Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 32

dạy VB thông tin cần thiết phải liên hệ với hoàn cảnh ra đời của VB để thấy ý nghĩa thời sự, ý nghĩa xã hội, lịch sử, văn hóa của VB với đời sống.

GV cần chủ động tạo sự tương tác giữa GV với HS, giữa cá nhân HS hoặc nhóm HS với nhau như: GV tạo tình huống cho HS thảo luận, tranh luận bằng cách yêu cầu HS tự đặt câu hỏi trong quá trình tiếp nhận VB thông tin.

– Đánh giá VB thông tin được chọn đọc hiểu (cả thành công và hạn chế) về nội dung và hình thức của VB. Liên hệ với thực tế đời sống để có hiểu biết mang tính thời sự về xã hội, về nhân sinh từ kết quả ĐHVB thông tin; bày tỏ thái độ sống, chủ kiến của bản thân HS trước vấn đề tác giả đặt ra cho người đọc trong VB thông tin.

– Hướng dẫn HS ôn tập, rút ra phương pháp đọc hiểu VB thông tin.

3. HĐ hướng dẫn HS thực hành, vận dụng

– Để rèn luyện kĩ năng trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân HS, GV yêu cầu HS viết bài phát biểu cảm tưởng của mình liên quan đến chủ đề của VB thông tin vừa học. Hoặc GV giao đề tài về một vấn đề liên quan đến kiến thức văn học, một vấn đề về xã hội, nhân sinh mà cộng đồng đang quan tâm, phù hợp với trình độ, tâm lý HS THPT để HS viết thành bài.

– Hướng dẫn đọc VB có liên quan, GV lưu ý HS ở mấy điểm sau:

+ Chú ý nhan đề, chủ đề của bài ĐH để giúp HS trong khi phân tích VB không bị chệch hướng.

+ Chú ý phạm vi ngữ cảnh của VB.

+ VB được chọn để đọc hiểu và các câu hỏi giúp HS tiếp tục rèn luyện NL tiếp nhận VB thông tin kết hợp rèn luyện NL tiếp nhận các kiểu/ loại VB khác (chẳng hạn, VB văn học) từ sự tiếp xúc với VB đa phương thức. Ví dụ, GV có thể chọn phóng sự về nhà lưu niệm một nhà thơ, nhà văn (chẳng hạn Nhà lưu niệm nhà thơ Nguyễn Du tại Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh); hoặc một phóng sự về môi trường,… để cho HS phân tích và đánh giá sự phù hợp giữa mục đích viết, nội dung và hình thức của VB đa phương thức (những phương tiện, thủ pháp nghệ thuật được sử dụng như ngôn ngữ văn học; sự kết hợp giữa âm thanh, chữ viết, hình ảnh, số liệu, biểu đồ …).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

– Hướng dẫn HS trình bày bài thuyết trình hoặc thảo luận về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ; giới thiệu, đánh giá

nội dung, nghệ thuật tác phẩm văn học; báo cáo về kết quả nghiên cứu trong hoạt động trải nghiệm; hoặc giới thiệu về bản thân trước hội đồng tuyển sinh để xin việc làm.

Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 32

– Hướng dẫn HS ghi chép lại ý nghĩa hay tác động của VB thông tin đối với quan niệm và trải nghiệm của bản thân khi đọc VB vào sổ tay văn học hay nhật ký đọc sách.

Tóm lại, ở cấp học THPT, yêu cầu tích hợp về kiến thức đòi hỏi HS biết cách “giải mã” thông tin đa dạng và phong phú của các “kênh” thông tin trong xã hội hiện đại. Để người học trở thành chủ thể, tham gia vào đời sống xã hội một cách tích cực và năng động, dạy học ĐHVB thông tin ở cấp THPT, yêu cầu cần đạt đối với HS THPT khi học loại VB thông tin không chỉ ở NL “giải mã” VB mà còn ở sự “phản hồi” của HS khi tiếp nhận VB. Hiểu như thế cho thấy, biết cách xử lý VB thông tin từ nguồn kiến thức mà nhà trường cung cấp chưa đủ, các em cần có sự tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức từ thực tiễn, biết cách tạo lập VB thông tin mới có thể đáp ứng được nhu cầu tiếp cận và trao đổi thông tin trong thời đại hiện nay. Do vậy, HĐ dạy học ĐHVB thông tin ở cấp THPT phải kích thích được sự hứng thú của HS để khuyến khích HS nắm bắt thông tin, mở rộng sự hiểu biết, để có NL xử lý thông tin trước sự phong phú và đa dạng của VB thông tin hiện nay, trong đó “có hiểu biết về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và chống đạo văn”.

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí