Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 21


KẾT LUẬN

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, tác giả rút ra một số kết luận sau:

1. Luận án đã trình bày các căn cứ lý luận và thực tiễn về vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới nói chung và ở Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với các điều kiện đặc trưng như kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn huy động tập trung đầu tư, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, thu nhập bình quân của người lao động, sức ép về việc làm cho lao động nông nghiệp là rất khác nhau giữa các huyện của thủ đô Hà Nội, trong khi đó các chính sách phát triển kinh tế

- xã hội, giải quyết việc làm trong quá trình xây dựng nông thôn mới đều được áp dụng chung cho cả nước trong đó có thành phố Hà Nội. Luận án cho rằng, điều đó không thể phù hợp với thực tiễn của mỗi địa phương, đòi hỏi phải có một nghiên cứu riêng mới có thể giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Đây là những điểm mà các công trình nghiên cứu trước đó về việc làm chưa đề cập đến.

2. Luận án đã phân tích mối quan hệ của việc làm cho lao động nông nghiệp với quá trình xây dựng nông thôn mới. Làm rõ và phân tích đặc điểm của lao động nông nghiệp nói chung và lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội. Kết quả cho thấy quá trình xây đựng nông thôn mới và việc làm cho lao động nông nghiệp có tác động qua lại lẫn nhau. Nhu cầu việc làm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới diễn ra và quá trình nông thôn mới có tác động ngược lại tới việc làm cho lao động nông nghiệp. Những tác động của quá trình xây dựng nông thôn mới tới việc làm cho lao động là tích cực nếu quá trình xây dựng nông thôn mới được diễn ra đồng bộ, đúng hướng và có hiệu quả, và chưa tích cực nếu quá trình xây dựng nông


thôn mới diễn ra chậm, thiếu những định hướng, chính sách và sự chỉ đạo sâu sát từ các cấp lãnh đạo.

3. Luận án đã phân tích thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở Thủ đô Hà Nội gắn với thời kỳ xây dựng nông thôn mới. Đưa ra một cái nhìn tổng thể nhất về thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô giai đoạn 2008 – 2013. Theo đó quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu về kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Một lượng không nhỏ người lao động nông nghiệp có nhu cầu được đào tạo và chuyển sang lao động tại các ngành nghề mới. Hà Nội đã thực hiện chính sách giải quyết việc làm, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp. Các chính sách này đã bước đầu đem lại một số kết quả tích cực nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Những hạn chế này có nguyên nhân từ nhiều mặt: cung lao động tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của cầu lao động nông nghiệp, tỷ trọng việc làm bền vững tăng chậm, quản lý nhà nước đối với thị trường lao động còn khó khăn, bất cập, trình độ năng lực của các cán bộ quản lý và của người lao động nông nghiệp còn kém, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất thấp. Sự chênh lệch về tốc độ xây dựng nông thôn mới giữa các địa phương trên địa bàn Hà Nội là nguyên nhân chính gây ra sự chưa phù hợp của chính sách giải quyết việc làm ở Thủ đô với từng địa phương , đòi hỏi phải có định hướng, chính sách phù hợp với từng địa phương để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp thực sự hiệu quả.

4. Để đánh giá sự tương tác giữa việc làm cho lao động nông nghiệp và quá trình xây dựng nông thôn mới, luận án dựa vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và kết quả xây dựng nông thôn mới của các huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội để chọn huyện điều tra. Trong đó chọn lựa mẫu điều tra tại huyện Từ Liêm,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.


