Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Trần Hưng Đạo


Điều kiện vay vốn

Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật.

Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

Có phương án sử dụng vốn khả thi được thể hiện: Có thể triển khai thực hiện/ Có hiệu quả kinh tế, có đủ nguồn trả nợ hoặc khách hàng có các nguồn thu khác có khả năng hoàn trả nợ ngân hàng.

Có khả năng tài chính để trả nợ được thể hiện: Có khả năng về vốn, tài sản và các nguồn tài chính hợp pháp khác của khách hàng/ Có vốn tự có tham gia vào các Dự án, phương án vay vốn/ Kinh doanh hiệu quả, có lãi; trường hợp lỗ phải có phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết (trừ nguồn trả nợ không phải từ hoạt động kinh doanh).

Đáp ứng các điều hiện hợp pháp khác trong quy định cho vay của pháp luật và của Vpbank.

Những nhu cầu vay vốn VPbank không cho vay.

Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngàng, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

Để trả nợ vay tại VPbank, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thu công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Để trả nợ cho khoản vay tại TCTD khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh/ Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của các khoản vay cũ/ Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Nhu cầu vay vốn khác không được cho vay theo quy định của Pháp luật, của


NHNN và của VPbank trong từng thời kỳ.

Những trường hợp không được vay vốn tại VPbank:

VPbank không cho vay đối với những khách hàng sau đây:

Thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc của VPbank, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban kiểm soát của VPbank là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của VPbank là công ty TNHH.

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà VPbank nắm quyền kiểm soát.

Các khách hàng xếp hạng tín dụng CC+, CC, CC-

Khách hàng mà VPbank không xác định, quản lý được nguồn trả nợ cho khoản vay đó.

Dựa trên tình trạng nợ hiện tại và lịch sử quan hệ tín dụng, VPbank không cấp tín dụng trong các trường hợp: Tại thời điểm trình cấp tín dụng, có dư nợ quá hạn; và/hoặc Có nợ nhóm 3 trở lên trong năm gần nhất hoặc liên tục trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm xét duyệt; và/hoặc Có nợ đã bán cho VAMC hoặc nợ xử lý rủi ro tín dụng trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm xét duyệt.

Mức cho vay: VPbank căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của VPbank để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay.

Thời hạn cho vay:

- VPbank xem xét quyết định cho vay khách hàng theo các loại hình cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động kinh doanh:

Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa (≤) 01 năm

Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên (>) 01 năm và tối đa (≤) 05 năm

Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn trên (>) 05 năm

- Thời hạn cho vay đối với từng khoản vay do VPbank và khách hàng thỏa thuận phù hợp với chu kỳ hoạt động kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của


khách hàng, nguồn vốn cho vay và các điều kiện khác theo quy định của VPbank từng thời kỳ.

Lãi suất cho vay:

- Mức lãi suất cho vay do VPbank và khách hàng thỏa thuận theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng trên cơ sở phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam.

- Phương pháp tính và thu lãi tiền vay: theo quy định hiện hành của VPbank.

- Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận đã ký với VPbank, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay cho VPbank:

Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả.

Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất cho VPbank quy định nhưng không quá 10%/năm trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Trường hợp khoản nợ vay chuyển nợ quá hạn thì khách hàng phải trả trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

- Các tiêu chí chung đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp

Đối tượng khách hàng khuyến khích tập trung phát triển:

- KHDN có hoạt động xuất nhập khẩu. KHDN ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ.

- KHDN vừa và nhỏ

- KHDN hoạt động theo mô hình chuỗi cung ứng

- KHDN lớn có hoạt động kinh doanh ổn định và thuộc ngành nghề phù hợp với định hướng kinh doanh của VPbank, có BCTC được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán uy tín hoặc báo cáo thuế, với mục đích cấp tín dụng bổ sung vốn lưu động, đầu tư tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh có sử dụng nhiều sản phẩm/ dịch vụ tín dụng, tiền gửi và thanh toán quốc tế tại VPbank (tối thiểu 3 sản phẩm).


Ngành nghề kinh doanh chính được khuyến khích tập trung phát triển:

Sản xuất, thương mại hàng tiêu dùng, sản xuất chế biến thực phẩm, thi công xây lắp, thương mại ô tô, nhựa, dược, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng, dệt may.

Thời gian hoạt động ngành nghề kinh doanh chính của khách hàng: tối thiểu 12 tháng, ngoại trừ sản phẩm có quy định khác.

Tài sản đảm bảo:

- Đáp ứng các quy định có liên quan về TSBĐ của VPbank từng thời kỳ.

- Hạn chế nhận TSBĐ mà các chủ sở hữu TSBĐ không thuộc các đối tượng theo quy định về nhận TSĐB của VPbank (trừ các trường hợp được ngoại lệ theo quy định sản phẩm/ quy định phê duyệt ngoại lệ chung/ quy định khác có liên quan).

2.2.2. Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp

Từ khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn đến khi hoàn tất quy trình cho vay phải qua các bước nghiệp vụ, gồm:

Bước 1: Tiếp nhận, hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ vay vốn

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, xác định hạn mức tín dụng, điều kiện bảo đảm tiền vay. Đây được coi là bước quan trọng để đưa ra kết luận ngân hàng có nên quan hệ cho vay đối với doanh nghiệp hay không.

Bước 3: Lập tờ trình và ra quyết định cho vay. Trường hợp đồng ý cho vay, hai bên tiến hành các thủ tục để có thể ký kết hợp đồng tín dụng.

Bước 4: Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và hoàn tất các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo theo quy định, ngân hàng tiến hành giải ngân theo cam kết.

Bước 5: Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay, theo dõi thu nợ và lãi, lập tờ trình theo dõi món vay theo quy định ngân hàng. Các vấn đề phát sinh cũng được xử lý trong thời gian này.

Bước 6: Khi đến hạn thanh lý hợp đồng, nếu không có vướng mắc, ngân hàng và doanh nghiệp sẽ tiến hành các thủ tục thanh lý hợp đồng.


2.3. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo‌

2.3.1. Cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp‌

2.3.1.1. Quy mô dư nợ cho vay theo kỳ hạn‌

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay đối vớ i doanh nghiệp năm 2018-2020

Đơn vị tính: tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Dư nợ cho vay ngắn haṇ

318

11.56

552

18.60

946

21.88

Dư nợ cho vay trung haṇ

1.710

62.16

1.812

61.07

2.480

57.37

Dư nợ cho vay dài haṇ

723

26.28

603

20.32

897

20.75

Tổng dư nợ cho vay

2.751

100

2.967

100

4.323

100

Tốc đô ̣ tăng trưở ng so

́ i năm liền trướ c (%)




7.85


45.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank - chi nhánh Trần Hưng Đạo - 7


Nguồn: Bá o cá o thực hiêṇ

chỉ tiêu kế hoac

h VPbank chi nhá nh Trần Hưng Đạo

năm 2018-2020

Dư nợ cho vay đối vớ i khách hàng DN của VPbank chi nhánh Trần Hưng

Đạo năm sau cao hơn so vớ i năm trướ c, đăc biêṭ là các năm từ 2019-2020. Phân tích

theo thờ i gian cấp tín dung thì 10-20% dư nợ cho vay tai chi nhánh là cho vay ngắn

han. Tỷ trong dư nợ cho vay trung han chiếm tỷ lê ̣rất cao trung bình là khoảng 57-

62% doanh số cho vay. Dư nợ trung dài hạn tăng lên cho thấy cán bộ tín dụng khách hàng doanh nghiệp đã có cố gắng trong việc tiếp cận, thẩm định các dự án đầu tư lớn, trong thời gian dài để đáp ứng nhu cầu vay vốn nhanh chóng cho khách hàng nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Dựa vào bảng 2.6 ta có thể thấy cho vay trung, dài hạn tại các doanh nghiệp của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay ngắn hạn tuy nhiên mức chênh lệch này lại có xu hướng giảm xuống. Cho vay trung, dài hạn mang lại cho chi nhánh nguồn thu từ lãi lớn hơn tuy nhiên nó đem lại rủi ro cao.


Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn có biến động tăng mạnh trong năm 2020. Cụ thể: năm 2019, dư nợ cho vay ngắn hạn là 552 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18.6% trong tổng dư nợ, thì đến năm 2020, dư nợ ngắn hạn tăng lên 946 tỷ đồng đạt mức 21.88% tỷ trọng. Trong năm 2020, VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo đã tiếp cận được với nhiều doanh nghiệp mới có quy mô lớn và hoạt động trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu. Nhu cầu vay vốn lưu động đối với các doanh nghiệp trong nhóm này thường rất lớn dẫn đến dư nợ vay ngắn hạn tăng. Trong khi đó, dư nợ cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp hầu như ít biến động.

̀ biểu đồ trên ta có thể thấy xu hướ ng cho vay đối vớ i DN của chi nhánh đang có xu hướ ng chuyển dần sang cho vay ngắn han, tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn vay trung hạn nhưng tốc độ tăng lên rất nhanh, chủ yếu dướ i hình thứ c cho vay vốn

lưu đông. Viêc

cơ cấu về thờ i han

cho vay DN thay đổi như vây

giúp ngân hàng

quay vòng vốn tín dung nhanh, tăng quy mô và hiêu quả kinh doanh đồng thờ i giảm

đươc

rủi ro trong hoat

đông kinh doanh. Chứ ng tỏ ngân hàng đang thưc

hiên

đúng

điṇ h hướ ng của chi nhánh cũng như chủ trương của chính phủ .

2.3.1.2. Quy mô dư nợ cho vay theo lĩnh vực đầu tư

Bảng 2.7: Tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp theo lĩnh vực đầu tư 2018 – 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Nông, lâm nghiệp,

thủy sản

324

11.78

311

10.48

459

10.62

Công nghiệp, xây

dựng

999

36.31

1.118

37.68

1581

36.57

Thương mại, dịch

vụ

1428

51.91

1.538

51.84

2280

52.74

(Nguồn: Bộ phận tổng hợp – Phòng kế toán VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo)


Hà Nội là một thành phố lớn của cả nước nên có thế mạnh về hoạt động công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực về sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Tại VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp bình quân đối với ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cũng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn các ngành khác, chủ yếu là các ngành xây dựng, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong đó năm 2020 ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 52.74%, xây dựng và công nghiệp 36.57% còn lại là nông, lâm nghiệp, thuỷ sản khoảng 10.62%.

Về tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng doanh nghiệp theo ngành, nhìn chung tốc độ cho vay các ngành có tăng, nhưng tốc độ tăng không đáng kể, với tốc độ tăng giảm chỉ thay đổi bình quân khoảng 1%/năm, điều này thể hiện khá tương đồng với tình hình phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

2.3.1.3. Quy mô dư nợ cho vay theo loại tiền

Bảng 2.8: Dư nợ phân theo loại tiền tệ trong cho vay khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020


Tổng dư nợ

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

2.751

100

2.967

100

4.323

100

Dư nợ cho vay

bằng VNĐ

2388

86.80

2548

85.88

3798

87.86

Dư nợ cho vay

bằng ngoại tệ

363

13.20

419

14.12

525

12.14

(Nguồn: Bộ phận tổng hợp – Phòng kế toán VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo)

Trong những năm qua Chi nhánh chủ yếu cho vay bằng Đồng Việt Nam, các loại ngoại tệ khác chiếm một tỷ trong nhỏ (khoảng 12.14%-14.12%) do sự biến động về tỷ giá và sự khủng hoảng của đồng USD nên các doanh nghiệp cũng ít xin vay bằng các đồng tiền ngoại tệ. Dư nợ cho vay ngoại tệ tại chi nhánh chủ yếu từ các khách hàng lâu năm, truyền thống, hoạt động trong các lĩnh vực thương mại logistic mà chủ yếu là thời trang xuất khẩu. Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ có xu hướng tăng qua các năm chủ yếu là do Chi nhánh đã huy động thêm được một số


khách hàng doanh nghiệp là các công ty may mặc có hoạt động xuất khẩu hoặc mua dây chuyền công nghệ của nước ngoài mới xin vay bằng đồng ngoại tệ.

2.3.1.4. Quy mô dư nợ theo phương thức cho vay‌

Bảng 2.9: Dư nợ theo phương thức cho vay trong cho vay khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2018 - 2020


Năm

Tổng dư cho vay DN

Cho vay dự án

Cho vay hạn mức

Cho vay từng lần

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

2018

2.751

2097

76.23

2040

68.76

2721

62.94

2019

2.967

291

10.58

468

15.77

978

22.62

2020

4.323

363

13.20

459

15.47

624

14.43

(Nguồn: Bộ phận tổng hợp – Phòng kế toán VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo)

Phương thức cho vay chi nhánh chia thành 3 nhóm: cho vay dự án, cho vay hạn mức và cho vay từng lần.

Vào năm 2018 phương thức cho vay dự án chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm khoảng 76.23% tổng dư nợ KHDN của chi nhánh tuy nhiên có xu hướng chuyển dịch dần sang 2 phương thức cho vay còn lại. Năm 2019 phương thức cho vay từng lần tăng lên 459 tỷ đồng, tương đương tỷ trọng tăng 15.47%, cao hơn so với mức 363 năm 2018, trong khi cho vay theo dự án năm 2019 lại giảm xuống còn 68.76%. Năm 2020, phương thức cho vay theo dự án tiếp tục giảm chỉ còn 62.94%, trong khi đó phương thức cho vay hạn mức lại tăng hơn so với năm 2019. Còn cho vay từng lần lại giảm về tỷ trọng từ 15.47% năm 2019 xuống chỉ còn 14.43% năm 2020.

Việc cho vay từng lần giảm tỷ trọng và chiếm tỷ trọng thấp nhất là do đây là hình thức cho vay theo món, khi có nhu cầu, khách hàng xin vay một khoản tiền cho một mục đích sử dụng vốn. Đây là cách thức mà hầu hết các khách hàng vay vốn đều sử dụng để tài trợ cho các nhu cầu vốn kinh doanh của mình. Phương pháp này áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, khách hàng có nhu cầu vay và đề nghị vay từng lần hoặc ngân hàng xét thấy cần thiết phải áp dụng cho vay từng lần để giám sát, kiểm tra, quản lí việc sử dụng vốn vay chặt chẽ hơn.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí