Tốc Độ Tăng Doanh Số Trong Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân


Dư nợ cho vay KHCN kỳ này

Tốc độ tăng dư nợ cho vay KHCN = ------------------------------------- x 100%

Tổng dư nợ cho vay kỳ trước

Chỉ tiêu này tăng cho thấy mức độ mở rộng trong cho vay khách hàng cá nhân tăng. Ngoài ra để đánh giá được tốc độ tăng dư nợ trong cho vay khách hàng cá nhân cũng cần xem xét nó trong mối tương quan với tổng dư nợ cho vay của cả ngân hàng tại một thời điểm nhất định.

1.1.6.4 Tốc độ tăng doanh số trong cho vay khách hàng cá nhân

Doanh số là chỉ tiêu hết sức quan trọng để đánh giá sự phát triển trong cho vay khách hàng cá nhân. Doanh số trong cho vay khách hàng cá nhân là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng cá nhân vay trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm. Doanh số cho vay khách hàng cá nhân càng lớn, tốc độ tăng ngày càng cao cho thấy khả năng mở rộng thị phần cho vay khách hàng cá nhân càng nhiều của ngân hàng. Đây chính là kết quả tổng hợp của việc đa dạng hóa (phát triển theo chiều rộng), nâng cao chất lượng sản phẩm (phát triển theo chiều sâu).

Doanh số cho vay KHCN kỳ này

Tốc độ tăng doanh số CV KHCN = ------------------------------------------ x 100%

Tổng doanh số cho vay KHCN kỳ trước

Ngoài ra cần phải xem xét tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng cá nhân trên tổng doanh số cho vay của cả ngân hàng mới thấy được sự gia tăng tương đối của cho vay khách hàng cá nhân so với các loại cho vay khác. Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân chứng tỏ quy mô cho vay khách hàng cá nhân ngày được mở rộng, phản ánh sự phát triển về mặt lượng.

1.1.6.5 Thị phần cho vay khách hàng cá nhân

Mức độ tăng trưởng thị phần là mức tăng thị phần của ngân hàng qua thời gian. Chỉ tiêu này đánh giá năng lực chiếm lĩnh thị phần về cho vay


khách hàng cá nhân trên thị trường. Đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, thị phần của một ngân hàng có thể biểu hiện thông qua số lượng khách hàng mà ngân hàng đó cung cấp sản phẩm cho vay. Thị phần này một mặt thể hiện sức cạnh tranh của ngân hàng vì thị phần lớn chứng tỏ năng lực cho vay khách hàng cá nhân và vị trí thống lĩnh của ngân hàng trên thị trường cao. Mặt khác nó đánh giá chất lượng cho vay khách hàng cá nhân vì chất lượng cao thu hút nhiều khách hàng, tạo doanh thu cap hơn so với ngân hàng khác.

1.2 Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương

mại


1.2.1 Quan niệm chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của NHTM

Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân có thể hiểu ngắn gọn là

những đặc tính của một quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn có thời hạn và chi phí nhất định, trong đó phải thỏa mãn những đòi hỏi của cả bên chuyển nhượng quyền sử dụng vốn (ngân hàng) và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng vốn (khách hàng cá nhân) từ đó thể hiện được hiệu quả của quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn. Như vậy, chất lượng cho vay khách hàng cá nhân sẽ được xem xét từ hai khía cạnh theo các tiêu chí của mỗi bên:

Xét từ giác độ khách hàng: Chất lượng gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng, vì vậy nếu một sản phẩm cho vay cá nhân không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì sẽ bị coi là kém chất lượng. Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân chính là chất lượng của khoản cho vay khách hàng cá nhân của NHTM. Các khoản cho vay có chất lượng khi vốn vay được khách hàng sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, đồng thời thể hiện sự thỏa mãn của khách hàng vay vốn với lãi suất hợp lý, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn kịp thời, thủ tục đơn giản nhưng vẫn tuân thủ đúng những quy định của


hoạt động cho vay. Ngoài ra khách hàng phải có năng lực tài chính lành mạnh, có nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng.

Xét từ giác độ ngân hàng: Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân thể hiện ở giới hạn cho vay phải phù hợp với khả năng của bản thân ngân hàng và phải đảm bảo được sự cạnh tranh trên thị trường, tuân thủ nguyên tắc hoàn trả nợ gốc và lãi vay đầy đủ, đúng hạn. Bên cạnh đó, chất lượng cho vay khách hàng cá nhân còn phải thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận cao, mức dư nợ gia tăng, tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý, đồng vốn bỏ ra được sử dụng hiệu quả và khả năng thu hồi nợ cao.

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của NHTM

1.2.2.1 Nhóm các chỉ tiêu định tính

a, Cho vay khi khách hàng đảm bảo đủ điều kiện:

Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng đủ điều kiện sau:

- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của Pháp luật. Khách hàng là cá nhân đủ từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp

- Có phương án sử dụng vốn và phương án SXKD khả thi

- Có khả năng tài chính để trả nợ

Bất cứ một khoản vay khách hàng nào cũng phải xem xét đến 4 điều kiện cho vay ở trên để đánh giá chất lượng khoản vay.


b, Đảm bảo nguyên tắc cho vay:

Nguyên tắc cho vay là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với mỗi Ngân hàng. Để đánh giá chất lượng một khoản vay, điều đầu tiên phải xem xét là khoản vay đó phải đảm bảo nguyên tắc cho vay hay không. Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo hai nguyên tắc cơ bản sau:

- Hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng, phù hợp theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Khách hàng vay vốn tại TCTD phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với TCTD.

Ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của nó có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Hai nguyên tắc cho vay trên là nguyên tắc tối thiểu mà bất cứ một khoản cho vay có chất lượng nào cũng phải đảm bảo có được.

c, Quy trình thẩm định

Quy trình thẩm định là chỉ tiêu định tính quan trọng nhất quyết định tới chất lượng khoản cho vay. Quy trình thẩm định là cách tối ưu để Ngân hàng nắm được thông tin về khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng…

Đây là khâu không thể thiếu trong quá trình quyết định cho vay và theo dõi khoản vay. Quy trình thẩm định phải tuân thủ theo các quy định và nội dung thẩm định của từng Ngân hàng… Một khoản vay có chất lượng là khoản vay đã được thẩm định và phải đảm bảo các bước của quy trình thẩm định. Vì vậy, việc tuân thủ quy trình thẩm định và nội dung thẩm định cho vay là bắt buộc để một khoản vay trở thành khoản vay đạt chất lượng.

1.2.2.2 Nhóm các chỉ tiêu định lượng


a, Doanh số cho vay khách hàng cá nhân

Doanh số cho vay KHCN là tiêu chí tuyệt đối phản ánh tổng số tiền Ngân hàng cho khách hàng vay trong thời kỳ nhất định (thường là một năm)

Ngoài ra, Ngân hàng còn dùng tiêu chí số tương đối phản ánh tỷ trọng cho vay KHCN trong tổng số cho vay của Ngân hàng trong một năm.


Tỷ trọng cho vay KHCN

=

Doanh số cho vay KHCN

x 100%



Tổng doanh số cho vay


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của VCB – chi nhánh Thanh Xuân - 4

b, Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân

Doanh số thu nợ KHCN chỉ là tiêu chí tuyệt đối phản ánh tổng số tiền Ngân hàng thu hồi được sau khi giải ngân cho khách hàng trong một thời kỳ.



Doanh số thu nợ KHCN


Tỷ lệ thu nợ KHCN

=

Tổng dư nợ của KHCN

x 100%


Để phản ánh tình hình thu nợ KHCN, Ngân hàng còn sử dụng tiêu chí số tương đối phản ánh tỷ trọng thu hồi được trong tổng số cho vay KHCN của Ngân hàng trong thời kỳ. Tiêu chí này được tính bằng công thức:

Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân

x 100%

Doanh số cho vay khách hàng cá nhân


c, Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Dư nợ cho vay KHCN là tiêu chí tuyệt đối phản ánh tổng thể số tiền Ngân hàng cho KHCN vay tại một thời điểm (thường là cuối năm)

Tỷ trọng dư nợ cho vay

KHCN

=

Dư nợ cho vay KHCN

x 100%

Tổng dư nợ cho vay


d, Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo các tiêu thức


Tiêu chí này cho biết tỷ lệ cho vay KHCN theo các tiêu thức khác nhau, từ đó có định hướng điều chỉnh các hoạt động cho vay khách hàng hợp lý, mang lại hiệu quả cao nhất.

Tỷ lệ CV KHCN

=

Dư nợ cho vay KHCN i

x 100%

Tổng dư nợ cho vay KHCN

e, Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn khách hàng cá nhân

- Nợ quá hạn KHCN là tiêu chí tuyệt đối phản ánh tổng số tiền Ngân hàng chưa thu hồi được từ KHCN sau một thời gian nhất định kể từ ngày khoản cho vay đến hạn thanh toán tại thời điểm đang xem xét.

- Theo TT02/2013/NHNN: Nợ quá hạn KHCN là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

Bên cạnh tiêu chí tuyệt đối, Ngân hàng thường xuyên sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn KHCN:

Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN

=

Dư nợ quá hạn KHCN

x 100%

Tổng dư nợ của KHCN

Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng cho vay KHCN và chất lượng đầu tư cho vay với khách hàng. Dư nợ quá hạn càng nhỏ, tổng dư nợ quá hạn thấp, chất lượng tín dụng càng cao. Hoạt động Ngân hàng nói chung là hoạt động cho vay Ngân hàng nói riêng đều chứa đựng nhiều rủi ro tác động đến lợi nhuận và sự an toàn kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy, việc đảm bảo thu hồi vốn vay đúng hạn, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý Ngân hàng liên quan đến sự sống còn của Ngân hàng.

f, Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân

- Nợ xấu KHCN là tiêu chí tuyệt đối phản ánh tổng thể số tiền Ngân hàng không thu hồi được sau một thời gian nhất định kể từ ngày khoản cho vay đến hạn thanh toán tại thời điểm đang xem xét.


- Theo TT 02/2013/TT-NHNN: Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5.


Tỷ lệ cho vay nợ xấu KHCN

=

Tổng nợ xấu cho vay KHCN

x 100%

Tổng dư nợ cho vay KHCN

Đây cũng là một tiêu chí tương đối. Tỷ lệ này ở mức độ cao cho thấy nguy cơ mất vốn cao do các khoản vay có vấn đề.

g, Vòng quay tín dụng khách hàng cá nhân


Vòng quay tín dụng

KHCN

=

Doanh số thu nợ KHCN

x 100%


Dư nợ bình quân KHCN


Trong đó:

Dư nợ BQ KHCN = (Dư nợ KHCN đầu năm + Dư nợ KHCN cuối năm) / 2 Đây là tiêu chí quan trọng xem xét chất lượng tín dụng khách hàng, phản

ánh tần suất sử dụng vốn. Vòng quay càng lớn với số dư nợ luôn tăng, chứng tỏ đồng vốn Ngân hàng bỏ ra đã được sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tạo ra lợi nhuận lớn cho Ngân hàng.

h, Trích lập dự phòng rủi ro

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro nhằm phản ánh khả năng bù đắp rủi ro từ hoạt động tín dụng.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi

ro

=

Dự phòng rủi ro tín dụng

x 100%

Tổng dư nợ

Dự phòng trích lập 2 loại theo từng nhóm nợ như sau:

+ Dự phòng cụ thể: N1 – 0% ; N2 – 5%; N3 – 20%; N4 – 50% ; N5 – 100%

+ Dự phòng chung: N1 – N4: 0,75% tổng số dư các khoản nợ.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại

1.2.3.1 Nhân tố chủ quan

Chính sách khách hàng và chính sách Marketing của ngân hàng


Chính sách khách hàng của ngân hàng trong từng thời kỳ luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngân hàng. Nội dung cơ bản là những vấn đề liên quan đến phục vụ, chăm sóc khách hàng, khách hàng mục tiêu, quy định về khách hàng… có mục tiêu phát triển rõ ràng được thể hiện như một cương lĩnh trong chính sách. Và chỉ khi ngân hàng đó xác định phát triển khách hàng cá nhân thì ngân hàng mới dồn nỗ lực và khả năng để tập trung phát triển lĩnh vực này. Mặt khác khi ngân hàng đã có sẵn các dịch vụ đa dạng thì việc phát triển khách hàng cũng dễ dàng và thuận lợi hơn các ngân hàng mới chỉ có sản phẩm đơn giản

Ngoài ra, chính sách marketing cũng là một công cụ cạnh tranh hiệu quả, nhất là trong thời điểm các tổ chức tài chính đang bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. Marketing tốt sẽ làm tăng quy mô hoạt động của ngân hàng. Ở mỗi ngân hàng khác nhau và trong từng giai đoạn khác nhau thì sẽ có các chính sách khác nhau, tùy thuộc vào cơ cấu, mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ. Đây là nhân tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển khách hàng cá nhân. Một hệ thống chính sách, quy định hợp lý sẽ giúp mở rộng số lượng cũng như đảm chất lượng của việc phát triển khách hàng cá nhân, đồng thời hạn chế được nhiều rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng.

Các quy trình thủ tục của ngân hàng

Việc thiết lập các quy trình, thủ tục trong hoạt động ngân hàng là một điều tối cần thiết, nhằm hướng dẫn chi tiết các bước cần thực hiện khi ngân hàng tiến hành cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, ví dụ như quy trình tín dụng, quy trình nhận tiền gửi, hồ sơ vay vốn... Thông qua đó ngân hàng có thể xác định được uy tín, tư cách pháp lý, khả năng tài chính của khách hàng, đánh giá được mức độ rủi ro khi tạo dựng quan hệ với khách

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí