Biến Động Diện Tích Cây Công Nghiệp Dài Ngày Ở Bình Dương


như cây cao su, hồ tiêu và điều. Tuy nhiên, năng suất và giá trị kinh tế tính trên đơn vị diện tích của cây điều không lớn bằng các cây CNDN còn lại. Trong những năm qua, giá hạt điều chế biến trên thị trường thế giới thường xuyên biến động bất lợi, trong khi đó tình hình sâu bệnh khiến năng suất điều sụt giảm đã khiến nhiều hộ gia đình chặt điều để chuyển sang trồng cây CNDN khác có giá trị kinh tế cao hơn. Điều này dẫn đến diện tích điều sụt giảm đáng kể. Nếu như năm 2011, diện tích gieo trồng cây điều là 25 nghìn ha thì đến năm 2015 chỉ còn lại là 19,23 nghìn ha, tương đương với mức giảm 23,45% trong 4 năm.

Cây hồ tiêu có diện tích gieo trồng lớn thứ ba trong các cây CNDN ở Bình Dương. Đây là loại cây đòi hỏi kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc cao, vốn đầu tư trên đơn vị diện tích khá lớn. Hồ tiêu chủ yếu được trồng rải rác ở các hộ gia đình thuộc địa bàn Huyện Phú Giao, Bắc Tân Uyên và Bàu Bàng. Trong những năm qua, giá hồ tiêu trên thị trường thế giới biến động khá mạnh đã ảnh hưởng đến nguồn thu của những hộ trồng trọt. Nhiều vườn cây trở nên già cỗi, không được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên chất lượng hồ tiêu giảm sút, năng suất cây trồng không cao. Diện tích trồng mới không tăng đáng kể trong khi với vườn cây già cỗi, hộ gia đình có xu hướng chuyển đổi sang cây trồng khác đòi hỏi vốn đầu tư và công chăm sóc ít hơn. Do vậy, diện tích gieo trồng hồ tiêu trên toàn tỉnh ngày càng thu hẹp. Năm 2012, tổng diện tích gieo trồng hồ tiêu là 10,24 nghìn ha thì đến năm 2015 chỉ còn 4,5 nghìn ha, giảm 56,05% trong 4 năm.

Cây cà phê có diện tích gieo trồng không đáng kể ở Bình Dương. Cũng như cây hồ tiêu, cà phê được gieo trồng rải rác ở nhiều địa bàn thuộc huyện Phú Giáo và Bàu Bàng. Loại cây này mặc dù có giá trị kinh tế cao nhưng đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Nhìn chung, diện tích gieo trồng cà phê tại Bình Dương giữ ở mức khá ổn định trong 4 năm qua. Năm 2011, tổng diện tích gieo trồng cà phê là 6,2 nghìn ha, đến năm 2015 tổng diện tích gieo trồng là 7,12 nghìn ha, tăng 14,84% trong vòng 4 năm.


Biểu đồ 2.3 Giá trị sản lượng cây công nghiệp dài ngày

Đơn vị: tỷ đồng


4500

6400

4000

3728

6300

3500

6200

3000

6125

6120

6100

2500

2000

5995

6000

38

1500

1428 5885

1454

1486

1485

5900

1000

5800

513 476 485 495

500 3 254 259 264

495

264

5700

0

5600

2011 2012

Cao su Cà phê

2013

Hồ tiêu

2014

2015

Điều

Giá trị sản lượng cây công nghiệp


27

4016

6340

3797

3880

3877

15

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015 Từ biểu đồ 2.3 cho thấy, giá trị sản lượng cây CNDN năm 2012 là 5.885 tỷ đồng, giảm 455 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng giảm 7,17%. Nguyên nhân là do diện tích gieo trồng cây CNDN giảm. Trong giai đoạn 2012 – 2015, giá trị sản lượng cây công nghiệp dài ngày tăng từ 5.885 tỷ đồng năm 2012 lên 6.120 tỷ đồng năm 2015, tương ứng tăng 3,99%. Có thể thấy trong giai đoạn này diện tích

gieo trồng cây CNDN bắt đầu được cải thiện.

Xét về giá trị sản lượng của từng loại cây, cao su chiếm tỷ trọng cao nhất, bình quân 63,5% tổng giá trị sản lượng cây công nghiệp, tương ứng bình quân 3.859 tỷ đồng trong giai đoạn 2011 - 2015. Đứng thứ hai là cây điều với bình quân tỷ trọng 24% tổng giá trị sản lượng cây công nghiệp, tương ứng bình quân

1.478 tỷ đồng trong giai đoạn 2011 - 2015. Đứng thứ ba là cây hồ tiêu chiếm bình quân 8% tổng giá trị sản lượng cây công nghiệp, tương ứng bình quân493tỷ đồng trong giai đoạn 2011 - 2015, và cuối cùng là cây cà phê chỉ chiếm bình quân 4,5% tổng giá trị sản lượng cây công nghiệp, tương ứng bình quân 262 tỷ đồng trong giai đoạn 2011 - 2015.


Biểu đồ 2.4 Giá trị xuất khẩu cây công nghiệp dài ngày

Đơn vị: tỷ đồng


900


800


700


600


500


400


300

Cao su Điều Cà phê

Hồ tiêu

200


100


0

2011

2012

2013

2014

2015

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015

Từ biểu đồ 2.4 cho thấy, trong những năm qua, giá trị xuất khẩu sản phẩm cây CNDN tại Bình Dương luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Năm 2011, giá trị xuất khẩu từ sản phẩm cây CNDN chiếm 58,4% tổng giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp thì đến năm 2014 tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm cây CNDN trong tổng giá trị xuất khẩu nông nghiệp đã tăng lên 65,2%.

Đóng góp nhiều nhất cho kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của tỉnh là cây cao su, chiếm bình quân khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu cây CNDN, tương ứng với khoảng 40% tổng giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu của loại cây này trong 4 năm qua, từ 2011 – 2015, đạt mức bình quân là 7,06%/năm. Năm 2011, tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm cao su là 630 tỷ đồng thì đến năm 2015 đã tăng lên 825 tỷ đồng.

Đóng góp lớn thứ hai cho kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp nói chung, kim ngạch xuất khẩu cây CNDN nói riêng là cây điều. Trong giai đoạn 2011 – 2015, giá trị xuất khẩu sản phẩm điều chiếm khoảng 25% - 30% tổng giá trị xuất khẩu


cây CNDN, tương ứng với khoảng 16% - 30% tổng giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp. Trong 4 năm qua, giá trị xuất khẩu sản phẩm điều có xu hướng giảm dần, với tốc độ giảm bình quân một năm là 5,91%. Năm 2011, tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm điều là 345 tỷ đồng, đến năm 2015 chỉ còn 269 tỷ đồng.

Ngoài hai loại cây chủ đạo là cao su và điều, giá trị xuất khẩu sản phẩm từ cây cà phê và hồ tiêu có kim ngạch không đáng kể. Giá trị xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu chỉ chiếm khoảng 7%, trong khi giá trị xuất khẩu sản phẩm cà phê chiếm chưa đến 5% tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm cây CNDN. Nhìn chung, giá trị xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu đang có xu hướng tăng dần, từ 175 tỷ đồng năm 2011 lên 191 tỷ đồng năm 2015, trong khi giá trị xuất khẩu sản phẩm cà phê giữ ổn định quanh mức 150 tỷ đồng/năm trong 4 năm qua.

Biểu đồ 2.5 Năng suất cây công nghiệp dài ngày




3


2,5


2


1,5


1


0,5


0








2011

2012

2013

2014

2015



Cao su

1,28

1,35

1,44

1,52

1,55

Hồ tiêu

2,13

1,98

1,85

1,66

1,45

Cà phê

2,57

2,86

2,7

2,83

2,85

Điều

1,24

1,22

1,02

1,12

1,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 8

Đơn vị: tấn/ha


3,5









Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015


Từ biểu đồ 2.5 cho thấy xu hướng thay đổi năng suất sản xuất của các cây CNDN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong đó, năng suất cây cao su có xu


hướng tăng lên khá vững chắc, năm 2011 đạt sản lượng bình quân 1,28 tấn/ha thì đến năm 2015 đã đạt 1,55 tấn/ha.

- Cây cao su: là loại cây trồng truyền thống ở Bình Dương, có diện tích chuyên canh lớn, quy trình và kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc được áp dụng công nghệ hiện đại. Mặt khác, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở đây rất phù hợp với sự phát triển cây cao su. Điều này giải thích tại sao năng suất cao su ở Bình Dương đạt ở mức khá cao so với các địa phương khác và đang tiếp tục tăng lên qua các năm. Xét về mặt hiệu quả, trồng cây cao su đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn, khoảng 49 triệu đồng/ha, song cho giá trị kinh tế khá cao, khoảng 134,6 triệu đồng/ha. Tổng lãi gộp bình quân 1 ha cao su trong năm 2015 đạt khoảng 85,6 triệu đồng, là mức cao hơn hẳn so với các loại cây CNDN khác. Thị trường tiêu thụ cao su trên thế giới mặc dù có những biến động nhất định, song xu hướng chung vẫn là duy trì sản lượng tiêu thụ ở mức cao. Những điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như thị trường là cơ sở để các hộ gia đình, doanh nghiệp tại Bình Dương tiếp tục phát triển loại cây này trong tương lai.

- Cây cà phê: năng suất cà phê mặc dù không thực sự ổn định nhưng nhìn chung vẫn đạt ở mức tương đối cao. Năm 2011, năng suất cà phê đạt khoảng 2,57 tấn/ha, đến năm 2015 tăng lên 2,85 tấn/ha. Đây là loại cây trồng đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, khoảng 85,6 triệu đồng/ha, nhưng cũng cho giá trị kinh tế cao, 140,6 triệu đồng/ha. Tính bình quân, lãi gộp mỗi ha cà phê là 55 triệu đồng.

- Cây hồ tiêu: năng suất loại cây trồng này đang có xu hướng ngày càng giảm mạnh. Năm 2011, sản lượng bình quân một ha hồ tiêu đạt 2,13 tấn/ha, nhưng đến năm 2015, do tình hình sâu bệnh nghiêm trọng, sản lượng hồ tiêu chỉ còn đạt 1,45 tấn/ha, giảm bình quân 0,68 tấn/ha. Mặc dù năng suất suy giảm mạnh, song hiệu quả trồng cây hồ tiêu vẫn ở mức khá cao. Chi phí trồng trọt và chăm sóc bình quân một ha hồ tiêu là 67,8 triệu đồng, giá trị sản lượng bình quân một ha hồ tiêu là 128 triệu đồng, và lãi gộp bình quân một ha hồ tiêu là 60,4 triệu đồng. Mức lãi gộp như vậy là khá cao so với nhiều loại cây trồng khác. Trong


những năm qua, giá mặt hàng hồ tiêu trên thị trường thế giới duy trì ở mức cao, trong khi sản lượng cung ứng hồ tiêu trên thế giới giữ ở mức ổn định, điều này khiến giá xuất khẩu mặt hàng này có nhiều lợi thế. Mặc dù hiệu quả kinh tế trồng hồ tiêu đạt ở mức cao, song loại cây này khá kén đất, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, kỹ thuật chăm sóc cao. Do đó, loại cây này không được người dân mở rộng diện tích trồng trọt mới mà chủ yếu chăm sóc và tái tạo trên những vườn cây đã có.

- Cây điều có lịch sử khá lâu đời đối với đời sống nhiều hộ nông nghiệp ở Bình Dương. Đây là loại cây trồng không kén đất, có thể trồng ở những vùng có địa hình không bằng phẳng, không đòi hỏi độ màu mỡ của đất đai cao. Chi phí đầu tư khá thấp so với nhiều loại cây CNDN khác, và công chăm sóc cũng không lớn. Loại cây này được trồng khá phổ biến trước những năm 2000, đã có những đóng góp nhất định trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, kể từ sau năm 2000, khi sự phát triển của nhiều loại cây CNDN khác chứng minh được hiệu quả và lợi thế so sánh cao hơn hẳn, thì cây điều không còn được ưa chuộng trồng trọt ở Bình Dương nữa. Điều này xuất phát từ thực tế năng suất sản xuất lẫn hiệu quả sản xuất của cây điều rất thấp so với nhiều loại cây khác. Về mặt năng suất, sản lượng bình quân một ha điều đang giảm xuống khá rõ, từ 1,24 tấn/ha năm 2011 xuống còn 1,05 tấn/ha năm 2015. Về mặt hiệu quả, chi phí sản xuất một ha điều là 13,4 triệu đồng, giá trị sản lượng một ha điều là 34,5 triệu đồng, lãi gộp bình quân mỗi ha điều là 21,1 triệu đồng/ha. Mức lãi gộp như trên là rất thấp so với nhiều cây CNDN khác.

Phân tích thực trạng cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho thấy tỉnh có điều kiện tự nhiên phù hợp để phát triển cây CNDN. Bên cạnh đó, các loại cây CNDN đều mang lại giá trị kinh tế góp phần cải thiện đời sống và tạo việc làm cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển cây CNDN trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn chưa thực sự bền vững điều này thể hiện ở việc diện tích cây CNDN bị phá bỏ ngày một tăng.


Biểu đồ 2.6 Biến động diện tích cây công nghiệp dài ngày ở Bình Dương

Đơn vị: nghìn ha


Diện tích gieo trồng

Diện tích trồng mới Diện tích phá bỏ

133

134

136

137

139

78

77

79

77

63

59

49

57

48

40

2011

2012

2013

2014

2015

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015

Từ biểu đồ 2.6 cho thấy diện tích cây CNDN bị phá bỏ ở Bình Dương liên tục gia tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 diện tích cây CNDN bị phá bỏ là 40 nghìn ha đến năm 2015 diện tích bị phá bỏ là 77 nghìn ha, tăng 92,5% so với năm 2011. Nguyên nhân của tình trạng này là do biến động giá các loại cây CNDN trong giai đoạn 2011 – 2015.

Tại Bình Dương, cao su là cây CNDN chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong giai đoạn đầu năm 2011, giá cao su tăng đã khiến không ít hộ nông dân gia tăng diện tích gieo trồng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tình hình quy hoạch cơ cấu cây trồng của tỉnh mà còn gia tăng mức độ rủi ro mà nông dân trồng cao su phải gánh chịu. Từ đầu năm 2011, giá cao su sụt giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho các hoạt động sản xuất sử dụng mủ cao su bị đình trệ. Giá giảm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và thu nhập của nông dân nên họ bắt đầu phá bỏ cây cao su để chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế.

Ngoài nguyên nhân do biến động giá, phát triển cây CNDN chưa thực sự bền vững còn xuất phát từ việc thiếu hụt vốn cho trồng trọt của các hộ nông dân. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng khó khăn đã khiến cho các hộ nông dân không thể cải tạo vườn cây già cỗi. Điều này đã làm giảm năng suất của các loại cây CNDN và gia tăng chi phí trồng trọt. Ngoài ra, việc thiếu hụt vốn khiến


cho người nông dân phải chấp nhận bán sản phẩm thô, bán non. Điều này đã khiến cho người nông dân phải chịu áp lực bị ép giá, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các loại cây CNDN.

2.2.2 Tiêu chí đánh giá mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

2.2.2.1 Gia tăng số lượng khách hàng vay vốn ngân hàng trong lĩnh vực cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Bình Dương

Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ tăng số lượng khách hàng vay vốn ngân hàng trong lĩnh vực cây công nghiệp dài ngày ở Bình Dương

Đơn vị: khách hàng


10600

10400

10200

10000

9800

9600

9400

9200

9000

8800

8600

7,504%

3,429%

2,530%

10401

1,511%

9675

10296

9531

9215

8%

7%

6%

5%

4%

3%

2%

1%

0%

-1,010-%1%

-2%

2011

2012

2013

2014

2015

Số lượng khách hàng Tỷ lệ tăng trưởng

Nguồn:Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015

Từ biểu đồ 2.7 cho thấy số lượng khách hàng vay vốn ngân hàng trong lĩnh vực cây CNDN tại Bình Dương biến động tăng khá mạnh qua các năm. Nếu như năm 2011 số lượng khách hàng vay vốn ngân hàng trong lĩnh vực cây CNDN đạt

9.215 khách hàng thì đến năm 2012 số lượng khách hàng đã tăng lên 9.531 khách hàng, tương ứng với tốc độ tăng là 3,43%. Đến năm 2013, khi nền kinh tế thế giới đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và đang dần tăng trưởng trở lại, nhu cầu cao su phục hồi khiến cầu tín dụng cây CNDN cũng tăng tương ứng. Số


lượng khách hàng vay vốn ngân hàng trong lĩnh vực cây CNDN tại Bình Dương trong năm 2013 là 9.675 khách hàng, tăng nhẹ 1,51% so với năm 2012. Năm 2014, số lượng khách hàng vay vốn ngân hàng trong lĩnh vực cây CNDN tại Bình Dương tiếp tục tăng trưởng dương và đạt ở mức cao là 10.401 khách hàng, mức cao nhất từ trước đến nay, tương ứng với tốc độ tăng 7,5%. Đến năm 2015, do yêu cầu về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu số lượng khách hàng đã giảm về mức 10.296 khách hàng, tương ứng với tốc độ giảm 1,01% so với năm 2014.

2.2.2.2 Gia tăng quy mô tín dụng ngân hàng đối với cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Bình Dương.

Doanh số cho vay đối với cây CNDN tại tỉnh Bình Dương.

Trong giai đoạn 2011 – 2015, các NHTM không ngừng giới thiệu đến khách hàng những khoản tín dụng với kỳ hạn đa dạng phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất của ngân hàng không ngừng được đầu tư kết hợp với ứng dụng công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp đã thu hút được đông đảo khách hàng. Do đó, quy mô tín dụng ngân hàng đối với cây CNDN tại tỉnh Bình Dương không ngừng được mở rộng thể hiện trước hết qua doanh số cho vay đối với cây CNDN.

Bảng 2.2 Doanh số cho vay lĩnh vực cây công nghiệp dài ngày tại Bình Dương

Đơn vị: tỷ đồng



Loại cây

Doanh số cho vay

2011

2012

2013

2014

2015

Bình quân

Tỷ trọng

Cà phê

1.352

1.296

582

1.463

2.403

1.419

17%

Cao su

1.878

1.800

3.548

2.578

3.325

2.626

31%

Hồ tiêu

977

936

405

493

1.719

906

11%

Điều

3.306

3.169

2.773

3.094

5.719

3.612

41%

Tổng doanh số

7.513

7.201

7.308

7.628

13.166

8.563

100%

Nguồn:Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015


Từ bảng 2.2 cho thấy, trong tổng doanh số cho vay đối với cây CNDN giai đoạn 2011 - 2015 tại Bình Dương, tổng doanh số cho vay đối với cây Điều và cao su chiếm tỷ trọng cao nhất với bình quân lần lượt là 41% và 31% tổng doanh số cho vay cây CNDN, tương ứng lần lượt là 3.612 tỷ đồng và 2.626 tỷ đồng. Do thích hợp với thỗ nhưỡng nên cây điều và cao su được trồng rất phổ biến tại Bình Dương. Điều này giải thích tại sao doanh số cho vay cây cao su chiếm tỷ trọng áp đảo so với những loại cây còn lại.

Ngoài điều và cây cao su, một số loại cây CNDN khác được trồng rải rác ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Dương là tiêu và cà phê. Trong đó, đáng kể hơn cả là cây cà phê, loại cây này có doanh số cho vay giai đoạn 2011 - 2015 chiếm bình quân 17% trong tổng doanh số cho vay cây CNDN, tương ứng với

1.419 tỷ đồng. Hồ tiêu chỉ chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn là 11%, tương ứng với doanh số cho vay là 906 tỷ đồng.

Bảng 2.3 Mức tăng và tỷ lệ tăng doanh số cho vay lĩnh vực cây công nghiệp dài ngày tại Bình Dương

Đơn vị: tỷ đồng



Loại cây


2011


2012


2013


2014


2015

Mức tăng

Tỷ lệ tăng

Mức tăng

Tỷ lệ tăng

Mức tăng

Tỷ lệ tăng

Mức tăng


Tỷ lệ tăng

Mức tăng

Tỷ lệ tăng


Cà phê


35


8.15%


(56)


-4,14%


(714)


-55,09%


881


151,37%


940


64%


Cao su


512


11.25%


(78)


-4,15%


1.748


97,11%


(970)


-27,34%


747


29%


Hồ tiêu


16


9.24%


(41)


-4,20%


(531)


-56,73%


88


21,73%


1.226


249%


Điều


219


9.43%


(137)


-4,14%


(396)


-12,50%


321


11,58%


2.625


85%

Tổng doanh số


782


9.52%


(312)


-4,15%


107


1,49%


320


4,38%


5.538


73%

Nguồn:Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015


Bảng 2.3 cho thấy mức tăng doanh số cho vay trong lĩnh vực cây công CNDN tại Bình Dương biến động tăng giảm bất thường. Mức tăng trưởng dương ở các năm 2011, 2014, 2015 trong khi mức tăng trưởng âm lại diễn ra ở các năm 2012 và 2013. Trong đó mức tăng giảm doanh số cho vay đối với cây điều và cao su lớn hơn so với các loại cây CNDN khác. Sự biến động bất thường của doanh số cho vay trong lĩnh vực cây CNDN tại Bình Dương trong giai đoạn 2011 - 2012 cho thấy việc mở rộng quy mô tín dụng ngân hàng đối với cây CNDN chưa bền vững.

Tăng dư nợ tín dụng đối với cây CNDN tại tỉnh Bình Dương

Biểu đồ 2.8 Tổng dư nợ tín dụng cây công nghiệp dài ngày tại Bình Dương

Đơn vị: tỷ đồng


90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

-10%

-20%

5000

4709

4637

4500

4000

3500

3000

2611

2566

4554

2500

2000

1500

1000

500

0

2011 2012 2013 2014 2015

Dư nợ tín dụng cây CNDN Tăng trưởng dư nợ tín dụng cây CNDN Tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng

Nguồn:Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015

Từ biểu đồ 2.8 cho thấy, tổng dư nợ tín dụng cây CNDN tại Bình Dương biến động khá mạnh qua các năm. Nếu như năm 2011 tổng dư nợ tín dụng cây CNDN đạt 2.611 tỷ đồng thì đến năm 2012 do ảnh hưởng bởi nhu cầu cao su trên toàn thế giới sụt giảm cũng như chính sách cho vay thận trọng từ các ngân hàng thương mại, dư nợ tín dụng giảm xuống còn 2.566 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 1,73%. Tuy nhiên đến năm 2013, khi nền kinh tế thế giới đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và đang dần tăng trưởng trở lại, nhu cầu cao su phục hồi


khiến cầu tín dụng cây CNDN cũng tăng tương ứng. Tổng dư nợ tín dụng cây CNDN tại Bình Dương trong năm 2013 là 4.637 tỷ đồng, tăng 80,71% so với năm 2012. Năm 2014, dư nợ tín dụng cây CNDN tiếp tục tăng trưởng dương và đạt ở mức cao là 4.709 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay, tương ứng với tốc độ tăng 1,55%. Đến năm 2015, do yêu cầu về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu nên dư nợ tín dụng cây CNDN giảm xuống mức 4.554 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 3,29% so với năm 2014.

Dư nợ tín dụng cây CNDN trong tổng dư nợ

Biểu đồ 2.9 Tỷ trọng dư nợ tín dụng cây công nghiệp dài ngày trên tổng dư nợ tại Bình Dương

Đơn vị: tỷ đồng


7,00%

6,00%

5,00%

4,00%

3,00%

2,00%

1,00%

0,00%

6,57%

5,89%

5,91%

5,21%

4,35%

2011 2012 2013 2014 2015

Nguồn:Báo cáo thống kê hoạt động tín dụng cây công nghiệp dài ngày của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2011 - 2015

Biểu đồ 2.9 cho thấy, tỷ trọng dư nợ tín dụng cây CNDN trên tổng dư nợ tại Bình Dương trong giai đoạn 2011 – 2015 khá biến động. Cụ thể, dư nợ cây CNDN trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ vào năm 2013, chiếm 6,57%. Tỷ trọng này có giá trị thấp nhất là 4,35% vào năm 2011. Bình quân, dư nợ cây CNDN chiếm 5,39% tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2011 – 2015. Số liệu phân tích cho thấy mặc dù tín dụng cây CNDN đã tăng trưởng lại, song tỷ trọng trong tổng dư nợ vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ và không ổn định.

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí