Kinh Nghiệm Của Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn – Hà Nôị Chi Nhá Nh Hà Nội


móc, cứng nhắc để có thể vừa thu hút được khách hàng vừa đảm bảo an toàn và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Đây không chỉ đơn thuần là một nghiệp vụ mà nói đúng hơn nó là một nghệ thuật trong kinh doanh.

- Hoạt động Marketing ngân hàng

Marketing ngân hàng là một tập hợp các hoạt động của ngân hàng, từ việc phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng, tìm kiếm cơ hội và nhu cầu của khách hàng, chọn lọc khách hàng, khách hàng tiềm năng...và thoả mãn nhu cầu của họ nhằm đạt mục tiêu, lợi nhuận đề ra... Hoạt động marketing được hỗ trợ tốt sẽ hỗ trợ đáng kể không chỉ cho việc mở rộng quy mô cho vay doanh nghiệp mà còn giúp nâng cao được chất lượng cho vay doanh nghiệp.

* Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

- Năng lực của doanh nghiệp

Không một doanh nghiệp nào đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả. Nhưng nhiều khi do năng lực có hạn chế, họ không thực hiện được mục đích của mình và làm ảnh hưởng đến khoản tín dụng mà họ đã nhận từ ngân hàng.

- Uy tín và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn

Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, tín dụng là quan hệ được xác lập dựa trên cơ sở lòng tin. Uy tín, đạo đức của doanh nghiệp vay vốn được hiểu là sự sẵn lòng trả nợ và mong muốn thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín dụng, được phản ánh thông qua lịch sử hoạt động tín dụng, ngành nghề kinh doanh, phẩm chất đạo đức của người đứng đầu, văn hóa doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp vay vốn với bạn hàng, nhà cung cấp, các tổ chức tín dụng khác... Đây chính là nhân tố quyết định tới khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

1.3. Kinh nghiêm‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

cho vay khách hàng doanh nghiêp

và bài học cho VPBank

Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank - chi nhánh Trần Hưng Đạo - 5

chi nhánh Trần Hưng Đạo

1.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nôị chi nhá nh Hà Nội‌

Trong thờ i gian qua, quy mô và chất lương hoạt động cho vay của SHB chi nhánh Hà Nội ngày càng được nâng cao, doanh số cho vay và dư nợ của chi nhánh

luôn tăng lên không ngừng. Đăc biêt, cho vay DN được ngân hàng đáp ứng một


cách nhanh chóng và đầy đủ dưa

trên cơ sở chủ trương tâp

trung phát triển tín

dun

g DN.

SHB chi nhánh Hà Nội đã và đang tạo lập và duy trì tốt các mối quan hệ với

các khách hàng truyền thống đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên điạ bàn Hà Nội. Đây là một trong những yếu tố giúp cho chi nhánh có được những thành công trong việc nâng cao chất lượng cho vay và hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng giảm một cách rõ rệt qua đó cho ta thấy công tác thu nợ quá hạn và nợ khó đòi của chi nhánh được thực hiện dứt điểm nên đã đạt được những kết quả rất khả quan. Lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay của chi nhánh đã tăng lên khá lớn do thu nhập từ hoạt động cho vay tăng trưởng mạnh. Nợ quá hạn năm 2018 là 33.741 triệu đồng. đồng, chiếm 3,2% tổng dư nợ. Tỷ lệ này cao cho thấy hoạt động tín dụng đối với các DNNVV là khá rủi ro và gây nhiều tổn thất cho ngân hàng. Nhưng đến năm 2019, chi nhánh đã có những biện pháp để khắc phục nợ quá hạn và thực tế tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống còn 2,54% tương đương với 29.385 triệu đồng. Đến 2020, nợ quá hạn đã giảm đi rõ rệt với tỷ lệ là 1,93% và 1,2%. Đây là một thành tích đáng ghi nhận trong công tác tín dụng của chi nhánh. Nguyên nhân là do tập thể cán bộ tín dụng tại chi nhánh đã cố gắng làm tốt công tác tín dụng từ khâu thẩm định khách hàng đến việc giám sát quản lý vốn vay, phân tích, đánh giá các phương án các dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để cho vay, không nặng về tài sản bảo đảm nên rủi ro do doanh nghiệp không trả được nợ ngân hàng giảm, nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

Việc mở rộng tín dụng của chi nhánh trong 3 năm qua tăng trưởng nhanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ không giảm mà tăng lên đáng kể. Năm 2018, nợ xấu là 11.084 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu là 2.8%, năm 2019, nợ xấu là 24.145 triệu đồng và tỷ lệ nợ xấu là 3,32 %, năm 2019, nợ xấu đạt 44.084 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu sấp xỉ 3.79% tổng dư nợ. Kết quả trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng dần. Đây là dấu hiệu xấu cho thấy công tác quản lý của Ngân hàng đối với nợ xấu chưa đạt hiệu quả. Năm 2020 so với năm 2019, nợ xấu tăng chứng tỏ là tín dụng tăng nhanh nhưng cũng đẩy nhanh nợ xấu, do nhiều


nguyên nhân khác nhau và chuyển biến rất tiêu cực trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh còn quá cao là do quy trình tín dụng chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, tạo kẽ hở để cán bộ ngân hàng và khách hàng lợi dụng. Ngoài ra, năng lực quản trị rủi ro còn hạn chế. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa tốt, tính tuân thủ các quy chế chưa cao, các chuẩn mực đạo đức đối với cán bộ cận tín dụng ngân hàng chưa được quan tâm, cho nên dẫn đến những rủi ro trong việc cho vay.

Trong quá trình cho vay, ngân hàng luôn thực hiện đầy đủ và đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước và theo đúng quy trình cho vay của SHB, luôn tạo điều kiện cho khách hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. SHB chi nhánh Hà Nội luôn hoạt động theo định hướng chung của hệ thống là hướng tới khách hàng. Vì vậy, công tác phục vụ khách hàng luôn được chi nhánh chú trọng đổi mới để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Hoạt động Marketing được đẩy mạnh cùng với phong cách làm việc văn minh, lịch sự đã góp phần tăng thêm uy tín của SHB chi nhánh Hà Nội nói riêng và của SHB nói chung trên thị trường tài chính.

1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phá t triển Viêṭ Nam BIDV chi nhá nh Thanh Xuân

Trong quá trình chuyển mình của đất nước hướng tới mục tiêu phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vững mạnh, sự cạnh tranh của các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp diễn ra rất gay gắt. BIDV Thanh Xuân cũng đã có những sự cải thiện đáng kể trong việc đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng được nhiệm vụ của tình hình mới.

- Về doanh số và dư nợ cho vay: Tận dụng lợi thế của một ngân hàng lớ n, BIDV Thanh Xuân cũng đã và đang cố gắng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vay vốn nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh của các DN. Việc tiến hành cho vay đối với các dự án hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội kinh doanh mà

còn đem lại cho chi nhánh một nguồn lợi đáng kể. Hiện nay dư nợ cho vay của BIDV Thanh Xuân là 2.201 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay DN của BIDV Thanh Xuân là 1.326 tỷ đồng chiếm 60,2% tổng dư nợ của chi nhánh. Dư nợ cho vay DN của BIDV Thanh Xuân hiện nay chiếm thị phần lớn nhất trên địa bàn Hà Nội.


- Về đối tượng khách hàng: đối tượng cho vay đối với DN được quy định tại quy chế cho vay của BIDV và BIDV Thanh Xuân cũng căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp để tiến hành cho vay với rất nhiều các đối tượng doanh nghiệp, chẳng hạn như các DN thuộc quản lý nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH và các loại hình doanh nghiệp khác. Đối tượng khách hàng được mở rộng đồng nghĩa với việc rủi ro hệ thống sẽ tăng lên, điều này đã gây áp lực nhằm thúc đẩy nhu cầu nâng cao chất lượng cho vay đối với chi nhánh.

- Về thời hạn cho vay: tính đến thời điểm này thì cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay của chi nhánh. Tuy nhiên, với định hướng nâng cao chất lượng quản lỷ rủi ro, tăng cường chất lượng cho vay thì trong tương lại chi nhánh sẽ tiếp tục đẩy mạnh xem xét các dự án trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng như phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh.

- Về cơ cấu cho vay và chất lượng khoản vay: Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng và số lượng lớn nhất, xong cho vay trung và dài hạn và cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng rất chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng của khoản vay, hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh, còn những khoản nợ quá hạn của năm trước, chi nhánh đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp để xử lý thu hồi lại vốn, thực hiện giảm nợ, giảm lãi suất nợ quá hạn đối với các DN đang gặp khó khăn nhưng có khả năng sẽ trả hết những khoản nợ quá hạn. Ngoài ra, đối với các đối tượng khách hàng có hiện tượng chây ỳ, không muốn trả nợ, chi nhánh cũng có những biện pháp cứng rắn cùng với ban xử lý nợ tồn đọng để có cách thu hồi lại vốn góp phần hạn chế lại tổn thất cho chi nhánh, lành mạnh tình hình tài chính, nâng cao vị thế và uy tín của chi nhánh trên thị trường. Đến thời điểm 31/12/2020 nợ xấu DN tại BIDV Thanh Xuân là 9,5 tỷ đồng chiếm 0,7% dư nợ khách hàng DN và chiếm 0.4% tổng dư nợ của chi nhánh. Để đạt được những thành tựu trên, trước hết phải kể đến sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo BIDV chi nhánh Hà Nội.


1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo về cho vay khách hàng doanh nghiệp‌

Từ thực tế những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay ngân hàng của một số chi nhánh của ngân hàng khác, luận văn rút ra những bài học cần nghiên cứu vận dụng đối với các NHTM Việt Nam nói chung và VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo nói riêng, như sau:

Thứ nhất, tăng cường nguồn lực để gia tăng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu về vốn của các DN: các NHTM cần phải nhanh chóng đa dạng các hình thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông vốn trong nước, đồng thời thu hút tư bản nước ngoài để đáp ứng vốn và kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa. Nhận thức được điều này, VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo luôn chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, các sản phẩm tiền gửi với lãi suất và tính chất linh hoạt để thu hút vốn.

Thứ hai, hoàn thiện mô hình chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, của các cán bộ: để đảm bảo tính khách quan, tách bạch giữa các bộ phận tham gia cấp cho vay, tuân thủ nghiêm túc các quy trình cho vay của ngân hàng như thông tin khách hàng, uy tín trong quá trình quan hệ cho vay trước đây, mục đích sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ vay, nguồn trả nợ thay thế, năng lực quản lý điều hành… Tại chi nhánh, đã thành lập đầy đủ các phòng ban tách bạch nhiệm vụ của các phòng ban, tách bạch nhiệm vụ của từng vị trí cán bộ tác nghiệp đảm bảo đúng quy trình, kiểm soát chéo lẫn nhau, nhằm hạn chế tối đa rủi ro.

Thứ ba, thực hiện các chính sách ưu đãi để góp phần thúc đẩy hoạt động cho vay các DN: thực hiện mở rộng quy mô cho vay và thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất đối với những mặt hàng, ngành công nghiệp ưu tiên hướng đến xuất khẩu, nhằm tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vấn đề hỗ trợ lãi suất cho cho vay cần phải có chương trình hành động bước đi thích hợp với những tiêu chí cụ thể, với kinh nghiệm của các nước cần phải có chế độ kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay để tránh nguy cơ thất thoát vốn. Tại VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo đã triển khai rất hiệu quả các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất theo hướng dẫn của NHNN, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các DN.


Thứ tư, xây dựng công tác cán bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động quản trị điều hành.

Trong công tác cho vay của ngân hàng đối với DN, NHTM cần tăng cường công tác phân tích cho vay, nhằm phân tích cho vay khách quan, chính xác để có những quyết định cho vay phù hợp, các khoản vay được đảm bảo giám sát chặt chẽ, xuyên suốt ở bất cứ giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay. NHTM chú trọng việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ cho vay trong tình hình cạnh tranh như hiện nay và tính chất của các doanh nghiệp ngày càng phức tạp hơn. Tại VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo, đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên nghiệp, chuyên sâu và trẻ hóa để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong tình hình mới nhằm hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra rủi ro cho vay từ các yếu tố bên trong NHTM như con người, quy trình, quy chế. Các chính sách quản trị nguồn nhân lực hướng tới các mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG VPBANK- CHI NHÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO


2.1. Tổng quan về ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo‌

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo‌

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993. Sau gần 28 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 214 điểm giao dịch với đội ngũ gần 24.000 cán bộ nhân viên. Tính đến năm 2021, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 25.300 tỷ đồng.

VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Năm 2019 đã khép lại hành trình 5 năm (2012-2019) của VPBank với những dấu ấn rực rỡ về quy mô và lợi nhuận, đưa VPBank trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.

Đặc biệt, năm 2018 là một cột mốc có tính lịch sử của ngân hàng khi gần 1,5 tỷ cổ phiếu chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các VPBank, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối.

- Về Ngân Hàng VPBank - Chi Nhánh Trần Hưng Đạo

Trụ sở chính: Tòa nhà HINODE số 201 đường Minh Khai, Phường Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo thành lập từ ngày 16/11/2016. Chi nhánh có gần 40 cán bộ nhân viên, 01 phòng giao dịch trực thuộc và phục vụ cho vay gần

8.000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn.


2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo‌

Chi nhánh là đơn vị hạch toán độc lập, được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo ủy quyền của hội sở chính. Nếu các quy định vượt khả năng thì sẽ trình lên hội sở chính để quyết định. Cụ thể, chức năng và nhiệm vụ được quy định như sau:

Thứ nhất, mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần kinh tế. Thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế mà hội sở chính giao cho, trong đó có hỗ trợ phát triển người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Thực hiện mục tiêu phát triển đa dạng các hoạt động trong ngành ngân hàng.

Thứ hai, ứng dụng các công nghệ về quản lý để tạo ra các sản phẩm dịch vụ tiên tiến theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, trong đó đẩy mạnh phát triển các hoạt động giao thương với nước ngoài, đồng thời chuẩn bị những thách thức có thể có khi các Ngân hàng nước ngoài gia nhập vào thị trường Việt Nam, đặc biệt vào cuối năm 2015 khi những cam kết của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đi vào thực hiện.

Để đáp ứng những nhiệm vụ được giao, chi nhánh luôn phấn đấu trở thành một trong những đơn vị hoạt động tốt nhất đối với toàn hệ thống của VPBank, để phấn đấu đưa ngân hàng trở lại là một trong những ngân hàng phát triển bền vững tại Việt Nam, đồng thời cũng đảm bảo cho sự phát triển của chính mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/06/2023