Kết Quả Khảo Nghiệm Sản Xuất Các Giống Cà Chua Triển Vọng Trong Vụ Đông Tại Các Địa Phương Đbsh


giống nhóm hữu hạn, biến động từ 4,9-5,1%, trong nhóm hữu hạn giống TAT071101 có độ brix thấp nhất (4,1%), các giống TAT071104, TAT081266 và TAT081336 có giá trị cao hơn so với đối chứng HT42.

Như vậy, kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa sinh trình bày ở trên cho thấy các giống cà chua triển vọng có các chỉ số hóa sinh đáp ứng được yêu cầu của thị trường tiêu thụ.

3.2.2.4. Khả năng chống chịu một số bệnh hại chính

Cà chua là đối tượng gây hại của nhiều loại sâu bệnh, đặc biệt trong điều kiện nóng ẩm ở vụ Hè Thu và vụ Xuân Hè với nhiều loại bệnh nguy hiểm xâm hại. Một số loại bệnh phổ biến và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây như bệnh mốc sương (Phytopthora infestant), bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum), bệnh đốm nâu do nấm (Cladosporium fulvum cooke) và đặc biệt là bệnh xoăn vàng lá - TYLCV do vi rút gây nên [33]. Bệnh hại là nguy cơ làm giảm năng suất và phẩm chất cà chua, đặc biệt ở các thời vụ Hè Thu, Thu Đông, Xuân sớm và Xuân Hè. Để giảm thiểu các nguy cơ thiệt hại do sâu bệnh gây nên, bên cạnh các biện pháp kỹ thuật phòng tránh, việc chọn giống chống bệnh luôn được chú trọng trong các chương trình chọn tạo giống.

Để tuyển chọn được bộ giống cà chua có khả năng thích ứng rộng ở ĐBSH, tiêu chí về khả năng chống chịu được một số loại bệnh hại nguy hiểm là cần thiết cho một giống mới trong sản xuất. Sản xuất cà chua ở ĐBSH hiện nay đang phải đối mặt với áp lực bệnh hại ngày càng tăng đặc biệt là bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh xoăn vàng lá cà chua ở điều kiện trái vụ, bệnh mốc sương trong vụ Đông và vụ Xuân Hè

Kết quả đánh giá mức độ nhiễm bệnh bệnh xoăn vàng lá, bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh mốc sương của bộ giống triển vọng trình bày ở bảng 3.19.cho thấy:

Năm giống triển vọng thuộc nhóm bán hữu hạn có tỷ lệ nhiễm bệnh xoăn vàng lá khác nhau ở các thời vụ. Giống Savior và giống TAT072672 thể hiện khả năng kháng cao với bệnh xoăn vàng lá, tỷ lệ nhiễm bệnh rất thấp ở vụ Thu Đông (0,7%) nhưng ở mức nhẹ và không có biểu hiện nhiễm bệnh trong vụ Đông và Xuân Hè. Giống TAI786 có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn ở mức 5,3% trong vụ Thu Đông, trong khi giống đối chứng bị nhiễm ở mức 3,3% số cây bị bệnh trong vụ Thu Đông và nhiễm nặng bệnh mốc sương trong vụ Xuân Hè (điểm 2). Các giống đều có biểu hiện nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn và thể hiện rõ rệt nhất trong vụ Thu Đông, tỷ lệ nhiễm bệnh biến động từ 1,3% (TAT081119) đến 9,3% (Savior),


trong vụ Đông và vụ Xuân Hè tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn, trong khi giống đối chứng Grandeva có tỷ lệ nhiễm cao nhất trong vụ Xuân Hè với 4,0 % số cây bị bệnh. Mức độ nhiễm bệnh mốc sương trong điều kiện vụ Đông và Xuân Hè của các giống có sự khác biệt, giống Savior, TAT081072 và TAT081119 và Savior bị nhiễm nhẹ hơn các giống khác ở cả hai thời vụ (điểm 0-1), giống TAT072672 chống chịu tốt hơn so với đối chứng, giống TAI786 có mức độ nhiễm bệnh cao hơn đối chứng ở mức 2 điểm. Trong nhóm giống hữu hạn, các giống thí nghiệm đều có mức chống chịu bệnh xoăn vàng lá cao hơn giống đối chứng HT42 trong ba thời vụ thí nghiệm, trong vụ Thu Đông mức độ nhiễm bệnh xoăn vàng lá của giống đối chứng cao nhất tới 16,7% số cây bị bệnh.

Mức độ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn trong vụ Thu Đông và vụ Xuân Hè của các giống triển vọng dạng hữu hạn đều ở mức độ thấp và tương đương so với đối chứng HT42. Mức độ nhiễm bệnh mốc sương của các giống triển vọng tốt hơn đối chứng ở hai thời vụ thí nghiệm (TAT062659, TAT08-1336), khoảng biến động từ 0-1 điểm, các giống khác có mức độ nhiễm tương đương đối chứng ở mức 1-2 điểm.

Bảng 3.19. Khả năng chống chịu một số loại bệnh chính của các giống cà chua triển vọng trồng ở các thời vụ khác nhau tại Hoài Đức, Hà Nội năm 2009-2010

Chỉ tiêu


Giống

Bệnh xoăn vàng lá (%)

Bệnh héo xanh vi khuẩn (%)

Bệnh mốc sương (điểm)

Thu Đông

Đông

Xuân Hè

Thu Đông

Đông

Xuân Hè

Thu Đông

Đông

Xuân Hè

TAT072672

0,7

0,7

0,7

8,7

1,3

1,3

-

0-1

0-1

TAI786

5,3

0,0

0,7

3,3

0,0

0,7

-

1-2

2

Savior

0,7

0,0

0,0

9,3

0,0

0,7

-

0-1

0-1

TAT08-1072

2,7

0,0

0,4

2,0

0,7

0,2

-

0-1

0-1

TAT08-1119

1,3

0,0

0,2

1,3

0,0

0,4

-

0-1

1-2

Grandeva (đc1)

3,3

0,0

2,7

6,0

2,7

4,0

-

1-2

2

TAT062659

0,7

0,0

0,2

1,3

0,0

0,0

-

0-1

0-1

TAT071101

3,3

0,0

2,0

6,7

1,3

0,7

-

0-1

1-2

TAT071104

4,0

0,7

2,0

6,0

1,3

2,0

-

1

1-2

TAT08-1266

0,7

0,0

0,7

0,7

0,0

0,0

-

0-1

1-2

TAT08-1336

3,3

0,0

0,7

2,0

0,0

0,4

-

0-1

0-1

HT42 (đc2)

16,7

2,0

4,0

9,3

4,0

4,7

-

1-2

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng - 13


Tóm lại: Các giống triển vọng tham gia thí nghiệm đều có một số đặc điểm vượt trội so với đối chứng. Trong nhóm giống bán hữu hạn, giống TAT072672 và Savior có nhiều đặc tính nổi trội hơn cả, thể hiện ở khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, dạng quả đẹp, đồng đều, tỷ lệ đậu quả cao trong cả điều kiện chính vụ và trái vụ, chống chịu cao với bệnh xoăn vàng lá, nhiễm nhẹ bệnh héo xanh vi khuẩn và chống chịu ở mức trung bình bệnh mốc sương. Hai giống này sẽ được nghiên cứu tiếp để hoàn thiện qui trình kỹ thuật và phát triển vào sản xuất.

Trong nhóm giống dạng hữu hạn, giống TAT062659 nổi trội nhất, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong các thời vụ khác nhau, năng suất đạt cao nhất trong điều kiện vụ Đông, dạng quả đẹp, đồng đều, thể hiện kháng cao với bệnh xoăn vàng lá, chống chịu tốt bệnh héo xanh vi khuẩn và nhiễm nhẹ bệnh mốc sương. Vì vậy, giống TAT062659 được tiếp tục nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật để hoàn thiện qui trình kỹ thuật sản xuất thương phẩm và giới thiệu vào sản xuất.

3.2.3. Kết quả khảo nghiệm sản xuất các giống cà chua triển vọng trong vụ Đông tại các địa phương ĐBSH

Với mục tiêu giới thiệu và phát triển một số giống triển vọng mới của đề tài vào sản xuất, đặc biệt là các vùng trồng cà chua chuyên nghiệp, có tính sản xuất hàng hóa cao, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm sản xuất cho 02 giống dạng bán hữu hạn là Savior và TAT072672 ở một số địa phương trên các chân đất khác nhau để đánh giá mức độ thích ứng và tính ổn định của giống trên diện rộng. Ở Vĩnh Phúc và Hải Dương trồng trên chân đất 2 lúa, ở Hà Nội và Nam Định được trồng trên chân đất vàn cao. Hai giống dạng hữu hạn là TAT071001 và TAT062659 được trình diễn tại Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội và Hải Hậu, Nam Định trên chân đất 2 vụ lúa. Kết quả đánh giá đặc điểm sinh trưởng, mức độ nhiễm bệnh trên đồng ruộng ở các địa phương được ghi nhận ở bảng 3.20.

Giống Savior và giống TAT072672 sinh trưởng, phát triển khá ổn định ở các điểm khảo nghiệm. Giống Savior có thời gian sinh trưởng biến động từ 158 – 165 ngày với thời gian thu hoạch tương ứng 62-67 ngày, mức độ nhiễm bệnh mốc sương ở mức trung bình 2,4-2,6 điểm. Giống có biểu hiện chống chịu rất tốt bệnh xoăn vàng lá, tỷ lệ nhiễm bệnh đều ở mức nhẹ và tỷ lệ thấp từ 0-2,0% số cây bị bệnh. Giống TAT072672 cũng thể hiện mức độ thích ứng tốt ở các địa phương, thời gian sinh trưởng biến động từ 156 – 165 ngày, tương ứng với thời gian thu hoạch trong 60 ngày, mức độ nhiễm bệnh mốc sương ở mức trung bình và chống chịu tốt với bệnh xoăn vàng lá, mức độ nhiễm bệnh ở thể nhẹ với tỷ lệ từ 0,0 – 4,0% số cây.


Giống hữu hạn TAT062659 thể hiện tốt trong điều kiện vụ Đông trên chân đất hai lúa với thời gian sinh trưởng 145 ngày và thời gian thu hoạch tập trung trong 45 ngày ở cả hai điểm nghiên cứu. Khả năng chống chịu bệnh mốc sương ở mức khá từ 0-1 điểm và chống chịu tốt bệnh xoăn vàng lá với tỷ lệ nhiễm bệnh ở thể nhẹ từ 0,0-4,0% số cây bị bệnh.

Bảng 3.20. Đặc điểm sinh trưởng, mức độ nhiễm bệnh trên đồng ruộng của các giống triển vọng trong khảo nghiệm sản xuất tại các địa phương, vụ Đông 2010



Địa phương/Ngày trồng


Giống

Thời gian sinh trưởng (ngày)


Thời gian thu hoạch (ngày)


Chiều cao cây (cm)

Mức độ nhiễm bệnh mốc sương (điểm)

Tỷ lệ nhiễm bệnh virut XVL (%)

1.Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc





3/10/2010

360 m2/giống

Savior

163

65

140,6

0-1

0,0

TAT072672

160

60

131,0

0-1

2,0

Grandeva (đc)

160

60

131,3

0-1

4,0

2.Hoài Đức, Hà Nội





3/10/2010

360 m2/giống

Savior

165

67

138,9

0-1

2,0

TAT072672

165

67

134,6

0-1

2,0

Grandeva (đc)

160

60

129,0

0-1

4,0

TAT062659

145

45

124,1

0-1

4,0

HT42 (đc)

140

45

121,3

1-2

6,0

3.Nam Sách, Hải Dương





7/10/2010

360 m2/giống

Savior

164

64

141,0

0-1

2,0

TAT072672

160

60

132,0

0-1

4,0

Grandeva (đc)

160

60

132,3

1

6,0

4.Hải Hậu Nam Định





8/10/2010

360 m2/giống

Savior

158

62

136,4

0-1

0,0

TAT072672

156

60

130,0

0-1

0,0

Grandeva (đc)

154

58

130,2

0-1

0,0

TAT062659

145

45

126,4

0-1

0,0

HT42 (đc)

142

42

122,2

1

4,0


Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế của các giống trồng tại các điểm khảo nghiệm cho kết quả ở bảng 3.21.

Bảng 3.21: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống triển vọng tại các điểm khảo nghiệm sản xuất vụ Đông 2010



Ngày trồng


Giống

Tỷ lệ đậu quả (%)

Số quả/cây (quả)

Năng suất cá thể (kg/cây)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Lãi thuần (trđ/ha)

1.Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc





3/10/2010

Savior

68,1

43,0

3,1

68,0

97,3


TAT072672

61,3

46,8

3,0

66,8

93,0


Grandeva (đc)

65,5

43,8

2,9

62,7

78,8

2.Hoài Đức, Hà Nội





3/10/2010

Savior

69,6

41,3

3,0

64,9

86,5


TAT072672

63,6

43,0

2,8

60,8

72,0


Grandeva (đc)

64,9

40,6

2,7

59,4

67,2


TAT062659

56,1

32,0

2,5

49,1

54,0


HT42 (đc)

59,2

32,8

2,3

46,5

45,0

3.Nam Sách, Hải Dương





7/10/1010

Savior

69,8

44,1

3,0

64,5

79,0


TAT072672

64,0

43,7

2,9

63,7

74,7


Grandeva (đc)

65,7

42,2

2,7

60,8

65,4

4.Hải Hậu Nam Định





8/10/2010

Savior

67,7

42,8

3,1

65,9

91,3


TAT072672

61,8

46,8

3,0

65,5

90,1


Grandeva (đc)

64,4

45,0

2,9

59,4

69,7


TAT062659

59,5

32,8

2,4

52,0

63,5


HT42 (đc)

52,2

32,0

2,3

47,2

47,4


Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống Savior và giống TAT072672 thể hiện khá tốt ở tất cả các điểm khảo nghiệm, tỷ lệ đậu quả đạt tương đương so với giống đối chứng Grandeva, số quả/cây, năng suất cá thể và


năng suất thực thu đều cao hơn so với đối chứng Grandeva, giống Savior đạt được năng suất từ 64,9-68,0 tấn/ha, đạt cao nhất ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc với 68,0 tấn/ha. Giống TAT072672 đạt năng suất từ 60,8 – 66,8 tấn/ha và cũng đạt cao nhất ở điểm trình diễn tại Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Hiệu quả kinh tế sau khi trừ chi phí đạt được khá cao ở các điểm trình diễn so với giống đối chứng, mức độ lãi thuần đạt được từ 79,0 - 97,3 trđ/ha với giống Savior và từ 72,0 - 93,2 trđ/ha với giống TAT072672 và đều vượt đối chứng Grandeva từ 65,4- 74,8 trđ/ha. Với giống hữu hạn TAT062659 có năng suất đạt được từ 49,1 – 52,0 tấn/ha vượt trội hơn so với HT42 từ 46,5-47,2 tấn/ha, mức độ lãi thuần đạt được ở giống TAT062659 từ 54,0- 63,5 trđ/ha.

Kết quả trình diễn các giống mới ở các địa phương cho thấy mức độ thích ứng rất tốt của giống Savior và TAT072672 trên các chân đất khác nhau ở các địa phương và giống TAT062659 trên chân đất 02 vụ lúa. Từ năm 2010, giống cà chua Savior đã được đưa vào cơ cấu giống cà chua chủ lực trồng trái vụ của nhiều địa phương thuộc ĐBSH. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, giống cà chua Savior và giống TAT072672 đã phát triển tốt trong sản xuất tại một số địa phương trồng cà chua trọng điểm.

Diễn biến diện tích trồng ở một số địa phương (tính theo số lượng hạt giống cung cấp tới các đại lý và nhà vườn tại địa phương) được ghi nhận trong bảng 3.22.

Kết quả cho thấy giống Savior và giống TAT072672 phát triển rất tốt trong sản xuất tại vùng ĐBSH. Diện tích trồng của mỗi giống đều tăng lên qua các năm, chứng tỏ mức độ chấp nhận cao của sản xuất. Cả hai giống đều có phổ thích ứng rộng và thích hợp cả trong điều kiện chính vụ và trái vụ, mang lại lợi nhuận cao cho người dân.


Bảng 3.22. Diện tích trồng giống cà chua Savior và giống TAT072672 ở một số địa phương thuộc ĐBSH từ năm 2010 đến 2012 (ha)



Địa điểm

2010 (ha)

2011 (ha)

2012 (ha)

Giống Savior




Vĩnh Phúc

216,0

259,2

302,4

Hà Nội

103,7

129,6

172,8

Bắc Ninh

86,4

172,8

216,0

Hưng Yên

129,6

129,6

129,6

Hải Dương

259,2

259,2

259,2

Nam Định

129,6

172,8

86,4

Hải Phòng

129,6

216,0

216,0

Tổng số (ha)

1054,1

1339,2

1382,4

Giống TAT072672




Hà Nội

43,2

43,2

43,2

Bắc Ninh

34,6

43,2

43,2

Hưng Yên

43,2

43,2

69,1

Hải Dương

25,9

25,9

51,8

Nam Định

34,6

34,6

69,1

Hải Phòng

34,6

43,2

51,8

Tổng số (ha)

216,0

233,3

328,3


3.3. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ CHO CÁC GIỐNG CÀ CHUA TRIỂN VỌNG

Kết quả tuyển chọn giống và đánh giá khả năng thích nghi của hai giống có dạng sinh trưởng bán hữu hạn Savior và TAT072672 và giống cà chua dạng hữu hạn TAT062659 ở các thời vụ cũng như các địa phương khác nhau cho thấy ba giống này có tiềm năng phát triển tốt trong sản xuất, được người trồng và người thu mua ưa chuộng. Cùng với công tác giới thiệu giống mới vào sản xuất, với mục tiêu đạt được năng suất tối ưu của giống ở các thời vụ khác nhau, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu bổ sung về thời vụ trồng, mật độ trồng và chế độ phân bón để hoàn thiện qui trình sản xuất 3 giống này, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Giống Savior được chọn để triển khai các thí nghiệm về thời vụ. Giống


TAT072672 và giống TAT062659 được sử dụng để triển khai các thí nghiệm về mật độ trồng và chế độ phân bón để hoàn thiện qui trình sản xuất.

3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, năng suất và mức độ nhiễm bệnh của giống cà chua Savior

Trong sản xuất cà chua ở ĐBSH, việc phát triển trồng cà chua trái vụ (Vụ Hè Thu và Xuân Hè) mang lại lợi nhuận rất cao cho người dân và biện pháp tác động các kỹ thuật canh tác để nâng cao năng suất trong điều kiện trái vụ là một yêu cầu bức thiết của sản xuất. Trồng trái vụ cho hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với cà chua chính vụ do chênh lệch giá bán. Do đó, nghiên cứu xác định thời vụ trồng tối ưu, giúp cho người sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất là một trong những nội dung của Đề tài.

Giống cà chua Savior là sản phẩm kế thừa từ đề tài nghiên cứu Thạc sĩ của NCS năm 2007-2008. Giống Savior đã được nghiên cứu hoàn thiện qui trình canh tác với các yếu tố tác động như chế độ phân bón, mật độ trồng, chăm sóc… Tuy nhiên để khẳng định được thời vụ trồng hợp lý nhằm phát huy hiệu quả kinh tế cao nhất là điều cần thiết để khuyến cáo trong sản xuất, do đó các thí nghiệm về thời vụ trồng được thực hiện.

Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của 12 thời vụ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và mức độ nhiễm sâu bệnh hại được ghi nhận ở bảng 3.23:

Thời vụ trồng có tác động khá rõ đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống Savior. Thời gian sinh trưởng của giống Savior qua các thời vụ biến động từ 138 -165 ngày. Trong vụ Hè Thu thời gian sinh trưởng tăng dần khi thời vụ trồng càng muộn, còn ở vụ Xuân Hè, thời gian sinh trưởng lại giảm dần theo các thời vụ trồng. Còn ở vụ Đông thời gian sinh trưởng không có sự thay đổi lớn, khoảng thời gian biến động lớn nhất là thời gian thu hoạch quả. Trong vụ Hè Thu và Xuân Hè có thời gian thu hoạch ngắn hơn, biến động từ 47-55 ngày và 40-47 ngày tương ứng, còn trong điều kiện vụ Đông thời gian thu hoạch kéo dài đến 60-62 ngày. Chiều cao cây cũng có sự biến động nhưng không lớn giữa các thời vụ trồng, khoảng biến động từ 133,1 - 141,3 cm, trong đó ở vụ Đông cây cà chua Savior có chiều cao lớn nhất, ở điều kiện trái vụ chiều cao cây thấp hơn.

Kết quả đánh giá mức độ nhiễm bệnh xoăn vàng lá ở các thời vụ trồng khác nhau trình bày ở bảng 3.23 cho thấy, giống cà chua Savior bị nhiễm bệnh virut xoăn vàng lá nhẹ. Trong điều kiện nóng ở vụ Hè Thu, giống có tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình với 3,3 – 6,7% số cây bị bệnh. Ở vụ Đông không có cây bị bệnh, còn vụ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2022