Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Của Chi Nhánh


- Hoạt động tín dụng.

Ngân hàng huy động vốn để cho vay. Nên nếu huy động vốn được nhiều mà không cho vay thì dẫn đến hậu quả ách tắc vốn. Nhưng ngược lại cho vay mà không thu hồi được nợ thì lại càng không tốt. Do vậy nghiệp vụ sử dụng vốn chỉ cần một sai lầm có thể dẫn tới hậu quả khôn lường thậm chí có thể dẫn tới phá sản của bất cứ một Ngân hàng nào.

Nhận thức đúng đắn vấn đề này VPBank Kinh Đô luôn coi trọng nhiệm vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu theo chủ trương chính sách của nhà nước. Ngân hàng VPBank chú trọng tăng trưởng tín dụng phải song hành với kiểm soát vốn cho vay trên cơ sở chọn lọc Khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những Doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng thẩm định Dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành.

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của VPBank - Chi nhánh Kinh Đô được phát triển theo hướng tăng cường cho vay đối với các DNV&N và cho vay tiêu dùng. Tổng doanh số và dư nợ cho vay liên tục tăng qua các năm:

Bảng 2.4. Tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh


Đơn vị : tỷ VNĐ



Chi tiết

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Stin

Stin

Stin

So vi

2012 (%)

Stin

So vi

2013 (%)

Cho vay khách hàng

549.602

804.7

1910.55

137.42%

2,062.435

7.950%

Phân theo nhóm

khách hang

549.602

804.7

1910.55


2062.435


Cho vay cá nhân

321.814

478.01

1079.342

125.80%

1167.338

8.153%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Kinh Đô - 7



Cho vay Doanh nghip

226.685

322.995

829.863

156.93%

890.972

7.364%

Cho vay khác

1.103

3.695

1.345

-63.60%

4.12487

206.682%

Phân theo loi tin

549.602

804.7

1910.55


2062.435


Cho vay VND

539.67

797.406

1887.238

136.67%

1959.313

3.819%

Cho vay bng ngoi t

( quy đi)

9.932

7.294

23.312

219.61%

103.12175

342.355%

Phân theo kì hn

549.602

804.7

1910.55


2062.435


Cho vay ngn hn

255.399

355.558

1349.261

279.48%

1835.5672

36.042%

Cho vay trung, dài hn

294.203

449.142

561.289

24.97%

226.86785

-59.581%

(Báo cáo tổng hợp VPBank Kinh Đô từ 2011-2014 và tính toán của phòng Khách hàng Doanh nghiệp)

Mặc dù doanh số cho vay vẫn giữ vững tăng mạnh qua các năm, tuy

nhiên tốc độ tăng của năm 2014 so với 2013 lại giảm mạnh. Một phần là vì số tuyệt đối ngày càng cao ảnh hưởng đến số tương đối, nhưng nguyên nhân chính là do sự khó khăn của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngân hàng. Trong thời gian này nền kinh tế xáo trộn, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, bất động sản vẫn đóng băng, ảnh hưởng lớn đến các ngành sắt, thép, vật liệu xây dựng, sức mua giảm...

Về cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn, nhìn vào số liệu ta thấy rõ: nếu năm 2011 và 2012 cho vay trung dài hạn chiếm phần lớn doanh số cho vay của chi nhánh thì năm 2013 và 2014 lại chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của nợ ngắn hạn( năm 2013 lên đến 1349.261 tỷ, tăng 279,48% so với 2012, năm 2014 là 1835,567 tỷ ) trong khi đó nợ trung dài hạn của chi nhánh có xu hướng giảm mạnh :từ 55,8% tổng nợ năm 2012 xuống 29,4% năm 2013 và đến năm 2014 chỉ còn 11% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do chi nhánh trong


39


năm 2014 ưu tiên phát triển tín dụng vốn lưu động cho khách hàng, hơn nữa với chính sách tiền tệ trong hai năm 2013 và 2014, NHNN liên tục giảm các mức lãi suất điều hành, giảm trần lãi suất huy động và cho vay, do đó với kỳ vọng lãi suất tiếp tục giảm, các DN lựa chon giải pháp vay ngắn hạn nhằm giảm chi phí về vốn. Việc duy trì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn cao sẽ giúp cho Ngân hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng nhanh vòng quay vốn, hạn chế được nhiều yếu tố rủi ro tiềm ẩn trước những diễn biến không thể lường trước của thị trường, của người vay vốn, …

Về cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ: 2011 và 2012 doanh số cho vay ngoại tệ rất thấp, điều này do các doanh nghiệp vẫn lo lắng về rủi ro tỷ giá trong giai đoạn đầy biến động này. Tuy nhiên doanh số cho vay ngoại tệ của chi nhánh có sự gia tăng rất mạnh vào năm 2013 tăng 219,61%, năm 2014 tăng 342,355%. Nguyên nhân do các doanh nghiệp đã tin tưởng hơn vào lời cam kết của NHNN về việc “công bố đáp án” trước trong điều hành tỷ giá. Cam kết khoảng biến động chỉ 1-2% qua các năm trở thành một chỗ dựa quan trọng cho doanh nghiệp. Họ chủ động vay vốn ngoại tệ mà gần như không phải lo lắng rủi ro tỷ giá như trước; hoặc có rủi ro thì hoàn toàn kiểm soát ở mức chấp nhận được. Theo đó, tín dụng ngoại tệ trở thành một nguồn vốn rẻ cho doanh nghiệp. Lãi suất vay chỉ khoảng 3-5%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi vay bằng VND. Cộng với biến động tỷ giá USD/VND trong phạm vi hẹp, nhiều doanh nghiệp đã tranh thủ được nguồn vốn giá trị này. Theo Thông tư số 29/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, đến 31/12/2014, các tổ chức tín dụng phải chấm dứt cho vay ngoại tệ đối với phần lớn các nhu cầu của doanh nghiệp. Lẽ ra chính sách trên đã thực hiện từ 2012. Nhưng, vì lợi ích của nó, Ngân hàng Nhà nước đã lần lượt nhượng bộ hai lần, năm 2013 và 2014 để ra văn bản điều chỉnh, hoãn việc ngừng cho vay ngoại tệ. Bởi trong bối cảnh khó khăn, một nguồn vốn rẻ như vậy là sự hỗ trợ cần thiết. Tuy


nhiên, đến 31/12/2014, phần lớn nhu cầu tín dụng ngoại tệ sẽ chính thức khép lại. Do đó trong năm 2014 tín dụng ngoại tệ đã tăng rất mạnh. Năm 2014 được xem là nước cuối để các doanh nghiệp tranh thủ nguồn hỗ trợ trên.

Về cơ cấu tín dụng theo nhóm khách hàng: trung thành với chiến lược ngân hàng bán lẻ nên cho vay cá nhân luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh, ở mức xấp xỉ 60% tổng doanh số cho vay. VPBank Kinh Đô cũng tập trung cho vay đối với khu vực DN tư nhân, cổ phần, TNHH. Dư nợ nhóm này tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ khách hàng DN vì mục tiêu của VPBank là hướng vào nhóm các DNV&N. Đây là một hướng có nhiều sự cạnh tranh, có tiềm năng lớn nhưng chưa được các TCTD quan tâm đúng mức, nên VPBank đã xác định đây sẽ là thị trường để khai thác trong hiện tại.

Tình hình nợ quá hạn

Nợ nhóm 2-5

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

0.441%

0.669%

0.746%

1.48%

Theo chỉ thị 01/CT-NHNN năm 2012 của NHNN xếp các ngân hàng vào 4 nhóm với mức tăng trưởng tín dụng lần lượt là 17%, 15%. 8% và không được tăng trưởng tín dụng. Tiêu chí để xếp loại ngân hàng dựa vào tình hình hoạt động lành mạnh của ngân hàng mà một trong những chỉ tiêu đo lường sự lành mạnh trong hoạt động là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đó. VPBank đã được NHNN xếp vào nhóm 1 với mức tăng trưởng tín dụng cả năm tối đa là 17%. Đây là động lực lớn giúp ngân hàng có thể mở rộng dư nợ tín dụng đối với các DNV&N. Ta xem xét tình hình nợ quá hạn của chi nhánh Kinh Đô:


Chính sách tiền tệ năm 2011 đã giúp chặn đứng được đà tăng của lạm phát kể từ sau tháng 8, tỷ giá ổn định trở lại. Tuy nhiên, cùng với đó lại xuất


41


hiện một loạt những vấn đề trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, trong đó, chính sách tiền tệ thắt chặt đã khiến cho tốc độ tăng trưởng cung tiền (M2), huy động, tín dụng đều giảm mạnh, thanh khoản hệ thống ngân hàng căng thẳng. Cũng do hệ quả của chính sách thắt chặt nên lãi suất cho vay tăng cao và lớn hơn nhiều so với lãi suất huy động, doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Ngân hàng tăng mạnh ảnh hưởng tới năm 2012.

Sang năm 2013, những biến động của nền kinh tế, khó khăn bao trùm hầu khắp các lĩnh vực ngành nghề, một số ngành nghề suy thoái như: Bất động sản, sắt thép đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Từ đó đã xuất hiện nhứng dấu hiệu bất ổn trong công tác tín dụng như nợ cơ cấu lớn, lãi treo và lãi dự thu không thu được phát sinh nhiều, hiệu quả hoạt động tín dụng thấp đã dẫn đến nhiều Ngân hàng luôn trong tình trạng lãi giả, lỗ thật, VP bank Kinh Đô cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.

Trong năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh đã tăng tới 1,48%, gấp 2 lần tỷ lệ 0.746% năm 2013. Nguyên nhân trong năm 2014 nợ quá hạn tăng mạnh là do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả dẫn tới nguồn trả nợ cho ngân hàng chậm. Hơn nữa còn do sự gia tăng của doanh số cho vay và dư nợ dẫn tới nợ quá hạn cũng tăng lên. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn giữ được tỷ lệ này ở mức cho phép, trong đó tỷ lệ nợ xấu rất nhỏ, luôn dưới 0,5 %. Trong mấy năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, chi nhánh đã đưa ra quy trình tín dụng chặt chẽ, gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng với chất lượng tín dụng của ngân hàng, đồng thời cố gắng trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn bằng những biện pháp khác nhau, nhằm giảm được tỷ lệ nợ quá hạn.

Cụ thể hơn về tình hình nợ quá hạn của DNV&N tại chi nhánh:


Bảng 2.5 : Nợ quá hạn DNV&N của chi nhánh Kinh Đô

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

Tổng nợ quá hạn

1.67

3.59

9.12

21.84

Nợ quá hạn DNV&N

0.892

1.54

5.07

16.79

1.Nợ quá hạn DNV&N quốc doanh

0.11

0.23

0.91

3.105

2.Nợ quá hạn DNV&N ngoài quốc doanh

0.782

1.31

4.16

13.685

Nợ quá hạn DNV&N / Tổng nợ quá hạn

53.4%

42.9%

55.59%

76.88%

Nợ quá hạn DNV&N/Dư nợ DNV&N.

1.13%

1.67%

2.68%

4.46%

Dư nợ cho vay DNV&N.

78.67

92.5

189.45

376.3

Tổng dư nợ cho vay khách hàng

378.34

536.47

1223.5

1474.3

Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh

0.441%

0.669%

0.746%

1.48%

(Báo cáo tổng hợp chi nhánh Kinh Đô giai đoạn 2011-2014)

Trong giai đoạn này hầu hết các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt là DNV&N. Với mục tiêu mở rộng tín dụng đối với DNV&N, chi nhánh đã thực sự phải chọn lọc những khách hàng có tiềm năng và khả năng kinh doanh tốt nhằm duy trì chất lượng tín dụng DNV&N hiệu quả. Tuy nhiên do bối cảnh chung của nền kinh tế, tỷ lệ nợ quá hạn DNV&N /Tổng nợ quá hạn trong năm 2011 vẫn ở mức cao là 53,413%, tỷ lệ NQH DNV&N/Dư nợ DNV&N cũng ở mức 1,134%. Trong đó nợ quá hạn DNV&N quốc doanh là 0,11 tỷ, chiếm 12,33% nợ quá hạn DNV&N, trong khi số khách hàng DNV&N quốc doanh trên tổng số các khách hàng DNV&N năm này chỉ là 5/76 DN, chiếm 6.57% số doanh nghiệp, ta sẽ thấy chất lượng tín dụng với DNV&N quốc doanh tại chi nhánh không được tốt.

Bước sang năm 2012 và 2013, kinh tế nước ta có tốc độ tăng GDP lần lượt ở mức 5.25% và 5.42%, các DN vẫn gặp nhiều khó khăn. Thực hiện chủ trương của chính phủ và nhà nước, chi nhánh tăng cường mở rộng tín dụng DNV&N theo chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất. Mặc dù dư nợ tín dụng cao


43


hơn nhưng tỷ lệ NQH DNV&N /Tổng nợ quá hạn giảm, còn 42,897% năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn DNV&N/tổng dư nợ DNV&N ở mức 1,665%. Nợ quá hạn DNV&N quốc doanh là 0,23 tỷ chiếm 14,94%, nợ quá hạn DNV&N ngoài quốc doanh là 1,31 tỷ.

Năm 2013, do dư nợ tín dụng đối với khách hàng tăng nhanh, dư nợ DNV&N cũng tăng mạnh, nợ quá hạn tăng 5,53 tỷ trong đó NQH DNV&N tăng tới 3,53 tỷ. Nợ quá hạn DNV&N/Tổng nợ quá hạn là 55,59% , tỷ lệ NQH DNV&N /Dư nợ DNV&N lên 2,676%. Trong khi tỷ trọng số khách hàng DNV&N quốc doanh ngày càng giảm thì tỷ lệ nợ quá hạn của loại hình doanh nghiệp này trong tổng nợ quá hạn DNV&N của chi nhánh ngày càng tăng, lên tới 17,95%.

Năm 2014 là năm tương đối khó khăn với cả ngân hàng và các DN, nhất là DNV&N. Ở chi nhánh Kinh Đô, mặc dù dư nợ cho vay DNV&N vẫn tăng mạnh, nhưng chiếm tỷ lệ lớn là các DN vay vốn ngắn hạn để duy trì sản xuất, tỷ lệ vay vốn để mở rộng quy mô là rất ít. Hàng hóa của DN không bán được, sản xuất sụt giảm do cầu của nền kinh tế suy yếu khiến nguồn thu trả nợ cho ngân hàng của DN không ổn định, vì thế tỷ lệ nợ quá hạn DNV&N trong tổng nợ quá hạn tăng lên chiếm 76,877% cùng với tỷ lệ nợ quá hạn DNV&N/Dư nợ DNV&N của chi nhánh lên tới 4,462%, NQH của doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cao trong số này trong khi số lượng DNNN chỉ chiếm phần nhỏ trong số DNV&N là khách hàng của chi nhánh. Vì thế chi nhánh cần chú ý hơn tới công tác thẩm định khách hàng là DNNN khi mở rộng tín dụng cho DNV&N trong tương lai.

Trong tình hình kinh tế còn khó khăn, VPBank Kinh Đô đã có các biện pháp thắt chặt tín dụng đối với các doanh nghiệp có nợ phát sinh, nhưng đồng thời vẫn có sự linh động trong việc gia hạn và cơ cấu nợ cho các DNV&N, song đây vẫn chỉ là những biện pháp có tác dụng trong ngắn hạn, vì thế


VPBank Kinh Đô cần có phương hướng để giảm tỷ lệ nợ xấu thấp hơn trong thời gian tới: phân tích, rà soát tín dụng, nâng cao công tác thẩm định khách hàng, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, chủ động trong việc tận thu nợ hạch toán ngoại bảng…Đặc biệt chi nhánh cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, giúp chi nhánh có thể kiểm soát toàn bộ danh mục cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách có hệ thống, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro một cách chính xác và khoa học. Những đánh giá và phân tích về tình hình nợ quá hạn giúp chi nhánh đưa ra hướng mở rộng tín dụng DNV&N trong tương lai một cách hiệu quả.

- Các hoạt động khác

√ Hoạt động thanh toán quốc tế

Bảng 2.6. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế.

Đơn vị: 1000 USD


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

Trị giá L/C nhập mở trong kỳ

75,25

257,98

212,43

386,19

Trị giá L/C xuất báo trong kỳ

98,44

117,81

58,2

187,91

doanh số chuyển tiền TTR

257,14

458,21

587,42

787,11

Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng đáp ứng được tiêu chuẩn trong thanh toán quốc tế và phù hợp với mục tiêu “hoàn thiện trên từng bước tiến” của VPBank.

Hoạt động mua bán ngoại tệ:

Mặc dù trong những năm gần đây thị trường ngoại hối có những biến động phức tạp ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng, nhưng chi nhánh Kinh Đô luôn tăng cường công tác quản lý ngoại tệ, đáp ứng mọi nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ của khách hàng theo chỉ đạo của NHNN. Thu lãi từ kinh doanh ngoại tệ năm 2014 của chi nhánh đạt 612 triệu đồng.


45

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2023