DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 31
Bảng 2.2: Kết quả hoaṭ đông huy động vốn của chi nhánh năm 2018-2020 33
Bảng 2.3: Cơ cấu danh muc
tín dung theo loaị hình kinh tế năm 2018-2020 34
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ của chi nhánh 36
Bảng 2.5: Số lượng và doanh số các loại thẻ năm 2018-2020 36
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay đối vớ i doanh nghiệp năm 2018-2020 42
Bảng 2.7: Tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp theo lĩnh vực đầu tư 2018 – 2020 43
Có thể bạn quan tâm!
- Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank - chi nhánh Trần Hưng Đạo - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp
- Kinh Nghiệm Của Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn – Hà Nôị Chi Nhá Nh Hà Nội
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Bảng 2.8: Dư nợ phân theo loại tiền tệ trong cho vay khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2018 - 2020 44
Bảng 2.9: Dư nợ theo phương thức cho vay trong cho vay khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2018 - 2020 45
Bảng 2.10: Số lượng khách hàng doanh nghiệp năm 2018 - 2020 của VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo so với đối thủ cạnh tranh 46
Bảng 2.11: Doanh số thu nơ ̣ cho vay đối vớ i DN năm 2018-2020 46
Bảng 2.12: Dư nơ ̣ cho vay khách hàng doanh nghiệp năm 2018-2020 48
Bảng 2.13: Tình hình nợ xấu DN tại Chi nhánh qua các năm 49
Bảng 2.14: Chất lượng nợ của khách hàng doanh nghiệp tại VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo giai đoạn 2018-2020 51
Bảng 2.15: Mức sinh lời của đồng vốn cho vay DN 53
Bảng 2.16: Mức độ đánh giá về sự tin cậy của dịch vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp 54
Bảng 2.17: Mức độ đánh giá về hiệu quả phục vụ của dịch vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp 55
Bảng 2.18: Mức độ đánh giá về sự đảm bảo của dịch vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp 55
Bảng 2.19: Mức độ đánh giá về sự cảm thông của dịch vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp 57
Bảng 2.20: Mức độ đánh giá về sự hữu hình của dịch vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp 58
Bảng 2.21: Mức độ đánh giá về hài lòng và trung thành của khách hàng 59
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại. Trong đó tác giả đã nêu bật được ba vấn đề cơ bản nhằm làm sáng tỏ về tầm quan trọng của mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM, đó là: Tổng quan về ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại, kinh
nghiêm
cho vay khách hàng doanh nghiêp
và bài học cho VPBank chi nhánh Trần
Hưng Đạo. Ba vấn đề trên được phân tích, luận giải dựa vào các luận cứ khoa học mà trọng tâm là vấn đề mở rộng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp. Qua đó cung cấp một cái nhìn khái quát đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM.
Qua việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo cụ thể là đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng DN trong giai đoạn 2018 – 2020, luận văn đã rút ra được những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình cho vay khách hàng DN tại chi nhánh và tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những tồn tại này. Đây là cơ sở thực tiễn để đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay khách hàng DN nói riêng của VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo trong xu thế hội nhập cùng phát triển.
Trên cơ sở những hạn chế, nguyên nhân của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo được nêu ra ở chương 2, cùng với những định hướng chiến lược của Ngân hàng, chương 3 luận văn đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay dành cho khách hàng doanh nghiệp, đồng thời là một số kiến nghị các bộ ngành liên quan cũng như chính ngân hàng VPbank để thúc đẩy trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại VPbank chi nhánh Trần Hưng Đạo.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển, hoạt động cho vay nói chung và cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng của ngân hàng luôn được coi là một trong những biện pháp cơ bản để điều hòa dòng vốn trong xã hội và đáp ứng các yêu cầu trong sử dụng vốn của nền kinh tế, đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động và kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
Kể từ năm 2020 đến nay, khi cả thế giới đều phải gồng mình chống chọi với đại dịch COVID-19, Việt Nam nói chung và địa bàn Hà Nội nói riêng đều gặp phải những khó khăn, thách thức. Dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết các DN ở các lĩnh vực, nhiều DN bị hạn chế tiếp cận khách hàng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, doanh thu giảm mạnh, lao động phải nghỉ việc..., điển hình như các lĩnh vực vận tải, xây dựng, thương mại, điện tử, bán lẻ, du lịch... khiến trên địa bàn thành phố, rất nhiều DN phải tạm ngưng hoạt động, tiết giảm sản xuất, doanh thu giảm 50-90% so với thời điểm trước dịch.
Trước bối cảnh trên, các ngân hàng đã liên tục công bố giảm lãi suất và có các chính sách, ưu đãi để hỗ trợ, đồng hành cùng khách hàng vượt qua đại dịch. Là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, trong những năm qua, Ngân hàng VPBank nói chung và VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo nói riêng đã rất chú trọng đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp có thể vực dậy sau khủng hoảng của đại dịch. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập cũng như đại dịch Covid 19 đang diễn ra, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn vậy nên việc mở rộng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới, tiềm ẩn rủi ro lớn. Việc tìm ra nguyên nhân để đề ra các giải pháp hiệu quả nhằm mở rộng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng đối với Ngân hàng VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo”.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, tác giả chọn đề tài: “Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo” là xuất phát từ thực tiễn và có tính cấp thiết.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp dần nhận được sự quan tâm lớn đến từ các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thông qua một vài công trình nghiên cứu như sau:
Tác giả Cao Văn Huyền (2015) với đề tài “Phát triển thị phần cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Đông Sài Gòn” tìm ra được những hạn chế và nguyên nhân của nó, và đưa ra được các giải pháp giúp CN Đông Sài Gòn có thể khắc phục được những hạn chế, đẩy mạnh được thị phần cho vay khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ đề cập đến riêng thị phần cho vay khách hàng doanh nghiệp tại CN Đông Sài Gòn, chưa đưa ra các giải pháp chung để các NHTMCP khác có thể học tập ứng dụng”.
Tác giả Võ Thị Hoàng Nhi (2017) với đề tài “Mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh Đồng Nai” đã khái quát được cơ sở lý luận và đã có những đánh giá cơ bản về thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank- chi nhánh Đồng Nai. Bên cạnh đó cũng đã đưa ra những đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động cho vay đối với ngân hàng. Tuy nhiên luận văn mới chỉ tập trung vào những vấn đề nội tại của chi nhánh.
Nguyễn Thị Phương Lan (2017) với nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm”, trên cơ sở hệ thống các vấn đề về chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp, phân tích thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm. Từ đó tác giả đã kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm.
Nguyễn Hải Anh (2018) với nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An”, dựa trên cơ sở hệ thống các vấn đề về chất lượng tín dụng, phân tích thực trạng chất lượng
tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nghệ An. Từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An.
Từ các công trình khoa học nêu trên, có thể thấy hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp đã được quan tâm, nghiên cứu tại các chi nhánh NHTM khác. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tập trung phân tích hoạt động cho vay KHDN tại VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo do mỗi ngân hàng có đặc điểm và lợi thế kinh doanh riêng mà các ngân hàng khác không có. Vì vậy, luận văn “Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo” của tác giả có ý nghĩa thiết thực đối với Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo, việc nghiên cứu này không hoàn toàn trùng lặp với các công trình đã công bố sẽ tiếp tục giải quyết các vấn đề trên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại.
- Phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo.
- Đề xuất giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo.
- Về thời gian: Các số liệu được thu thập và xử lý trong giai đoạn 2018 – 2020. Những giải pháp được đề xuất đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ Báo cáo thường niên của Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo về hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; từ báo cáo công tác nhân sự… cho giai đoạn 2018-2020. Ngoài ra thông tin và dữ liệu thứ cấp còn được thu thập từ các nguồn khác như là sách, giáo trình, tạp chí…
- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Luận văn thu thập dữ liệu từ các khách hàng đang sử dụng dịch cho vay khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh qua bảng khảo sát điều tra khách hàng với số lượng là 300 khách hàng. Các khách hàng này là đại diện của các doanh nghiệp đã từng vay vốn và có lưu trữ thông tin tại chi nhánh. Trong tổng 300 phiếu phát ra, tác giả thu về được 226/300 phiếu hợp lệ.
- Phương pháp xử lý số liệu
+ Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này dựa trên sự nghiên cứu các tài liệu, các báo cáo có liên quan, tổng hợp từ các giáo trình, các công trình nghiên cứu trước đó đã công bố, sách báo, tạp chí và các trang website.
+ Phương pháp thống kê, phân tích: thống kê những ưu điểm, hạn chế trong cho vay KHDN tại Ngân hàng VPBank - chi nhánh Trần Hưng Đạo, sau đó phân tích nguyên nhân của các hạn chế tồn tại. Từ đó, đưa ra những giải pháp pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh”.
+ Phương pháp so sánh: dựa trên những dữ liệu đã thu thập được tiến hành so sánh chất lượng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh các năm từ 2018 đến 2020 để làm rõ được kết quả mà Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank)- chi nhánh Trần Hưng Đạo đã đạt được trong mở rộng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp và điều mà VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo chưa làm tốt trong hoạt động này.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank - chi nhánh Trần Hưng Đạo
Chương 3: Các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank - chi nhánh Trần Hưng Đạo