Thực Trạng Công Tác Xếp Hạng Tín Dụng Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam.


hàng Với mỗi khách hàng đã qua các tiêu chí chọn lọc kỹ càng ngân hàng luôn 1

hàng. Với mỗi khách hàng đã qua các tiêu chí chọn lọc kỹ càng, ngân hàng luôn tiếp cận trên cơ sở mong muốn trở thành đối tác chính, cung cấp một giải pháp tài chính tối ưu, phục vụ toàn bộ nhu cầu cũng như kế hoạch kinh doanh của khách hàng.

- Trên cơ sở lấy khách hàng làm trọng tâm, ngân hàng phân chia khách hàng theo ba phân khúc: Khách hàng tín dụng toàn diện, khách hàng tín dụng giao dịch và khách hàng phi tín dụng. Việc phân chia theo từng phân khúc giúp cho công tác quản trị và thúc đẩy kinh doanh được chuyên môn hóa từ Hội sở xuống đến từng trung tâm khách hàng doanh nghiệp.

- Toàn bộ mạng lưới kinh doanh phục vụ khách hàng doanh nghiệp đã được chuyển đổi sang mô hình kinh doanh theo hướng bán lẻ. Theo đó, đội ngũ phát triển khách hàng tập trung vào tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ với khách hàng để cung cấp sản phẩm được thiết kế đúng với từng phân khúc. Đội ngũ quản lý khách hàng tập trung vào khai thác cơ hội bán chéo tối đa từ các khách hàng hiện hữu, đưa chất lượng dịch vụ lên một tầm cao mới chuyên nghiệp và toàn diện hơn. Với cách tổ chức này, Ngân hàng Maritime Bank đang là đơn vị đi đầu trong việc chuyên nghiệp hóa đội ngũ kinh doanh theo chức năng và phân khúc khách hàng.

Ngân hàng đã định hình lại danh mục và bước đầu mở rộng mạng lưới khách hàng mới. Trong năm vừa qua, Số lượng khách hàng mới, đạt các tiêu chí chọn lọc rất chặt chẽ đã tăng hơn 20% so với cơ sở khách hàng ban đầu.

Song song với việc thay đổi mô hình kinh doanh, Maritime Bank luôn ý thức được việc tăng cường hệ thống hỗ trợ và quản trị rủi ro. Trong năm 2014, các công cụ hỗ trợ kinh doanh và các hệ thống quản trị dữ liệu khách hàng đã được tập trung xây dựng/cập nhật và triển khai mạnh mẽ để hỗ trợ tối đa cho việc phát triển khách hàng mục tiêu.

2.2.1.2. Hoạt động tín dụng

Chất lượng tín dụng: Đối tượng là khách hàng doanh nghiệp của Maritime chiếm 90,5% tổng dư nợ và có ở hầu hết lĩnh vực từ bất động sản, chứng khoán, kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ…

Trong năm 2014, Maritime Bank chủ trương tái cấu trúc lại danh mục cho vay theo nguyên tắc giảm tối đa những ngành rủi ro đặc biệt, tập trung phục vụ khách hàng thuộc ngành rủi ro thấp với mức lãi suất cho vay, phí dịch vụ ưu đãi. Tại thời điểm 31/12/2014, dư nợ của khách hàng doanh nghiệp lớn giảm, từ 7.206 tỷ đồng xuống còn 6.190 tỷ đồng, tập trung giảm chủ yếu ở nhóm khách hàng rủi ro cao. Dư nợ của nhóm khách hàng ưu tiên vẫn được duy trì, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của khách hàng. Xu hướng giảm tương tự cũng diễn ra đối với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Trong năm 2014, Ngân hàng đã tập trung thu hồi, xử lý các khoản trái phiếu đến hạn, cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng giữ lại các khoản trái phiếu có chất lượng tốt. Tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đã giảm từ 16.158 tỷ đồng năm 2013 chỉ còn 13.371 tỷ đồng. Năm 2014 với chất lượng tín dụng được cải thiện.

Bảng 2.2. Thông tin cơ bản cơ bản về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam)

(Đơn vị: tỷ đồng)



Thông tin cơ bản


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013


Năm 2014

Năm 2015

(dự kiến)

Dư nợ tín dụng

37,753

42,431

45,910

39,352

42,028

Lợi nhuận trước trích

lập dự phòng

1,156

764

727

884

1,114

Trích lập dự phòng

242

610

1,161

2,577

949

Hoàn nhập dự phòng

123

102

835

1,855


Lợi nhuận sau thuế

226

797

329

142

165

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - 8

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng

dư nợ

2.27

2.65

2.71

2.61

<3

Bán nợ VAMC



500

4,000


Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp Bảng 2 3 Dư nợ cho vay khách hàng doanh 2

Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp

Bảng 2.3. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp. (Nguồn: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam).

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

Tỷ trọng

Tỷ trọng

Tỷ trọng

Tổng dư nợ

100

100

100

Xây dựng và công nghiệp

52.35

44.52

41.29

Dịch vụ

14.74

16.28

19.03

thương mại

32.91

39.20

39.68

Từ bảng số liệu 2.3 cho thấy dư nợ của xây dựng và công nghiệp luôn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên ta cũng có thể thấy cơ cấu dư nợ cho vay đang thay đổi theo các năm theo hướng chuyển sang các lĩnh vực khác như dịch vụ và thương mại nhằm giảm bớt rủi ro do thị trường mang lại

Dư nợ khách hàng doanh nghiệp phân theo thời gian

Bảng 2.4 Dư nợ khách hàng doanh nghiệp phân theo thời gian. (Nguồn: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam)

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

Tỷ trọng

Tỷ trọng

Tỷ trọng

Tổng dư nợ

100

100

100

Ngắn hạn

37.20

36.44

38.16

Trung hạn

19.05

18.66

17.00

Dài hạn

43.75

44.90

44.84

Từ bảng số liệu cho thấy dư nợ cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng Hàng Hải chiếm một tỷ lệ lớn nhất. Điều này có thể làm mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay dẫn đến tiềm ẩn rủi ro trước các biến động kinh tế xã hội.

2.2.2. Thực trạng công tác Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.

Phân loại khách hàng vay vốn là một nhu cầu tất yếu để bảo đảm khoản vay, giúp ngân hàng cho vay đến đúng những khách hàng đủ tiềm lực, hoạch định những gói sản phẩm tín dụng phù hợp hơn cho từng đối tượng. Công tác xếp hạng tín dụng trở thành yếu tố không thể thiếu với không chỉ với một vài ngân hàng lớn mà còn cho toàn hệ thống ngân hàng.

Những năm 2007 trở đi là giai đoạn ngân hàng phát triển bùng nổ. Trong năm năm liên tiếp tổng tài sản ngân hàng luôn tăng gấp đôi sau mỗi năm. Nhu cầu tín dụng tăng trưởng dẫn đến nhu cầu cao về việc quản trị rủi ro. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Maritime Bank được bắt đầu triển khai đưa vào sử dụng theo quyết định số 5436/2009/QĐ-TGĐ 4.1 ngày 05/10/2009 về việc ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Quyết định này là cơ sở thống nhất trong toàn hàng Hệ thống bao gồm các thành phần sau:

- Bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng cho khách hàng là tổ chức kinh tế (áp dụng cho doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp mới, doanh nghiệp siêu nhỏ, tín dụng suy giảm).

- Bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng cho khách hàng là hộ kinh doanh.

- Bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng cho khách hàng cá nhân.

- Bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng cho khách hàng định chế. Bước tiến của quy định xếp hạng tín dụng nội bộ này là:

- Thống nhất được nguyên tắc xếp hạng khách hàng: Đánh giá theo tiêu chí tài chính và tiêu chí phi tài chính, phân loại ngay từ đầu những khách hàng rủi ro khi cho vay như: khách hàng mới thành lập…

- Chuyên biệt hóa với việc phân loại khách hàng khi phân ra loại nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng là các định chế tài chính… Từ đó giúp ngân hàng có thể thay đổi các chỉ tiêu đánh giá cho phù hợp.


Kết quả phân loại của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dùng để Phân 3

Kết quả phân loại của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dùng để: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, phục vụ quản lý tín dụng toàn hệ thống.

Để có thể sử dụng kết quả phân loại nợ theo phương pháp định tính của thông tư 02 hệ thống xếp hạng đòi hỏi ngân hàng Maritime Bank phải luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống xếp hạng của mình. Để làm được điều này ngân hàng phải luôn coi hệ thống xếp hạng không chỉ nhằm đảm bảo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước mà còn căn cứ trên nhu cầu và tình hình thực tế của mình để thường xuyên điều chỉnh công tác xếp hạng tín dụng để đáp ứng nhu cầu sang lọc và phân loại khách hàng chính xác hơn, giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Mô hình tính điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Với công tác xếp hạng khách hàng doanh nghiệp vay vốn thì quy định này phân loại thành 4 loại khách hàng

- Bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng cho khách hàng là doanh nghiệp thông thường

- Bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng cho khách hàng là doanh nghiệp mới

- Bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng cho khách hàng là doanh nghiệp siêu

nhỏ


- Bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng suy giảm

Với bộ xếp hạng tín dụng cho khách hàng là doanh nghiệp thông

thường có các nhóm chỉ tiêu: Chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính.

Trong đó nhóm chỉ tiêu tài chính gồm 15 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm: nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cân nợ, nhóm chỉ tiêu thu nhập. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính gồm 85 chỉ tiêu con thuộc 5 nhóm: Đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp (5 chỉ tiêu nhỏ), trình độ quản lý và môi trường nội bộ (13 chỉ tiêu nhỏ), quan hệ ngân hàng (15 chỉ tiêu nhỏ), các nhân tố ảnh hưởng đến ngành (5 chỉ tiêu nhỏ), Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp (43 chỉ tiêu nhỏ)

Với Bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng cho khách hàng là doanh nghiệp mới, doanh nghiệp siêu nhỏ, Bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng giảm thì một số chỉ tiêu sẽ giảm phù hợp với quy mô và đặc điểm của doanh nghiệp đó.

Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá theo năm mức lựa chọn và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tuỳ thuộc vào ngành nghề và quy mô doanh nghiệp của khách hàng.

Điểm của phần tài chính chiếm từ 30 - 35% tổng điểm xếp hạng (30% đối với báo cáo tài chính thuế không được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính được kiểm toán nhưng không có ý kiến chấp nhận toàn phần và 35% đối với báo cáo tài chính có kiểm toán có ý kiến chấp nhận toàn phần), và phần phi tài chính chiếm 65% tổng điểm xếp hạng.

Tổng điểm kết hợp của hai yếu tố định tính và định lượng sẽ giúp xác định mức phân loại của khoản cho vay theo bảng dưới đây:

Bảng 2.5: Bảng phân loại khoản vay theo đánh giá của Maritime Bank. (Nguồn Quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam)

Tổng số điểm


Xếp hạng


Phân loại nợ

Từ

Đến


87


100


AAA

Đủ tiêu chuẩn. Khả

năng hoàn trả khoản vay đặc biệt tốt.


78


87


AA

Đủ tiêu chuẩn. Khả

năng hoàn trả khoản vay rất tốt.


72


78


A

Đủ tiêu chuẩn. Chịu tác động yếu tố bên ngoài nhiều hơn. Khả năng hoàn trả

khoản vay tốt.


67


72


BBB

Cần chú ý. Chịu tác động yếu tố bên ngoài tới khả năng trả nợ. Có khả năng

hoàn trả khoản vay


63


67


BB

Cần chú ý. Chịu tác động yếu tố bên

ngoài tới khả năng trả nợ.


60


63


B

Dưới tiêu chuẩn. Hiện tại đủ khả năng trả nợ. Lâu dài chịu tác động yếu tố

bên ngoài.


57


60


CCC

Dưới tiêu chuẩn. Hiện tại có khả năng trả nợ. Phụ thuộc nhiều vào thị trường trong để trả

nợ


53


57


CC

Dưới tiêu chuẩn. Hiện tại suy giảm nhiều khả năng trả

nợ


45


53


C

Nghi ngờ. Đang làm thủ tục phá sản

nhưng vẫn thực hiện nghĩa vụ trả nợ


20


45


D

Có khả năng mất

vốn. Có tổn thất thực sự đã xảy ra

Quy trình chi tiết cho công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp Bước 1 4

Quy trình chi tiết cho công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Bước 1: Thu thập thông tin về khách hàng

Cán bộ tín dụng (thuộc bộ phận kinh doanh) hoặc bộ phận tiếp cận khách hàng tiềm năng tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư và các thông tin khác từ các nguồn khác nhau: Thu thập từ doanh nghiệp cung cấp, phỏng vấn trực tiếp cán bộ doanh nghiệp, thông tin đại chúng... Hồ sơ được chia làm ba loại:

Hồ sơ pháp lý: Bao gồm những hồ sơ về quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, giấy phép hành nghề cho một số lĩnh vực đặc biệt, hợp đồng liên doanh,điều lệ công ty…

Hồ sơ kinh tế- tài chính: Bao gồm các hồ sơ phục vụ cho việc phân tích số liệu bao gồm: Kế hoạch sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính quý (năm) gần nhất tại thời điểm chấm điểm, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ , thuyết minh các báo cáo tài chính, bảng kê dư nợ vay tại các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước, chi tiết doanh thu theo lĩnh vực ngành nghề.

Các nguồn thông tin khác có thể có từ: Phỏng vấn trực tiếp khách hàng, đi thăm thực địa khách hàng (trụ sở văn phòng, địa điểm sản xuất kinh doanh...), các phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp, thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIH) của Ngân hàng MSB và (CIC) của NHNN. Các nguồn thông tin khác,…

Bước 2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách

hàng

Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt

động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại từ 50% tổng doanh thu trong 3 năm liên tục của khách hàng.

Bước 3: Xác định quy mô của khách hàng

Quy mô hoạt động của khách hàng phụ thuộc vào ngành kinh tế mà khách hàng đang hoạt động. Trong Hệ thống chấm điểm này, tương ứng với 30 ngành kinh tế sẽ có 30 bộ chỉ tiêu để xác định quy mô. Quy mô của khách hàng được xác định dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu sau: Vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu thuần, tổng tài sản.

Mỗi chỉ tiêu sẽ có 8 khoảng giá trị chuẩn tương ứng là thang điểm từ 1 đến 8 điểm. Tổng hợp điểm của 4 chỉ tiêu sẽ được sử dụng để xác định quy mô của khách hàng theo nguyên tắc: Khách hàng có điểm tổng hợp càng lớn thì quy mô của khách hàng càng lớn. Việc xác định quy mô doanh

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí