Yếu Tố Tự Vấn- Nguồn Cảm Hứng Chính Trong Di Cảo Thơ Chế Lan Viên

Chương 2. Yếu tố tự vấn- nguồn cảm hứng chính trong Di cảo thơ Chế Lan Viên


2.1. Khái niệm

Tự vấn là tự hỏi mình để xem xét lại mình. [49, 1041]

Cảm hứng là trạng thái tâm lý đặc biệt khi sức chú ý được tập trung cao

độ, kết hợp với cảm xúc mãnh liệt, tạo điều kiện để óc tưởng tượng, sáng tạo hoạt động có hiệu quả. [49, 103].

Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm, xuyên sốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm. [22, 32].

Có thể khẳng định yếu tố tự vấn là nguồn cảm hứng chủ đạo trong Di cảo thơ. Bởi trong Di cảo, cũng như trong các sáng tác từ giai đoạn trước, Chế Lan Viên tự lấy mình làm đối tượng mổ xẻ, phân tích, đối chiếu với từng mối quan hệ xung quanh để từ đó nhìn ra các hiện tượng, các trạng thái của tha nhân.

Nhìn lại toàn bộ chặng đường sáng tác của mình, không phải lúc nào Chế Lan Viên cũng hài lòng. Ông luôn trăn trở về thơ, về nhà thơ, về quá trình lao động sáng tạo. Tác giả thường xuyên xem xét, lật lại vấn đề. Đôi khi là sự mâu thuẫn trong chính bản thân con người mình.

Di cảo viết khi chuỗi ngày được sống trên tráI đất của nhà thơ không còn nhiều. ý thức được điều đó, nhà thơ càng sống vội vàng, cuống quýt hơn, càng khao khát sống và cống hiến cho đời hiều hơn. Chế Lan Viên đối thoại với thời gian và đối thoại với chính mình. Nhà thơ cũng kiểm điểm lại các chặng đường sáng tác của bản thâ mình để sám hối về những gì đã quả. Chưa bao giờ nhẩn nha và gấp gáp đến lò thiêu, ông lại nghĩ nhiều như thế về thơ, lại bị ám ảnh mạnh về số phận của thơ, về vị trí nhà thơ như vậy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Di cảo thơ là một sự tổng kết về đời của Chế Lan Viên. Phần lớn những bài thơ trong Di cảo là những bài thơ ông viết cho riêng mình. Tiếng thơ trong Di cảo của ông là những tiếng lòng chân thành và trung thực đến mức muốn: "lộn trái tâm hồn minh" ra cùng bạn đọc. Đó là quá trình khám phá nhận thức lại mình. Đó cũng là một hành trình đầy thử thách của một thi sĩ lớn có bản lĩnh dám sống tận cùng với cá tính của mình. Vì vậy, tiếng thơ của Chế Lan Viên trong Di cảo đáng quý, đáng trân trọng biết bao! [3,433].

2.2. Sự thể hiện của yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên

Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 6

2.2.1. Tự vấn là sản phẩm của quá trình nhận thức về cuộc sống


2.2.1.1. Nhận thức về tính phức tạp của con người


Chặng đường thơ Chế Lan Viên quả là có nhiều gấp khúc quanh co. Từ quan niệm nhà thơ là người Mơ, người Say, người Điên đến quan niệm nhà thơ là chiến sĩ văn hóa trên mặt trận văn hóa tư tưởng là một bước chuyển mình đầy khó khăn của Chế Lan Viên. Gần hết đời thơ phục vụ cho tuyên ngôn nghệ thuật ấy để rồi vào mùa bệnh 1988, trong những phút giây còn tỉnh táo sau cùng của cuộc đời một người cầm bút, Chế Lan Viên lại làm sững sờ người đọc khi tuyên bố:

Anh là tháp Bay - on bốn mặt Giấu đi ba, còn lại đấy là anh

Chỉ một mặt đó mà nghìn trò cười khóc Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn mình

(Tháp Bay - on bốn mặt)


Con người quả là một sự phức tạp, đa diện. Thế giới tâm hồn của con người muôn hình vạn trạng, đặc biệt nếu đó là thế giới tâm hồn một nhà thơ. Chỉ một mặt thôi mà đã nghìn trò cười khóc với đời sống phức tạp. Trong bể trần gian ấy, ranh giới giữa thiện - ác, tốt - xấu, phải - trái, cao cả - thấp hèn

... thật ra chỉ mỏng manh như một sợi tóc. Cho nên nhà thơ không nhìn đời

một chiều. Và khi nhìn nhận đánh giá bản thân mình, ông cho rằng cả bốn mặt tháp Bay-on đều là mặt thật của mình. Theo ông, mối liên hệ giữa ý thức và vô thức trong tâm hồn con người rất phức tạp. Không phải bao giờ những

điều mà nhà thơ viết ra cũng đồng nghĩa với những gì mà anh ta ấp ủ. Người ta hiểu rằng Chế Lan Viên đã viết để phơi bày ba mặt còn lại trong cõi sâu kín của lòng mình.

Nhà thơ đã chia bản thể của mình ra nhiều khuôn mặt để cùng quan sát và chiêm nghiệm cuộc sống, để cùng vui buồn với những gì mà cuộc đời thực có, để phản ánh được chân thật nhất về cuộc đời. Nên có thể coi Anh là tháp Bay on bèn mỈt là một cách đổi mới quan niệm của tác giả về nhà thơ.

Chế Lan Viên không chỉ giấu mình với mọi người, ông còn giấu mình với chính bản thân mình. Ông đã ghìm nén con người cá nhân của mình lại,

đã hướng ra cuộc đời rộng lớn, cất lên những tiếng hát hào hùng, hòa mình vào khí thế của dân tộc. Rồi đến cuối đời, ông chợt nhận ra:

Gió thổi mây bay bất trắc Lúc nào tử biệt sinh ly

...Phải tranh thủ làm thơ giữa hai chớp mắt Viết đi!Viết đi!Viết!Viết

Thời gian nước xiết


Viết thêm!Viết nữa!Viết vào


(Thời gian nước xiết)


Câu thơ chủ yếu dùng hô ngữ, như mệnh lệnh, giục giã, thôi thúc nhà thơ sáng tác. Liệu có phải vì thế mà Chế Lan Viên giục mình phải viết thật nhanh, thật nhiều để chạy đua cùng thời gian nước xiết? Có lẽ không phải vậy. Chúng ta phải hiểu, thơ Chế Lan Viên là thơ trí tuệ với phong cách suy tưởng. Không như những nhà thơ khác lấy cảm xúc làm mạch chính của thơ ca, Chế Lan Viên chọn cảm nghĩ, tư duy làm phương tiện chủ yếu để viết nên

thơ. Cũng bởi vậy cho nên khi có tứ thơ không phải cứ đặt bút viết là sẽ có một bài thơ hoàn chỉnh. Trước tiên, khi nảy sinh tứ thơ, ông phải ghi lại nó ngay lập tức, không thể chậm trễ nếu không sẽ không kịp ghi lại những ý thơ hay, bất chợt. Nên để kịp, ông không chỉnh trang câu chữ, ông ghi lại thành những mảnh vụn, thành câu thơ tách rời để đến lúc nào đó sẽ sắp xếp lại sau.

Đặc biệt, với Chế Lan Viên, tư duy là làm thơ. Mà với vấn đề nào ông đã tư duy, ông muốn đi tận cùng chân lý, muốn khám phá tận cùng vấn đề. Ông muốn ngắm nhìn sự vật, tư duy nó ở nhiều góc độ, vị trí khác nhau để hiểu nó một cách chính xác, toàn diện. Đó chính là duyên cớ để ông trở thành một Tháp Bay on bèn mỈt.

Có thể, ông còn có nhiều mặt nữa bởi tâm hồn ông vô cùng phức tạp:

Anh ta có nhiều mặt nạ


Cái nào cũng là mặt thật của mình Vì cái thật hơn nó phải ẩn hình Sau mặt thật vốn là giả ấy

Nhưng cho dù tâm hồn nhà thơ có phức tạp đến đâu cũng không thể sánh được với cuộc đời phức tạp, bộn bề, đa chiều. Thơ bình phương còn đời lập phương. Thơ phải gắn bó với cuộc đời, phải bắt rễ từ cuộc sống , nhà thơ phải viết sự sống ba chiều, lên trang thơ hai mặt phẳng. Nhà thơ cũng nhận thấy rõ rằng thơ không thể nói hết cái ngồn ngộn, thô nhám, gai góc của đời dẫu nhà thơ có thiện chí, có tài năng đến đâu. Cho nên, nhìn đời từ nhiều góc

độ, nhiều chiều, nhà thơ lại càng thêm đau đớn, xót xa trước những thói xấu của đời cứ bày ra trước mắt...

Có một nỗi đau đời mà ông cố giấu nhưng không giấu nổi bởi cuối

đời ông đã lộn trái cuộc đời mình, đã thành thật đến tận cùng để đám hậu sinh có thể đồng cảm với ông: lật trái trang thơ, may ra anh đọc được trên kia đời tôi một ít.

2.2.1.2. Từ nhận thức về quá khứ, hiện tại đến nhận thức về xã hội, cuộc sống

Trong hành trình tự vấn trong thơ, có một điều chúng ta rất dễ dàng nhận thấy, mặc dù đứng trên mảnh đất hiện tại, dường như những ám ảnh về quá khứ vẫn luôn đeo bám Chế Lan Viên. Quá khứ là khoảng thời gian những ngày đầu sự nghiệp thơ của ông:

Tôi đi ngược con sông thời gian đã mất Tìm lại cái tài năng đắm chìm thời 16 tuổi Con sông xưa, nay đã cạn dòng trơ cát sỏi Nhưng đời đã cho tôi cái gì không sánh nổi Cái cuộc đời là bể cứ gì sông

Trong ấy tôi tìm cả kho vàng thiên hà đắm

(Sông thời gian)

Ông thường xuyên nhìn lại quá khứ của mình: Suốt một đời ăn hạt gạo nhân dân Lần thứ nhất nhà văn đi học cấy

Bỗng hối tiếc nghìn câu thơ nước chảy Chửa vì người bằng một bữa cơm ăn

(Đi thực tế, 67)

Ngay cả những dòng thơ cuối đời mình, Chế Lan Viên vẫn không nguôi day dứt:

Mẹ già chạy gạo nuôi anh từng ngày, từng buổi Một tháng bao lần ngô ghế theo khoai

Thế mà anh đi tìm nắm cỏ tiên để hái Mẹ cần ăn, anh cho nắm cỏ hái trên trời.

(Hái trên trời, 84)

Nếu như ở Điêu tàn, nhà thơ tìm về quá khứ vì muốn thoát li thực tại, muốn triệt để phủ nhận hiện tại thì ở Di cảo, tìm về quá khứ để nhà thơ nhìn nhận lại nó bằng con mắt từng trải, để khẳng định giá trị của nó đối với cuộc sống hiện thời. Cảm xúc của Chế Lan Viên về thời gian sốnglà định hướng lớn nhất cuốn hút tư duy thơ của ông trong những năm cuối

đời (58, 169).

Còn hiện tại? Đó là khoảng thời gian cuối cùng của cuộc đời, là khoảng thời gian chờ đợi để theo sát cuộc hành trình đi về cõi hư vô. Trước sự đe dọa của cái chết, hướng về tương lai, Chế Lan Viên để cho thơ mình đắm sâu trong cõi vô hình:

Anh đi khắp các phòng tìm cái bóng của mình Vang không có đã đành, bóng cũng không có nữa Chỉ có bóng đêm, bóng đen, bóng đêm, bóng đen Cũng bởi vì đây là đất chết, đây là lãng quên.

(Ngôi đền lãng quên)

Có lẽ, nghệ sĩ là người nhạy cảm nhất với vấn đề sống chết, tồn tại hay không tồn tại. Họ luôn có những dự cảm và trăn trở về cuộc đời, số phận, đặc biệt là số phận của chính bản thân mình. Trong văn học Việt Nam, tính đến nay đã có không biết bao nhiêu nhà thơ đã từng chiêm nghiệm, suy tư về cái chết. Có những người, sự sống- chết là vấn đề lớn lao của cuộc đời, là sự giằng co của số phận. Và những trăn trở ấy đã đeo bám, giằng co trong những sáng tác của họ (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du). Thế hệ những nhà thơ thời trước coi cái chết là sự nghiệt ngã của số phận, ít ai nhìn sự sống và cái chết bằng đôi mắt trầm tĩnh mà vẫn đầy phán xét, tìm tòi và khám phá, nhận thức với suy tư mẫn cảm vừa mang những nét riêng rẽ lại vừa hướng tới cả một thế hệ, một cộng đồng. Phải sang đến thế kỉ XX, thế kỉ của những vần thơ, những nhà thơ hiện đại, mới xuất hiện một con người với những vần thơ đầy ắp những ám ảnh dai dẳng về cả sự sống và cái chết: nhà thơ Chế Lan Viên.

Chế Lan Viên đã đi qua những giai đoạn biến động nhất của một thế kỉ biến động nhất trong lịch sử- thế kỉ XX. Cũng như bao nghệ sĩ khác, Chế Lan Viên hào hứng nhập cuộc với cuộc đời, với cách mạng bằng tất cả lòng nhiệt tình, sự hăng say cùng tài năng, nghị lực của mình. Cách mạng thành công, ước mơ đã thỏa thì những con người dễ dãi sẽ có sự bằng lòng với cuộc sống, còn Chế Lan Viên lại tiếp tục suy ngẫm, trăn trở trước cuộc

đời. Triết nhân nửa mùa không quên bỏ qua vấn đề trọng đại của đời người: sự sống và cái chết.

Ngẫm đến cái chết, với Chế Lan Viên đó không chỉ là những suy ngẫm nhất thời, thoảng qua trong phút chốc, dường như ông đã dành cả cuộc đời để trăn trở về nó. Theo dọc đường thơ Chế Lan Viên, chúng ta sẽ nhận thấy lúc nào cũng có hình bóng của cái chết. Nhưng tất nhiên, ở mỗi giai đoạn nó có những sắc màu, cung bậc khác nhau.

Ngay từ thời Điêu tàn, chàng thanh niên trẻ đã đắm chìm trong một thế giới thê lương với những bóng tối, hầm mộ, máu huyết... Mới 16, 17 tuổi, nhà thơ đã xuất hiện như một niềm kinh dị trong câi Điêu tàn. Người ta thấy ngỡ ngàng trước một tâm hồn quá nhạy cảm, đầy tiếc nuối trước hình ảnh về một thời quá vãng của một dân tộc đã diệt vong. Chế Lan Viên đắm chìm trong nghĩa địa hoang tàn. Cái thế giới lạ lùng và rùng rợn ấy đeo bám lấy nhà thơ. Ông không có cách nào mà thoát ra được. Càng chạy trốn, ông lại càng đi sâu hơn vào thế giới ma quái. Không chỉ thấy một cái chết mà Chế Lan Viên chứng kiến hẳn một cõi chết đang bủa vây xung quanh:

Có tìm chàng những chiều không tiếng gọi Của người mi thi thể rữa tan rồi

Có tượng lại mảnh hồn mi đau khổ


Đang lạc loài trong cõi chết xa xôi


(Cái sọ người)

Cái sọ người và thi thể ấy chết rồi mà vẫn không được yên, trở thành những linh hồn đau khổ, lạc loài. Chết trong thơ ông chưa phải là điều đáng sợ nhất, đó mới chỉ là sự bắt đầu của điều kinh hãi trong cảnh sọ muôn người lần lượt đuổi nhau rơi. Cả tuổi trẻ của Chế Lan Viên ngập trong thế giới ấy mà không hề tỉnh dậy. Phần cái Tôi cũng tan vào cái thế giới vô hình tăm tối và cái thế giới vô hình ấy luôn hiện lên trong những trang thơ thời kì này. Thoát li vào thơ và làm cho thơ thoát li hiện thực. Đó là đặc điểm cốt lõi của phong trào Thơ mới nói chung và Chế Lan Viên nói riêng.

Sau này nhìn lại nhà thơ lí giải về sự rùng rợn ghê người của một thời dĩ vãng:

Khi đã buồn hiện tại Thì quay về tháp xưa.

Cả một thế hệ, một dân tộc đau buồn, không chấp nhận thực tại cay

đắng nên phải đi tìm chốn để nương thân. Nhưng cái thời ảm đạm ấy dẫu qua

đi nhưng vẫn để lại cho nhà thơ một câu hỏi ai oán mà nhà thơ vẫn luôn ráo riết đi tìm lời giải đáp: Ai bảo giùm ta có có ta không?

Câu thơ cho ta thấy nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của một con người luôn khao khát thấu hiểu mọi lẽ, mà trước hết là thấu hiểu chính bản thân mình, thấu hiểu được sự tồn tại hay không tồn tại của con người mình. Và còn bao nhiêu những câu thơ khác nữa đủ chứng tỏ một hồn thơ Chế Lan Viên sớm tự mình lí giải những vấn đề về triết lí nhân sinh, về lẽ sống - chết ở đời.

Giai đoạn mới của lịch sử cũng là bước ngoặt của biết bao cuộc đời thi sĩ, của biết bao trang thơ trong đó có thơ Chế Lan Viên. Sau cách mạng, Chế Lan Viên có sự thay đổi hẳn trong quan niệm về cái chết. Cách mạng thành công , bóng đen u ám trong tâm hồn nhà thơ đã được quét sạch. Và phạm trù cái chết, thay vì những hình ảnh của một cõi âm hồn thê lương rùng rợn, giờ

đây đã trở thành những hình ảnh tươi vui của cuộc đời mới. Đã xa rồi cái thời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2023