Giai Đoạn Hoàn Thiện Kinh Tế Chính Trị Marx (1867 - 1895)

Trong chương “ Tiền tệ hay lưu thông giản đơn” đã vạch ra bản chất của tiền tệ, năm chức năng của tiền tệ và phê phán các quan điểm tư sản về tiền. Những vấn đề này được trình bày một cách xuất sắc trong quyển I bộ Tư bản.

Sau một thời kỳ gián đoạn, năm 1961, K. Marx lại tiếp tục công cuộc nghiên cứu lý luận kinh tế. Từ tháng 8 năm 1861 đến tháng 7 năm 1863, ông hoàn thành một bản thảo lớn : “Phê phán kinh tế chính trị học”. Tác phẩm được viết ở hai ba quyển vở, 1472 trang. Nó có thể được coi là bản thảo lần thứ 2 của bộ Tư bản. Hầu hết những vấn đề viết lên trong bản thảo này sau này được đưa vào bộ Tư bản. Khi viết bản thảo này lần thứ 2, K. Marx đã có ý định đặt tên cho tác phẩm của mình là Tư bản

Bản thảo lần thứ 3 của Tư bản được viết 1864 - 1865, K. Marx thay đổi cơ cấu của tác phẩm và dự kiến viết bộ Tư bản thành 4 quyển sách:

Quyển I: Quá trình sản xuất tư bản Quyển II:Quá trình lưu thông tư bản

Quyển III: Các hình thái và loại hình của toàn bộ quá trình nói chung

Quyển IV: Phê phán lịch sử lý luận giá trị thặng dư.Đến 1865, bản thảo hoàn chỉnh của 3 quyển đầu đã viết xong, chỉ có bản thảo quyển thứ 4 đang ở giai đoạn tài liệu ban đầu.

Năm 1967, quyển I bộ tư bản được xuất bản bằng tiếng Đức. Lúc đó chỉ in 1000 bản. Do sức thuyết phục lớn, nên nó được in rộng rãi. Trong khoảng thời gian K. Marx còn sống , nó được xuất bản 138 lần, bằng 14 thứ tiếng và khối lượng 5 - 6 triệu cuốn.

- Nội dung cơ bản của quyển I Bộ Tư bản: Nội dung quá trình sản xuất tư bản Nội dung quá trình sản xuất tư bản ra đời đã đánh dấu là bước ngoặt thực sự

trong khoa học kinh tế. F. Engels trong bài bình luận viết cho tờ “Zukunft” đã viết: “Đặc điểm của những sự nghiên cứu chứa đựng trong tác phẩm ấy là có tính chính xác khoa học hết sức lớn”.

Karl Marx trình bày nội dung cơ bản của 4 học thuyết quan trọng: học thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết tiền công, học thuyết tích lũy và tích lũy nguyên thủy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Các học thuyết này được trình bày trên cơ sở các phát kiến mang tính cách mạng của Karl Marx trình bày rải rác ở những tác phẩm trước đó, nhưng trong bộ Tư bản, chúng được trình bày đầy đủ hơn và có hệ thống hơn.

Trước hết, là bước ngoặt về phương pháp luận. Nếu các nhà kinh tế trước Karl Marx nhìn nhận, phân tích các vấn đề kinh tế với cái nhìn trực quan, duy vật siêu hình, duy vật không triệt để, thì Karl Marx đã cao hơn một bước, áp dụng triệt để các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học trong việc nghiên cứu kinh tế. Karl Marx đã viết “Khi phân tích các hình thái kinh tế người ta không thể dùng kính hiển vi hay

Lịch sử các học thuyết kinh tế - 12

những chất phản ứng hóa học được. Sức trừu tượng hóa phải thay thể cho cả hai cái đó”.

Đồng thời với bước ngoặt về phương pháp luận là nhận thức mới về đối tượng và nhiệm vụ của kinh tế chính trị. Khác với các nhà kinh tế trước mình, Karl Marx đặt sự phân tích quan hệ sản xuất lên hàng đầu. Ông coi trọng việc phân tích bản chất các quan hệ sản xuất cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, coi chủ nghĩa tư bản như là một hình thái kinh tế xã hội nhất định trong lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong. Trên cơ sở đó, ông đã lột tả các quan hệ xã hội trong các phạm trù kinh tế.

Để có thể hiểu hết được bản chất của giá trị thặng dư, trước hết phải hiểu đầy đủ về giá trị. Do đó, Karl Marx đã tiến hành phân tích sâu sắc tính chất hai mặt của hàng hóa và của lao động sản xuất hàng hóa, phân tích các hình thái của giá trị. Và trên cơ sở đó, trình bày học thuyết hoàn chỉnh đầu tiên về tiền tệ.

Học thuyết giá trị đã được trình bày đã hoàn thiện hơn trong “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” năm 1859.

Karl Marx đã hơn hẳn những người đi trước là đã mô tả và lý giải được tiến trình hiện thực của quá trình hình thành giá trị thặng dư trên cơ sở xác định được việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Đặc biệt trong khi phân tích sự sản xuất giá trị thặng dư cân đối, Karl Marx đã nghiên cứu ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp. Đó là: Hiệp tác đơn giản; Công trường thủ công; Máy móc và Đại công nghiệp.

Xuất phát từ lý luận giá trị thặng dư, Karl Marx đã phát triển học thuyết đầu tiên hợp lý về tiền công. Trước Karl Marx các nhà kinh tế tư sản cũng đã bàn nhiều về tiền công. Song ở họ, tiền công là giá cả của lao động và chỉ giới hạn ở những tư liệu sinh hoạt tối thiểu cần thiết về mặt sinh lý.

Karl Marx đã nghiên cứu quá trình tích lũy tư bản, nghiên cứu sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản.

Karl Marx đã giải thích quá trình sản xuất giá trị thặng dư, những hình thức bóc lột tư bản chủ nghĩa và các giai đoạn phát triển của sản xuất giá trị thặng dư. Ở đây, Karl Marx chưa phân tích sự vận động của tư bản và quá trình thực hiện giá trị thặng dư. Những vấn đề này được trình bày ở quá trình lưu thông của tư bản.

Quyển I của “ Bộ tư bản” ra đời được đánh giá như là “Tiếng sét nổ giữa bầu trời quang đãng của chủ nghĩa tư bản”. Trong quyển I bộ tư bản, K. Marx đã trình bày ba học thuyết kinh tế quan trọng nhất là giá trị lao động, giá trị thặng dư, tích lũy tư bản. Ở đây học thuyết về giá trị - lao động được trình bày như là cơ sở của tất cả các học thuyết kinh tế của K. Marx. Học thuyết về giá trị thặng dư của K. Marx đã được coi là “ Viên đá tảng” của học thuyết kinh tế Macxit. Và nhờ có học thuyết này mà

toàn bộ bí mật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã được vạch trần và nó trở thành 1 trong 2 căn cứ để biến CNXH không tưởng thành CNXH khoa học. Đó cũng là công lao to lớn của K. Marx trong giai đoạn lịch sử kinh tế chính trị.

- Nội dung quyển II bộ Tư bản: nghiên cứu quá trình lưu thông của tư bản

F. Engels đã nhận xét: “Nó chứa đựng hầu như toàn bộ là những công trình nghiên cứu khoa học đặc biệt chặt chẽ, rất tinh tế về các quá trình diễn ra trong bản thân giai cấp các nhà tư bản”.

Đối tượng nghiên cứu của nó là quá trình lưu thông của tư bản.

Khác với lưu thông đã được nói ở trên là lưu thông hàng hóa đơn giản, trong quyển II, Karl Marx đã nâng trình độ phân tích về lưu thông lên một bước: Phân tích lưu thông của tư bản là quá trình thực hiện giá trị thặng dư, thực hiện sản phẩm, quá trình tái sản xuất trên quy mô toàn xã hội tư bản. Điều đó, khẳng định thêm cuộc cách mạng Karl Marx đã làm trong lịch sử của kinh tế chính trị.

Karl Marx cũng đã nghiên cứu về chu chuyển của tư bản thông qua quan niệm: “Tuần hoàn của tư bản, khi được coi là một quá trình định kỳ, chứ không phải là một hành vi cá biệt thì gọi là vòng chu chuyển của tư bản. Thời gian của vòng chu chuyển ấy được quyết định bởi tổng số thời gian sản xuất và thời gian lưu thông cộng lại.

Karl Marx nghiên cứu tái sản xuất và lưu thông của tổng tư bản xã hội.

Karl Marx đã phân tích tái sản xuất đơn giản và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội. Đưa ra sơ đồ về sự phân bố sản phẩm hàng năm của xã hội. Lý luận tái sản xuất của Karl Marx dựa trên hai nguyên lý: 1) Giá trị của sản phẩm xã hội gồm 3 bộ phận: c: tư bản bất biến, v: tư bản khả biến, m: giá trị thặng dư; 2) Phân chia nền sản xuất xã hội thành 2 khu vực: Sản xuất tư liệu sản xuất (I) và sản xuất vật phẩm tiêu dùng (II). Đặc biệt ông đã nghiên cứu quá trình thực hiện sản phẩm xã hội cả về mặt hiện vật và giá trị.

- Quyển III bộ Tư bản có nội dung cơ bản là nghiên cứu toàn bộ quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa

Đối tượng nghiên cứu của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là tìm ra và mô tả được những hình thái cụ thể nảy sinh từ quá trình vận động của tư bản được xét với một tư cách là một chỉnh thể. Chính dưới những hình thái cụ thể ấy mà các tư bản đã đối diện với nhau trong sự vận động hiện thực của chúng, còn hình thái của tư bản trong quá trình sản xuất trực tiếp, cũng như hình thái của nó trong quá trình lưu thông, thì chỉ là những giai đoạn cá biệt nếu đem so sánh với những hình thái cụ thể đó. Vậy những biến thể của tư bản như chúng tôi trình bày muốn tiến gần đến cái hình thái mà chúng thể hiện ra ở bề mặt của xã hội, trong sự tác động qua lại giữa các tư bản khác nhau, trong sư cạnh tranh và trong ý thức thông thường của bản thân những nhân viên sản xuất.

Karl Marx cũng đã nghiên cứu sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành lợi nhuận và tỷ xuất giá trị thặng dư thành tỷ xuất lợi nhuận.

Karl Marx phân tích phạm trù chi phí sản xuất,chỉ ra chi phí sản xuất của hàng hóa là phần giá trị của hàng hóa bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được sử dụng - chỉ hoàn lại số chi phí mà nhà tư bản đã bỏ ra để sản xuất hàng hóa. Chi phí mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa được đo bằng chi phí về tư bản, còn chi phí thực tế của nó được đo bằng chi phí về lao động. Do đó, về mặt số lượng chi phí tư bản chủ nghĩa của hàng hóa nhỏ hơn giá trị của nó hay chi phí sản xuất thực tế của nó.

Giá trị của hàng hóa sản xuất theo kiểu tư bản chủ nghĩa được biểu diễn bằng công thức

W = c + v + m.

Nếu dùng k về chỉ chi phí sản xuất thì công thức tren chuyển hóa thành

W = k + m.

Hay giá trị của hàng hóa bằng chi phí sản xuất cộng với giá trị thặng dư.

Trên cơ sở nghiên cứu về chi phí sản xuất, Karl Marx là người đầu tiên tìm ra bản chất kinh tế của chi phí sản xuất và đưa ra khái niệm lợi nhuận. Ông cho rằng: “Giá trị thặng dư được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận”. Nếu gọi lợi nhuận là P thì công thức W = c + v + m = k

+ m sẽ chuyển thành W = k + p

6.2.3. Giai đoạn hoàn thiện kinh tế chính trị Marx (1867 - 1895)

Đặc điểm chung của tác phẩm của Marx và Engels trong giai đoạn này là các vấn đề chung và các dự án về mô hình của xã hội cộng sản. Những vấn đề trên được trình bày trong các tác phẩm: “Phê phán cương lĩnh Gôta”, “Chống Đuyrinh”, “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước”.

Sau khi K. Marx mất, Engels đã có công lao to lớn trong việc hoàn chỉnh và xuất bản bộ “Tư bản”. Cũng trong thời gian này, Engels đã viết nhiều bài báo giới thiệu bộ “Tư bản”.

6.3. Những đóng góp chủ yếu của Marx và Engels trong kinh tế chính trị học

6.3.1. Marx đưa ra quan niệm mới về đối tượng và phương pháp của kinh tế chính trị

Lần đầu tiên, K. Marx tiến hành phân tích tổng thể các quy luật kinh tế của CNTB. Trên cơ sở đó, K. Marx đã vạch ra các quy luật kinh tế chung, quy luật kinh tế đặc thù và đặc biệt chỉ ra quy luật của CNTB, đó là quy luật giá trị thặng dư.

Về phương pháp luận, C.Mác sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và trừu tượng hóa khoa học để phân tích các quy luật vận động của nền sản xuất TBCN. Mác đã coi sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, chỉ rò tính chất tạm thời của phương thức sản xuất TBCN.

6.3.2. Marx đưa ra các quan điểm lịch sử về sự phát triển kinh tế vào việc phân tích các phạm trù, các quy luật kinh tế

Các nhà kinh tế học tư sản coi các phạm trù kinh tế tồn tại bên cạnh nhau, không có sự phát triển và chuyển hóa từ phạm trù kinh tế này sang phạm trù kinh tế khác. Họ đồng nhất các quy luật kinh tế của CNTB với các quy luật tự nhiên và do đó các chủ nghĩa tư bản tồn tại vĩnh viễn...Trái lại, K. Marx đã vạch rò ra các phạm trù kinh tế không phải lúc nào cũng tồn tại song song với nhau, mà còn có sự phát triển, chuyển hóa từ hình thái này sang hình thái khác. Chẳng hạn, các hình thái phát triển của giá trị không những chỉ là các hình thái khác nhau, mà còn phản ánh trình độ phát triển khác nhau của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Quá trình đó, K. Marx khẳng định tiền tệ ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài, của sản xuất và trao đổi hàng hóa.

6.3.3. Dựa trên quan điểm lịch sử, Marx thực hiện một cuộc cách mạng về học thuyết giá trị - lao động

K. Marx đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Trong quá trình sản xuất, lao động cụ thể bảo tồn và di chuyển giá trị của TLSX (c)sang sản phẩm mới còn lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới (v+m)và toàn bộ giá trị của hàng hóa(c+v+m). Mác không chỉ làm rò thực thể của giá trị, ông còn là người đầu tiên phân tích sự phát triển của các hình thái giá trị, bản chất và chức năng của tiền tệ.

Đề tìm hiêu nguồn gốc và bản chất của tiền, Marx cho rằng phải phân tích từ các hình thái giá trị:

Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị

20 vuông vải = 1 cái áo

hoặc hàng hóa A = 5 hàng hóa B

- Giá trị của hàng hóa A được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng hóa B, còn hàng hóa B dùng làm hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa A. Hàng hóa A ở vào hình thái giá trị tương đối.

- Hàng hóa B: mà giá trị sử dụng của nó biểu hiện giá trị của hàng hóa khác (A) thì ở vào hình thái ngang giá.

- Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên là mầm mống phôi thai của hình thái tiền;

- Hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá là hình thái phôi thai của tiền tệ.

- Hình thái giản đơn xuất hiện vào cuối xã hội cộng sản nguyên thủy. Trao đổi mang tính ngẫu nhiên và trực tiếp.

Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị

Thí dụ: 20 vuông vải = 1 cái áo

= 10 đấu chè

= 40 đấu cà phê

= 0,2 gam vàng

Ở đây giá trị của 1 hàng hóa được biểu hiện ở giá trị sử dụng của nhiều hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung. Tỷ lệ trao đổi đã cố định hơn, tuy vậy vẫn là trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng.

Hình thái chung của giá trị

1 cái áo =

10 đấu chè =

40 đấu cà phê = 0,2 gam vàng =

20 vuông vải

Ở đây giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở GTSD của một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung.

Hình thái tiền

Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển cao hơn, đặc biệt là khi nó được mở rộng giữa các vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống nhất thì vật ngang giá chung được cố định ở một hàng hóa đặc biệt, khi đó xuất hiện hình thái tiền.

1 cái áo =

10 đấu chè = 40 đấu cà phê = 20 vuông vải =


0,2 gam vàng

Ở đây, giá trị của tất cả mọi hàng hoá đều được biểu hiện ở giá trị sử dụng của một hàng hoá đóng vai trò tiền tệ.

- Khi bạc và vàng cùng làm chức năng tiền tệ thì chế độ tiền tệ gọi là chế độ song bản vị.

- Khi chỉ còn vàng độc chiếm vị trí tiền tệ thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ bản vị vàng.

Tại sao vàng và bạc, đặc biệt là vàng có được vai trò tiền tệ như vậy?

+ Thứ nhất, nó cũng là một hàng hoá, có thể mang trao đổi với các hàng hoá

khác.

+ Thứ hai, nó có những ưu thế (từ thuộc tính tự nhiên) như: thuần nhất, dễ

chia nhỏ, không mòn gỉ...

Từ phân tích các hình thái giá trị Mark kết luận:

- Nguồn gốc của tiền:Tiền ra đời trong quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa.

- Bản chất của tiền: là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung, là sự thể hiện chung của giá trị và thể hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.

Tiền: loại hàng hóa đặc biệt mà hình thái tự nhiên của nó dần gắn liền với hình thái ngang giá trong xã hội, sẽ trở thành hàng hóa - tiền, hay làm chức năng là tiền, chức năng xã hội riêng biệt của nó và do đó, độc quyền xã hội của nó là đóng vai trò vật ngang giá phổ biến trong giới hàng hóa”. C. Mác (Tư bản, quyển I, tập 1, tr 135 - 136).

Mác đã trình bày 5 chức năng chủ yếu của tiền như sau:

Thước đo giá trị

- Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hoá khác.

- Để thực hiện được chức năng này có thể chỉ cần một lượng tiền tưởng tượng, không cần thiết phải có tiền mặt.

- Giá trị hàng hóa biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa.

- Đơn vị đo lường tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó gọi là tiêu chuẩn giá cả.

Phương tiện lưu thông

- Tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá

+ Khi tiền chưa xuất hiện: trao đổi trực tiếp HH

+ Khi tiền xuất hiện: quá trình trao đổi có tiền làm trung gian HTH

- Khi tiền làm phương tiện lưu thông đòi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế (vàng thoi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy, tiền tín dụng...) .

- Các loại tiền:

+ Với chức năng là phương tiện lưu thông, lúc đầu tiền xuất hiện trực tiếp dưới hình thức vàng thoi, bạc nén.

+ Tiền đúc: là khối kim loại đúc có hình thức, trọng lượng và giá trị nhất định và được dùng làm phương tiện lưu thông.

+ Tiền giấy: là dấu hiệu của tiền tệ buộc phải thừa nhận và do nhà nước phát hành ra.

Phương tiện cất giữ

- Tiền được rút khỏi lưu thông và cất giữ lại để khi cần thì đem ra mua hàng.

- Các hình thức cất trữ:

+ Cất giấu.

+ Gửi ngân hàng.

- Chỉ có tiền vàng, tiền bạc, các của cải bằng vàng bạc có giá trị mới thực hiện được chức năng này.

Phương tiện thanh toán

- Kinh tế hàng hoá phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc mua bán chịu:

- Tiền làm chức năng phương tiện thanh toán tức nó được dùng để chi trả sau khi công việc đã hoàn thành như:

+ trả tiền mua hàng chịu;

+ trả nợ;

+ nộp thuế...

- Khi tiền làm chức năng phương tiện thanh toán xuất hiện một loại tiền mới: tiền tín dụng, hình thức chủ yếu của tiền tín dụng là giấy bạc ngân hàng. Tiền tín dụng phát hành từ chức năng phương tiện thanh toán của tiền. Mặt khác tiền tín dụng phát triển thì chức năng phương tiện thanh toán của tiền càng mở rộng và các hình thức của tiền càng phát triển. Ví dụ hiện nay trên thế giới xuất hiện tiền điện tử...

Tiền tệ thế giới

Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia và hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước thì chức năng tiền tệ thế giới ra đời.

- Thực hiện chức năng này tiền làm nhiệm vụ:

+ Phương tiện lưu thông, mua bán hàng hóa;

+ Phương tiện thanh toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương, tín dụng, tài chính;

+ Di chuyển của cải từ nước này sang nước khác.

- Làm chức năng tiền tệ thế giới thì phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.

Trên cơ sở lý luận giá trị, Mác đã giải quyết một cách có hệ thống các phạm trù logíc khác.

6.3.4. Công lao to lớn của Marx là xây dựng học thuyết giá trị thặng dư. Đây là hòn đá tảng của chủ nghĩa Marx

K. Marx đã vạch rò nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư, đó là bộ phận lao động không được trả công được người công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm lấy, Lenin cho rằng học thuyết giá trị thặng dư là “hòn đá tảng” của học thuyết kinh tế của Mác.

Ví dụ về quá trình sản xuất giá trị thặng dư

+ Đặc điểm của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa

- Người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản.

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí