dưới tiêu chuẩn và có khả năng mất vốn. Các chỉ tiêu đánh giá:

- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng cây công nghiệp dài ngày:


Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ % = Dư nợ quá hạn đối với cây CNDN x100%

Tổng dư nợ đối với cây CNDN


Trong quan hệ tín dụng việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nợ quá hạn phát sinh vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của NHTM. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ gia tăng đồng nghĩa với việc một phần vốn kinh doanh của ngân hàng bị tồn đọng trong các khoản nợ này. Việc tồn đọng này làm cho ngân hàng mất đi cơ hội kinh doanh khác mà có thể đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nó làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng. Nói cách khác nợ quá hạn phát sinh đã làm giảm doanh số cho vay của ngân hàng từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.


Tỷ lệ nợ xấu:

Nợ xấu năm nay

Tỷ lệ nợ xấu = × 100%

Tổng dư nợ năm nay

Giảm tỷ nệ nợ xấu:

Tỷ nợ xấu năm nay - Tỷ lệ nợ xấu năm trước < 0

- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng cây công nghiệp dài ngày:

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ % = Nợ xấu đối với cây CNDN

Tổng dư nợ đối với cây CNDN


x100%

Khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ gia tăng không chỉ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn mà còn làm giảm thu nhập của ngân hàng. Thu nhập của ngân hàng chủ yếu phát sinh từ hoạt động cho vay của ngân hàng. Đồng thời nguồn vốn của ngân hàng cũng chủ yếu từ nguồn huy động phải trả chi phí huy động vốn. Do vậy, khoản vay không thu được dẫn đến một bộ phận tài sản của ngân hàng bị đóng băng làm giảm thu nhập mà vẫn phải trả chi phí huy động vốn. Kết quả là làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.

1.2.3 Các lý thuyết tài chính ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng

1.2.3.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng

Theo Mankiw (2003), thông tin bất cân xứng là hiện tượng phổ biến trong thị trường. Người bán thường biết nhiều hơn về chất lượng của sản phẩm so với người mua.

Còn theo Nguyễn Trọng Hoài (2006), thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thông tin còn bên khác thì không biết đích thực mức độ thông tin ở mức nào đó.

Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng luôn là người có ít thông tin về dự án, về mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hơn khách hàng. Những nghiên cứu gần đây của các nhà kinh tế về vấn đề thông tin bất cân xứng và ảnh hưởng của nó đối với thị trường tín dụng gồm Bencivenga và Smith (1993), Ben Bernanker và Mark Gertler (2001). Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng sự tồn tại


của vấn đề thông tin bất cân xứng đã bóp méo thị trường tín dụng, một lượng vốn lớn đã được tài trợ sai từ những người cho vay tới những người đi vay.

Theo Bencivenga và Smith (1993), những người cho vay đã không có thông tin chính xác và đầy đủ để phân biệt những dự án đầu tư tốt và dự án đầu tư kém, kết quả là việc tài trợ tín dụng sai lệnh đã tồn tại trong thị trường tín dụng, điều này làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Như vậy, sự không công bằng về thông tin đã khiến một bộ phận những người đi vay có mức độ rủi ro thấp lại bị từ chối cho vay, tức là một luồng vốn đã bị che dấu từ người cho vay tới người đi vay.

Đối với tín dụng cho phát triển cây CNDN, các nông hộ nắm bắt được nhiều thông tin hơn so với ngân hàng do am hiểu về giống cây, kỹ thuật chăm sóc, quy trình thu hoạch,… Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng khó nắm bắt được trình độ học vấn của các nông hộ trồng cây CNDN, cũng như kinh nghiệm của các nông hộ trong lĩnh vực này. Có thể thấy thông tin bất cân xứng khiến cho hoạt động tín dụng cho phát triển cây CNDN gặp nhiều rủi ro. Đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố khách quan như thời tiết, sâu bệnh,… nên nguồn thu nhập để trả nợ cũng không ổn đinh. Do đó, rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực này càng cao hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các khoản tín dụng cho cây CNDN. Điều này khiến cho các ngân hàng cân nhắc hơn trong việc cấp tín dụng cho các nông hộ trồng cây CNDN và các nông hộ khó tiếp cận hơn với nguồn vốn tín dụng. Từ đó, gián tiếp ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng cho phát triển bền vững cây CNDN.

Tóm lại, lý thuyết thông tin bất cân xứng một mặt lý giải cho rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng cho các nông hộ trồng cây CNDN. Mặt khác lý giải cho vấn đề khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng của các nông hộ trồng cây CNDN. Trên cơ sở lý thuyết thông tin bất cân xứng, tác giả tiếp tục xem xét ảnh hưởng của các yếu tố diện tích đất sở hữu, thu nhập, tuổi của chủ hộ, lịch sử tín dụng,… có ảnh hưởng như thế nào đến việc tiếp cận vốn tín dụng của nông hộ trồng cây CNDN thông qua mô hình đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng.


1.2.3.2 Lý thuyết chi phí đại diện

Lý thuyết người chủ - người đại diện sau đây gọi là lý thuyết đại diện xuất hiện trong bối cảnh việc quản trị kinh doanh gắn liền với những nghiên cứu về hành vi của người chủ và người làm thuê thông qua các hợp đồng. Những nghiên cứu đầu tiên tập trung vào những vấn đề về thông tin không hoàn hảo trong những hợp đồng của ngành bảo hiểm (Spence và Zeckhauser, 1971; Ross, 1973), và nhanh chóng trở thành một lý thuyết khái quát những vấn đề liên quan đến hợp đồng đại diện trong các lĩnh vực khác (Jensen và Meckling, 1976; Harris và Raviv, 1978).

Như vậy, lý thuyết đại diện chính thức ra đời vào đầu những năm 1970, nhưng những khái niệm liên quan đến nó đã có một lịch sử lâu dài và đa dạng. Một vài nhà nghiên cứu đáng chú ý trong giai đoạn đầu phôi thai của lý thuyết đại diện những năm 1970 là: Armen Alchian, Harold Demsetz, Michael Jensen, William Meckling và S.A.Ross.

Lý thuyết đại diện đề cập đến mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là người chủ quyết định công việc và một bên khác là người đại diện thực hiện các công việc đó. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ này được công bố; và được biết đến như một phần lý thuyết quan trọng trong toàn bộ lý thuyết về doanh nghiệp hiện đại. Lý thuyết đại diện nêu ra vấn đề chính là làm thế nào để người làm công hoặc còn gọi là người đại diện làm việc vì lợi ích cao nhất cho người tuyển dụng hoặc còn gọi là người chủ khi họ có lợi thế về thông tin hơn người chủ và có những lợi ích khác với lợi ích của những ông chủ này. Lý thuyết này kết luận rằng dưới những điều kiện thông tin không hoàn hảo hay không đầy đủ và không rõ ràng, đặc điểm của hầu hết các thị trường, hai vấn đề về đại diện sẽ xuất hiện là: lựa chọn bất lợi và mối nguy đạo đức. Lựa chọn bất lợi là trường hợp người chủ không thể biết chắc liệu người đại diện cho mình có đủ khả năng thực hiện công việc mà họ được trả tiền để làm hay không, hay liệu khả năng làm việc của người đại diện có tương xứng với số tiền họ trả hay không. Mối nguy đạo đức là trường hợp người chủ không chắc chắn liệu người đại diện có nỗ lực tối đa cho công việc được giao hay không, hay liệu họ có trục


lợi cá nhân khi họ là người biết rõ những thông tin mà không phải cổ đông nào cũng biết.

Trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng cho phát triển cây CNDN nói riêng, người đi vay là “người đại diện” còn ngân hàng là “người chủ” của nguồn vốn. Do đó, trong điều kiện thông tin không hoàn hảo, mối quan hệ này sẽ xuất hiện vấn đề đại diện. Thoạt đầu, người đi vay hiểu rõ tình hình sản xuất kinh doanh của mình hơn so với ngân hàng. Tiếp đó, về phương diện sử dụng vốn tín dụng, đại đa số người đi vay đều có quyền tự quyết việc sử dụng vốn, bên ngoài rất khó truy vấn thông tin này. Với lợi thế của thông tin này, họ rất dễ thực hiện việc làm trái đạo đức kinh doanh trong quá trình tín dụng với ngân hàng, biểu hiện cụ thể là:

Che giấu thông tin bất lợi của bản thân trước khi vay. Điều tra của ngân hàng trước khi cho vay chủ yếu bao gồm các thông tin về cá nhân người vay, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hiện trạng sản xuất kinh doanh đặc biệt là tình hình tài chính.., mà đây đều là những ưu thế thông tin của người vay. Người đi vay sẽ cung cấp cho ngân hàng những thông tin về bản thân mình chủ yếu thông qua các số liệu tính toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận… Để đạt được mục đích vay vốn ngân hàng, rất nhiều người đi vay đã cố che giấu các thông tin bất lợi về hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn, đang phải cạnh tranh, ... Thậm chí, khi ngân hàng không tin vào báo cáo kinh doanh, vào những thông tin do người vay cung cấp nhưng dù có tiến hành điều tra, họ cũng không thể nắm hết được thông tin của người vay. Do đó, khi người vay che giấu thông tin để lừa gạt ngân hàng thì việc vay vốn vẫn được thực hiện.

Tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn vay. Trong hợp đồng vay vốn giữa ngân hàng và người đi vay đều có quy định rất rõ việc người đi vay phải ghi rõ hướng đầu tư vốn vay, một khi phát hiện người đi vay làm trái hợp đồng vay, thay đổi mục đích sử dụng vốn vay, ngân hàng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, ngừng cho vay. Thế nhưng, tình trạng người đi vay tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn vay vẫn rất khó ngăn chặn, hoặc một phần vốn vay bị đầu tư vào việc khác của người đi vay, hoặc toàn bộ vốn vay bị chuyển đổi mục đích đầu tư.


Hạng mục đầu tư mà thay đổi thì nhất định sẽ có rủi ro và lợi tức cũng bị thay đổi. Khi hợp đồng vay vốn được ký kết, ngân hàng có thể dự tính kiểm soát rủi ro, nhưng khi người đi vay thay đổi mục đích sử dụng vốn, ngân hàng sẽ không thể nắm bắt được. Ngoài ra, thái độ đối với những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người đi vay cũng là vấn đề thường gặp trong đạo đức kinh doanh. Người đi vay sau khi đã nhận được vốn vay, song các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ vẫn không thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm, vốn vay được sử dụng không hiệu quả, kinh doanh kém, tình trạng rủi ro gia tăng, khả năng thu hồi vốn càng khó.

Từ chối trả tiền vay. Người đi vay vay vốn ngân hàng, đạt được quyền sử dụng vốn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi hết hạn, nhưng một số người đi vay vẫn cố ý khất nợ ngân hàng. Ngoài các trường hợp kinh doanh không hiệu quả đã đề cập ở trên, dẫn đến việc người đi vay không có khả năng trả nợ, vẫn diễn ra tình trạng một số người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả cũng áp dụng cách làm gian dối, thay đổi lợi nhuận, báo cáo sai sự thật, lấy lợi nhuận này phản ánh tình trạng thua lỗ, cố ý làm đọng vốn vay để thu lợi, không trả nợ đúng hạn.

Tóm lại, từ những lý do trên khiến cho việc tiếp cận vốn tín dụng của các nông hộ trồng cây CNDN gặp nhiều khó khăn. Để đánh giá tác động của việc che giấu các thông tin bất lợi của cá nhân đến khả năng tiếp cận vốn, trong mô hình khả năng tiếp cận vốn tín dụng được trình bày ở phần sau, tác giả đưa vào các biến độc lập liên quan đến thu nhập, số người phụ thuộc trong gia đình, diện tích đất canh tác thực tế. Bên cạnh đó, để đánh giá ảnh hưởng của việc từ chối cho vay đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các nông hộ trồng cây CNDN, tác giả cũng đưa vào mô hình biến lịch sử vay nợ của các nông hộ này.

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển cây công nghiệp dài ngày

Theo Võ Việt Hùng (2009), để mở rộng tín dụng ngân hàng cần đảm bảo các điều kiện nhất định. Trước hết, việc mở rộng tín dụng ngân hàng phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế địa phương, chiến lược và chính sách tín dụng của ngân hàng. Tiếp theo, các NHTM cần đảm bảo năng lực hoạt động


trong việc cung cấp tín dụng cho khách hàng. Cuối cùng, để mở rộng tín dụng, khách hàng cần tiếp cận nguồn vốn này dễ dàng.

1.2.4.1 Quy hoạch phát triển kinh tế địa phương

Quy hoạch phát triển kinh tế địa phương nhằm định hướng một cách đồng bộ và có trật tự, theo một xu hướng lâu dài, là một điều quan trọng đối với các tỉnh, vùng, quốc gia. Thông qua quy hoạch phát triển kinh tế địa phương sẽ chỉ rõ yêu cầu và xu hướng của thị trường đầu tư, nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế. Trên cơ sở đó định hướng chung cho các hoạt động của nền kinh tế, kể cả hoạt động tín dụng ngân hàng. Với lẽ đó, quy hoạch phát triển kinh tế địa phương trở thành tiền đề quan trọng đối với mở rộng tín dụng ngân hàng.

1.2.4.2 Chính sách tín dụng của ngân hàng.

Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của ngân hàng. Với tầm quan trọng và quy mô lớn, hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ ràng được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm, đó là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Tổng thể các quy định này bao gồm toàn bộ các vấn đề liên quan đến cấp tín dụng như: Quy mô, lãi suất, kỳ hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác…

Chính sách tín dụng là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, được thể hiện bằng các định hướng, tư tưởng chỉ đạo, cho đến các quy chế, quy trình cấp tín dụng, quản lý khoản tín dụng, danh mục tín dụng, phân cấp thẩm quyền... chính vì thế nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của từng ngân hàng.

Mặt khác, chính sách định hướng tín dụng của một ngân hàng cần có những định hướng cụ thể, đổi mới phù hợp với mục tiêu đặt ra trong từng chu kì kinh doanh của một ngân hàng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất về kinh tế. Khi ngân hàng gặp thời kì khó khăn cũng là do chính sách tín dụng chưa hiệu quả hoặc do người thực thi chính sách không lường trước được hết những biến động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022