Mở Rộng Cho Vay Đối Với Dn Và Cn Của Ngân Hàng Thương Mại‌


­ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng. mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

­ Chiết khấu chứng từ có giá: Ngân hàng thương mại đứng ra trả trước các hối phiếu hoặc các chứng từ có giá khác chưa đến hạn thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng bằng cách khấu trừ ngay một số tiền nhất định được gọi là chiết khấu, số tiền khấu trừ được tính theo trị giá chứng từ, thời hạn chiết khấu, lãi suất và các tỷ lệ chiết khấu khác, số tiền còn lại thanh toán cho người thụ hưởng.

1.5.2 Các loại hình cho vay cá nhân


1.5.2.1 Căn cứ theo phương thức cho vay


­ Cho vay thấu chi: thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi vượt trên trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.

­ Cho vay từng lần: Là hình thức cho vay mà mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Đây là hình thức tương đối phố biến của Ngân hàng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi.

­ Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ, đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay thường xuyên tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

­ Cho vay trả góp: Khi vay vốn Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận xác

định số

Mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp và Cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Chi nhánh Quảng Ninh - 5

lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để

trả

nợ theo

nhiều kỳ hạn trong thời gian cho vay.


1.5.2.2 Căn cứ theo mục đích đi vay


­ Vay tiêu dùng: Là các khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình như: Xây dựng sửa chữa nhà, mua sắm vật dụng gia đình, mua xe, du học, chữa bệnh …

­ Vay sản xuất kinh doanh: Là các khoản vay phục vụ mục đích bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình gồm: Bổ sung vốn lưu động (BSVLĐ), mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư có sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh …

1.5.2.3 Căn cứ theo hình thức bảo đảm


­ Cho vay tín chấp: Là loại hình cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân

­ Cho vay có tài sản đảm bảo: Là loại cho vay có tài sản thế chấp, là tài sản của khách hàng hoặc của bên thứ 3 đảm bảo cho khoản vay của khách hàng như: Bất động sản, động sản, giấy tờ có giá …

1.5.2.4 Căn cứ theo thời hạn vay


­ Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.

­ Cho vay trung hạn: Khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 5 năm

­ Cho vay dài hạn: Các khoản vay dài hạn có thời hạn từ trên 5 năm và tối đa có thể lên tới 20­30 năm.


1.6. Mở rộng cho vay đối với DN và CN của Ngân hàng thương mại‌

1.6.1. Khái niệm về mở rộng cho vay đối với DN và CN‌

Mở rộng được hiểu một cách khái quát là làm cho quy mô và phạm vi của một lĩnh vực hoạt động nào đó rộng hơn trước. Tuy nhiên, tùy theo đối tượng, lĩnh vực khác nhau, khái niệm mở rộng sẽ khác nhau. Xét trong lĩnh vực cho vay


của Ngân hàng, khái niệm mở rộng cho vay đối với DN và CN có thể hiểu một cách đơn giản nhất là việc tăng khách hàng, dư nợ, tỷ trọng dư nợ của DN và CN trong tổng dư nợ của Ngân hàng Thương mại.

Như vậy, mở rộng cho vay của các Ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp và cá nhân là việc các ngân hàng thương mại cải thiện, đổi mới cách thức và tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn cho vay của ngân hàng thương mại, đi đôi với nó là đảm bảo chất lượng và hiệu quả tín dụng từ đó Ngân hàng thương mại tăng được doanh số cho vay, tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Theo cách hiểu trên, mở rộng tín dụng đối với DN và CN được biểu hiện ở

mặt định tính và mặt định lượng.


­ Định lượng:

Sự gia tăng số lượng các DN

và CN có quan hệ tín dụng

cùng với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay.


­ Định tính: Chất lượng và hiệu quả của các khoản cho vay như: Giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, tăng thu nhập từ việc mở rộng cho vay đối với DN và CN, nâng cao công tác thẩm định dự án và quản trị rủi ro tín dụng ...



CN.


là:

1.6.2. Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá mở rộng cho vay đối với các DN và‌


Các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá việc mở rộng cho vay đối với DN và CN


1.6.2.1. Số DN và CN mới có quan hệ vay vốn tại NH:‌


*/ Tăng trưởng tuyệt đối:


Số DN mới có quan hệ vay

vốn tại Ngân hàng

= Số DN năm (t)

­ Số DN năm (t­1)


Số CN mới có quan hệ vay

= Số CN năm (t)

­ Số CN năm (t­1)


vốn tại Ngân hàng

Chỉ tiêu này cho biết sự gia tăng (nếu > 0) và sự giảm sút (nếu < 0) các DN và CN có quan hệ vay vốn với ngân hàng. Đây cũng là một chỉ tiêu phản ánh khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng đối với các DN và CN.

*/ Tăng trưởng tương đối:


Số DN mới có quan hệ vay vốn tại Ngân hàng (%)

Số DN năm t ­ Số DN năm (t­1)

=

Số DN năm (t­1)


Số CN mới có quan hệ vay vốn tại Ngân hàng (%)

1.6.2.2. Dư nợ cho vay‌

Số CN năm t ­ Số CN năm (t­1)

=

Số CN năm (t­1)


Đây là chỉ tiêu mang tính thời điểm, phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay đối với khách hàng tính đến một thời điểm cụ thể và cũng là chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là khả năng sử dụng vốn.

­ Chỉ tiêu tăng trưởng cho vay đối với DN và CN:

Tăng trưởng tuyệt đối:

Sự gia tăng dư nợ DN


Sự gia tăng dư nợ CN


= (Dư nợ DN kỳ này

= (Dư nợ CN kỳ này

­ Dư nợ DN kỳ trước)

­ Dư nợ CN kỳ trước)

Tăng trưởng tương đối:

Tốc độ tăng trưởng dư


(Dư nợ DN kỳ này


­ Dư nợ DN kỳ trước) x

nợ

đối với DN

100%

= Dư nợ DN kỳ trước

Tốc độ tăng trưởng dư

(Dư nợ CN kỳ này ­ Dư nợ CN kỳ trước) x 100%

nợ =

đối với CN

Dư nợ CN kỳ trước

Chỉ tiêu này cho biết gia tăng quy mô dư nợ DN và CN năm nay so với năm

trước


­ Tỷ trọng dư nợ cho vay DN và CN trên tổng dư nợ:


Tỷ trọng dư nợ tín dụng DN trên

=

tổng dư nợ

Tng dư nDN x 100% Tổng dư nợ tín dụng


Tỷ trọng dư nợ tín dụng CN trên

=

tổng dư nợ

Tng dư nCN x 100% Tổng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này cho biết của dư nợ cho vay DN và CN trong tổng dư nợ của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ.

1.6.2.3. Chất lượng cho vay đối với DN và CN‌

Để phản ánh về chất lượng dư nợ, có rất nhiều chỉ tiêu, nhưng nói chung Ngân hàng thương mại thường quan tâm: tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư

nợ, tỷ lệ và cơ cấu tài sản đảm bảo. Ngoài ra, để đánh giá định tính về chất

lượng dư nợ, người ta còn quan tâm đến: Cơ cấu dư nợ các khoản vay ngắn hạn, dài hạn trong tương quan cơ cấu nguồn vốn của tổ chức tín dụng, dư nợ cho vay các lĩnh vực rủi ro cao tại thời điểm đó: bất động sản, cổ phiếu ....

Để đánh giá chất lượng dư nợ cho vay DN và CN được căn cứ vào:


­ Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn:


=

Tỷ lệ nợ quá hạn DN trên tổng dư nợ

Dư nợ quá hạn DN x

100%

Tổng dư nợ DN


Tỷ trọng quá hạn DN trên tổng dư nợ quá hạn


Tỷ lệ nợ quá hạn CN trên tổng

Dư nợ quá hạn DN x

= 100%

Tổng dư nợ quá hạn


Dư nợ quá hạn CN x

dư nợ =

100%

Tổng dư nợ CN


Tỷ trọng quá hạn CN trên tổng dư nợ quá hạn


­ Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu:

Dư nợ quá hạn CN x

= 100%

Tổng dư nợ quá hạn


Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng được Quy định tại Quyết định số


493/2005/QĐ­NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín

dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng và Quyết định số

18/2007/QĐ­NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng.

Theo các Quyết định này, việc phân loại nợ được các Ngân hàng thực hiện theo Điều 06 (định lượng) và 07 (định tính) tùy theo khả năng và điều kiện của Tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, Quyết định 493 cũng yêu cầu: Trong thời gian tối đa 03 năm kể từ ngày Quyết định có hiệu lực, tất cả các TCTD phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của TCTD.

Theo điều 07 Quyết định 493/2005/QĐ­NHNN thì Tổ chức tín dụng xây

dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể như sau:

Phân loại nợ:


+ Nhóm 1 (Nợ đủ

tiêu chuẩn) bao gồm:

Các khoản nợ

được tổ

chức tín

dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức


tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.


Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định như sau:


Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Với cách phân loại nợ như trên thì nợ xấu sẽ thuộc nhóm 3, 4 và 5; Như vậy, chất lượng tín dụng phụ thuộc vào tỷ trọng của các nhóm nợ, ngân hàng nào có tỷ trọng nhóm nợ 2, 3, 4, 5 đặc biệt là nhóm 3, 4, 5 càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại.


Tỷ lệ nợ xấu nhóm DN =

Nnhóm 3, 4, 5 DN Tổng dư nợ cho vay DN



Tỷ lệ nợ xấu nhóm CN =

Nnhóm 3, 4, 5 CN Tổng dư nợ cho vay CN


Trên đây là một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá việc mở rộng cho vay của Ngân hàng đối với các DN và CN mà các Ngân hàng khi thực hiện mở rộng cho vay cần phải quan tâm để công tác mở rộng cho vay thực sự hiệu quả mang lại lợi ích không chỉ cho các Ngân hàng, các DN và CN mà còn cho sự phát triển chung của nền kinh tế.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DN VÀ CN TẠI NGÂN HÀNG LPB QUẢNG NINH‌


2.1. Tổng quan về Ngân hàng LPB Chi nhánh Quảng Ninh‌

2.1.2. Lịch sử Quảng Ninh‌

hình thành và phát triển của LPB và Chi nhánh LPB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)

tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được

thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

91/GP­NHNN ngày

Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng

Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty

Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.

Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam,

Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân

bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số

vốn điều lệ

9.769 tỷ

đồng,

LienVietPostBank hiện là một trong các Ngân hàng Thương mại Cổ nhất tại Việt Nam.

phần lớn

Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited…

LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/01/2023