Đánh Giá Kết Quả Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty


viên tại công ty phát huy hết khả năng để đạt được thành tích ngày càng cao cho cả họ và bộ phận họ trực thuộc.

Ngoài các phong trào thi đua trong công việc, công ty còn tổ chức các phong trào thể thao, văn hóa giữa các chi nhánh, phòng ban, cá nhân như: tổ chức các giải vô địch bóng đá, bóng bàn, cầu lông, thi nấu ăn, thi cắm hoa, thi giọng hát hay toàn công ty…

Những hoạt động, phong trào đoàn thể này không chỉ nâng cao năng suất lao động của cả cá nhân và tập thể, tạo động lực mạnh mẽ cho cán bộ công nhân viên,.. mà còn cải thiện đời sống tinh thần của họ, tạo sự gắn kết giữa đồng nghiệp với nhau, tăng hiểu biết giữa lãnh đạo và nhân viên... Ban giám đốc công ty hiểu rằng cần phát huy vai trò tiên phong trong mọi việc, thường xuyên phát động các phong trào thi đua để làm đòn bẩy khơi dậy mọi tiềm năng, tiềm lực của người lao động, phát huy sức mạnh tập thể góp phần vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh mà công ty đã đề ra và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của người lao động.

3.2.3. Đánh giá kết quả tạo động lực lao động tại công ty

Năng suất lao động

Chỉ tiêu này phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất làm việc cụ thể trong quá trình hoạt động sản xuất. Năng suất lao động bị tác động bởi nhiều yếu tố trong đó có động lực lao động của cán bộ công nhân viên.

Bảng 3.5 cho ta thấy hiệu quả làm việc của lao động trong Công ty theo số liệu cụ thể.


Bảng 3.9: Năng suất lao động của công ty 2017 – 2018


Chỉ tiêu

Đơn vị

Thực hiện

2016

2017

2018

1.Tổng doanh thu

Triệu

82.177

103.243

130.334

2.Lợi nhuận sau thuế

Triệu

2.840

2.917

3.455

3.Tổng số lao động

Người

395

403

421

4.Số lao động trực tiếp

Người

123

126

131

5.Số lao động gián tiếp

Người

272

277

290

6.Năng suất lao động (1/3)

Triệu/

người/năm

208

256

310

7.Doanh thu lao động trực tiếp

(6*4)

Triệu đồng

25.584

32.256

40.610

8.Doanh thu lao động gián tiếp

(6*5)

TriệuĐồng

56.593

70.987

89.724

9.Sức sinh lời (2/3)

Triệu/người/năm

7,2

7,24

8,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Tạo động lực cho người lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Du lịch Công đoàn Việt Nam - 11

(Nguồn: phòng Tổ chức - nh n sự)

Nhận xét:

Từ bảng phân tích trên ta thấy: năng suất lao động cuả công ty năm 2017 tăng lên so với năm 2016 là 48 triệu /người/ năm. Từ năm 2017 tới 2018 tăng 54 triệu/người/năm. Mức tăng năng suất này là do trình độ tay nghề của công nhân viên tăng lên đáng kể, công ty đã cung cấp các dịch vụ đầy đủ, kịp thời và đúng quy cách, chất lượng cũng như tổ chức lao động trong công ty rất hợp lý.

Mặc dù ta thấy số lượng công nhân tăng là nhưng nó không làm ảnh hưởng mấy tới chỉ tiêu năng suất lao động vì tốc độ tăng về số lượng lao động nhỏ hơn rất nhiều tốc độ tăng về doanh thu. Điều đó cũng chứng tỏ công ty đã sử dụng và bố trí lao động đúng người, đúng việc, không còn tình trạng công nhân nghỉ chờ việc từ đó làm tăng được lãi thực cho công ty và đảm bảo hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh.


Với năng suất lao động tăng qua các năm, cho thấy việc tạo động lực tại Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam đang đạt được hiệu quả nhất định.

Kỷ luật lao động

Thái độ làm việc của người lao động được phản ánh một phần qua việc có vi phạm kỷ luật tổ chức đã đề ra hay không. Khi doanh nghiệp thỏa mãn được các nhu cầu của người lao động, tạo động lực thúc đẩy họ tự giác làm việc và cống hiến thì người lao động sẽ tự giác tuân thủ kỷ luật.

Theo tìm hiểu tác giả thấy trong những năm gần đây, số vụ vi phạm nội quy, quy định tại công ty là rất ít. Các hình thức kỷ luật được áp dụng chủ yếu là nhắc nhở, khiển trách do vi phạm thời gian làm việc, không sử dụng đồ bảo hộ lao động. Theo kết quả điều tra khảo sát, người lao động rất đồng ý về việc chấp hành kỷ luật. Từ đó có thể thấy được thái độ làm việc của NLĐ khá nghiêm túc. Từ đó có thể thấy được công tác tạo động lực lao động của TT khá tốt nên NLĐ tự giác làm việc, họ thoải mái tuân thủ các nội quy lao động.

Mức độ thỏa mãn của người lao động

Mức độ thỏa mãn của người lao động là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá công tác tạo động lực tại công ty. Người lao động càng hài lòng với những gì công ty mang lại càng thể hiện công ty đã thỏa mãn được nhu cầu của họ. Tiêu biểu, qua khảo sát của tác giả có thể thấy được các yếu tố chính tạo nên sự thỏa mãn này: sự thỏa mãn về lương thưởng, sự hài lòng về điều kiện và môi trường làm việc, sự phù hợp về công việc. Có thể thấy rõ hơn tại biểu đồ thể hiện ý kiến của cán bộ công nhân viên công ty khi được hỏi “Anh/chị hài lòng với những gì công ty mang lại”



Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý

Rất đồng ý


11% 2% 9%


30%


48%

Biểu đồ 3.7: Kết quả khảo sát NLĐ hài lòng với những gì công ty mang lại

(Nguồn: K t qu b ng hỏi điều tra tháng 5 – 2019)

Nhìn chung, cán bộ công nhân viên tại công ty khá hài lòng với những gì công ty mang lại. Chỉ có 11 số người được hỏi cảm thấy không hài lòng, 30 cảm thấy bình thường và 59 cảm thấy hài lòng. Điều này cho thấy các công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty đang phần nào chứng tỏ được sức ảnh hưởng, phương hướng và các biện pháp tạo động lực mà công ty đang áp dụng là đúng đắn.

Sự gắn bó của người lao động

Theo thực tế tác giả thu được, tỷ lệ nghỉ việc ở công ty là rất thấp phần nào phản ánh được sự gắn bó của cán bộ công nhân viên với công ty. Bởi lẽ người lao động chỉ quyết định gắn bó với tổ chức khi phần lớn những nhu cầu của họ được thỏa mãn, họ muốn phát triển lâu dài cùng công ty. Điều này cũng được thể hiện qua kết quả điều tra đã được thực hiện. Khi được hỏi “Anh/chị sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty” chỉ có 4 người được hỏi không đồng ý, 32 trả lời bình thường, 58 đồng ý và 7 rất đồng ý. Có thể thấy rõ hơn tại biểu đồ dưới đây:



Không đồng ý Bình thường Đồng ý

Rất đồng ý


7% 4%


32%


57%

Biểu đồ 3.8: Kết quả khảo sát NLĐ sẽ gắn bó với công ty

(Nguồn: K t qu b ng hỏi điều tra tháng 5 – 2019)

3.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực

Đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ

Chức năng kinh doanh chính của công ty Du lịch Công đoàn Việt Nam là kinh doanh lĩnh vực du lịch, lữ hành.

- Đặc điểm về sản phẩm

Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: những sản phẩm này được sáng tạo ra nhờ sự kết hợp của nhiều dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống... từ các nhà sản xuất riêng lẻ, được tạo thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh, tiện lợi cho việc sử dụng cho mỗi chuyến du lịch, phục vụ khách hàng.

Sản phẩm lữ hành đôi khi không đồng nhất tính theo các lần phục vụ, điều này là do dễ phụ thuộc vào trạng thái, suy nghĩ của người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. Trong khi đó, các nhân tố này thường xuyên biến động và chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố tại những thời điểm khác nhau.

Sản phẩm lữ hành có thể là tổng hợp tất cả các hoạt động trong toàn bộ quá trình, tính từ khi đón khách theo yêu cầu, cho đến khi trả khách trở lại điểm ban đầu.


Khác với những ngành sản xuất sản phẩm cụ thể khác, sản phẩm lữ hành không có hình thức bảo quản, lưu kho, lưu bãi, cùng với đó chi phí cho các sản phẩm lữ hành cũng có tính linh động cao.

Tour du lịch trọn gói có thể coi là sản phẩm đặc thù và tiềm năng trong lĩnh vực du lịch và lữ hành. Mỗi hình thức du lịch trọn gói thường xuyên được áp dụng thực hiện nhiều lần trong năm, vào những thời điểm khác nhau, thể hiện rõ tính linh hoạt của loại hình sản phẩm này.

Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ rõ nét

- Đặc điểm về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong kinh doanh lữ hành Đặc trưng của các sản phẩm của ngành lữ hành là mang đậm tính chất của

dịch vụ, quá trình sản xuất diễn ra cùng lúc với quá trình tiêu dùng.

Hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lữ hành phải được tiến hành tại một không gian cụ thể, không thể vận chuyển các sản phẩm và dịch vụ này đến tận nơi để khách hàng sử dụng. Khách hàng chỉ được sử dụng, chỉ có thể được đáp ứng nhu cầu khi gặp gỡ và tiêu thụ trực tiếp. Có thể hiểu, khách hàng là một nhân tố quan trọng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, không thể tạo ra sản phẩm du lịch nào nếu không có khách hàng.

Bên cạnh những điểm đã nêu, hoạt động trong lĩnh vực lữ hành còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như thiên nhiên, quỹ thời gian của khách hàng, nhu cầu về văn hóa và mức thu nhập của người dân. Những tính chất cơ bản này cho thấy kinh doanh trong lĩnh vực này khả năng rủi ro rất cao, đòi hỏi các công ty kinh doanh các dịch vụ lữ hành phải tạo lập và duy trì tốt các mối quan hệ với đối tác tin cậy.

Trong xu thế hội nhập quốc tế cạnh tranh giữa các công ty du lịch càng trở nên khốc liệt hơn, để có thể cạnh tranh tốt trong môi trường hiện nay thì việc tạo động lực làm việc và giữ chân người lao động càng phải được chú trọng hơn để có được đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

Chiến lược và chính sách nguồn nhân lực


Cũng như các tổ chức, công ty khác, chiến lược nguồn nhân lực của công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam dựa trên chiến lược kinh doanh của công ty. Mục tiêu là để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty và giúp người lao động có việc làm và thu nhập xứng đáng, có khả năng phát triển bản thân. Có thể thấy qua khẳng định của bà Trần Thị Mai Hương – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty. Bà khẳng định tập thể cán bộ công nhân viên của công ty sẽ tiếp tục theo đuổi những mục tiêu đã đề ra, thực hiện các chính sách đã xác định, xây dựng một tập thể đoàn kết, chuyên nghiệp, tạo ra một môi trường làm việc mang lại hiệu quả cao nhất nhằm phát huy một cách toàn diện năng lực của từng người lao động. Điều này phần nào được thể hiện qua các chính sách về nguồn nhân lực tại công ty. Tại công ty, các chính sách, chế độ nhân sự luôn tuân thủ theo quy định của Nhà nước, ngoài ra còn các chế độ khác thể hiện sự quan tâm của Liên đoàn lao động và Ban lãnh đạo công ty dành cho người lao động như: phúc lợi, thưởng lễ tết, cơ hội học tập, giao lưu phát triển bản thân…

Đặc điểm môi trường làm việc

Đặc điểm về môi trường làm việc của công ty cũng giống như đặc điểm của toàn bộ các công ty, cơ quan khác trong ngành kinh doanh du lịch và lưu trú: năng động, chuyên môn hóa cao, áp lực tâm lý lớn. Ngoài những đặc điểm chung, công ty luôn xây dựng một tập thể đoàn kết, chuyên nghiệp, tạo ra một môi trường làm việc mang lại hiệu quả cao nhất. Bằng chứng là 5 năm liền công ty được vinh danh “Doanh nghiệp vì người lao động”.

Đặc điểm về điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc tại công ty cũng được Ban lãnh đạo hết sức coi trọng. Người lao động được trang bị đầy đủ công cụ, dụng cụ để làm việc. Với nhân viên khối văn phòng được trang bị đầy đủ máy tính, máy tính xách tay, máy in, máy photo… Với khối lao động trực tiếp thì tùy từng bộ phận mà được trang bị công cụ riêng. Kinh doanh trong lĩnh vực phục vụ khách lưu trú và ăn uống nên công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được công ty đặc biệt chú trọng. Công ty thực hiện khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho toàn thể cán bộ công nhân viên;


thường xuyên tập huấn cho nhân viên về ý thức, trách nhiệm của mình. Ví dụ công ty đã có quy định cụ thể đối với nhân viên trực tiếp chế biến và phục vụ ăn uống: Trang phục riêng hợp vệ sinh, tóc gọn gàng, móng tay cắt ngắn và sử dụng găng tay khi chế biến một số loại thực phẩm đặc biệt; đồng thời có cán bộ y tế công ty thực hiện kiểm tra, giám sát hàng ngày…

Đặc điểm về văn hóa doanh nghiệp

Trong suốt quá trình hoạt động, công ty đã tạo ra bản sắc văn hóa riêng bao gồm những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, những quy ước văn hóa ứng xử… để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho khách hàng, đối tác. Văn hóa mà công ty đã và đang hướng đến là trở thành công ty chuyên nghiệp, lành mạnh, có uy tín với sự hài lòng của đối tác, sự yêu quý của khách hàng và sự nhiệt tình, gắn bó của tập thể cán bộ nhân viên công ty. Văn hóa này của công ty đã được thấm nhuần bởi từng người lao động và được họ phát huy trong mọi hoàn cảnh. Nhờ vậy, công ty là một trong những đơn vị được lựa chọn để đón tiếp những đoàn khách quan trọng của Đảng, Nhà nước. Ban lãnh đạo công ty tin rằng, văn hóa này sẽ tạo nên giá trị và sự trường tồn của công ty.

3.3. Đánh giá chung hoạt động tạo động lực cho người lao động tại công ty

3.3.1. Những ưu điểm

Ban lãnh đạo của công ty đã hiểu rõ được vai trò của người lao động nói chung và tầm quan trọng của việc tạo động lực cho người lao động nói riêng. Đây là tiền đề quan trọng giúp cho công ty có những chính sách, hướng đi đúng trong việc tạo động lực cho người lao động.

Trong những năm gần đây, tình trạng nhân viên được bố trí, sắp xếp công việc trái ngành trái nghề tại công ty có xu hướng giảm. Với những nhân viên đang được bố trí làm trái ngành nghề được học hoặc trình độ chuyên môn chưa cao cũng được công ty lên kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo để họ có thể đáp ứng yêu cầu và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Việc bố trí sắp xếp, bố trí nhân viên phù hợp với nhiệm vụ họ được giao có lợi cho cả công ty và nhân viên đó. Nó giúp công ty tiết kiệm được thời gian, kinh phí đào tạo và giám sát. Với người lao động, bố trí hợp lý giúp họ nâng cao hiệu

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 15/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí