GV: Cảnh thiên nhiên được miêu tả qua những câu thơ này như thế nào? Thiên nhiên ở đây còn mang màu sắc vui tươi như ở đoạn 2 không? Vì sao?
*Nghệ thuật: Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí; Cách nhìn cách cảm mới mẻ và sự sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ, sử dụng ngôn từ; nhịp điệu sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt. *Ý nghĩa văn bản: Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu – nghệ sĩ của niềm khát khao giao cảm với đời. IV. Hướng dẫn tự học – Đánh giá lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Qua biện pháp nghệ thuật mà Xuân Diệu sử dụng trong bài thơ thể hiện được nội dung gì của bài thơ? – Nhận xét giọng thơ, nhịp thơ, biện pháp tu từ. – Học thuộc bài thơ; nắm đặc sắc nghệ thuật và giá trị tác phẩm. |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 27
- Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 28
- Thái Độ : Ham Sống, Sống Có Ích Không Phí Hoài Tuổi Trẻ.
- Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 31
- Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 32
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
trong bài thơ
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Giới thiệu bài: "Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dào dạt chưa từng thấy. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết". Nhận định trên đây của nhà phê bình văn học Hoài Thanh rất đúng với hồn thơ Xuân Diệu, càng đúng hơn với bài thơ Vội Vàng, một bài thơ hay in trong tập "Thơ thơ", xuất bản năm 1938.
Yêu cầu cần đạt | |
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên nhận xét chốt lại ý chính. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả a. Cuộc đời Xuân Diệu (1916 – 1985). Quê cha Hà Tĩnh, |
quê mẹ Bình Định, lớn lên ở quê mẹ. – Trước cách mạng, Xuân Diệu là một nhà thơ Mới, "mới nhất trong các nhà thơ mới"(Hoài Thanh). Sau cách mạng, Xuân Diệu nhanh chóng hoà nhập, gắn bó với đất nước, nhân dân và nền văn học của dân tộc. b. Sự nghiệp văn học – Các tập thơ tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945)… – Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn. Ông là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào. *Kết luận: – Xuân Diệu là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại – Thơ Xuân Diệu thể hiện một hồn thơ khát khao giao cảm với đời. – Xuân Diệu là nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu, là "ông Hoàng thơ tình" của Việt Nam 2. Bài thơ "Vội vàng" – Xuất xứ: "Vội vàng" được in trong tập "Thơ thơ", xuất bản 1938. – Là bài thơ tiêu biểu trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng 8. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc – tìm hiểu từ khó 2. Tìm hiểu tác phẩm. a. Bố cục: Bài thơ có thể chia làm 3 đoạn. – Đoạn 1: 13 câu đầu: Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ. – Đoạn 2: 16 câu tiếp: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời. – Đoạn 3: 9 câu còn lại: Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả. |
– Nêu vài nét khái quát về cuộc đời nhà thơ Xuân Diệu?
b. Đoạn 1 Tình yêu cuộc sống – 4 câu đầu: ước muốn táo bạo, "tắt nắng", "buộc gió", điệp từ "tôi muốn" ước muốn ngăn thời gian, chặn sự già nua, tàn tạ để giữ mãi hương sắc cho cuộc đời. – Ý tưởng mới lạ, độc đáo trong nghệ thuật, in dấu ấn và tính sáng tạo của nhà thơ. – Bức tranh thiên nhiên có đủ: ong, bướm, hoa, lá, yến anh và cả ánh bình minh rực rỡ. Tất cả đang ở thời kì sung mãn nhất, sức sống căng đầy nhất. – Điệp từ "này đây" cùng với phép liệt kê theo chiều tăng tiến thể hiện sự gấp gáp, khẩn trương, sự hối thúc, giục giã. Ý thức về thời gian thực tại, kêu gọi con người sống cuộc sống trần thế. c. Đoạn 2 Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời – Hàng loạt những cặp từ mâu thuẫn: "đương tới" – "đương qua", "còn non" – " sẽ già", "lòng tôi rộng" – "lượng trời cứ chật", "xuân vẫn tuần hoàn" – "tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại" Thể hiện cảm nhận về thời gian trôi chảy nhanh chóng, một đi không trở lại, vì sự hữu hạn của kiếp người, của tuổi trẻ phải biết nâng niu, trân trọng từng giây, từng phút của cuộc đời, nhất là những năm tháng tuổi trẻ. Hãy tận hưởng những gì mà cuộc đời ban tặng cho mình. d. Đoạn cuối Khát vọng sống, khát vọng yêu – Hình ảnh thơ: Sự sống – mơn mởn, mây đưa |
– Gọi học sinh đọc giải thích từ khó trong SGK
gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn nhiều, non nước, cỏ cây, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng,... tươi mới, đầy sức sống. – Hình ảnh mới mẻ, độc đáo: "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần". "Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi". – Ngôn từ: ôm, riết, say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn,... động từ và tính từ mạnh được dùng với mức độ tăng tiến dần. – Nhịp thơ dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt. Một sự say mê đến cuồng nhiệt, niềm ham sống mãnh liệt, sống hết mình đó là một quan điểm mới, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn. III. Tổng kết (SGK) – Giá trị nội dung: quan niệm sống mới mẻ của tác giả là yêu cuộc sống trần thế xung quanh ta và tìm thấy trong cuộc sống trần thế ấy biết bao hấp dẫn, đáng sống, biết tận hưởng những gì mà cuộc sống ban tặng. – Giá trị nghệ thuật: những cách tân của thơ mới được thể hiện một cách sáng tạo và táo bạo qua ngòi bút Xuân Diệu từ cảm hứng, ý tưởng thơ cho đến nhịp điệu, ngôn từ… Tất cả đều in dấu ấn, phong cách Xuân Diệu. |
PHỤ LỤC IV
GIÁO ÁN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHÍ PHÈO
(Nam Cao)
Thời gian: 3 tiết
Trong bài học này, HS sẽ đọc hiểu văn bản truyện, viết bài văn tự sự kể về một trải nghiệm, luyện nói về một trải nghiệm đáng nhớ; một số kiến thức tiếng Việt được tích hợp trong quá trình dạy đọc, viết, nói và nghe.
I. Mục tiêu bài học:
HS đáp ứng được mục tiêu của bài học (thực hiện các yêu cầu cần đạt) đọc hiểu VB truyện:
a) Đọc hiểu:
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện toàn tri) và người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri), sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời người kể chuyện, lời nhân vật,...
– Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
b) Giao tiếp (nói và nghe)
- Thông qua những “trải nghiệm cùng văn bản” hình thành một số kĩ năng đọc, (như đọc lướt, dự đoán, suy luận, theo dòi, liên hệ,…)
- Trình bày một cách ngắn gọn, mạch lạc những “suy ngẫm và phản hồi” về văn bản qua việc các trả lời các câu hỏi nhận biết, phân tích so sánh, vận dụng và đánh giá trong và sau khi đọc
- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về trải nghiệm đó.
c) Giúp HS:
* Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Từ đó tạo cơ sở cho việc đọc hiểu tác phẩm “ Chí Phèo”. - Hiểu và phân tích các nhân vật trong truyện: Bá Kiến, thị Nở, đặc biệt là
Chí Phèo; qua đó hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác phẩm.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả tâm lí, cách kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu
* Kĩ năng: Đọc văn bản truyện, phân tích tác phẩm theo thể loại.
* Thái độ: Thấu hiểu, cảm thông với số phận khốn cùng, bi thảm của người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám từ đó giáo dục lòng trắc ẩn, yêu thương, độ lượng.
II. Phương tiện và hình thức tổ chức dạy học
1. Phương tiện dạy học
- Sách giáo khoa, sách GV, phiếu học tập.
2. Phương pháp, hình thức dạy học chính
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, dạy học theo nhóm,…
III. Tiến trình dạy học
CÁCH TỔ CHỨC DẠY – HỌC | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |
HĐ1.(8’) HĐ Khởi động, tạo tâm thế đọc | – GV gợi ý cho HS chia sẻ: Em đã từng chịu sự tác động từ ngoại cảnh và có những thay đổi không? Đó là những thay đổi tích cực hay tiêu cực? Em có thể chia sẻ câu chuyện của mình cho các bạn nghe không? | 1. Khởi động, tạo tâm thế đọc HS chia sẻ cảm nhận của bản thân về vấn đề GV trình bày và đề xuất suy nghĩ, thái độ, và hành động để giải quyết vấn đề (HS xem một đoạn phim Chí Phèo). |
HĐ2.(20’) HĐ Đọc lướt, tìm hiểu chung về văn bản và hình thành các kĩ năng đọc “trải nghiệm cùng văn bản” (trong khi đọc) * Kết quả dự kiến: – Đặc điểm sáng tác của Nam Cao – Tóm tắt nội dung truyện – Xác định đặc điểm thể loại, từ đó hiểu rò yêu cầu cần đạt trong ĐHVB – Kĩ năng liên kết ngoài VB (xác định văn cảnh của VB), truy xuất được thông tin gắn với chủ đề, mục đích sáng tác VB của tác giả – Phát hiện được các yếu tố cấu thành VB tự sự qua nhận biết bố cục của VB | – GV kiểm tra việc đọc VB ở nhà và kiến thức nền của HS bằng cách nêu câu hỏi với nội dung: 1. 2. 3. – Trước khi đọc văn bản: GV cho HS xem đoạn phim Chí Phèo chửi và đốt quán, sau đó thực hiện Phiếu học tập số 1 bằng chiến thuật dự đoán: Phiếu học tập số 1 Từ nhan đề “Chí Phèo”, em hãy dự đoán nội dung văn bản và ghi vào cột thứ nhất trong bảng sau: Dự đoán nội dung Nội dung (sau văn bản khi học xong văn bản) | 2. Đọc lướt, tìm hiểu chung về văn bản và hình thành các kĩ năng “trải nghiệm cùng văn bản” (trong khi đọc) * Kết quả cần đạt: – HS chuẩn bị bài ở nhà – Huy động kiến thức nền liên quan đến VB (đọc hiểu truyện ngắn hiện đại cần quan tâm đến cốt truyện, nhân vật người kể chuyện, các nhân vật, điểm nhìn, tình huống truyện, giá trị, thông điệp của truyện,...) – HS nêu được các thông tin về tác giả, tác phẩm. – HS đọc toàn bộ VB, chú ý các kĩ năng đọc: đọc lướt; dự đoán; theo dòi; suy luận; liên hệ. – HS trao đổi với |
HOẠT ĐỘNG
1. Từ nhan đề và hình ảnh trong đoạn phim, tôi dự đoán câu chuyện này nói về nội dung ………… ………..................... ......... 2. Nhân vật có thể là một người (đáng thương, đáng ghét, đáng trách) ………… ………………. 3. Điều gì đã khiến nhân vật như thế............................ .......... 4. Kết thúc tác phẩm có thể là……...................... ....... | Câu chuyện này khác so với dự đoán ban đầu của tôi. Bây giờ tôi nghĩ là:………… ................…………… ……… | bạn bên cạnh những từ ngữ chưa hiểu hoặc không rò bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh, có thể tham khảo phần chú thích trong SGK. – HS trình bày phần tóm tắt VB đã đọc. | ||
– GV cho HS đọc toàn bộ văn bản. – GV yêu cầu HS nêu ấn tượng nổi bật về văn bản: Câu chuyện đã mang lại cho em cảm xúc gì (vui, buồn, tiếc nuối…)? – GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ ngữ khó: Trao đổi với bạn bên cạnh về những từ ngữ em không hiểu hoặc hiểu chưa rò bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh, có thể tham khảo phần chú thích trong sách giáo khoa. – GV yêu cầu HS chia bố cục của văn bản: Văn bản có thể được chia thành mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì? – GV hướng dẫn HS tìm hiểu những thông tin chung về |