nhau
hàng
+ Đối tượng khách hàng, ngành hàng kinh doanh
+ Đối tượng cho vay
+ Phương thức quản lý các hoạt động cho vay
+ Những điều kiện ràng buộc về tài chính đối với khách hàng
+ Các sản phẩm cho vay khác nhau do Ngân hàng cung cấp
+ Nguồn vốn dùng để tài trợ cho các hoạt động cho vay
+ Phương thức quản lý danh mục cho vay
+ Thời hạn và điều kiện áp dụng đối với các loại sản phẩm cho vay khác
+ Cơ cấu, quy mô cho vay của Ngân hàng
+ Các yếu tố khác theo quyết định của các cấp có thẩm quyền của Ngân
2.2.3. Quy trình, cơ sở pháp lý cho vay
Quy trình cho vay: Việc cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp và khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên việt được thực hiện như sau:
CÁC BƯỚC TRONG QUY TRÌNH TÍN DỤNG CƠ BẢN
Lập hồ sơ đề nghị cấp TD
Phân tích tín dụng
Quyết định/ Phê duyệt TD
1
2
3
4
5
6
Giải ngân
Giám sát tín dụng
Thanh lý tín dụng
Cơ sở pháp lý cho vay:
Hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng phù hợp với quy định tại quy chế cho vay của Ngân hàng và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hoạt động cho vay của Ngân hàng căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 và luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức
tín dụng số
17/2017/QH14, căn cứ
các thông tư của Ngân hàng nhà nước
quy định về hoạt động cho vay, các giới hạn,tỷ lện đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng,
Căn cứ Quy chế Quản trị nội bộ, quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
Khách hàng vay vốn phải đảm bảo đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với Ngân hàng trong hợp đồng tín dụng.
Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật, khách hàng là cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2.3. Thực trạng mở rộng cho vay đối với khách hàng DN và Cá nhân tại LPB Quảng Ninh
Trong những năm gần đây, do tình hình kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Thực tế này đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn và cho vay của LPB Quảng Ninh, đặc biệt là việc tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân . Đặc biệt tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, rồi tình hình lạm phát cao ở Việt Nam, để kiềm chế lạm phát Ngân hàng Nhà Nước phải nâng lãi suất cơ bản làm cho lãi suất huy động tăng lên và tất yếu lãi suất cho vay cũng sẽ tăng lên tương ứng, làm tăng
thêm khó khăn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại nói chung và của LPB Quảng Ninh nói riêng và cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến dư nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Sau đây, Luận văn xin đưa ra một vài số liệu chủ yếu cho thấy diễn biến tình hình dư nợ tín dụng của LPB Quảng Ninh đối với doanh nghiệp và CN giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019:
2.3.1. Số lượng DN và CN có quan hệ tín dụng với LPB Quảng Ninh
Một trong những chỉ tiêu về mặt lượng đánh giá mở rộng cho vay của LPB Quảng Ninh đối với DN và CN là số lượng các DN và CN có dư nợ tín dụng:
Bảng 2.7: Số lượng DN và CN vay vốn trong giai đoạn 2016 đến 2019 của LPB Quảng Ninh
Đơn vị: số lượng DN và CN
Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | |
Số lượng DN vay vốn | 9 | 19 | 32 | 36 |
So với năm trước | 10 | 13 | 4 | |
Số lượng CN vay vốn | 925 | 1.314 | 1.625 | 1.974 |
So với năm trước | 389 | 311 | 349 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mở Rộng Cho Vay Đối Với Dn Và Cn Của Ngân Hàng Thương Mại
- Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Lpb Chi Nhánh Quảng Ninh Trong Những Năm Qua.
- Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Của Lpb Quảng Ninh Giai Đoạn 2016 – 2019
- Chỉ Tiêu Nợ Quá Hạn Của Dn Và Cn Tại Lpb Quảng Ninh Giai Đoạn 2016 Đến 2019:
- Giải Pháp Mở Rộng Cho Vay Đối Với Dn Và Cn Tại
- Một Số Giaỉ Pháp Nhằm Mở Lpb Quảng Ninh
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo của LPB Quảng Ninh)
Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng DN có quan hệ vay vốn với LPB Quảng Ninh không ổn định và đã có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2017 tăng 10 khách hàng so với năm 2016, đến năm 2018 lại tăng 13 khách hàng và năm 2019 có tăng nhưng chỉ tăng 4 khách hàng. Trong giai đoạn 2016 đến 2019, LPB Quảng Ninh mới tăng được 27 khách hàng DN.
Sự tăng trưởng quá chậm về số lượng DN vay vốn từ năm 2016 đến 2019 là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến phải thu hẹp sản xuất, giảm vốn vay Ngân hàng, thậm chí một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Bên cạnh đó số lượng CN có quan hệ vay vốn với LPB Quảng Ninh tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2017 tăng 389 khách hàng so với năm 2016, đến năm 2018 tăng 311 khách hàng và năm 2019 tăng 349 khách hàng. Mặc dù do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhưng lượng khách hàng cá nhân tại LPB Quảng Ninh luôn tăng đều qua các năm là do sự hợp tác của LPB trong chiến lược cho vay đối khách hàng vay hưu trí.
Bảng 2.8 So sánh số lượng, tỷ trọng khách hàng DN và Cá nhân có quan hệ tín dụng với LPB Quảng Ninh trong giai đoạn 2016 đến 2019
Đơn vị: Số lượng DN, CN
Năm | 2016 | Năm | 2017 | Năm | 2018 | Năm | 2019 | ||
Số lượn g | Tỷ trọng (%) | Số lượn g | Tỷ trọng (%) | Số lượn g | Tỷ trọng (%) | Số lượn g | Tỷ trọng (%) | ||
I. Khách hàng DN | 9 | 1,0% | 19 | 1% | 32 | 2% | 36 | 2% | |
Trong đó | DN L | 2 | 22,2 | 2 | 10,5 | 3 | 9,4 | 3 | 8,3 |
DNNVV | 7 | 77,8 | 17 | 89,5 | 29 | 90,6 | 33 | 91,7 | |
II. Khách hàng CN | 925 | 99,0% | 1 .314 | 99% | 1. 625 | 98% | 1.9 74 | 98% | |
Tổng cộng (I+II) | 934 | 100% | 1.333 | 100% | 1.657 | 100% | 2.010 | 100% |
(Nguồn: Báo cáo của LPB Quảng Ninh)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, số lượng khách hàng là DN có quan hệ tín dụng với LPB Quảng Ninh chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng rất thấp 1% giữ ổn định và có tăng trưởng 2% vào năm 2018 và 1019.
Trong khi đó, số
lượng CN chiếm tỷ
trọng gần như
tuyệt đối, chiếm tới
99%/tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với LPB Quảng Ninh.
Mặc dù số lượng doanh nghiệp khá khiêm tốn , xong trong những năm qua, tỷ lệ DN vay vốn tại LPB Quảng Ninh có xu hướng tăng nhưng rất chậm, do nguyên nhân chính đã nêu ở trên, các DN đặc biệt là DNNVV bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, hầu hết các
doanh nghiệp chỉ duy trì hoạt động, việc mở rộng đầu tư sản xuất hạn chế, một số doanh nghiệp còn có xu hướng thu hẹp lại để chờ thời cơ. Mặt khác, việc cho vay với DNNVV trong thời gian qua cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nên LPB Quảng Ninh đã đẩy mạnh cho vay vào các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính tốt hơn, ít bị ảnh hưởng bởi những biến động của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, với tình hình ấm dần lên của nền kinh tế, cộng với định hướng đẩy mạnh bán lẻ và mở rộng cho vay đối với DNNVV của LPB nói chung, LPB Quảng Ninh nói riêng, tỷ trọng khách hàng DNNVV vay vốn tại LPB sẽ tăng lên trong những năm tới.
Số lượng khách hàng cá nhân tại LPB Quảng Ninh chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong cơ cấu khách hàng do LPB đã ký thỏa thuận hợp tác Tổng công ty bưu điện Việt Nam, có chính sách và cơ chế riêng đối nhóm khách hàng vay hưu trí mà Tổng công ty Bưu chính đang thực hiện chi trả lương hưu vì vậy LPB Quảng Ninh nói riêng đang sở hữu nguồn data khách hàng vay hưu trí toàn tỉnh là rất lớn.
2.3.2. Dư nợ cho vay đối với DN và CN tại LPB Quảng Ninh
Diễn biến dư nợ cho vay của những năm qua như sau:
LPB Quảng Ninh đối với DN và CN trong
Ninh
Bảng 2.9 Tình hình dư nợ cho vay đối với DN và CN của LPB Quảng
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | |
Tổng dư nợ | 2.082 | 2.263 | 2.632 | 2.957 |
I. Dư nợ cho vay đối với DN | 1.499 | 1.516 | 1.842 | 2.011 |
Tỷ trọng trên tổng dư nợ (%) | 72% | 67% | 70% | 68% |
Tăng trưởng so với năm trước (%) | 1% | 21% | 9% | |
II.Dư nợ cho vay đối với CN | 583 | 746,9 | 789,5 | 946,2 |
Tỷ trọng trên tổng dư nợ (%) | 28% | 33% | 30% | 32% |
Tăng trưởng so với năm trước (%) | 28% | 6% | 20% |
(Nguồn: Báo cáo của LPB Quảng Ninh)
Căn cứ bảng 2.9 cho thấy, năm 2016, dư nợ cho vay đối với DN là 1.499 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72% tổng dư nợ, dư nợ cho vay CN là 583 tỷ đồng chiếm 28% tổng dư nợ của LPB Quảng Ninh. Năm 2017 dư nợ DN là 1.516 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 67%/tổng dư nợ, tăng trưởng 1% so với năm 2016, dư nợ cá nhân
là 746 tỷ
2016.
đồng chiếm tỷ trọng 33% tổng dư nợ, tăng trưởng 28% so với năm
Năm 2018, dư nợ DN là 1.842 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng tăng 70% tổng dư nợ, tăng trưởng so với năm 2017 là 21%; dư CN là 789,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30% tổng dư nợ, tăng trưởng so với năm 2017 là 6%. Có thể nói năm 2018 tiếp
tục là năm khó khăn đối với ngành Ngân hàng, cũng như đối với các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên mức dư nợ tín dụng đối với DN và CN vẫn tăng so với năm 2017, cho thấy mức độ rất quan tâm của LPB Quảng Ninh đối với khách hàng DN và khách hàng CN. Sang năm 2019, dư nợ DN vẫn tếp tục tăng đạt 2.011 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68% tổng dư nợ và tăng 9% so với năm 2018; dư nợ CN tăng đạt 946,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32% và tăng 20% so với năm 2018.
Nhìn chung, mặc dù số lượng khách hàng DN và CN vay vốn tại LPB
Quảng Ninh luôn tăng qua các năm, tình hình dư nợ tín dụng đối với các DN và CN tại LPB Quảng Ninh cũng có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2017 dư nợ DN tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng thấp đạt: 1% tuy nhiên dư nợ cá nhân có sự tăng trưởng khá cao so với năm trước tỷ lệ tăng đạt 28%, năm 2018: dư nợ DN có sự tăng trưởng cao đạt 21%, dư nợ cá nhân đạt tỷ lệ tăng trưởng 6%; năm 2019: dư nợ DN tăng trưởng đạt 9%, dư nợ cá nhân tăng đạt 20%. Tỷ trọng dư nợ của DN và CN trong tổng dư nợ của LPB Quảng Ninh có sự tăng trưởng qua các năm nhưng mức tăng trưởng chưa đồng đều, năm 2017 DN là: 1%, CN là 28%; năm 2018: DN là 21% CN là 6%; năm 2019: DN là 9%, CN là 20%. Cũng do tình hình kinh tế khó khăn trong những năm qua, đặc biệt là sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, dịch bệnh cùng với tình trạng lạm phát cao đã tác động đến chính sách tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp và cá nhân, làm tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DN và CN có xu hướng chậm lại,
các Ngân hàng nói chung, LPB Quảng Ninh nói riêng cũng rất thận trọng trong việc phê duyệt cho vay đối với DN và CN.
Bảng 2.10 Tình hình dư nợ và tỷ trọng cho vay DN phân theo loại hình doanh nghiệp của LPB Quảng Ninh giai đoạn 2016 đến 2019
Đơn vị: tỷ đồng
Năm | 2016 | Năm | 2017 | Năm | 2018 | Năm | 2019 | ||
Dư nợ | Tỷ trọng | Dư nợ | Tỷ trọng | Dư nợ | Tỷ trọng | Dư nợ | Tỷ trọng | ||
Dư nợ cho vay đối với DN | 1.499 | 100 % | 1.516 | 100 % | 1.842 | 100 % | 2.011 | 100% | |
Công ty TNHH | 524,7 | 35% | 42 4,6 | 28% | 4 60,6 | 25% | 4 32,3 | 21,5% | |
Công ty cổ phần | 974,5 | 65% | 1.09 1,8 | 72% | 1.3 81,7 | 75% | 1.5 78,4 | 78,5% | |
Doanh nghiệp tư nhân | |||||||||
Hợp tác xã | |||||||||
Doanh nghiệp nhà nước | |
(Nguồn: Báo cáo của LPB Quảng Ninh)
Theo Bảng 2.10 và tỷ trọng dư nợ cho vay của LPB Quảng Ninh đối với loại hình Công ty cổ phần chiếm tỷ trọng cao nhất là ~78,5%, tiếp theo là Công ty TNHH chiếm tỷ trọng ~21,5%, các loại hình doanh nghiệp khác không phát sinh.
Bảng 2.11 Dư nợ cho vay phân theo thời hạn cho vay của LPB Quảng Ninh đối với DN và CN
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | |||||
Dư nợ | Tỷ lệ (%) | Dư nợ | Tỷ lệ (%) | Dư nợ | Tỷ lệ (%) | Dư nợ | Tỷ lệ (%) | |
I. Doanh nghiệp | 1.499 | 1.516 | 1.842 | 2.011 | ||||
Dư nợ ngắn hạn | 15% | 2 | 18% | 12% | 13% |
224,9 | 73,0 | 221,1 | 261,4 | |||||
Dư nợ trung, dài hạn | 1.274, 3 | 85% | 1.2 43,5 | 82% | 1.621, 1 | 88% | 1.749, 4 | 87% |
I. Cá nhân | 583 | 746, 9 | 789, 5 | 946, 2 | ||||
Dư nợ ngắn hạn | 58,3 | 10% | 67,2 | 9% | 110,5 | 14% | 75,7 | 8% |
Dư nợ trung, dài hạn | 524,7 | 90% | 6 79,7 | 91% | 679,0 | 86% | 870,5 | 92% |
Tổng cộng: | 2.082 | 2.263 | 2.632 | 2.957 |
(Nguồn: Báo cáo của LPB Quảng Ninh)
Theo bảng số liệu cho thấy:
− Dư nợ tín dụng đối với cho vay ngắn hạn của DN và CN chiếm tỷ trọng ngày ổn định hàng năm, năm 2016 dư nợ ngắn hạn DN là 22,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15% tổng dư nợ cho vay DN, dư nợ ngắn hạn CN là 58,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10% trong tổng dư nợ cho vay CN, đến năm 2017 tỷ trọng DN là 18%, CN là 9%; năm 2018 tỷ trọng DN là 12%, CN là 14%, và đến năm 2019 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn DN là 13%, CN là 8%. Nhìn chung tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tại LPB Quảng Ninh đối với DN và CN luôn dao động ở mức trên dưới 10%.
− Dư nợ cho vay trung dài hạn có số dư tăng dần và tỷ lệ tăng giảm ổn định qua các năm. Năm 2016 dư nợ trung hạn DN là 1.274,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 85% tổng dư nợ cho vay DN, dư nợ trung hạn CN là 524,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90% trong tổng dư nợ cho vay CN, đến năm 2017 tỷ trọng DN là 82%, CN là 91%; năm 2018 tỷ trọng DN là 88%, CN là 86%, và đến năm 2019 tỷ trọng DN là 87%, CN là 92%. Điều này cho thấy, nhu cầu vay vốn của DN và CN để bổ sung vốn lưu động thiếu hụt, điều này phù hợp với thực tế hoạt động của DN và CN vì hầu hết các doanh nghiệp này đều có xu hướng vay đầu tư tài sản cố định còn Cá nhân đại đa số vay đầu tư tài sản và tiêu dùng.
Bảng 2.12 Dư nợ tín dụng và tỷ trọng dư nợ tín dụng của LPB Quảng Ninh phân theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2016 đến năm 2019