Nhiệm Vụ Hoàn Thiện Mô Hình Chủ Sở Hữu Vốn Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước Đến 2030


Mô hình chủ sở hữu tại DNCVNN đảm bảo nguyên tắc một việc chỉ có một đầu mối chịu trách nhiệm chính, một đầu mối làm nhiều việc nhưng không để tình trạng một việc do nhiều đầu mối chịu trách nhiệm. Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN phải đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thực hiện tốt chức năng của chủ sở hữu nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động và quản trị của DNCVNN. Tách quyền chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, đổi mới mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý DNCVNN.

Khắc phục những hạn chế của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hiện nay và những bất cập khi thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước của các Bộ ngành, địa phương theo hướng tinh giảm, tập trung vào một đầu mối. Lựa chọn mô hình đại diện chủ sở hữu nhà nước cho các bộ ngành, địa phương một cách phù hợp với quyết tâm chính trị cao, thực hiện nhanh gọn, quyết liệt.

Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đại diện chủ sở hữu từ cấp cao nhất đến người đại diện chủ sở hữu nhà nước trong các DNCVNN. Đội ngũ cán bộ vừa có kinh nghiệm, năng lực thực tiễn về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa có tâm, có đức, có tầm để thực hiện một cách mẫn cán quản lý tài sản của nhà nước của nhân dân. Đổi mới cơ chế lương thưởng theo cơ chế thị trường để thu hút người tài trong khối DNCVNN, tránh hiện tượng “chẩy máu” chất xám như hiện nay.

Hướng tới mô hình tập trung phù hợp với thực tiễn dựa trên cơ sở khoa học như: (i) Căn cứ quy mô, số lượng DNCVNN của mỗi quốc gia; đối với quốc gia mà DNCVNN chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế như Trung quốc, Việt Nam, Indonexia thì mô hình tập trung là phù hợp hơn. Trong khi đó, mô hình phi tập trung phù hợp với các nước mà tỷ trọng DNCVNN không đáng kể, chủ yếu là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công ích thiết yếu. (ii) Căn cứ sứ mệnh và mục tiêu đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đối với trường hợp hoạt động đầu tư vốn nhà nước là nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì cơ


quan đại diện chủ sở hữu nhà nước dưới hình thức doanh nghiệp là phù hợp như Temasek của Xing-ga-po đầu tư vốn nhà nước chủ yếu ra thị trường nước ngoài nhằm tìm cơ hội tối đa hóa lợi nhuận. Hoạt động này có bản chất là xuất khẩu tư bản dư thừa. Đối với các quốc gia như Việt Nam, do nguồn lực của Nhà nước là có hạn, nên đầu tư nhà nước chủ yếu lại tập trung vào các ngành, lĩnh vực nền tảng, mang tính dẫn dắt nền kinh tế như cơ sở hạ tầng quốc gia, đầu tư vào các lĩnh vực mới có tác động lan tỏa nhưng rủi ro cao. Vì vậy, mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu dưới hình thức cơ quan nhà nước là phù hợp.

4.3.2 Nhiệm vụ hoàn thiện mô hình chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước đến 2030

Thứ nhất, đối với UBQLVNN: Hoàn thiện mô hình UBQLVNN, giải quyết dứt điểm về cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, Mô hình tổ chức, nhất là giải quyết các tồn tại bất cập đã nêu ở phần nguyên nhân những tồn tại yếu kém của Ủy ban trong phê duyệt các dự án đầu tư, chiến lược kinh doanh, nhân sự, đánh giá hiệu quả hoạt động và kiểm tra, giám sát (để khắc phục các hạn chế yếu kém đó cần thiết thành lập Hội đồng nhân sự, Hội đồng đầu tư, Hội đồng chiến lược,….) để Ủy ban thực hiện tốt quyền chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN do Ủy ban quản lý trên các mặt: đầu tư, hiệu quả hoạt động, nhân sự, chiến lược phát triển, tái cơ cấu, cổ phần hóa.

Thứ hai, đối với các Bộ, ngành, : Hoàn thiện mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN tại các Bộ quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước theo hướng tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN. Mỗi bộ ngành, Ủy ban tập trung vào một đầu mối thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với DNCVNN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Thứ ba, đối với UBND các địa phương: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, và các địa phương khác, ngoài TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minhmỗi địa phương chỉ nắm giữ 01 DN 100% vốn nhà nước trong lĩnh vực xổ số, nhất là các địa phương phía nam, khi các DN xổ số đóng góp lớn cho NSNN của địa phương.


4.4. GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP CỐ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM ĐẾN 2030 Từ đòi hỏi thực tiễn của nước ta và kinh nghiệm quốc tế đã thấy rõ xu

hướng tách chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp và chức năng quản lý nhà nước của các bộ ngành, địa phương và hình thành cơ quan tập trung, chuyên trách thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.

4.4.1. Lựa chọn mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước

Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN trong giai đoạn từ nay đến 2030 là mô hình hỗn hợp (vừa tập trung vừa phân tán): Hiện nay, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chiếm hơn 70% vốn nhà nước trên tổng số vốn nhà nước có tại DNCVNN, 30% vốn nhà nước của các DNCVNN ở các bộ ngành, địa phương. Việc áp dụng mô hình hỗn hợp trong đó có một cơ quan chuyên trách làm chủ sở hữu nhà nước (tập trung) để quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chiếm hơn 70% vốn nhà nước tại doanh nghiệp là rất cần thiết và cấp bách như đã phân tích ở trên, phần còn lại khoảng 30% vốn nhà nước của các DNCVNN được giao cho các bộ ngành địa phương (phân tán) trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, phúc lợi công công và an sinh xã hội, dịch vụ công chuyên ngành.

Tùy theo quy mô, trình độ phát triển của doanh nghiệp, địa bàn và phạm vi quản lý mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN ở Việt Nam có thể có 3 phương án lựa chọn sau:

4.4.1.1. Phương án 1: Mô hình hỗn hợp vừa tập trung vừa phân tán hoạt động dưới dạng Quỹ đầu tư quốc gia

Phần tập trung (70%) vốn của các DNCVNN chủ yếu là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được giao cho cơ quan chuyên trách “Quỹ đầu tư”, hình thức pháp lý dưới dạng công ty quản lý quỹ để thực hiện quyền và trách nhiệm


của chủ sở hữu tại các tập đoàn, tổng công ty, bao gồm cả Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) (Để đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển của Quốc gia, mặt khác quy mô vốn của 19 tập đoàn, tổng công ty chiếm khoảng hơn 70% vốn, tài sản nhà nước tại DNCVNN, chiếm hơn 70% trong tỷ lệ đóng góp vào NSNN của khối DNCVNN) (không bao gồm các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính).

Phần phân tán (30%) còn lại giao cho các bộ, ngành, địa phương: Các bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích chuyên ngành, các đơn vị sự nghiệp công hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Bộ quốc phòng, Bộ Công an quản lý các doanh nghiệp lưỡng dụng, phục vụ công nghiệp quốc phòng - an ninh, các doanh nghiệp còn lại thuộc các bộ, ngành, địa phương tiếp tục được sắp xếp, chuyển giao, cổ phần hóa, bán hết phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trong những ngành và lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ.

Phương án này khác phương án cơ quan quản lý nhà nước về hình thức hoạt động. Theo phương án (Ủy ban) mô hình đại diện chủ sở hữu là cơ quan quản lý nhà nước, còn theo phương án 1 mô hình đại diện chủ sở hữu hoạt động như “Quỹ đầu tư“

Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN:

Phần tập trung 70% vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước giao 2 quỹ (Quỹ đầu tư chiến lược quốc gia và Quỹ đầu tư tài chính quốc gia) thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu tại các tập đoàn, tổng công ty, bao gồm cả (SCIC) (không bao gồm các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính).

Phần phân tán 30% vốn nhà nước tại các DNCVNN được giao cho các bộ, ngành địa phương: Bộ Quốc phòng (thành lập Tập đoàn Viễn thông – công nghiệp quốc phòng thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn của tất cả các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng); Bộ Công an quản lý các doanh nghiệp thuộc Bộ (thành lập Tập đoàn công nghiệp an ninh thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà


nước tại tất cả các DN thuộc Bộ Công an); UBND Hà Nội (thành lập Tổng Công ty quản lý vốn và đầu tư tài chính Hà Nội thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước của tất cả các doanh nghiệp thuộc UBND Hà Nội quản lý); UBND HCM quản lý các DN thuộc UBND HCM (do Công ty đầu tư tài chính Nhà nước thành phố HCM thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại tất các DNCVNN thuộc UBND thành phố HCM quản lý); Bộ Tài chính quản lý DATC; Ngân hàng nhà nước quản lý VAMC, (DATC và VAMC có thể gộp lại thành 01 Công ty mua bán nợ quốc gia giao cho NHNN quản lý); UBND các địa phương quản lý các DN xổ số kiến thiết, một số Bộ quản lý các DN hoạt động công ích chuyên ngành.

Hình thức hoạt động của mô hình này: Như công ty quản lý quỹ, theo nguyên tắc cổ đông góp vốn (holding), trường hợp này là cổ đông nhà nước góp vốn.

Mục tiêu của 2 quỹ:

Quỹ đầu tư chiến lược quốc gia là đại diện chủ sở hữu và đầu tư đối với các tập đoàn, tổng công ty trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên, công nghiệp nền tảng, công nghệ cao, dịch vụ công thiết yếu, đầu tư chiến lược, dự án trọng điểm phục vụ mục tiêu chiến lược phát triển quốc gia. Các DN được cổ phần hóa, đa dạng hóa hình thức sở hữu, vốn nhà nước chi phối, một số doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch và hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trong khu vực với năng lực quản trị hiện đại. Đối với các DN thuộc Quỹ đầu tư chiến lược quốc gia, Nhà nước sẽ giữ cổ phần chi phối và nắm giữ lâu dài.

Quỹ đầu tư tài chính quốc gia là đại diện chủ sở hữu và đối với các tập đoàn, tổng công ty trong các ngành, lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ, mang tính chất thương mại vì mục tiêu lợi nhuận, quản lý tài sản công mang mục đích thương mại và tối ưu hóa tài sản công. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc quỹ được cổ phần hóa, nắm giữ cổ phần không chi phối hoặc bán hết vốn đối với những ngành và lĩnh vực doanh nghiệp ngoài nhà nước làm được, niêm yết trên sàn giao dịch, nâng cao hiệu quả đầu tư và quản trị doanh nghiệp theo


chuẩn mực quốc tế. DN thuộc Quỹ này vì mục tiêu lợi nhuận, tối đa lợi ích của nhà nước.

Ưu điểm của mô hình này như mô hình Ủy ban (nêu ở Phương án 3) và khắc phục được các hạn chế của mô hình Ủy ban. Nhược điểm của mô hình này đòi hỏi các tập đoàn, tổng công ty đa số phải được niêm yết, có chiến lược và hoạt động ổn định, công khai minh bạch, ít có sự can thiệp của Nhà nước.

Phạm vi quản lý: 19 tập đoàn, tổng công ty. Đối với Quỹ đầu tư chiến lược quốc gia: gồm 11 tập đoàn, tổng công ty sẽ quản lý các tập đoàn, tổng công ty trên các lĩnh vực công nghiệp (gồm 05 Tập đoàn, tổng công ty; Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Điện lực; Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp). Lĩnh vực giao thông vận tải (gồm 04 tập đoàn, tổng công ty; Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ (gồm 02 tập đoàn, tổng công ty; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Quỹ đầu tư tài chính quốc gia: gồm 08 tập đoàn, tổng công ty. Lĩnh vực công nghiệp (gồm 04 Tập đoàn, tổng công ty; Tổng công ty thép Việt Nam, Tập đoàn dệt may, Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Thuôc lá Việt Nam). Lĩnh vực nông - lâm nghiệp (gồm 02 tập đoàn, tổng công ty; Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam). Lĩnh vực giao thông vận tải (gồm 01 Tổng công ty công nghiệp Tầu thủy), Lĩnh vực tài chính - bảo hiểm (gồm 01 Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước).


Hình 4.1: Sơ đồ Mô hình Quỹ đầu tư quốc gia


4 4 1 2 Phương án 2 Mô hình hỗn hợp vừa tập trung vừa phân tán dưới dạng 1


4.4.1.2. Phương án 2: Mô hình hỗn hợp (vừa tập trung vừa phân tán) dưới dạng doanh nghiệp (Tập đoàn Đầu tư quốc gia)

Xuất phát từ yêu cầu quản trị của nhà nước đối với 2 lĩnh vực hoạt động của DNCVNN: (1) Trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên, công nghiệp nền tảng, công nghệ cao, dịch vụ công thiết yếu, đầu tư chiến lược, dự án trọng điểm phục vụ mục tiêu chiến lược phát triển quốc gia; (2) Trong lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ, mang tính chất thương mại vì mục tiêu lợi nhuận và những ngành lĩnh vực mang lại lợi ích quốc gia.

Thực hiện theo phương án tập đoàn về cơ bản thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước qua 2 tập đoàn, tổng công ty đối với phần vốn nhà nước (tập trung) khoảng 70% tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, 30% (phân


tán) phần vốn nhà nước ở tại các DNCVNN được giao cho các bộ ngành. Phần vốn nhà nước tập trung 70% ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phân làm 2 loại: (i) quản lý các doanh nghiệp dịch vụ công thiết yếu, công nghiệp nền tảng, đầu tư chiến lược quốc gia, (ii) quản lý các doanh nghiệp thương mại, mục tiêu lợi nhuận, những ngành, lĩnh vực mang lại lợi ích quốc gia, đầu tư tài chính.

Mô hình hỗn hợp: Phần vốn nhà nước tập trung (70%) ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước giao 2 tập đoàn (Tập đoàn quản lý vốn nhà nước và đầu tư chiến lược quốc gia và Tập đoàn quản lý vốn, tài sản nhà nước và đầu tư tài chính quốc gia ) thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu tại các tập đoàn, tổng công ty, bao gồm cả (SCIC) (không bao gồm các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính). Phần vốn nhà nước tại các DNCVNN phân tán (30%) được giao cho các bộ, ngành địa phương như đã nêu ở Phương án 1 nêu trên.

Hình thức hoạt động của mô hình này: theo Luật Doanh nghiệp, theo nguyên tắc cổ đông góp vốn (holding). Cơ quan quản lý 2 tập đoàn này có thể giao cho các bộ không liên quan đến quản lý ngành như Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính hoặc trực thuộc Chính phủ.

Lộ trình thực hiện: Cân nhắc trong thời gian đầu khi chưa hoàn chỉnh bộ máy và năng lực quản lý của 2 tập đoàn. Trong thời gian này (khoảng 2 năm) các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo phương án được phê duyệt, một số tập đoàn, tổng công ty lớn, độc quyền tự nhiên, cần có lộ trình chuyển giao về 2 tập đoàn này quản lý như Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính viễn thông.

Mục tiêu của 2 tập đoàn: Tập đoàn quản lý vốn nhà nước và đầu tư chiến lược quốc gia là đại diện chủ sở hữu và đầu tư đối với các tập đoàn, tổng công ty trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên, công nghiệp nền tảng, công nghệ cao, dịch vụ công thiết yếu, đầu tư chiến lược, dự án trọng điểm phục vụ mục tiêu chiến lược phát triển quốc gia. Các DN được cổ phần hóa, đa dạng hóa hình thức sở hữu vốn nhà nước chi phối, một số doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch và hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trong khu vực với năng lực quản trị hiện đại.

Tập đoàn quản lý vốn, tài sản nhà nước và đầu tư tài chính quốc gia là đại diện chủ sở hữu và đối với các tập đoàn, tổng công ty trong các ngành, lĩnh

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí