7.1. Trong 9 câu thơ của đoạn thơ cuối, ngôn ngữ thơ, cấu trúc dòng thơ có gì đặc biệt? Dấu ấn sáng tạo của Xuân Diệu ở ngôn từ, giọng điệu, ngữ điệu? Những yếu tố này nói gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?
7.2. Có một sự thay đổi bất ngờ trong cách xưng hô của nhân vật trữ tình? Sự thay đổi ấy có thật sự cần thiết và phù hợp không?
7.3. Lời giục giã “vội vàng” của nhân vật “tôi” xuất phát từ một quan niệm về thời gian rất khác với quan niệm truyền thống. Điểm khác biệt ấy, theo em, là gì? Tìm một vài dẫn chứng từ bài thơ làm cơ sở cho ý kiến của mình.
(1) Điểm đáng chú ý về nghệ thuật thể hiện | (2) Nội dung được thể hiện thông qua các yếu tố hình thức | |
– Từ ngữ +Ta muốn +ôm, riết, say, thâu, hôn, cắn – Câu thơ Ta muốn – ôm – sự sống mơn mởn; ….riết – mây đưa, gió lượn;... say – cánh bướm, tình yêu;…thâu – hôn nhiều, cho chếnh choáng, đã đầy, no nê. ;… cắn – xuân hồng. – Hình ảnh Sự sống mơn mởn; mây đưa, gió lượn; cánh bướm – tình yêu; cái hôn nhiều; non nước, cỏ cây | – Điệp ngữ – Các động từ mạnh kết hợp sắp xếp theo mức độ tăng tiến – Một chuỗi câu được lặp lại – Nhịp thơ nhanh, dồn dập – Hình ảnh thơ tươi mới, đầy sức sống | – Cách xưng hô chuyển từ cái “tôi” cá nhân sang cái “ta” mang ý nghĩa tình cảm chung, có tính phổ quát (không chỉ là nhà thơ mà tất cả mọi người) – Lời giục giã: hãy sống vội vàng, ra sức tận hưởng tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu, những gì mà cuộc đời ban tặng thật hết mình; Bộc lộ sự hăm hở, say mê, vồ vập, yêu đời, khao khát hòa nhập của tác giả với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ. – Liên hệ với bài thơ Thị đệ tử của sư Vạn Hạnh để thấy rò hơn quan niệm về thời gian, về đời người (trong bài thơ Vội vàng là |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 26
- Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 27
- Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 28
- Phương Tiện Và Hình Thức Tổ Chức Dạy Học
- Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 31
- Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 32
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
quan niệm về tuổi trẻ) của nhà thơ Xuân Diệu. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8
Câu hỏi: Hãy nêu ý kiến đánh giá của em về bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu.
Đánh giá thành công về nghệ thuật | |
Cái tôi – thuộc chủ thể trữ tình trải qua quá trình chuyển hóa với tâm trạng đa dạng, thay đổi theo chiều tích cực, tiếp cận với quan niệm, lẽ sống đầy tính nhân văn: con người cần phải nâng niu khoảng thời gian tuổi trẻ quý giá của đời người, hãy sống có ý nghĩa trong từng khoảnh khoắc. | + Ngôn ngữ mới lạ với loạt động từ, danh từ, tính từ, điệp từ + Diễn đạt cấu trúc câu mới + Biện pháp so sánh, nhân hóa đầy sáng tạo |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 9
Câu hỏi: Em hãy cho biết những kĩ năng đọc hiểu văn bản trữ tình qua bài học VB Vội vàng mà em đã vận dụng.
Kĩ năng cần vận dụng khi đọc hiểu văn bản trữ tình | |
Phương thức thể hiện hình tượng bằng cảm xúc | – Đọc diễn cảm – Chú ý khai thác hiệu quả thẩm mỹ của các yếu tố hình thức như: từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ, giọng điệu,... theo mạch cảm hứng chủ đạo của bài thơ |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 10
Xác định mạch diễn biến tâm lí, cảm xúc trong bài thơ Vội vàng
(HS điền vào các ô thích hợp trong PHT)
Ngoại cảnh và cảm xúc | |
4 dòng thơ đầu | – Ngoại cảnh: nắng, gió, sắc màu – Cảm xúc: |
25 dòng giữa: 8 dòng kế tiếp 17 dòng giữa | Ngoại cảnh: Cảm xúc: Ngoại cảnh: Cảm xúc: |
10 dòng cuối |
PHỤ LỤC III
GIÁO ÁN BÀI DẠY VĂN BẢN “VỘI VÀNG”
(Giáo án đối chứng)
Tuần 22 Tiết 79 – 80 Ngày soạn: Ngày dạy:
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Đọc văn: VỘI VÀNG
(Xuân Diệu)
– Cảm nhận được lòng ham sống bồng bột và mãnh liệt của cái tôi hiện đại cùng với một quan niệm mới về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc.
– Nhận ra sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc trong tổ chức văn bản của bài thơ, cùng những sáng tạo mới lạ trong hình thức thể hiện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức: Giúp HS
– Cảm nhận được lòng ham sống bồng bột và mãnh liệt của cái tôi hiện đại cùng với một quan niệm mới về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc.
– Nhận ra sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc trong tổ chức văn bản của bài thơ, cùng những sáng tạo mới lạ trong hình thức thể hiện.
2. Kĩ năng: phân tích thơ trữ tình, thơ Mới.
3.Thái độ: ham sống, sống có ích không phí hoài tuổi trẻ.
C. PHƯƠNG PHÁP
Phát vấn phát hiện và tổng hợp kiến thức, diễn giảng, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Ý thức cá nhân trong Hầu trời của Tản Đà.
3. Bài mới: Là nhà thơ lãng mạn nhất trong những nhà thơ lãng mạn, Xuân Diệu yêu cuộc sống, sống hết mình, khao khát được tận hưởng tất cả những gì tươi đẹp cho cuộc sống này, bài thơ “Vội vàng” thể hiện rất rò quan niệm ấy…
NỘI DUNG BÀI DẠY | |
Tiết 79: Tìm hiểu chung GV: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn và nêu vài nét về xuất xứ bài thơ? GVDG: Bài thơ thể hiện tâm trạng yêu đời tha thiết, say mê với cuộc sống của XD, nó được thể hiện ở những cung bậc khác nhau: Lúc sôi nổi, cuồng nhiệt, lúc uất ức, luyến tiếc để thể hiện lòng ham sống, yêu cuộc sống của nhà thơ. | I. GIỚI THIỆU CHUNG 1.Tác giả: Ngô Xuân Diệu (1916 – 1985) – Quê cha: Hà Tĩnh, quê mẹ: Quy Nhơn. Xa gia đình từ nhỏ và sống ở nhiều nơi –> mỗi miền đất có những ảnh hưởng nhất định đến hồn thơ ông. – Trước Cách mạng tháng Tám: nhà thơ mới “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh); đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân, tuổi trẻ. – Sau Cách mạng tháng Tám: nhanh chóng hoà nhập, gắn bó với đất nước, nhân dân và nền văn học dân tộc. → Xuân Diệu là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt, bền bỉ. 2.Tác phẩm a. Xuất xứ. – Được rút từ tập “Thơ thơ”, tập thơ đầu tay của Xuân Diệu – Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất trước Cách mạng tháng Tám. b. Chủ đề. Lòng yêu đời, yêu cuộc sống đến độ say mê, cuồng nhiệt của tác giả. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN |
1. Đọc – hiểu một số từ ngữ khó 2. Tìm hiểu văn bản a. Phần 1: Niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian. *4 câu đầu: – Tôi muốn tắt nắng đi…. – Tôi muốn buộc gió lại. Điệp ngữ, từ ngữ “muốn” độc đáo, mạnh: Thái độ oai nghiêm, mệnh lệnh như muốn đoạt quyền tạo hóa để giữ lại màu sắc tươi đẹp, thơm ngát của thiên nhiên Hưởng thụ thiên nhiên ở độ tròn đầy, sung mãn. *Câu 5 – 14. – Này đây…… – Này đây …. Điệp ngữ: Sự phong phú, bất tận của thiên nhiên như những món quà trao tặng con người. – Tuần tháng mật, đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, khúc tình si của yến anh…… Từ ngữ vui tươi, trong sáng, rực rỡ: Thiên nhiên đẹp, đầy hương sắc thể hiện niềm vui sống của nhà thơ. – Tháng giêng ngon như một cặp môi gần: So sánh bất ngờ, thú vị, độc đáo Tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt của Xuân Diệu. – Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. Dấu chấm giữa dòng rất mới lạ, độc đáo: |
Niềm vui không trọn vẹn Cảm thức của nhà thơ về thời gian, về mùa xuân, tuổi trẻ rất hồn nhiên, mới mẻ. *Câu 15 – 30 – Xuân đương tới – Xuân đương qua Xuân còn non – Xuân sẽ già Xuân hết – Tôi cũng mất. Lặp cấu trúc, hình ảnh thơ tương phản, đối lập, giọng thơ sôi nổi: Giải thích quy luật tuần hoàn của thiên nhiên bằng giọng điệu dỗi hờn Tâm trạng tiếc nuối, uất ức trước hiện thực tàn nhẫn, phũ phàng: Mùa xuân tuổi trẻ rồi sẽ qua đi. Qua đó, tác giả muốn khẳng định một chân lí, một triết lí: Tuổi xuân một đi không trở lại Phải quý tuổi xuân. – Lòng tôi rộng – Lượng trời chật Xuân tuần hoàn – Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất – Nhưng chẳng còn tôi Hình ảnh thơ đối nhau: Thiên nhiên trở nên đối kháng với con người Tha thiết với cuộc sống hơn. – Tháng năm – rớm vị chia phôi Sông núi – Than thầm tiễn biệt Gió xinh – hờn – phải bay đi Chim – đứt tiếng – sợ độ phai tàn. Nhân hóa, câu hỏi tu từ: Cảnh không còn tươi đẹp nữa mà đang ở cảnh chia li, phai tàn Cái nghịch lí giữa mùa xuân, tuổi trẻ với |
mạn, yêu đời.
thời gian. – Chẳng bao giờ / ôi / chẳng bao giờ nữa... b. Phần 2: Nêu cách thực hành ham muốn tận hưởng hương sắc trần thế. Mau đi thôi / mùa chưa ngả chiều hôm. Cách ngắt nhịp biến hóa: Tâm trạng vừa băn khoăn lo lắng vừa tiếc nuối, bâng khuâng của nhà thơ trước hiện thực Sự tuyệt vọng ảo não đã lên đến tột cùng. – Ta muốn ôm … Ta muốn riết … Ta muốn say… Ta muốn thâu… Ta muốn cắn… Nghệ thuật trùng điệp, các động từ mạnh, giàu màu sắc, cảm giác, xúc giác rạo rực, lời thơ mạnh mẽ giục giã: Đón nhận cuộc sống bằng tất cả sự say mê của tuổi trẻ thể hiện tình yêu cuộc sống nồng nàn mãnh liệt, tình yêu thiên nhiên say đắm, thèm được sống, được hưởng thụ khi ý thức được cái vô hạn của thiên nhiên, đất trời và cái hữu hạn của đời người Nhận thức về bi kịch của sự sống đã dẫn đến cách ứng xử tích cực trước cuộc đời Biết quý trọng thời gian, tuổi trẻ, biết sống để yêu: Một quan niệm nhân sinh tích cực, mới mẻ III. Tổng kết. |