Tình Hình Mua Hàng Của Công Ty Theo Phương Thức Kinh Doanh


đồng; nhưng đã tăng liền hai năm liên tiếp với tỷ lệ lớn, lần lượt là 41.83% trong năm 2019 và 20.09% trong năm 2020. Chính nhờ đặc tính dễ dùng, thân thiện với người sử dụng và việc buôn bán gặp ít khó khăn hơn mặt hàng có điều kiện ở nhóm kháng sinh hay thần kinh nên trong năm 2020, nhóm Tiêu hóa đã chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là 22.6% trên tổng trị giá hàng mua vào. Ban giám đốc công ty nhìn thấy tiềm năng phát triển nên đã đầu tư thời gian nghiên cứu và tung ra thị trường nhiều sản phẩm chất lượng cao, đạt nhiều giải thưởng trong nước như Hà Thủ Ô, Nacu Best, Tristop,...

Nhóm hàng Thần kinh chứng kiến sự tụt giảm trong tỷ trọng mua hàng của công ty. Từ năm 2018-2020, tỷ trọng nhóm này giảm từ 26.5% xuống còn 20.4%. Mặc dù trong năm 2019, trị giá hàng mua nhóm Thần kinh có tăng 2,043 triệu đồng so với 2018 tương ứng tỷ lệ 19.12% nhưng đến năm 2020 ngay lập tức tụt xuống còn 11,906 triệu đồng, tỷ lệ giảm 6.49%. Lí do là bởi sự ràng buộc trong các điều kiện kinh doanh của nhóm hàng này. Các sở ban ngành liên quan kiểm soát rất chặt khâu đầu vào cũng như đầu ra của nhóm hàng Thần kinh nên mặc dù nhu cầu của thị trường là lớn song việc kinh doanh cũng bị ảnh hưởng. Chưa kể công ty gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ trên thị trường,. Để cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn đã có tên tuổi và thương hiệu trên thị trường như Traphaco, Dược Hà Tây,... là vô cùng khó khăn.

Tương tự như nhóm Tiêu hóa, các sản phẩm dành riêng cho trẻ em cũng là một thị trường đầy tiềm năng khi mà đời sống người dân tăng cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho con trẻ ngày một đắt đỏ. Nắm bắt được nhu cầu này, ban lãnh đạo công ty cũng cho nghiên cứu và tung ra thị trường các sản phẩm mới cho trẻ em như Baby Drop tăng canxi cho trẻ, Siro BEGROW giúp trẻ ăn ngon và cao lớn mỗi ngày, hay sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bé Bio Sacacilus lọt Top 100 sản phẩm tốt nhất cho trẻ em năm 2018,... Tuy


nhiên sản lượng hàng bán ra vẫn chưa được như kì vọng nên dù giá trị mua vào năm 2019 tăng 633 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 13.9% so với năm 2018 thì đến cuối năm 2020, con số này giảm 814 triệu tương ứng tỷ lệ giảm 15.68%. Nguyên nhân vẫn là bởi sự cạnh tranh đến từ các đối thủ cũ và mới trên thị trường. Không chỉ các doanh nghiệp trong ngành dược phẩm trong nước sản xuất và tiêu thụ, nhóm hàng cho trẻ em nhập khẩu từ các quốc gia phát triển còn được ưa chuộng hơn. Chính vì thế thị phần của công ty trên thị trường bị ảnh hưởng rất nhiều.

Một giải pháp được công ty đưa ra nhằm tăng giá trị cho sản phẩm Hưng Việt để vừa cạnh tranh, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm đó là nhập khẩu các nguyên liệu chính làm thuốc rồi thuê gia công sản xuất và bán thành phẩm. Đây là lí do chính khiến cho trị giá nhập mua nhóm Nguyên liệu tăng trưởng trong 3 năm liên tiếp. Mặc dù hầu như chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong các nhóm hàng, song tỷ lệ tăng trưởng của nhóm hàng này tương đối cao, tăng 38.75% trong năm 2019 tương ứng 1,297 triệu đồng và tăng 21.88% tương ứng 1,016 triệu đồng ở năm 2020. Các nguyên liệu chính được nhập khẩu chủ yếu như Silymarin, Nano Curcumin,...

Qua phân tích tình hình mua hàng theo các nhóm hàng chủ yếu của công ty cổ phần thương mại và dược phẩm Hưng Việt, ta thấy có sự phân chia về lượng hàng nhập mua chứ không dàn trải ở tất cả các nhóm hàng. Điều này cho thấy công ty đang tập trung hóa phát triển các sản phẩm thế mạnh của mình, tránh đầu tư dàn trải. Có nhóm hàng tăng trưởng đều song cũng có nhóm hàng do ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau bị biến động theo thời gian và có xu hướng giảm.

2.2.2 Tình hình mua hàng của công ty theo nguồn hàng

41


BẢNG 2.3 KẾT QUẢ MUA HÀNG THEO NGUỒN HÀNG

Đơn vị : 1000đ



Chỉ tiêu

2018

2019

2020

2019/2018

2020/2019


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Tỷ lệ

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Tỷ lệ

(%)

1. Mua trong nước

34,486,979

85.5

48,198,943

88.2

50,603,505

86.7

13,711,964

2.7

39.76

2,404,562

-1.5

4.99

KV Nội Thành

3,630,208

9.0

5,191,496

9.5

5,953,354

10.2

1,561,288

0.5

43.01

761,857

0.7

14.68

KV Bắc Ninh

5,889,005

14.6

8,524,983

15.6

8,288,002

14.2

2,635,979

1

44.76

(236,981)

-1.4

-2.78

KV Hải Dương

5,001,620

12.4

7,923,863

14.5

8,579,833

14.7

2,922,242

2.1

58.43

655,971

0.2

8.28

KV Bắc Giang

3,186,516

7.9

4,590,376

8.4

4,494,198

7.7

1,403,859

0.5

44.06

(96,177)

-0.7

-2.10

KV Hà Nam

5,404,977

13.4

6,284,443

11.5

7,179,044

12.3

879,466

-1.9

16.27

894,601

0.8

14.24

KV Vĩnh Phúc

3,267,187

8.1

4,317,139

7.9

5,194,593

8.9

1,049,951

-0.2

32.14

877,454

1

20.32

KV Hòa Bình

5,082,292

12.6

7,049,505

12.9

7,879,439

13.5

1,967,214

0.3

38.71

829,933

0.6

11.77

KV Khác

3,025,174

7.5

4,317,139

7.9

3,035,043

5.2

1,291,965

0.4

42.71

(1,282,096)

-2.7

-29.70

2. Mua nhập khẩu

5,848,669

14.5

6,448,385

11.8

7,762,707

13.3

599,716

-2.7

10.25

1,314,322

1.5

20.38

Trung Quốc

4,759,606

11.8

5,628,675

10.3

6,303,551

10.8

869,068

-1.5

18.26

674,876

0.5

11.99

Ấn Độ

564,699

1.4

491,826

0.9

1,225,690

2.1

(72,873)

-0.5

-12.90

733,865

1.2

149.21

Nước khác

524,363

1.3

327,884

0.6

233,465

0.4

(196,479)

-0.7

-37.47

(94,419)

-0.2

-28.80

Tổng

40,335,648

100

54,647,328

100

58,366,212

100

14,311,680

0

35.48

3,718,884

0

6.81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Quản trị mua hàng tại công ty cổ phần thương mại và dược phẩm Hưng Việt - 7

(Nguồn: Phòng TC-KT)


Các công ty kinh doanh thương mại thường chọn cách mua hàng ở nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên công việc ấy đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích thực trạng mua hàng theo từng nguồn nhập để thấy rõ sự biến động tăng giảm, thay đổi trong tỷ trọng để đưa ra các giải pháp tháo gỡ tồn tại.

Do nhu cầu ngày càng lớn của thị trường tiêu thụ các mặt hàng thuốc, trong vài năm trở lại đây hàng loạt nhà máy sản xuất, công ty thương mại dược phẩm được hình thành và xây dựng xung quanh thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, nơi có giao thông thuận tiện. Trước thực trạng đó, công ty chủ động đa dạng hóa hơn nhà cung cấp của mình ra các tỉnh thành lân cận.

Dựa vào số liệu có được từ Bảng 2.3. Kết quả mua hàng theo nguồn hàng, có thể thấy doanh nghiệp chủ yếu tập trung mua hàng trong nước, nhập khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2018, tỷ trọng hàng mua trong nước chiếm 85.5% và tăng dần theo từng năm. Sang năm 2019, tỷ trọng này tăng 2.7% tương ứng trị giá 13,711 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 39.73%. Tuy rằng đến năm 2020 tỷ trọng mua hàng trong nước đã giảm đi 1.5% song trị giá hàng mua vẫn tăng thêm 2,404 triệu đồng.

Như đã nói ở trên, khu vực nội thành Hà Nội là trung tâm kinh tế, do vậy mà rất nhiều doanh nghiệp đã xây dựng cơ sở sản xuất, đặt văn phòng đại diện tại đây nhằm kinh doanh thuận tiện hơn. Do vậy mà việc mua hàng của Hưng Việt trong nội thành thủ đô cũng tăng dần theo từng năm. Tỷ trọng tăng từ 9% lên 10.2% giai đoạn 2018-2020 tương ứng mức tăng về giá trị hàng là 2,323 triệu đồng. Việc mua hàng ở các cơ sở ngay tại thủ đô sẽ giảm thiểu thời gian vận chuyển, hàng hóa được bảo quản tốt hơn cho bên mua hàng.

Hai khu vực đạt tỷ trọng mua hàng lớn nhất của công ty đó là Hải Dương và Bắc Ninh. Bởi vị trí giao thông thuận tiện, khoảng cách không quá xa trung tâm thành phố mà nơi đây luôn tập trung các nhà máy sản xuất, khu công


nghiệp lớn của miền Bắc. Năm 2018 tỷ trọng mua vào tại khu vực Hải Dương chỉ có 12.4%, sang 2019 tỷ trọng tăng thêm 2.1% tương ứng tỷ lệ tăng 58.43%. Đến năm 2020 tỷ trọng này tiếp tục tăng 0.2% tương tứng tỷ lệ tăng 8.28%, chiếm giá trị mua hàng lớn nhất (14.7%) trên tổng trị giá hàng mua vào của doanh nghiệp. Khu vực Bắc Ninh dù tỷ trọng mua hàng có lúc tăng, lúc giảm song vẫn duy trì với trị giá hàng mua cao. Năm 2019, giá trị hàng mua đạt 8,524 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 44.76% so với 2018. Sang năm 2020 tỷ trọng mua hàng giảm 1.4% tương ứng tỷ lệ giảm đi 2.78%. Tuy nhiên đây vẫn là mỏ vàng, quy tụ nhiều nhà máy sản xuất thuốc lớn cung ứng ra thị trường nói chung. Doanh nghiệp cần tiếp tục khai thác hiệu quả hơn ở cả hai khu vực này.

Các khu vực còn lại như Bắc Giang, Hà Nam, Vĩnh Phúc hay Hòa Bình chứng kiến mức tăng giảm tỷ trọng mua hàng qua các năm song không quá lớn; khu vực Hòa Bình có ít biến động nhất. Và hơn hết mặc dù tỷ trọng mua hàng giảm song doanh số mua hàng tăng đều theo các năm khiến cho tổng giá trị mua hàng toàn công ty cũng tăng trưởng từng năm.

Trị giá hàng mua nhập khẩu nhìn chung đang phát triển dần theo xu hướng chung của nền kinh tế. Thế giới hội nhập tạo điều kiện cho hàng hóa các nước giao thương với nhau. Để đảm bảo chất lượng hàng hóa và mở ra một hướng kinh doanh mới, công ty đã tăng cường mua hàng nhập khẩu theo thời gian. Trị giá mua hàng nhập khẩu trong năm 2019 tăng 599 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 10.25%. Đến năm 2020 chỉ số này tiếp tục tăng thêm 1,314 triệu đồng với tỷ lệ tăng trưởng 1.5%, đạt mức trên 7 tỷ đồng. Trung Quốc đang là thị trường chính của công ty do vị trí địa lí bên cạnh Việt Nam, đồng thời nổi tiếng với nhiều nhà máy sản xuất, cung ứng hàng hóa trên toàn thế giới. Tỷ trọng mua hàng ở đây luôn chiếm trên 10% tổng trị giá mua hàng nhập khẩu. Ngoài ra trong thời gian sắp tới, công ty cũng tìm hiểu liên hệ với


nhiều nhà cung cấp từ Ấn Độ để tìm kiếm nguồn hàng phong phú hơn mà giá cả lại cạnh tranh được các nhà cung cấp Trung Quốc.

Nhìn chung công ty vẫn có những bước đi thận trọng trong việc mở rộng danh sách các nhà cung cấp của mình nhằm mang lại sự ổn định trong kinh doanh. Tuy nhiên ban lãnh đạo công ty cũng cần có các biện pháp nghiên cứu mở rộng thị trường mua hàng nhằm đảm bảo nguồn cung đều đặn hơn và giảm thiểu rủi ro về biến động giá khi một thị trường bất ổn.

2.2.3 Tình hình mua hàng của công ty theo phương thức kinh doanh

45


BẢNG 2.4 KẾT QUẢ MUA HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC MUA

Đơn vị : 1000đ



Chỉ tiêu

2018

2019

2020

2019/2018

2020/2019


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Tỷ lệ

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Tỷ lệ

(%)

1. Mua vào

trực tiếp


9,962,905


24.7


12,241,001


22.5


11,556,509


19.83


2,278,096


(2.3)


22.87


(684,492)


(2.6)


-5.59

2. Mua qua

trung gian


30,372,742


75.3


42,406,326


77.6


46,809,702


80.20


12,033,584


2.3


39.62


4,403,376


2.6


10.38

3. Tổng giá trị

hàng mua vào


40,335,648


100.0


54,647,328


100


58,366,212


100


14,311,680


-


35.48


3,718,884


-


6.81

(Nguồn: Phòng TC-KT)


Căn cứ vào Bảng 2.4, ta thấy rằng lượng hàng mua vào trực tiếp từ các nhà máy, cơ sở sản xuất chiếm tỷ trọng rất nhỏ và ngày càng giảm dần. Trong khi ấy lượng hàng hóa doanh nghiệp mua qua các kênh trung gian thì chiếm tỷ trọng lớn trong tổng trị giá mua hàng và đang tăng lên từng năm. Cụ thể:

Tổng giá trị mua vào trực tiếp năm 2019 đạt 12,241,001 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 22.4% trên tổng giá trị hàng mua vào của toàn doanh nghiệp; tăng 2,278,096 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng 22.87% so với năm 2018. Năm 2020 doanh số mua vào trực tiếp giảm 684,492 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 5.59% nhưng tỷ trọng cũng giảm xuống 2.58% do tổng trị giá mua vào của năm 2020 tăng lên so với năm 2019 là 3,718,884 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 6.81%.

Tỷ trọng của hình thức mua qua trung gian lớn hơn nhiều so với mua vào trực tiếp. Năm 2018 đạt 30,372,742 nghin đồng chiếm tỷ trọng 75.3% trên tổng trị giá mua vào. Đến năm 2019 tỷ trọng này lên đến con số 42,406,326 nghìn đồng tương ứng với tỷ trọng 77.6%, tăng 12,033,584 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 39.62% so với năm 2018. Sang đến năm 2020, tỷ trọng mua qua trung gian là 80.2% , tăng so với năm 2019 là 4,403,376 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ tăng 10.38%.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng trong tỷ trọng mua hàng qua trung gian của nhà cung cấp và giảm tỷ trọng hàng nhập trực tiếp từ nhà máy, cơ sở sản xuất được lí giải bởi xu hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa ngày càng cao trong thời gian gần đây. Nếu trước đây các nhà sản xuất thường làm trọn gói từ khâu mua hàng, sản xuất đến tiêu thụ thì bây giờ xu hướng chỉ tập trung vào chuyên môn chính là sản xuất. Các khâu quảng bá, tiếp thị, bán hàng sẽ chuyển giao cho các bên đại lí hoặc kênh phân phối để làm trung gian tới khách hàng. Trong thời đại ngày nay, xuất hiện rất nhiều các công ty kinh doanh thương mại, mua đi bán lại đủ mọi mặt hàng với giá cả cạnh tranh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023