Sự Cần Thiết Mở Rộng Tín Dụng Đối Với Dnv&n


Môt

là, mở rộng tín dụng là sự đáp ứ ng tối đa nhu cầu hợp lý của khách

hàng, tăng khối lượng tín dụng cấp cho khách hàng.

Hai là, mở rộng tín dụng là sự đa dạng hóa các đối tượng khách hàng. Vốn sẽ không chỉ tập trung cho một thành phần kinh tế nhất định mà được san

cho nhiều thành phần kinh tế khác, cũng không chỉ tâp trung vào cho vay một

vài ngành nghề mà ngân hàng có thể thiết lập mối quan hệ tín dụng với rất nhiều đối tượng kinh doanh khác.

Ba là, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng của ngân hàng để phục vụ tốt nhất cho mọi nhu cầu, mọi đối tượng khách hàng.

Mở rộng tín dụng giúp ngân hàng có cơ hội tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nhưng trước hết, ngân hàng phải có đủ tiềm lực về vốn, nhân lực, công nghệ, cơ sở vật chất. Ngoài ra, nhu cầu của khách hàng cũng quan trọng không kém. Khách hàng có nhu cầu vốn cao, sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả là điều kiện thiết yếu để ngân hàng mở rộng tín dụng .

1.3.2. Sự cần thiết mở rộng tín dụng đối với DNV&N

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Như trên đã phân tích, ta thấy vai trò quan trọng của DNV&N với nền kinh tế, ta cũng phân tích vai trò quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của DNV&N. Vậy hẳn là ta thấy rõ được tác động của việc mở rộng tín dụng ngân hàng cho DNV&N với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Nhưng mở rộng như thế nào, mở rộng bao nhiêu để vẫn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, phát triển mạnh các doanh nghiệp nhưng lại phù hợp mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng công ăn việc làm trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, với các chủ trương biện pháp thắt chặt của nhà nước, đó là vấn đề cần giải quyết.

Hoạt động của doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm tín dụng của ngân hàng. Mở rộng cho vay đối với DNV&N tại các NHTM một cách hợp lý và hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Kinh Đô - 4


của chính ngân hàng, đem lại lợi ích cho ngân hàng đồng thời đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của loại hình DNV&N, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Nếu có một giải pháp hỗ trợ DNV&N, vấn đề quan trọng nhất là phải xác định được các doanh nghiệp có khả năng phát triển. Nếu không, việc bơm vốn có thể rơi vào khu vực thiếu hiệu quả, gây ra tình trạng lạm phát, vì thế, mở rộng phải đi đôi với thẩm định và giám sát chặt chẽ, đảm bảo vốn được sử dụng hiệu quả.

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng tín dụng đối với DNV&N

Để đo lường mở rộng cho vay với DNV&N ta thường dùng một số chỉ tiêu

sau:


1.3.3.1. Mở rộng doanh số cho vay với DNV&N

Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã thực hiện giải ngân cho

khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy doanh số cho vay đối với DNV&N là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho DNV&N trong một khoảng thời gian nhất định. Các chỉ tiêu đánh giá:

i. Mức tăng doanh số cho vay đối với DNV&N

MDS = DS(T) – DS(T-1)

Trong đó:

+ MDS : là mức tăng doanh số cho vay đối với các DNV&N.

+ DS(T): là doanh số cho vay đối với DNV&N năm thứ T

+ DS(T-1) : là doanh số cho vay DNV&N năm thứ (T-1).

Ý nghĩa của chỉ tiêu: chỉ tiêu này tăng hay giảm phản ánh sự thay đổi quy mô tín dụng đối với DNV&N.

ii. Tốc độ tăng doanh số cho vay đối với DNV&N:


15


TL DS x 100 Ý nghĩa của chỉ tiêu TL DS phản ánh tốc độ thay đổi doanh số 1

TLDS = x 100%


Ý nghĩa của chỉ tiêu: TLDS: phản ánh tốc độ thay đổi doanh số cho vay đối với DNV&N năm nay so với năm trước là bao nhiêu.

+Nếu tỷ lệ này tăng cho thấy ngân hàng tăng cho vay đối với DNV&N.

+Nếu tỷ lệ này giảm và dương chứng tỏ tốc độ tăng của tử lớn hơn tốc độ tăng của mẫu. Ngân hàng vẫn mở rộng tín dụng với DNV&N tuy nhiên tốc độ mở rộng tín dụng hạn chế hơn năm trước.

+Nếu tỷ lệ này âm: Ngân hàng hạn chế và thu hẹp tín dụng đối với DNV&N.

iii. Tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNV&N:

TTDS = x 100 Trong đó TT DS là tỷ trọng doanh số cho vay đối với các DNV N DS 2x 100%

Trong đó:

+ TTDS : là tỷ trọng doanh số cho vay đối với các DNV&N.

+ DSV&N : là doanh số cho vay đối với DNV&N.

+ DS: là doanh số cho vay của hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Ý nghĩa của chỉ tiêu: TTDS phản ánh doanh số cho vay đối với các DNV&N chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng.

+Nếu TTDS tăng chứng tỏ ngân hàng mở rộng doanh số cho vay đối với DNV&N trong cơ cấu cho vay của mình.

+Nếu TTDS giảm chứng tỏ ngân hàng thu hẹp cơ cấu cho vay đối với DNV&N.

1.3.3.2. Mở rộng dư nợ tín dụng đối với DNV&N.

Dư nợ tín dụng tại một thời điểm nhất định phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng tại thời điểm đó. Như vậy dư nợ tín dụng đối với DNV&N cho


biết quy mô tín dụng đối với các DNV&N tại một thời điểm nhất định. Các chỉ tiêu đánh giá:

i. Mức tăng dư nợ tín dụng:

MDN = DN(T) – DN(T-1)


Trong đó:

+MDN : là mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNV&N.

+DN(T): là dư nợ tín dụng năm T đối với DNV&N.

+DN(T-1): là dư nợ tín dụng năm T-1 đối với DNV&N.

+DN(T-1): là dư nợ tín dụng năm T-1 đối với DNV&N.

Ý nghĩa chỉ tiêu: MDN cho thấy sự tăng lên về số tuyệt đối của dư nợ tín dụng đối với DNV&N .

+Nếu MDN > 0 : phản ánh ngân hàng đã mở rộng tín dụng đối với DNV&N.

+Nếu MDN < 0: phản ánh ngân hàng đã thu hẹp tín dụng đối với DNV&N.

ii. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng:

TLDN = x 100 Ý nghĩa chỉ tiêu TL DN cho biết tốc độ tăng dư nợ tín dụng ngân hàng 3x 100%

Ý nghĩa chỉ tiêu: TLDN cho biết tốc độ tăng dư nợ tín dụng ngân hàng của năm nay so với năm trước là bao nhiêu.

iii. Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNV&N :

TTDN =x100 Trong đó TT DN là tỉ trọng dư nợ tín dụng đối với DNV N DN 4x100%

Trong đó:

+TTDN: là tỉ trọng dư nợ tín dụng đối với DNV&N.

+DNV&N : là dư nợ tín dụng đối với các DNV&N.

+DN: là tổng dư nợ của ngân hàng tại thời điểm tính.


17


Ý nghĩa chỉ tiêu: TTDN phản ánh dư nợ tín dụng của các DNV&N chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ của ngân hàng. Nếu TTDN tăng phản ánh ngân hàng đã mở rộng tỷ trọng tín dụng đối với DNV&N.

1.3.3.3. Mở rộng số lượng khách hàng là DNV&N.

Mở rộng số lượng khách hàng là DNV&N nghĩa là làm tăng thêm số lượng các đối tượng cho vay là DNV&N. Các chỉ tiêu đánh giá:

i. Mức tăng số lượng khách hàng là DNV&N:

MSL = ST –S(T-1)


Trong đó:

+MSL: Mức tăng số lượng khách hàng là DNV&N.

+ST: Số lượng khách hàng là DNV&N năm thứ T.

+S(T-1) : Số lượng khách hàng là DNV&N năm thứ T-1

ii. Tốc độ tăng số lượng khách hàng là DNV&N.

TLSL= x100 Ý nghĩa của chỉ tiêu phản ánh tốc độ thay đổi số lượng khách hàng 5x100%

Ý nghĩa của chỉ tiêu: phản ánh tốc độ thay đổi số lượng khách hàng DNV&N năm nay so với năm trước là bao nhiêu.

+Nếu TLSl tăng : số lượng khách hàng DNV&N năm nay có xu hướng

tăng.

+Nếu TLSL giảm và dương chứng tỏ số lượng khách hàng là DNV&N

có quan hệ vay vốn ở ngân hàng vẫn tăng nhưng tốc độ tăng của tử lớn hơn tốc độ tăng của mẫu số. Nguyên nhân có thể do ngân hàng hạn chế cho vay DNV&N hoặc việc mở rộng tín dụng đối với DNV&N đã ổn định hơn.

iii. Tỷ trọng số lượng khách hàng là DNV&N:

TTSL =x100 Trong đó TT SL là tỷ trọng số lượng khách hàng là DNV N S V N 6x100%

Trong đó:


+TTSL :là tỷ trọng số lượng khách hàng là DNV&N.

+SV&N: là số DNV&N được ngân hàng cho vay.

+S: là tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Ý nghĩa chỉ tiêu: phản ánh tỷ lệ khách hàng là DNV&N trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng.

+Nếu TTSL tăng phản ánh số lượng khách hàng là DNV&N trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng tăng lên.

+Nếu TTSL giảm phản ánh việc ngân hàng đã thu hẹp cho vay đối với DNV&N hoặc mở rộng tín dụng đối với DNV&N ít hơn các thành phần kinh tế khác.

1.3.3.4. Mức độ đa dạng sản phẩm, đa dạng lĩnh vực, ngành nghề cho vay đối với DNV&N.

Đây là chỉ tiêu định tính đo lường mức độ mở rộng cho vay của ngân hàng đối với DNV&N. DNV&N ở nước ta đa dạng về quy mô, có mặt trong khắp các lĩnh vực ngành nghề của đời sống kinh tế xã hội, do đó các sản phẩm tín dụng của ngân hàng phải thật đa dạng thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu của DNV&N. Việc mở rộng tín dụng của ngân hàng cũng thể hiện sự chưa hiệu quả nếu ngân hàng chỉ bó hẹp cho vay với một hai ngành nghề nhất định. Do đó, nhìn vào mức độ đa dạng các sản phẩm tín dụng và mức độ đa dạng trong các lĩnh vực, ngành nghề cho vay DNV&N, ta có thể thấy được mức độ mở rộng cho vay của ngân hàng đó đối với DNV&N.

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các DNV&N

1.3.4.1. Nhân tố khách quan:

- Tình hình kinh tế trong và ngoài nước

Có thể nói kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với mỗi biến động của nền kinh tế. Nền kinh tế ổn định với một mức tăng trưởng bền


19


vững là môi trường thuận lợi cho hoạt động của mỗi thành phần kinh tế, trong đó bao gồm cả các NHTM và các DNV&N.

Nền kinh tế ở vào thời kỳ tăng trưởng, sản xuất phát triển, tích lũy nhiều hơn, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu hút vốn, khả năng đáp ứng vốn tín dụng của ngân hàng cũng được đảm bảo. Đối với các DNV&N, một nền kinh tế ổn định với tỷ lệ lạm phát vừa phải giúp DN có thể tiến hành quá trình sản xuất thuận lợi hơn, dự tính được các yếu tố đầu vào, đầu ra… Mức tăng trưởng của nền kinh tế là cơ sở để DNV&N mở rộng sản xuất, nhu cầu vốn của DN tăng lên, và việc tìm đến các NHTM là điều cần thiết. Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển, hoạt động kinh doanh của DN diễn ra thuận lợi hơn, rủi ro ít hơn nên hiệu quả kinh doanh được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của NHTM. Quan hệ tín dụng giữa NHTM và các DNV&N thực sự có xu hướng phát triển. Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài thì xu hướng thoái lui đầu tư diễn ra, mọi hoạt động của nền kinh tế đều sụt giảm,ngân hàng cũng thắt chặt hơn trong hoạt động tín dụng và quan hệ tín dụng giữa NHTM và DNV&N cũng vì thế mà suy giảm.

Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế không chỉ giới hạn trong một nước mà còn rộng hơn ở cấp độ khu vực và toàn thế giới. Với xu thế hội nhập, các hoạt động kinh tế không chỉ diễn ra trong phạm vi quốc gia mà còn trải rộng trên khắp thế giới, các tập đoàn kinh tế lớn, các công ty đa quốc gia có vai trò không nhỏ trong việc dẫn dắt nền kinh tế thế giới. Sự biến động kinh tế ở một nước sẽ ít nhiều tác động đến các nước khác. Hoạt động kinh doanh của các DNV&N và của các NHTM vì thế cũng bị ảnh hưởng.

- Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước

Chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua


các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó chính sách tiền tệ và chính sách đầu tư là những chính sách có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của các NHTM.

Chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm hạn chế doanh số cho vay của NHTM, ngược lại chính sách tiền tệ nới lỏng bằng việc hạ lãi suất hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tạo cơ hội cho các NHTM mở rộng hoạt động tín dụng Còn chính sách đầu tư của nhà nước hợp lý hay không, khuyến khích

đầu tư hay hạn chế đầu tư cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ tín dụng giữa NHTM với các DNV&N. Khi nhà nước thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư như trợ giá, bảo hộ hàng sản xuất trong nước, các chính sách đất đai phù hợp và các điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp sẽ khuyến khích DNV&N mạnh dạn mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận, nhu cầu vốn của các DNV&N tăng lên đáng kể và do đó nhu cầu tín dụng ngân hàng cũng vì thế mà tăng theo.

- Hành lang pháp lý:

Hành lang pháp lý là bộ phận tất yếu để điều tiết các mối quan hệ kinh tế, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp, xung đột xảy ra giữa các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Hoạt động tín dụng đòi hỏi phải có hành lang pháp lý nghiêm minh vì bản thân nó chứa đựng nhiều rủi ro. Pháp luật quy định rõ ràng các vi phạm và xử lý vi phạm sẽ giúp các NHTM hạn chế được rủi ro, còn người vay sẽ có ý thức rõ ràng hơn trong việc hoàn trả nợ vay. Nhờ thế mối quan hệ tín dụng giữa các NHTM và DNV&N càng ngày càng phát triển lành mạnh.

- Nhân tố thuộc về bản thân DNV&N.

Năng lực tài chính thấp


21

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí