Thuận Lợi, Khó Khăn, Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Đổi Mới Mô Hình Quản Lý Dnnn Sau Cph Ở Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam

thác dầu của Mỹ đến từ trữ lượng dầu cao và khoa học kỹ thuật tiên tiến giúp giảm giá thành khai thác trong những năm tới sản lượng khai thác dầu của Châu Mỹ sẽ vượt qua Trung Đông để trở thành khu vực có sản lượng cao nhất. Do đó, ba khu vực sẽ quyết định giá thị trường dầu trong thời gian sắp tới vẫn là Châu Mỹ, Trung Đông và Đông Âu với đại diện Nam Mỹ và Ả Rập Saudi và Nga.

4.1.1.2. Bối cảnh trong nước

Kinh tế Việt Nam được dự báo phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do những tác động bất ổn từ địa - chính trị đến biến động của kinh tế - tài chính trên thế giới cùng rủi ro tiềm ẩn từ thiên tai, dịch bệnh trong nước. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ đón nhận nhiều tín hiệu tốt từ các cam kết hội nhập cùng sự nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ trong cải cách môi trường kinh doanh, tạo động lực mới cho doanh nghiệp, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế. Chính phủ đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 19, Nghị quyết 35/NQ-CP về các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Xem việc tăng cường hiệu quả và hiệu suất đầu tư công là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất để củng cố chi đầu tư.

Quá trình tái cấu trúc, cổ phần hóa DNNN đang tiếp tục được Chính phủ đẩy mạnh, tuy nhiên tỷ lệ vốn nhà nước bán ra thấp, nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối, do đó, những thay đổi cơ bản trong quản trị của các doanh nghiệp này sau cổ phần hóa chưa có gì đáng kể. Thành phần kinh tế tư nhân đã được khẳng định là một thành phần kinh tế quan trọng, một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước, sự thay đổi tư duy về thành phần kinh tế này đã tạo ra một sức ép cạnh tranh đối với các DNNN trong tất cả các lĩnh vực. Đối với lĩnh vực năng lượng hiện nay, theo dự báo nguồn nhiên liệu chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Việt Nam và quốc tế, chủ yếu vẫn là nhiên liệu xăng, dầu. Do đó, đảm bảo thông suốt việc cung cấp, kinh doanh, vận chuyển phục vụ cho quá trình phát triển của cả nền kinh tế đòi hỏi vừa đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo an ninh năng lượng.

Tất cả những điều đó đã và đang tác động một cách sâu sắc đến hoạt động quản lý nhà nước đến kinh tế nói chung và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước cũng như cách thức nhà nước tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh (với tư cách là một chủ thể bình đẳng) nói riêng. Chính vì vậy, mô hình quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa cần phải được xem xét một cách toàn diện nhằm có những giải pháp thích ứng với sự thay đổi đó.

4.1.2. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

4.1.2.1. Thuận lợi

- Tập đoàn xăng dầu Việt Nam sở hữu thị phần lớn và hoạt động kinh doanh đã đi vào giai đoạn tăng trưởng đều. Cho đến hiện nay Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vẫn đang là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối xăng dầu ở thị trường Việt Nam với thị phần lớn, cùng với 4 doanh nghiệp có quy mô như PVOil, Petimex, Saigon Petro và Thalimex, tất cả đã chiếm hơn 93% về độ phủ, đặc trưng qua số lượng chi nhánh xăng dầu trải dài khắp đất nước. Điều này cho thấy cấu trúc cạnh tranh của ngành là tương đối tập trung vì thế giá cả xăng dầu bán ra cũng như luật chơi chung của ngành đều được quyết định bởi những đối thủ có quy mô lớn đầu ngành như Petrolimex.

- Với quy mô lớn Tập đoàn xăng dầu Việt Nam cũng được ưu tiên đối với hạn mức nhập khẩu xăng dầu. Đây chính là nền tảng để Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có thể kiểm soát được nguồn cung và giá bán xăng dầu trong nước trong thời gian vừa qua để có thể tạo lợi thế nhiều nhất trong hoạt động kinh doanh của Tập đoàn.

- Thương hiệu mạnh là lợi thế rất lớn của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Petrolimex là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực phân phối xăng dầu thông qua các cây xăng được bố trí dọc theo chiều dài đất nước và thương hiệu cũng như uy tín của doanh nghiệp đã được khẳng định từ chính những điều này. Do đó, không chỉ phản ánh vị thế đắc địa của các cây xăng mà còn sự là sự lựa chọn của người tiêu dùng cho thương hiệu của Petrolimex trong thời gian qua. Lợi thế về mặt địa lý của doanh nghiệp cũng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

như thói quen của người tiêu dùng càng khẳng định: Petrolimex với thương hiệu lâu đời và chất lượng dịch vụ tốt vẫn sẽ là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng trong thời gian tới.

- Khả năng kiểm soát giá bán xăng với quy mô tài sản lớn, sức khỏe tài chính ổn định, tăng khả năng đối phó với những tình huống bất ngờ. Tập đoàn tiếp tục có những định hướng chiến lược lâu dài, nâng cao chất lượng quản trị đó cũng chính là những thuận lợi đối với đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 19

4.1.2.2. Khó khăn

- Cơ chế chính sách của nhà nước về đầu tư nói chung và đặc thù cho ngành xăng dầu nói riêng cần tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế.

- Thủ tục hành chính còn làm chậm các dự án trong nước và giảm khả năng cạnh tranh của các dự án quốc tế đối với tập đoàn Petrolimex.

- Quy mô tiềm lực tài chính của tập đoàn còn nhỏ so với các nước trên thế giới và khu vực.

- Khả năng tiếp cận vốn bị hạn chế lợi nhuận và tiền lãi xăng dầu để lại đầu tư ít chưa ổn định.

- Kinh nghiệm ngoài lĩnh vực xăng dầu còn hạn chế bao gồm cả kỹ năng quản lý dự án và năng lực kỹ thuật đội ngũ chuyên gia đầu ngành còn thiếu, ít kinh nghiệm tạo lập các dự án, tiềm lực khoa học kỹ thuật còn hạn chế.

4.1.2.3. Cơ hội

- Việt Nam là nước có nhu cầu về năng lượng rất lớn, có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ xăng dầu cao nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và tốc độ này được kỳ vọng sẽ duy trì tốt trong các năm sắp tới do nền kinh tế của Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển.

- Nhu cầu về năng lượng tăng cao ở Việt Nam do đó tạo cơ hội về thị trường đầu tư và phát triển của Petrolimex.

- Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia nên luôn có được sự hậu thuẫn, hỗ trợ từ nhà nước trong một số lĩnh vực.

- Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, là nước hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Quan hệ truyền thống với một số nước tạo điều kiện để đẩy mạnh hoạt động ở nước ngoài. Vị thế của đất nước và uy tín của tập đoàn xăng dầu Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế tạo điều kiện để Petrolimex mở rộng và phát triển.

4.1.2.4. Thách thức

- Tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới và khó khăn của nền kinh tế trong nước sự can thiệp của nước ngoài làm ảnh hưởng đến một số các hoạt động của việc sản xuất buôn bán sự mất ổn định về chính trị ở những khu vực có trữ lượng xăng dầu lớn áp lực chính trị sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các tập đoàn công ty xăng dầu trên thế giới dẫn tới việc tìm kiếm những dự án đầu tư gặp nhiều khó khăn đòi hỏi đầu tư vốn đầu tư ngày càng tăng.

- Khi Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế phải hoàn tất triển khai nhiều cam kết kinh tế quốc tế quan trọng trong các tổ chức trong khuôn khổ các FTA đang đàm phán với các đối tác gia tăng sự ép buộc Việt Nam phải mở cửa thị trường đối với các mặt hàng xăng dầu.

- Các dự án chế biến xăng dầu thường có công nghệ phức tạp mức đầu tư lớn trong bối cảnh tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu các đối tác tham gia thường đưa ra các điều kiện khó khăn ngặt nghèo và yêu cầu chính phủ bảo lãnh do đó quá trình thẩm tra kéo dài một số dự án đang bị chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra.

- Hành lang pháp lý đối với việc kinh doanh xăng dầu đang trong quá trình hoàn thiện và có thể cản trở đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Petrolimex ra nước ngoài.

4.1.3. Yêu cầu tiếp tục đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Từ sau cổ phần hóa và trong quá trình hoạt động từ 2012 đến nay, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam liên tục có những điều chỉnh tiến hành tái cấu trúc bộ máy tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh để phù hợp với thực tế năng lực nội tại cũng như định hướng phát triển của tập đoàn trong tương lai, tập trung vào các hoạt động cốt lõi là sản xuất buôn bán và kinh doanh các sản phẩm xăng dầu đảm bảo an ninh năng lượng cho nền kinh

tế quốc dân trong bối cảnh mới của nền kinh tế chính trị trong nước và thế giới. Để thể hiện vai trò là một trong những tập đoàn kinh tế đầu tàu của nền kinh tế quốc dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ đối với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam là phải xác định yêu cầu để tiếp tục đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa đặc biệt nghiên cứu lựa chọn áp dụng các mô hình hoạt động tiên tiến nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ nhà nước giao về đảm bảo an ninh năng lượng, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường góp phần giữ gìn bảo vệ đất nước.

Một số yêu cầu trọng tâm đặt ra đối với việc đổi mới hoạt động của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong giai đoạn tới đó là:

Thứ nhất, đổi mới mô hình quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam;

Thứ hai, đổi mới mô hình tổ chức quản lý của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam;

Thứ ba, đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

Thứ tư, đổi mới quy mô hình đánh giá kết quả việc thực hiện nhiệm vụ của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

Trên cơ sở thực trạng hoạt động của mô hình trên để chọn lựa mô hình hợp lý hiệu quả cho giai đoạn tiếp theo trong nghiên cứu đề xuất đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nhằm bám sát các mục tiêu, quan điểm phát triển của Tập đoàn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 theo đúng chủ trương của Đảng và nhà nước.

4.2. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI MÔ HÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA Ở TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM

4.2.1. Quan điểm

Đổi mới mô hình quản lý trong của Tập đoàn xăng dầu phải đảm bảo nguồn vốn nhà nước sau cổ phần hóa không bị thất thoát

Trong bối cảnh kinh tế suy thoái và mới dần chuyển sang phục hồi thì kế hoạch cổ phần hóa này là rất tham vọng cả về con số Doanh nghiệp cổ

phần hóa và tiến độ thực hiện. Đổi mới mô hình quản lý trong bối cảnh tái cơ cấu đòi hỏi tiến hành tái cơ cấu Doanh nghiệp trước. Chính vì vậy, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới mô hình quản lý và đảm bảo nguồn vốn của Nhà nước. Thực tế cho thấy, áp lực chạy theo đổi mới mô hình quản lý và tiến độ thoái vốn có thể khiến cổ phần của các Doanh nghiệp bị bán với giá rẻ, trong khi chất lượng quản trị lẫn tính minh bạch chưa đảm bảo. Cùng với quá trình khuyến khích mạnh mẽ khu vực tư nhân tham gia quá trình cổ phần hóa, cần hạn chế và ngăn ngừa nguy cơ bán tài sản của Nhà nước không minh bạch, không công bằng, dẫn đến làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Đây là vấn đề mà cơ quan quản lý đặc biệt lưu ý không chỉ trong xây dựng khung chính sách, mà cả trong quá trình kiểm tra, giám sát thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp của Nhà nước. Đồng thời, trong quá trình hoạt động, sự phân chia lợi nhuận đối với cổ đông cần phải được minh bạch, kiểm toán đầy đủ để đánh giá được thực chất tình hình hoạt động sản xuất xuất kinh doanh, tránh tình trạng cổ đông vẫn hưởng cổ tức nhưng doanh nghiệp vẫn nêu khó khăn để được hỗ trợ từ nhà nước.

Đổi mới mô hình quản lý tại Tập đoàn Xăng dầu sau cổ phần hóa phải đảm bảo giữ vai trò điều tiết mối quan hệ giữa cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước với tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Vai trò của Nhà nước được thể hiện trong quá trình xây dựng Luật về cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước vì cổ phần hóa làm thay đổi sở hữu Nhà nước tại Doanh nghiệp nhà nước, thay đổi vị trí của kinh tế Nhà nước trong phạm vi ngành và nền kinh tế. Đối với một số nước, việc tăng, giảm vốn Nhà nước vượt quá hoặc thấp dưới tỷ lệ tối thiểu do Quốc hội qui định và phê chuẩn (Thuỵ Điển, Phần Lan). Có nước ban hành đạo luật tạo khuôn khổ chung cho các hoạt động tư nhân hóa (cổ phần hóa), quy định quyền hạn của Chính phủ trong thực hiện các hoạt động tư nhân hóa Doanh nghiệp nhà nước (như Pháp).

Ở nước ta, cổ phần hóa chỉ thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định, Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Thông tư của các bộ, ngành), chưa có đạo luật qui định khung hay

qui định chi tiết về cổ phần hóa, mô hình quản trị Doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó, việc đầu tư, sử dụng vốn thành lập, tổ chức, quản lý Doanh nghiệp có vốn Nhà nước đã được qui định trong một số luật ban hành kể cả trước kia và gần đây. Thực hiện cổ phần hóa, thay đổi mô hình quản trị các doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo Nhà nước nắm giữ các doanh nghiệp then chốt, trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Xét về tổng thể, tài sản của Nhà nước không bị giảm đi mà trái lại, có khả năng tăng thêm nhờ hiệu quả SXKD (sản xuất, kinh doanh) được nâng cao và góp phần gia tăng mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Nhà nước có chính sách bán cổ phần ưu đãi cho người lao động ở giai đoạn bắt đầu cổ phần hóa (sơ cấp), nhưng Nhà nước cũng cần chấp nhận thực tế là việc giữ lại hay bán đi cổ phần là quyền của người lao động.

Ở giai đoạn sau cổ phần hóa (thứ cấp) thì việc chuyển nhượng cổ phần hay thâu tóm cổ phần là thuộc quyền của các cổ đông, miễn là họ tuân thủ pháp luật, điều lệ và không vi phạm các qui định về cạnh tranh, chống độc quyền. Nguyên tắc quan trọng cần giữ là: trong từng giai đoạn, ở từng thời kỳ, một khi đã xác định được những ngành, lĩnh vực quan trọng, DNNN quan trọng (bất kể đó là doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn hay chi phối) thì sự tăng hay giảm tỷ lệ vốn Nhà nước (vượt lên thành các mức này hay xuống dưới các mức này), cần được xem xét cẩn trọng ở cấp cao nhất, mà theo kinh nghiệm của nhiều nước là thuộc quyền quyết định của Quốc hội. Để thu hút hơn nữa sự tham gia của các nhà đầu tư vào quá trình mua cổ phần, bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ cần nâng mức tỷ lệ cổ phần hóa, nhiều giao dịch có thể được cổ phần hóa ở mức phù hợp nhằm mang lại giải pháp hai bên cùng có lợi cho cả nhà đầu tư và Chính phủ. Bên cạnh đó, cần phải khắc phục tình trạng lợi dụng đổi mới mô hình quản trị, cổ phần hóa để biến tài sản của nhà nước thành tài sản tư nhân, phải luôn đảm bảo nhà nước nắm giữ quyền khống chế, chi phối các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đây là quan điểm chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình đổi mới cổ phần hóa nói chung và đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa nói riêng.

Đổi mới mô hình quản trị ở Tập đoàn Xăng dầu phải theo hướng hiện đại và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hầu hết doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa giữ nguyên bộ máy lãnh đạo cũ, sự tham gia điều hành của các thành phần khác rất hạn chế. Nếu ban lãnh đạo này vẫn nhận thức việc điều hành giống như Doanh nghiệp nhà nước trước đây thì về bản chất, quản trị công ty không có gì khác so với Doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, nhiều trường hợp ban lãnh đạo công ty đồng thời được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.

[119] Quản trị công ty là một hệ thống các luật lệ, quy trình, thông lệ mà thông qua đó, công ty được định hướng và kiểm soát. Quản trị công ty là đảm bảo cân đối hài hòa giữa các nhóm lợi ích trong công ty, bao gồm cổ đông, ban điều hành, ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ và cộng đồng. Đối với các Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, do có sự thay đổi hình thức sở hữu và quản lý, từ một doanh nghiệp được điều hành theo sự chỉ đạo của Nhà nước chuyển sang hình thức đa sở hữu và có sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân, nước ngoài, nên hoạt động quản trị công ty phải có những thay đổi lớn để đáp ứng.

Những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiện đại đó là tạo điều kiện để cổ đông thực hiện quyền cổ đông và bảo vệ quyền của cổ đông; đối xử bình đẳng với mọi cổ đông, trong đó có cổ đông thiểu số. Các bên liên quan được tiếp cận các thông tin phù hợp, đầy đủ, tin cậy, kịp thời và thường xuyên; tăng cường minh bạch hóa và công bố thông tin quan trọng của doanh nghiệp; tăng cường trách nhiệm và tính giải trình của hội đồng quản trị, đảm bảo để hội đồng quản trị hoạt động vì lợi ích cao nhất của doanh nghiệp và của cổ đông.

Cổ phần hóa không phải chỉ để chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, kết thúc ở đăng ký là doanh nghiệp cổ phần, mà là một quá trình. Quá trình đó được tiếp diễn sau khi tiến hành cổ phần hóa, bao gồm cả thoái vốn nhà nước, cải thiện quản trị doanh nghiệp, hiện đại hóa công ty cổ phần. Dựa trên quan điểm phát triển doanh nghiệp, mục tiêu cổ phần hóa là để thực hiện chế độ công ty ở doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Tất cả sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023