huyện Phúc Thọ, Ba Vì. Luận án tiến hành phân tích so sánh các tiêu chí của các huyện trên về cơ cấu lao động nông nghiệp phân loại theo trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn, cơ cấu lao động nông nghiệp phân loại theo ngành nghề, cơ cấu lao động nông nghiệp phân loại theo độ tuổi, giới tính, phân bố lao động nông nghiệp phân loại theo vùng, tỷ lệ lao động nông nghiệp có việc làm và lao động nông nghiệp thiếu việc làm. Qua quá trình phân tích, so sánh rút ra được: ở toàn bộ các tiêu chí, huyện Từ Liêm đều có những thay đổi tích cực hơn hai huyện Ba Vì và Phúc Thọ trong giai đoạn 2008 – 2013. Qua điều tra tại huyện Từ Liêm Luận án cho rằng lao động nông thôn chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang lao động dịch vụ và công nghiệp tăng gấp nhiều lần so với số lao động nông nghiệp bị mất việc làm do thu hồi hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa thu nhập của số lao động này ngày càng ổn định, nâng cao và người lao động nông nghiệp ở huyện Từ Liêm có trình độ tay nghề, vốn đầu tư đã mở rộng sản xuất, thuê đất canh tác ở các địa phương khác trồng các loại nông sản, hoa màu có giá trị kinh tế cao, tạo nhiều việc làm tại chỗ và việc làm cho lao động ở các địa phương này. Trong khi đó ở huyện Ba Vì và Phúc Thọ vì quá trình xây dựng nông thôn mới chưa được đồng bộ nên tỷ lệ lao động nông nghiệp mất việc làm do thu hồi đất cao, trình độ lao động thấp và quá trình đào tạo nghề chưa thực sự hiệu quả khiến cho một lượng lớn lao động nông nghiệp thiếu việc làm, thu nhập của người lao động nông nghiệp cũng thấp hơn do chưa áp dụng có hiệu quả khoa học công nghệ trong sản xuất.

Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 21

5. Từ những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, luận án đưa ra hai nhóm giải pháp chính giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030:

* Nhóm giải pháp chung (năm giải pháp) về xây dựng nông thôn mới có tác động toàn diện tới việc nâng cao đời sống của nông dân và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới.


* Nhóm giải pháp cụ thể (chín giải pháp), trực tiếp đến giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới của thủ đô Hà Nội:

Với những căn cứ lý luận và thực tiễn về vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô cùng với kết quả nghiên cứu mối quan hệ tác động của kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tới việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội, ở các huyện của thủ đô. Luận án đã đề xuất năm giải pháp chung và chín giải pháp cụ thể, tạo thành một hệ thống giải pháp đồng bộ, khoa học và có tính khả thi cao trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Arnab K. Basu (2011), Impact of Rural Employment Guarantee Schemes on Seasonal Labor Markets: Optimum Compensation and Workers' Welfare, Vol. 5, Viện Nghiên cứu lao động Đức.

2. Bùi Anh Tuấn (2011), Tạo việc làm cho người lao động qua trục đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Bùi Quang Dũng (2009-2010), Một số vấn đề phát triển xã hội nông thôn năm 2009 (Lao động và việc làm nông thôn), Đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

4. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Tư bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Jennifer Cheung (2012), "China's Inland Growth Gives Rural Laborers More Opportunities Near Home", Forbes(8).

7. Chi Cục Thống kê huyện Ba Vì (2011), Niên giám thống kê Ba Vì 2011.

8. Chi Cục Thống kê huyện Ba Vì (2013), Niên giám thống kê Ba Vì 2013

9. Chi Cục Thống kê huyện Từ Liêm (2011), Niên giám thống kê Từ Liêm 2011.

10. Chi Cục Thống kê huyện Từ Liêm (2012), Niên giám thống kê Từ Liêm 2012.

11. Chi Cục Thống kê huyện Từ Liêm (2013), Niên giám thống kê Từ Liêm 2013.

12. Chính phủ (2008), Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Của Ban chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

13. Chính phủ (2009), Quyết định phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.


14. Chu Văn Cấp, chủ biên (2007), Lịch sử các học thuyết kinh tế (tập bài giảng), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2008), Niên giám thống kê Hà Nội 2008.

16. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2010), Niên giám thống kê Hà Nội 2010.

17. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2011), Niên giám thống kê Hà Nội 2011.

18. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2012), Niên giám thống kê Hà Nội 2012.

19. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2013), Báo phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội năm 2013, Hà Nội.

20. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2013), Báo phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội năm 2013.

21. Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khoá IX).

22. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khoá X), về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

23. Đinh Đặng Định, chủ biên (2004), Một số vấn đề lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay, NXB Lao động, Hà Nội.

24. Đỗ Thế Tùng, chủ biên (2000), Giáo trình kinh tế chính trị (chương trình cao cấp), Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đỗ Tiến Sâm, chủ biên (2007), Vấn Đề Tam Nông Ở Trung Quốc: Thực Trạng Và Giải Pháp, NXB Từ Điển Bách Khoa.

26. Jonna Estudillo và các cộng sự. (2013), "Labor markets, occupational choice, and rural poverty in four Asian countries", Tạp chí Kinh tế Philippines(6).

27. Francesco Caselli (1996), "Thị trường lao động và tín dụng nông thôn", Tạp chí Phát triển kinh tế, Mỹ (4).


28. Tuan Francis, Somwaru Agapi và Diao Xinshen (2000), Lao động nông thôn di cư, đặc điểm và mô hình việc làm - Nghiên cứu dựa trên điều tra nông nghiệp Trung Quốc, The International Food Policy Research Institute (IFPRI).

29. Nolwen Heraff và Jean Yves Martin (2001), Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam sau 15 năm đổi mới, NXB Thế giới mới, Hà Nội.

30. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình Kinh tế học phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội (2010), Về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030, Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND, ngày 21/4/2010.

32. John Maynard Keynes (1994), Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

33. Li Luping (2009), Biến đổi thu nhập hộ gia đình ở nông thôn Trung Quốc,

Hội thảo quốc tế về kinh tế nông nghiệp, Bắc Kinh, Trung Quốc.

34. Ren Mu và Dominique van de Walle (2006), Left Behind to Farm? -

Women’s Labor Re-Allocation in Rural China, World Bank.

35. Nguyễn Hữu Dũng (1994-1995), Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách giải quyết việc làm ở nước ta khi chuyến sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Đề tài KX.04, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

36. Nguyễn Hữu Dũng (2008), "Phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động việc làm", Tạp chí Cộng sản. 5(149).

37. Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Nguyễn Hữu Quỳnh, chủ biên (1998), Đại Từ điển kinh tế thị trường, Viện nghiên cứu và phát triển kiến thức Bách Khoa, Hà Nội.

39. Nguyễn Khắc Thanh (2007), "Một số vấn đề trong tư duy, nhận thức về phát triển thị trường sức lao động", Tạp chí Cộng sản. 23(143).


40. Nguyễn Lương Trào (1993), Mở rộng và nâng cao hiệu quả của việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Luận án PTS khoa học Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

41. Nguyễn Sinh Cúc (2013), "Tổng quan nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau 25 năm thực hiện Nghị quyết 10 của bộ chính trị (Khóa VI)", Tạp chí Kinh tế và Quản lý (6).

42. Nguyễn Thị Lan Hương, chủ biên (2002), Thị trường lao động Việt Nam

định hướng và phát triển, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

43. Nguyễn Tiệp (2005), Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình

đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội, NXB Lao động - Xã hội

44. Nguyễn Tiệp (2008), "Việc làm cho người lao động trong quá trình chuyển

đổi mục đích sử dụng đất", Tạp chí Cộng sản. 7(151).

45. Nguyễn Trần Dương (2006), Hiện trạng cung - cầu nguồn lao động kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh và định hướng giải pháp đào tạo, sử dụng cho giai đoạn tới 2010, Đề tài cấp Bộ, Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

46. Nguyễn Xuân Khoát (2007), Lao động, việc làm và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam, NXB Đại học Huế.

47. Phạm Đức Chính (2010), Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.

48. Quốc hội (1994), Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23/06/1994.

49. David Slandes (2001), Sự giàu nghèo của các dân tộc, NXB Thống kê, Hà Nội.

50. Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội (2011), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 15/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí