Các Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp


mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp thương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng.

Cho vay trả góp: Là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định. Đây là loại hình cho vay có rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp, vì vậy nên lãi suất cho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng.

Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Cho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng. Thông qua hình thức này nhằm giảm bớt rủi ro, chi phí của ngân hàng.

Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy định tại Quy chế cho vay và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay.

- Căn cứ phương thức hoàn trả nợ vay

Theo phương thức hoàn trả nợ vay, thì tín dụng có thể được chia làm hai loại: cho vay hoàn trả một lần, và cho vay trả góp.

Cho vay hoàn trả một lần: Các khoản vay được hoàn trả một lần vào thời gian xác định trong hợp đồng tín dụng, lãi vay có thể được hoàn trả theo thỏa thuận trong hợp đồng, chẳng hạn theo tháng, theo quý hoặc theo năm.

Cho vay trả góp: Việc hoàn trả được tiến hành định kỳ, các khoản này có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau, tùy theo thỏa thuận và được thực hiện theo nguyên tắc trả dần trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.

1.2.5. Các tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

1.2.5.1. Chỉ tiêu định lượng‌

* Nhóm chỉ tiêu khách hàng

- Thị phần khách hàng

Có thể nói, thị phần khách hàng chính là một trong những thước đo để đánh giá thành công của một ngân hàng, chiếm được nhiều thị phần trên thị trường thì


chứng tỏ họ thành công. Đương nhiên, thị phần không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá sự lớn mạnh của các ngân hàng, nhưng dù sao đây vẫn là một tiêu chí cực kỳ quan trọng không thể bỏ qua. Thị phần cũng có quan hệ mật thiết với sức mạnh thị trường, ngân hàng có số thị phần khách hàng lớn chứng tỏ sức mạnh thị trường của ngân hàng đó cũng rất lớn.

* Nhóm chỉ tiêu doanh số

- Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số cho vay cao và tăng trưởng qua các năm phản ánh quy mô tín dụng ngày càng mở rộng, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng ngày càng cao. Đồng thời, doanh số cho vay cao giúp ngân hàng tạo ra thu nhập lớn từ hoạt động tín dụng.

Tiêu chí này thể hiện doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp năm t so với năm trước đó về số tuyệt đối là bao nhiêu. Tiêu chí này được tính bằng hiệu số giữa tổng doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp năm tài chính với doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp năm trước.

Giá trị tăng trưởng doanh số cho vay tuyệt

đối


=

Tổng doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp năm t


-

Tổng doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp năm (t-1)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank - chi nhánh Trần Hưng Đạo - 4

- Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ phản ánh lượng vốn cho vay mà ngân hàng đã được hoàn trả trong một thời kỳ. Doanh số thu nợ tăng trưởng qua các năm phản ánh chất lượng của các khoản tín dụng được đảm bảo, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có điều kiện thuận lợi để trả nợ ngân hàng đúng hạn.

Giá trị tăng

trưởng doanh số thu nợ tuyệt đối


=

Tổng doanh số thu nợ

cho vay khách hàng doanh nghiệp năm t


-

Tổng doanh số thu nợ cho

vay khách hàng doanh nghiệp năm (t-1)

- Dư nợ tín dụng

Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp là số tiền ngân hàng đang cho vay khách


hàng doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Dư nợ cho vay được tính bằng số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Để đánh giá cho vay khách hàng doanh nghiệp ngân hàng cần xem xét mối quan hệ của chỉ tiêu này so với độ an toàn của các khoản vay.

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ khách hàng doanh nghiệp (%) phản ánh quy mô hoạt động cho vay của NHTM được mở rộng hay thu hẹp. Tỷ lệ này được xác định như sau:

(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = --------------------------------------------- x 100 (%)

Dư nợ năm trước

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu càng cao (từ 10% - 15%) thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

Khi xem xét chỉ tiêu này không nên xem xét ở một thời điểm riêng rẽ mà phải xem xét chúng trong cả quá trình trên cơ sở phân tích các yếu tố bên ngoài bởi vì không phải bất cứ thời điểm nào tổng dư nợ cao đều phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng cao.

* Nhóm chỉ tiêu rủi ro

- Tỷ lệ nợ xấu (%)

Dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu ( % ) = --------------------- x 100 (%)

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng.


- Tỷ lệ nợ có tài sản bảo đảm

Nợ có đảm bảo bằng tài sản

Tỷ lệ nợ có tài sản bảo đảm ( % ) = ------------------------------------- x 100 (%)

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình đảm bảo bằng tài sản của dư nợ. Tài sản bảo đảm không phải là nhân tố quan trọng nhất thể hiện chất lượng tín dụng, tuy nhiên việc bổ sung tài sản bảo đảm tăng trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khoản vay và giảm bớt rủi ro cho chính khoản vay này. Đồng thời cùng với tỷ lệ nợ quá hạn, chỉ tiêu này liên quan trực tiếp đến việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động trực tiếp của ngân hàng.

* Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh

- Tỷ lệ sinh lời của cho vay DN

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, cho biết số lợi nhuận thu đuợc trên 100 đồng dư nợ là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng tốt.


Lợi nhuận từ cho vay DN

Tỷ lệ sinh lời của cho vay DN = ------------------------------------- x 100(%)

Dư nợ bình quân cho vay DN


- Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn = Tống dư nợ/tổng nguồn vốn huy động x 100 (%)

Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy đông hay chưa.

Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.


1.2.5.2. Chỉ tiêu định tính‌

“Sự hài lòng của khách hàng (KH)” là kim chỉ nam và lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (DN). Theo thời gian, “Sự hài lòng của KH” càng trở thành một chỉ số hoạt động chính và là yếu tố thiết yếu của chiến lược kinh doanh. Đây cũng là nền tảng xây dựng nên sự trung thành với thương hiệu.

Sự hài lòng của KH” là 1 chỉ số quan trọng bởi:

Đây là chỉ số đánh giá về khả năng sử dụng lại một hàng hóa hoặc dịch vụ của KH: Sự hài lòng của KH là tiêu chí tốt nhất đánh giá khả năng KH sẽ mua lại sản phẩm hoặc sẽ sử dụng lại một dịch vụ nào đó trong tương lai.

Điểm đánh dấu sự khác biệt giữa các công ty cung cấp cùng một loại sản phẩm hoặc dịch vụ: DN nào cung cấp sản phẩm, dịch vụ đem lại sự hài lòng cao cho KH thì không chỉ giữ chân được KH, mà còn lôi kéo thêm được KH mới qua sự giới thiệu của KH hiện hữu.

Giảm tỉ lệ khách hàng rời bỏ: Theo nghiên cứu thì giá cả hàng hóa, dịch vụ không phải là nguyên nhân chính khiến KH từ bỏ sản phẩm, dịch vụ mà chính là chất lượng dịch vụ.

Trên thế giới đã có nhiều ngân hàng tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá “Sự hài lòng của KH”. Từ phân tích định tính và định lượng để ngân hàng tìm ra mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của KH, sự trung thành của KH đối với dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng như: Sản phẩm tín dụng bán lẻ, sản phẩm thẻ, eBanking...

Chất lượng dịch vụ là một trong các yếu tố chủ chốt có tầm ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của một DN. Một ngân hàng có thể trở nên khác biệt so với các ngân hàng khác bằng cách tăng chất lượng dịch vụ của mình.

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

1.2.6.1. Nhân tố khách quan‌

- Tác động của môi trường kinh tế

Đây là nhân tố luôn ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người vay hay nói rõ hơn là nếu môi trường kinh tế xấu làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp


khó khăn, ảnh hưởng đến thời hạn trả nợ và khả năng hoàn trả món vay cho ngân hàng do đó ảnh hưởng đến chất lượng của khoản tín dụng đó của ngân hàng. Ngược lại nếu môi trường kinh tế thuận lợi sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, thu hồi được vốn nhanh đồng thời lợi nhuận thu được sẽ cao và từ đó khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khoản vay sẽ được trả đúng hạn, khoản tín dụng ngân hàng sẽ có chất lượng tốt.

- Tác động của môi trường pháp lý

Ngân hàng là một doanh nghiệp luôn phải hoạt động trong hành lang pháp lý hẹp hơn bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất hay thương mại nào. Vì vậy, một hệ thống pháp lý càng hoàn chỉnh, đồng bộ thì sẽ càng đem lại hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, của các doanh nghiệp và đảm bảo đựơc chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp đó với ngân hàng. Còn nếu môi trường pháp lý không hoàn chỉnh, có nhiểu lỗ hổng thì kết quả sẽ ngược lại cho cả ngân hàng và các doanh nghiệp từ đó làm cho chất lượng của các khỏan tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp sẽ xấu và khó có thể thu hồi.

- Tác động của môi trường chính trị- xã hội

Môi trường chính trị xã hội ổn định là nhân tố quan trọng tạo lòng tin cho các nhà đầu tư để thúc đẩy, mở rộng hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Từ đó phát sinh nhu cầu vay vốn ngân hàng thúc đẩy hoạt động tín dụng. Khi chính trị không ổn định, môi trường kinh doanh không thuận lợi ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn, việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn, chất lượng tín dụng cũng vì thế bị ảnh hưởng.

- Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước bao gồm các chính sách tài chính tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đối ngoại... có vai trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng, các doanh nghiệp nói riêng. Chính sách kinh tế trong hoàn cảnh này thì có tác dụng cho cả ngân hàng và doanh nghiệp nhưng trong hoàn cảnh khác thì lại ngược lại. Các chính sách này nhằm ưu tiên phát triển hay hạn chế một ngành nào đó để đảm bảo cân đối cho nền kinh tế. Do vậy các chủ


trương, chính sách của Nhà nước phải đúng đắn thì mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là điều kiện cần để đạt được chất lượng và hiệu quả của các khoản tín dụng ngân hàng.

- Môi trường tự nhiên

Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất...), hỏa hoạn... làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những ngành liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Vì vậy, khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên đây là rủi ro bất khả kháng, ngân hàng vẫn có thể tiếp tục tài trợ để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo cơ hội cho ngân hàng thu hồi được nợ gốc và nợ mới.

1.2.6.2. Nhân tố chủ quan

* Các nhân tố thuộc về ngân hàng

- Chính sách tín dụng

Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Chính sách tín dụng phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đảng và nhà nước, đồng thời kết quả hài hòa giữa quyền lợi của người gửi tiền của ngân hàng và người sử dụng vốn vay. Muốn vậy, chính sách tín dụng phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn.

- Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định từ khi chuẩn bị hồ sơ, thẩm định, xét duyệt cho vay, giải ngân, kiểm tra giám sát quá trình vay vốn cho đến khi thu hồi nợ, chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Do đó chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc thực hiện một cách đúng đắn, phù hợp và linh hoạt các quy định ở từng bước trong quy trình tín dụng.

- Quy trình cho vay


Quy trình cho vay doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng, một quy trình cho vay hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro trong cho vay. Bên cạnh đó, quy trình cho vay làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn từng bộ phận liên quan trong hoạt động cho vay, tạo cơ sở đối với việc kiểm soát quá trình cho vay, trên cơ sở đó sẽ xác định khâu yếu kém cần điều chỉnh trong quá trình thực hiện và đề xuất các biện pháp hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng cho vay, nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cấp tín dụng.

- Khả năng nguồn vốn của ngân hàng

Ngân hàng là tổ chức trung gian huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để cho vay nền kinh tế. Vốn huy động đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Vốn huy động càng lớn, càng đa dạng, ngân hàng càng có khả năng cho vay và mở rộng hoạt động tín dụng. Mặt khác kỳ hạn của các khoản huy động ảnh hưởng rất lớn tới kỳ hạn, doanh số, lợi nhuận từ các khoản cho vay.

- Chất lượng nhân sự và cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng là yếu tố đầu tiên tác động vào tâm lý khách hàng khi có quan hệ giao dịch với ngân hàng. Từ đó có thể giữ được khách hàng truyền thống và thiết lập được một lượng khách hàng mới cho ngân hàng. Ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại được trang bị các phương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vay vốn. Đó là tiền đề để ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng quy mô cho vay. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, công tác phân tích tín dụng, lập kể hoạch, xây dựng chính sách tín dụng cũng có hiệu quả hơn. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bên cạnh những máy móc thiết bị tiên tiến, con người có đóng góp rất lớn đến thành công của ngân hàng. Hoạt động cho vay doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ phải có trình độ tổng quát, có cái nhìn biện chứng cho mọi vấn đề, có khả năng phát hiện và phân tích vấn đề một cách khéo léo. Đối với cán bộ tín dụng, khi làm việc phải có sự nhạy bén, linh hoạt xử lý mọi vấn đề, không áp dụng nguyên tắc một cách máy

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 19/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí