Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 2

TTCK


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động SX, KD tại Petrolimex 3 năm trước khi cổ phần hóa 91

Bảng 2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Petrolimex 2012 - 2019 93

Bảng 3. Số lượng và chất lượng lao động của Petrolimex 104

Bảng 4. Kết quả thực hiện công tác an sinh - xã hội của Petrolimex từ 2012 - 2018 ...108 Bảng 5. Khảo sát kiến thức về quản lý doanh nghiệp 109

Bảng 6. Giá trị trung bình về tầm quan trọng của các nội dung trong hoạt động quản lý doanh nghiệp 109

Bảng 7. Khảo sát về đổi mới cấu trúc tổ chức 110

Bảng 8. Khảo sát về mục đích của cổ đông nhà nước sau cổ phần hóa 110

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Bảng 9. Thống kê mô tả (trung bình và độ lệch chuẩn) về mức độ quan trọng của các quyền lợi của cổ đông 111

Bảng 10. Thống kê mô tả về tầm quan trọng của hình thức giám sát 112

Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 2

Bảng 11. Khảo sát đối với việc đổi mới liên kết nội bộ 113

Bảng 12. Khảo sát việc đổi mới nguồn nhân lực chất lượng cao 113

Bảng 13. Kết quả thống kê độ tin cậy của nhóm yếu tố bên ngoài 114

Bảng 14. Kết quả thống kê độ tin cậy của nhóm yếu tố bên trong 114

Bảng 15. Kết quả hồi quy đối với các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả

đổi mới quản lý DNNN sau cổ phần hóa (Mô hình 1) 115

Bảng 16. Kết quả hồi quy đối với các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả

đổi mới quản lý DNNN sau cổ phần hóa (Mô hình 2) 116

Bảng 17. Bảng tổng hợp kết quả về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý

tại các DNNN sau cổ phần hóa 117

Bảng 18. Kết quả sản xuất kinh doanh hợp nhất toàn Tập đoàn 121

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1. Khung phân tích mô hình doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 15

Hình 2: Mô hình tổ chức bộ máy của Petrolimex 95

Hình 3. Kết quả công tác đào tạo 2012 - 2019 106

Hình 4. Thu nhập bình quân của người lao động Petrolimex 2012 – 2019 107

Hình 5. Tỉ lệ ROE tại Petrolimex giai đoạn 2012 - 2018 119

Hình 6. Đóng góp vào ngân sách nhà nước giai đoạn 2012 - 2018 120

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình toàn cầu hóa và Hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), các Tập đoàn kinh tế (TĐKT) nhà nước ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Các quốc gia đều định hướng xây dựng một số doanh nghiệp nhà nước, Tập đoàn kinh tế nhà nước dựa vào lợi thế, tiềm năng, sự hợp tác, liên minh giữa các doanh nghiệp để tạo thành sức mạnh tổng hợp, qua đó nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của nền kinh tế. Trong xu thế đó, các doanh nghiệp nhà nước được xem là công cụ vật chất chủ yếu để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô; là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội; là đầu tàu dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển và hội nhập.

Ở Việt Nam, đổi mới, phát triển các doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và biện pháp để đổi mới mô hình quản lý, phát triển các doanh nghiệp nhà nước, luôn coi việc đổi mới quản lý kinh tế, mà trọng tâm là mô hình quản lý các doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu, qua đó hình thành các doanh nghiệp nhà nước, các Tập đoàn kinh tế nhà nước có tầm vóc quốc tế, có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới, tạo ra thế và lực của nền kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được hình thành từ việc cổ phần hóa và cấu trúc lại Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định số 828/QĐ-TTg ngày 31/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần, trong đó nhà nước nắm cổ phần chi phối, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005. Tập đoàn là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, có nhiệm vụ kinh tế - chính trị được giao là bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao, đồng thời giữa vai trò chủ lực, chủ đạo điều tiết, ổn định và phát triển thị trường xăng dầu, sản phẩm hóa dầu phục vụ đắc lực cho công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước.

Từ khi được cổ phần hóa và thực hiện tái cấu trúc, Petrolimex đã đạt được những thành công bước đầu, đó là: thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung nguồn lực, năng cao khả năng cạnh tranh, từng bước xóa bỏ cấp hành chính chủ quan, từng bước đổi mới cấu trúc quản trị, nâng cao hiệu quả kinh tế…; Tuy nhiên, từ sau cổ phần hóa, mô hình quản lý của Petrolimex cũng có nhiều vấn đề đặt ra như: vai trò của quản lý nhà nước ở Tập đoàn còn nhiều bất cập, chính sách pháp luật về Tập đoàn chưa hoàn thiện, chưa phân định rõ giữa chủ sở hữu với người được ủy quyền thực hiện quyền chủ sở hữu tại Tập đoàn; mô hình tổ chức quản lý ở Tập đoàn chưa được định hình rõ; mục tiêu phát triển đa ngành, đa lĩnh còn chưa phù hợp; chưa có hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động (cả về nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội) đối với Petrolimex; vẫn còn lãng phí trong đầu tư; hiệu quả kinh tế của Tập đoàn chưa tương xứng với nguồn lực, lợi thế của Petrolimex.

Trước những bất cập, hạn chế đó, việc đi tìm các biện pháp để đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam được xem là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu "Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam" làm đề tài luận án tiến sĩ.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Tiếp cận dưới góc độ quản lý kinh tế, trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa và đánh giá thực trạng mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, từ trường hợp cụ thể của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Luận án đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hiện nay.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Tổng hợp, chắt lọc cơ sở lý luận về mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa, quản lý nhà nước đối với DNNN sau CPH.

+ Đánh giá thực trạng mô hình quản lý DNNN sau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

+ Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong những năm tiếp theo.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu.

- Làm rõ cơ sở lý luận về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, và quản lý nhà nước đối với DNNN sau CPH; các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý DNNN sau CPH.

- Khảo cứu mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

- Phân tích thực trạng mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; đánh giá thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý DNNN sau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

- Phân tích bối cảnh quốc tế, trong nước; cơ hội, thách thức trong việc đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, từ đó đề xuất các quan điểm định hướng, các giải pháp đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong những năm tiếp theo.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Tiếp cận dưới góc độ quản lý kinh tế, Luận án tập trung nghiên cứu mô hình quản lý DNNN sau CPH bao gồm: cấu trúc tổ chức; cơ chế quản lý giám sát; các mối liên kết nội bộ; nguồn nhân lực.

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản) và Châu Âu (Anh, Pháp, Hà Lan) và nghiên cứu thực trạng mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2012 đến 2019, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2020 - 2030 tầm nhìn đến năm 2040.

4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở nghiên cứu

4.1.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu chính của luận án là: “Làm thế nào để đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa nói chung và ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam?”

- Các câu hỏi cụ thể để đạt được các mục đích nghiên cứu:

(1) Nội dung mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa là gì?

(2) Đặc điểm của mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa là gì?

(3) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa?

(4) Thực trạng mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thời gian qua như thế nào?

(5) Giải pháp chủ yếu nào cần thực hiện để đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam?

4.1.2. Giả thuyết nghiên cứu

Mô hình quản lý các DNNN sau CPH ở Tập đoàn xăng dầu Việt Nam chưa thực sự hiệu quả và chưa phát huy tốt vai trò để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp luận

Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời tiếp thu, kế thừa các phương pháp luận nghiên cứu kinh tế hiện đại.

4.2.2. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu

(1) Phương pháp thu thập tài liệu

- Thu thập thông tin thứ cấp:

+ Loại thông tin: Cơ sở lý luận, thực tiễn mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa; Đặc điểm, quá trình phát triển, tổ chức hoạt động, quá trình cổ phần hóa, kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các đơn vị thành viên của Tập đoàn.

+ Nguồn cung cấp: Các kết quả nghiên cứu gần đây có liên quan được tiến hành bởi các trung tâm, cơ quan, tổ chức nghiên cứu (các báo cáo, kỷ yếu, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, đề án, dự án). Các báo cáo, niên giám thống kê, kế hoạch, nghị quyết, các chính sách. Các tài liệu, số liệu thống kê kinh tế, một số biểu bảng phân tích có liên quan, các tài liệu sẵn có tại các cơ quan Trung ương và tại địa phương; qua internet, báo đài, tạp chí… để làm cơ sở phân tích nội dung mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thời gian qua.

+ Cách thu thập: Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, đơn vị, địa điểm cung cấp thông tin. Kiểm tra sự xác thực của thông tin bằng quan sát trực tiếp, lựa chọn, sắp xếp sao chụp và ghi chép thông tin.

- Thu thập thông tin sơ cấp:

Phương pháp tiến hành chủ yếu: Điều tra xã hội học (Khảo sát bằng bảng câu hỏi)

Mục đích: Qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi nhằm tìm hiểu về các vấn đề của mô hình quản lý DNNN sau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

Đối tượng điều tra, khảo sát:

Lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo các Ban của Công ty mẹ của Petrolimex Tổng Giám đốc/Giám đốc; Phó Tổng Giám đốc/Phó Giám đốc; Trưởng

Ban/Phòng phụ trách về Kinh doanh, Tổ chức quản lý trong số các đơn vị thành viên (công ty con) của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023