Cơ Cấu Dư Nợ Tín Dụng Đối Với Dnv&n Tại Vpbank Chi Nhánh Kinh Đô


khách hàng giảm từ 128,06% năm 2013 xuống 20,5% năm 2014, tuy nhiên tốc độ tăng của dư nợ cho vay DNV&N thì không biến động nhiều, vẫn giữ được độ tăng mạnh ( xấp xi 97%), cũng theo số tính toán, dư nợ tín dụng bình quân với DNV&N tăng từ xấp xỉ 1 tỷ/ DN năm 2011 lên gần 2 tỷ/ DN năm 2014, điều này chứng tỏ chi nhánh vẫn mở rộng tín dụng đối với đối tượng khách hàng này. Cụ thể hơn nữa, tỷ trọng doanh số cho vay DNV&N trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh tăng từ 17,1% năm 2011 lên đến 43,2% năm 2014 trong điều kiện doanh số cho vay tăng mạnh của các năm này, chứng tỏ rằng tín dụng cho các DNV&N của chi nhánh vẫn rất mạnh mẽ. Việc tỷ lệ dư nợ DNV&N trong tổng dư nợ giảm từ 20,79% năm 2011 xuống 17,24% năm 2012, xuống 15,48% năm 2013 rồi lại tăng lên 25,52% năm 2014 vì trong 2012 và 2013, khách hàng đã trả nợ khá tốt và đây là các khoản vay ngắn hạn, chiếm tỷ lệ lớn trong doanh số cho vay của chi nhánh.

So sánh dư nợ tín dụng với doanh số cho vay khoảng thời gian 2011- 2014, ta có thể nhận thấy rõ ràng doanh số thu nợ của chi nhánh khá cao, điều này do các khoản vay của DNV&N tại chi nhánh có một tỷ lệ rất lớn là cho vay ngắn hạn dưới 1 năm. Đặc biệt năm 2012 với chính sách giảm lãi suất cho vay của NHNN đã làm doanh số cho vay tăng nhưng do doanh số thu nợ của chi nhánh cũng cao tương ứng nên bù trừ ra thì tổng dư nợ của DNV&N năm này có sự tăng trưởng nhưng không quá đột biến. Hơn nữa, khách hàng của chi nhánh chiếm phần đông là các doanh nghiệp vay vốn chủ yếu để tài trợ vốn ngắn hạn, tốc độ quay vòng vốn nhanh, thời gian trả nợ ngắn và trả nợ ngay trong năm. Cho vay trung dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ thấp và luôn xấp xỉ ở mức 40 tỷ đến 50 tỷ đồng. Ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn vấn đề này ở phần sau.

Tóm lại, sự gia tăng của dư nợ đối với DNV&N thể hiện VPBank Kinh Đô đã tiếp tục mở rộng tín dụng nhằm hỗ trợ các DNV&N. Tuy nhiên dư nợ


DNV&N so với tổng dư nợ của chi nhánh vẫn còn thấp, điều này đặt ra vấn đề mở rộng tín dụng mạnh hơn cho đối tượng này.

2.2.5. Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNV&N tại VPBank chi nhánh Kinh Đô

2.2.5.1. Cơ cấu dư nợ cho vay DNV&N theo kỳ hạn

Năm 2011, 2012 dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn cho DNV&N của chi nhánh có tỷ lệ tương đương nhau với 34,52 tỷ dư nợ ngắn hạn và 44,15 tỷ trung dài hạn năm 2011; 44,6 tỷ ngắn hạn và 47,9 tỷ trung dài hạn năm 2012. Bước sang 2013 và 2014 ta chứng kiến tỷ trọng tăng vọt của dư nợ ngắn hạn trong cơ cấu dư nợ cho DNV&N của chi nhánh. Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay DNV&N trong 2 năm này lần lượt là 74,56% năm 2013 và 87,22% năm 2014. Nếu so với năm trước thì tăng so với năm trước đó lần lượt là 216,7% và 132,35%. Từ bảng 2.10 ta thấy:

Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn giảm đi rõ rệt mặc dù về lượng tuyệt đối vẫn tăng và luôn xấp xỉ 50 tỷ. Điều này là do doanh số cho vay DNV&N ngắn hạn của chi nhánh tăng mạnh trong 2013 và 2014 trong khi doanh số cho vay trung dài hạn của chi nhánh có xu hướng chững lại và giảm đi. Dư nợ ngắn hạn tăng có nhiều nguyên nhân: chịu ảnh hưởng của chính sách lãi suất của NHNN ở giai đoạn 2011-2013, nguồn vốn huy động của VPBank giai đoạn này chủ yếu là vốn ngắn hạn, nên để đảm bảo nguồn thanh khoản và đảm bảo đúng tỷ lệ vốn ngắn hạn được tài trợ cho vay trung dài hạn theo đúng quy định của NHNN thì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đối với DNV&N của VPBank chiếm đa số là hợp lý. Một nguyên nhân nữa là giai đoạn này NHNN đã áp trần lãi suất huy động và cho vay, với kỳ vọng lãi suất cho vay ngày càng giảm xuống thì các Doanh nghiệp cũng có thêm lý do để chỉ vay vốn ngắn hạn. Song, nguyên nhân lớn nhất là các doanh nghiệp trong giai đoạn này không chú trọng mở rộng quy mô mà tập trung gia tăng vốn lưu động để phục


55


vụ sản xuất kinh doanh nội địa do diễn biến nền kinh tế không ổn định, đồng thời khi đầu ra bị bó hẹp, hàng tồn kho tăng, DNV&N chọn giải pháp vay vốn ngắn hạn để sản xuất cầm chừng, duy trì sự tồn tại và hạn chế chi phí vốn.

2.2.5.2. Cơ cấu dư nợ cho vay DNV&N phân theo loại tiền tệ

Bảng 2.11: Cơ cấu dư nợ cho vay DNV&N của VPBank Kinh Đô phân theo

loại tiền tệ

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

Dư nợ cho vay DNV&N.

78.67

92.5

189.45

376.3

VND

76.56

87.86

180.6

346.9

Ngoại tệ quy đổi

2.11

4.64

8.85

29.4

Tỷ lệ dư nợ ngoại tệ/dư nợ

cho vay DNV&N.

2.682%

5.016%

4.671%

7.813%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Kinh Đô - 9

(Báo cáo cho vay DNV&N các năm 2011,2012,2013,2014 của Phòng khách hàng doanh nghiệp- VPBank Kinh Đô).

VPBank Kinh Đô chủ yếu cho DNV&N vay bằng nội tệ, tỷ trọng dư nợ nội tệ/tổng dư nợ cho vay DNV&N luôn trên 90% . Qua 4 năm, dư nợ cho DNV&N bằng nội tệ và ngoại tệ đều tăng. Năm 2011, dư nợ nội tệ đạt 76,56 tỷ chiếm 97,3% tổng dư nợ cho DNV&N, dư nợ ngoại tệ mới chỉ đạt 2,11 tỷ quy đổi. Năm 2014 thì dư nợ nội tệ đã là 346,9 tỷ và dư nợ ngoại tệ là 29,4 tỷ quy đổi. Kết hợp với tình hình dư nợ theo kỳ hạn (Bảng 2.9) ta thấy trong tổng dư nợ cho DNV&N thì dư nợ ngắn hạn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và liên tục tăng, năm 2012 chiếm gần 50%, năm 2013 chiếm trên 72% và năm 2014 chiến 80,9% tổng dư nợ cho DNV&N. Dư nợ trung dài hạn bằng VND tương đối ổn định ở mức trên 40 tỷ. Dư nợ trung dài hạn bằng ngoại tệ trong xu hướng tăng, nhất là khi lãi suất nội tệ quá cao trong khi lãi suất ngoại tệ khá ổn định ở 5%-8% ,nhiều DN đã lựa chọn giải pháp vay vốn bằng ngoại


tệ; đồng thời các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng tranh thủ vay vốn ngoại tệ dài hạn trước khi bị thắt lại bởi các quy định của NHNN.

Nhìn chung, trong tổng dư nợ của chi nhánh thì dư nợ nội tệ chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối, dư nợ ngoại tệ không đáng kể. Vì vậy, để mở rộng tín dụng cho DNV&N, trong thời gian tới chi nhánh cần chú ý tăng cường tìm kiếm khách hàng, tăng doanh số cho vay và dư nợ ngoại tệ. Với chính sách quản lý chặt ngoại tệ của chính phủ (thông tư 03/2012/TT-NHNN kèm quyết định 857 và công văn 2650, Thông tư Số: 29/2013/TT-NHNN, và gần đây nhất là thông tư số 43/2014/TT-NHNN ngày 25/12/2014 Quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú) thì để mở rộng tín dụng DNV&N bằng ngoại tệ, đối tượng ngân hàng cần hướng tới là các DNV&N xuất nhập khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; các DN nhập khẩu xăng dầu, đặc biệt là các DNV&N có nguồn thu ngoại tệ trên địa bàn và khu vực lân cận.

2.2.5.3. Cơ cấu dư nợ DNV&N tại VPBank Kinh Đô theo thành phần kinh tế.

Bảng 2.12: Cơ cấu dư nợ DNV&N theo thành phần kinh tế.

Đơn vị: tỷ đồng



Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

Dư nợ

DNV&N

Dư nợ

DNV&N

Tỷ trọng

(%)

Dư nợ

DNV&N

Tỷ trọng

(%)

Dư nợ

DNV&N

Tỷ trọng

(%)

I. DN nhà nước

9.3

12.2

13.19%

23.5

12.40%

31.67

8.42%

II. DN ngoài quốc

Doanh

69.37

80.3

86.81%

165.95

87.6%

344.63

91.58%

1. DN tư nhân

20.45

23.3

25.19%

43.19

22.8%

89.78

23.86%

2. Cty cổ phần

19.56

24.94

26.96%

49.48

26.12%

104.36

27.73%

3. Cty TNHH

17.2

19.1

20.65%

40.1

21.17%

90.1

23.94%

4. Cty hợp danh

12.16

12.96

14.01%

33.18

17.51%

60.39

16.05%


57


5. DN vốn đầu tư

nước ngoài

_

_

_

_

_

_

_

Tổng dư nợ

DNV&N

78.67

92.5

189.45

376.3

( Báo cáo hoạt động tín dụng phòng khách hàng Doanh nghiệp)

Từ số liệu ta thấy dư nợ đối với DNV&N của chi nhánh tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm từ 86,8% đến gần 92%, trong đó phần lớn là các công ty TNHH, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Dư nợ DN nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ (chỉ trên dưới 10%) và có xu hướng ngày càng giảm tỷ trọng. Sở dĩ như vậy bởi thực tế đa phần các DNV&N là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, còn khách hàng DNNN lại thường là doanh nghiệp lớn, và DNNN lại thường tìm đến các NHTM quốc doanh vì họ thường được ưu tiên hơn khi vay ở các ngân hàng này. Trong mấy năm gần đây, tỷ trọng các DNNN cũng ngày càng giảm dần so với các DN ngoài quốc doanh. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa có quan hệ tín dụng với chi nhánh. Như vậy, VPBank Kinh Đô cần chú trọng xây dựng mối quan hệ bền vững với khối các DNV&N này hơn nữa.

2.2.5.4. Cơ cấu dư nợ đối với DNV&N theo ngành nghề tại VPBank Kinh Đô

Bảng 2.13: Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNV&N theo ngành

Đơn vị: tỷ đồng



Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

Số tiền

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Thương mại, sản xuất

40.2

44.197

47.78%

103.023

54.38%

211.744

56.27%

Dịch vụ tiêu dùng

21.7

25.826

27.92%

50.564

26.69%

113.868

30.26%

Nông nghiệp

5.2

7.937

8.58%

5.930

3.13%

7.601

2.02%

Các ngành khác.

11.57

14.532

15.71%

29.933

15.80%

43.086

11.45%



Dư nợ cho vay

DNV&N.

78.67

92.5

189.45

376.3

(Báo cáo tổng hợp chi nhánh Kinh Đô giai đoạn 2011-2014)

Xét về lĩnh vực hoạt động, chi nhánh Kinh Đô tập trung vào các ngành như thương mại, sản xuất và dịch vụ tiêu dùng. Đây là những ngành có nhu cầu vốn nhỏ lẻ, không đòi hỏi lượng vốn lớn như những ngành xây dựng, công nghiệp. Ở những lĩnh vực này chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động. Trong những năm gần đây, chiếm tỷ trọng lớn trên dưới 50% là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại, sản xuất. Năm 2011, dư nợ đối với DNV&N trong lĩnh vực này là 40,2 tỷ đồng và tiếp tục được mở rộng trong năm 2012, 2013 cả về số tuyệt đối và số tương đối. Đến năm 2014, dư nợ trong lĩnh vực này là 211,744 tỷ chiếm 56,27% tổng dư nợ DNV&N. Chi nhánh hiện nay vẫn đang đẩy mạnh việc cho vay lĩnh vực này.

Tiếp đến là doanh nghiệp thuộc các ngành dịch vụ tiêu dùng. Tỉ lệ đầu tư vốn của chi nhánh Kinh Đô vào các doanh nghiệp này tăng trưởng khá vững chắc. Năm 2013, dư nợ đối với các DNV&N thuộc ngành dịch vụ tiêu dùng tăng 24,738 tỷ, gần gấp đôi năm 2012, mặc dù tỷ trọng trong tổng dư nợ lại giảm nhẹ 1.23% so với năm 2012, điều này là do sự tăng trưởng mạnh của tổng dư nợ đối với DNV&N trong 2013. Năm 2014, mức dư nợ cho lĩnh vực này tiếp tục tăng thêm 63,304 tỷ nâng tỷ trọng dư nợ cho DNV&N thuộc ngành dịch vụ tiêu dùng của chi nhánh lên 30,26% trong tổng dư nợ DNV&N. Đây là những con số phản ánh đúng xu hướng phát triển của chi nhánh Kinh Đô vì địa bàn hoạt động của chi nhánh là thành phố lớn, với khách hàng mục tiêu là các DNV&N hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng.

Nhìn chung các DNV&N trong lĩnh vực thương mại dịch vụ hoạt động hiệu quả hơn các lĩnh vực khác, việc ngân hàng thực hiện mở rộng dư nợ đối với các DNV&N trong lĩnh vực này thời gian qua thực sự mang lại hiệu quả


59


cao, vì thế chi nhánh cần phát huy đối với lĩnh vực này trong tương lai khi thực hiện mở rộng tín dụng cho DNV&N.

Nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của thiên tai, bão lũ, dịch bệnh… Tuy nhiên những ảnh hưởng này là không lớn đối với dư nợ tín dụng vì ngành này chiếm một tỷ lệ dư nợ rất thấp và có xu hướng giảm do đặc thù về địa bàn, lĩnh vực hoạt động cũng như tính chất khách hàng của chi nhánh.

2.2.6. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNV&N

Lợi nhuận là một trong những mục tiêu lớn nhất mà các ngân hàng thương mại hướng tới. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của chi nhánh.

Bảng 2.14: Lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng của chi nhánh Kinh Đô


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

Tỷ đồng

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

Lợi nhuận từ tín dụng

DNV&N

1.802

2.229

10.272%

6.504

24.824%

15.158

49.339%

Tổng lợi nhuận

từ tín dụng

9.952

16.480

75.945%

23.035

87.920%

29.532

96.127%

Lợi nhuận trước thuế

16.302

21.700

100%

26.200

100%

30.722

100%

(Báo cáo tổng hợp chi nhánh Kinh Đô 2011-2014)

Trong những năm qua, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng lên. Năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm 75,945% lợi nhuận trước thuế, năm 2013 chiếm 87,92% và đến năm 2014 tỷ lệ này đã là 96,127%. Đóng góp không nhỏ vào sự tăng lên của lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng là mảng tín dụng cho DNV&N. Năm 2011, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đạt 16,302 tỷ, trong đó lợi nhuận từ tín dụng là 9,952 tỷ, lợi nhuận từ tín dụng


cho DNV&N mới đạt mức 1,802 tỷ đồng. Năm 2012 hoạt động tín dụng cho DNV&N mang lại 2.229 tỷ đồng lợi nhuận cho chi nhánh, đóng góp 10,272% trong tổng lợi nhuận trước thuế. Năm 2013 con số này tăng lên 6,5 tỷ, gấp 3 lần năm 2012, đóng góp 24,824% vào tổng lợi nhuận. Và năm 2014, tín dụng cho DNV&N đã mang lại lợi nhuận 15,158 tỷ đồng, tăng so với năm trước 133,2% , và chiếm 49,339% tổng lợi nhuận trước thuế. Điều này cho thấy chi nhánh đang trong quá trình mở rộng tín dụng cho DNV&N. Đồng thời ta thấy rõ ràng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tín dụng DNV&N đối với chi nhánh, và vì thế, mở rộng tín dụng cho DNV&N nghĩa là tạo cơ hội mở rộng lợi nhuận cho ngân hàng.

Ta xem xét chỉ tiêu tỉ lệ lợi nhuận của hoạt động tín dụng đối với DNV&N.

Lợi nhuận từ tín dụng DNV&N/Dư nợ cho vay DNV&N hay còn gọi là tỷ lệ lợi nhuận, cho biết cứ một đồng dư nợ tín dụng đối với DNV&N mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Bảng 2.15: Tỷ lệ lãi thu được từ hoạt động tín dụng đối với DNV&N tại VPBank Kinh Đô

Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

Lợi nhuận từ tín dụng DNV&N

1.802

2.229

6.504

15.158

Dư nợ cho vay DNV&N.

78.67

92.5

189.45

376.3

Lợi nhuận từ tín dụng DNV&N/Dư nợ

cho vay DNV&N.

2.29%

2.41%

3.43%

4.03%

(Báo cáo tổng hợp chi nhánh Kinh Đô 2011-2014)

Do sự phát triển nóng của thị trường bất động sản, tăng trưởng tín dụng cao trong nhiều năm, do khó khăn về thanh khoản, lạm phát cao… các ngân hàng thương mại (NHTM) ở nhiều thời điểm đã phải chạy đua tăng lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay. Lãi suất huy động vốn nội tệ vào thời điểm cuối năm 2011 đã tăng lên tới 14%/năm, thậm chí một số NHTMCP còn huy


61

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí