Mô Hình Ước Lượng Ảnh Hưởng Của Minh Bạch Và Công Bố Thông Tin Đến Chi Phí Vốn Cổ Phần

giám sát của HĐQT là hết sức cần thiết; một công ty niêm yết có nhiều thành viên HĐQT độc lập có thể giám sát tốt hơn các hoạt động của người quản lý và giảm mâu thuẫn lợi ích phát sinh do vấn đề đại diện. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tăng tính độc lập của thành viên HĐQT sẽ làm cải thiện việc minh bạch và công bố thông tin của công ty. Cheng and Courtenay (2006) kết luận hiệu quả của HĐQT phụ thuộc vào thành phần, tính độc lập và quy mô HĐQT; và có mối liên hệ giữa các đặc điểm của HĐQT: quy mô, thành phần, và công bố thông tin của công ty. Monks and Minow (2008) lập luận rằng giám sát của HĐQT giúp cải thiện chất lượng ra quyết định của các nhà quản lý, làm tăng lợi ích của các cổ đông và công bố thông tin đáng tin cậy. Rhoades et al., (2000); Hermalin and Weisbach (2003) cho rằng các thành viên độc lập giám sát tốt sẽ làm cải thiện chất lượng công bố thông tin trong báo cáo tài chính và giảm sự bất cân xứng thông tin giữa người quản lý và nhà đầu tư thông qua minh bạch thông tin. Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thị Thu Hoài (2015), Phạm Ngọc Toàn và Nguyễn Thành Long (2017); Phạm Ngọc Toàn và Lê Thị Thu Hồng (2017); Phạm Hoài Hương và Trần Thùy Uyên (2018), Trần Thị Kim Anh và Hoàng Hà Anh (2019) kết luận thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị có ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Từ những bằng chứng trên, giả thuyết sau được đề xuất.

H2: Số thành viên độc lập của HĐQT có mối tương quan thuận với mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết.

Ban Giám đốc: Coles et al.,(2008) chỉ ra Ban Giám đốc có vai trò tư vấn các quyết định chiến lược và giám sát các giám đốc điều hành; và thực hiện các quyết định quản lý. Trong thực tế, cùng với các quy định, số giám đốc điều hành độc lập phụ thuộc vào chi phí và nhu cầu trong mỗi công ty (Linck et al., 2008). Nasir and Abdullah (2004) tìm thấy tỷ lệ giám đốc độc lập cao có ảnh hưởng thuận chiều đến công bố thông tin của công ty. Zang and Li (2008); Andrade et al., (2014) đã chỉ ra số giám đốc độc lập có liên quan đến mức độ công bố thông tin của công ty. Từ những bằng chứng trên, giả thuyết sau được đề xuất là:

H3: Số thành viên Ban giám đốc có có mối tương quan thuận với mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết.

* Ảnh hưởng của tài chính công ty

Quy mô công ty:

Theo lý thuyết đại diện, công bố thông tin của công ty niêm yết cần một khoản chi phí lớn gắn liền với chi phí đại diện, và đó có thể là chi phí không hợp lý cho công ty nhỏ. Chi phí đại diện có xu hướng tăng theo quy mô công ty vì các cổ đông của công ty niêm yết lớn có nhiều nỗ lực hơn trong giám sát nhà quản lý. Theo lý thuyết tín hiệu, các công ty niêm yết lớn tham gia thị trường tài chính huy động vốn thường xuyên hơn các công niêm yết nhỏ nên buộc công bố thông tin nhiều hơn cho các chủ nợ để giảm hiện tượng thông tin bất cân xứng. Nghiên cứu của Rodriguez-Perez (2004) cho thấy chi phí đại diện chịu ảnh hưởng của quy mô công ty. Các công ty lớn công bố nhiều thông tin tự nguyện hơn nên giảm loại chi phí này so với các công ty nhỏ. Nghiên cứu của Fongsiri (2012) kết luận rằng các công ty lớn có mức độ minh bạch thông tin hơn so với các công ty nhỏ trên thị trường. Các nghiên cứu gần đây tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng cho các kết quả tương tự là quy mô công ty có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ công bố thông tin của công ty (Nguyễn Thi Thu Hảo, 2015; Nguyễn Thị Phượng Hồng và Lê Hoàng Trung, 2016; Phạm Ngọc Toàn và Nguyễn Văn Bảo, 2017; Phạm Ngọc Toàn và Lê Thị Thu Hồng, 2017; Phạm Hoài Hương và Trần Thùy Uyên, 2018, Trần Thị Kim Anh và Hoàng Hà Anh, 2019). Từ những bằng chứng trên giả thuyết sau được đề xuất.

H4: Quy mô công ty có mối tương quan thuận với mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết.

Ảnh hưởng của lợi nhuận: Theo lý thuyết đại diện có một mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận và công bố thông tin của công ty. Công ty niêm yết có khả năng sinh lời cao hơn kế hoạch nhà quản trị sẵn sàng công bố nhiều thông tin hơn về lợi nhuận để chứng minh hiệu quả quản trị công ty của Ban giám đốc. Theo lý thuyết tín hiệu, công bố thông tin của công ty niêm yết có lợi nhuận cao là để phân biệt công ty niêm yết trên có hiệu quả tốt hơn các công ty niêm yết có lợi nhuận thấp; thông qua kênh tín hiệu giúp công ty niêm yết trên tăng giá cổ phiếu và thu hút nhà đầu tư. Công ty có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ công bố thông tin nhiều hơn và người đại diện sử dụng vấn đề này cho việc ký kết hợp đồng tốt hơn (Giner, 1995). Các công ty có lợi nhuận cao sẽ công bố thông tin phù hợp với xu hướng tăng trưởng lợi nhuận của công ty; việc công bố thông tin thường xuyên và nhiều hơn để báo hiệu tình hình tài chính tốt đến các nhà đầu tư (Watson et al., 2002). Theo quan điểm kinh tế, các công ty cố gắng điều chỉnh mức lợi nhuận bằng cách tiết lộ thêm thông tin đến công chúng. Một vài nghiên cứu kết luận lợi nhuận công ty có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ công bố thông tin của công

ty. Leventis and Weetman (2004) đã kết luận rằng các công ty có lợi nhuận cao công bố nhiều thông tin trong báo cáo hàng năm để biện minh cho các hoạt động tài chính. Zare et al., (2013) kết luận lợi nhuận công ty có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng của thông tin phi tài chính được công bố. Tuy nhiên, Camfferman and Cooke (2002) kết luận rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận và chất lượng của công bố thông tin. Phạm Ngọc Toàn và Lê Thị Thu Hồng (2017) kết luận lợi nhuận công ty có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ công bố thông tin của công ty niêm yết. Tuy nhiên, Phạm Hoài Hương và Trần Thùy Uyên (2018) cho biết lợi nhuận công ty không có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết.

Từ những bằng chứng trên, giả thuyết sau được đề xuất.

H5: Kết quả kinh doanh có mối tương quan thuận với mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết.

Giá trị công ty: Tỷ số giá thị trường so với giá sổ sách (tỷ số MB) của một cổ phiếu cho biết giá thị trường của cổ phiếu bằng bao nhiều lần giá trị sổ sách của một cổ phiếu. Tỷ số Tobin Q là tỷ số của giá thị trường với giá trị thay thế của một tài sản hữu hình. Tỷ số MB và Tobin’Q thể hiện sự thành công của công ty niêm yết trong việc gia tăng giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra giá trị công ty đo lường bằng tỷ số MBR và Tobin Q có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ công bố thông tin của công ty (Aksu and Kosedag, 2006; Cheung et al., 2007). Kết quả nghiên cứu của Sharif and Lai (2015) cho kết quả tương tự là giá trị công ty đo lường bằng Tobin Q có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ công bố thông tin của công ty.

Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá trị công ty trên TTCK Việt nam chưa có kết luận về yếu tố này. Giả thuyết sau được đề xuất là:

H6: Giá trị công ty đo lường bằng Tobin Q có mối tương quan thuận với mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết.

Đòn bẩy tài chính:

Tỷ số nợ phản ánh cơ cấu nguồn vốn hoạt động của công ty và có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của nhà đầu tư và rủi ro phá sản của một công ty. Các tỷ số nợ gồm tỷ số nợ trên tổng tài sản và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Tỷ số nợ trên tổng tài sản thường được gọi là đòn bẩy tài chính, dùng để đo lường mức độ sử dụng nợ trong việc tài trợ cho các tài sản hoạt động của một công ty. Lý thuyết thông tin bất cân xứng và lý thuyết đại diện đều cho rằng các công ty niêm yết có đòn

bẩy tài chính cao phát sinh chi phí giám sát cao; do đó, công ty buộc cung cấp nhiều thông tin hơn để đáp ứng nhu cầu thông tin của chủ nợ, làm giảm hiện tượng bất cân xứng thông tin và giảm chi phí giám sát. Gracia-Meca et al., (2005), Bhayani (2012) kết luận công ty niêm yết có đòn bẩy tài chính cao có nhiều nghĩa vụ công bố thông tin thoả mãn các yêu cầu của chủ nợ và mức độ công bố thông tin phải chi tiết hơn để đáp ứng các yêu cầu này. Nghiên cứu của Nelson and Percy (2005), Aksu and Kosedag (2006) cho thấy đòn bẩy tài chính của công ty niêm yết không ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin; tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Htay et al., (2013), Budsaratragoon et al., (2013) cho biết đòn bẩy tài chính ảnh hưởng ngược chiều đến mức độ công bố thông tin của công ty niêm yết. Các tác giả Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thị Thu Hoài (2015) tìm thấy đòn bẩy tài chính của công ty niêm yết có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ công bố thông tin; nhưng nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng (2016); Nguyễn Thị Phương Hồng và Lê Hoàng Trung (2016), Phạm Hoài Hương và Trần Thùy Uyên (2018) cho biết rằng đòn bẩy tài chính không ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của công ty niêm yết. Nghiên cứu của Trần Thị Kim Anh và Hoàng Hà Anh (2019) kết luận đòn bẩy tài chính có quan hệ cùng chiều với mức độ công bố thông tin báo cáo tài chính của công ty niêm yết. Kết quả này cho thấy còn có nhiều điểm chưa rõ ràng về ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến công bố thông tin của công ty niêm yết trên thế giới và Việt Nam. Từ những bằng chứng trên, giả thuyết sau được đề xuất:

H7: Đòn bẩy tài chính có có mối tương quan thuận với mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết.

Cấu trúc sở hữu:

Lý thuyết đại diện cho rằng sự tách rời quyền sở hữu và quyền kiểm soát, quản lý trong một công ty niêm yết là điều kiện cơ hội cho các xung đột lợi ích giữa những người sở hữu và những người điều hành công ty niêm yết. Hội đồng quản trị công ty niêm yết là bộ phận đại diện cho cổ đông góp vốn thực hiện chức năng giám sát hành vi của nhà quản lý công ty niêm yết nhằm giảm các xung đột lợi ích này. Các công ty niêm yết có tỷ lệ sở hữu HÐQT càng thấp thì tạo áp lực công bố thông tin lên nhà quản lý nhiều hơn do sự phân tán quyền sở hữu buộc nhà quản lý công ty niêm yết công bố thông tin nhiều hơn để báo hiệu rằng những nhà quản lý làm việc vì lợi ích tốt nhất của các cổ đông. Các công ty niêm yết có số lượng cổ đông lớn thì nhu cầu công bố thông tin có thể cao hơn, và nhu cầu thông tin từ các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ cao hơn do sự tách biệt về địa lý, khác

nhau về đặc điểm quản trị công ty giữa nhà quản lý và người chủ sở hữu. Nghiên cứu của Gracia-Meca et al.,(2005) cho biết công bố thông tin để giúp kiểm soát chi phí đại diện khi quyền sở hữu phân tán nhiều. Nghiên cứu của Trần Minh Trí và Dương Như Hùng (2011) tại TTCK Việt Nam cho thấy khi tỷ lệ sở hữu quản trị của ban quản trị công ty nhỏ hơn 59% thì sẽ làm tăng tính trách nhiệm và tăng hiệu quả hoạt động. Khi tỷ lệ sở hữu quản trị vượt quá 59% sẽ dẫn đến vì lợi ích nhóm mà làm giảm đi lợi ích cổ đông nhỏ trong đó có ảnh hưởng đến từ sự minh bạch thông tin. Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thị Thu Hoài (2015) tìm thấy tỷ lệ sở hữu quản trị có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ công bố thông tin; Phạm Hoài Hương và Trần Thùy Uyên (2018) cho biết tỷ lệ sở hữu quản trị có tương quan nghịch với mức độ công bố thông tin. Nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương (2013) đã chỉ ra rằng tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài có ảnh hưởng ngược chiều với mức độ minh bạch thông tin của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Phạm Hoài Hương và Trần Thùy Uyên (2018) có kết luận ngược lại tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài có tương quan thuận với mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết. Khi nghiên cứu các công ty niêm yết nhóm VN30, Trần Quốc Thịnh và Lê Hoàng Việt Hà (2017) cũng kết luận tương tự: mức độ tập trung quyền sở hữu là yếu tố làm giảm mức độ công bố thông tin kế toán của các công ty niêm yết. Kết luận vấn đề này, Nguyễn Thị Thu Hảo (2014) cho rằng công ty niêm yết có tỷ lệ cổ phần được sở hữu cá nhân, tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao sẽ có mức độ công bố thông tin tự nguyện cao. Giả thuyết sau được đề xuất:

H8a: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài có mối tương quan thuận với mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết.

H8b: Tỷ lệ sở hữu quản trị có mối tương quan nghịch với mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết.

Nơi niêm yết: Uy tín của Sở giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết góp phần cải thiện việc công bố thông tin của công ty niêm yết (Hope et al., 2007; Christiansen and Koldertsova, 2009; Urquiza et al., 2010; Jian et al., 2011; Eng and Ling, 2012). Christiansen and Koldertsova (2009); Eng and Ling (2012) cho rằng nơi niêm yết chứng khoán có ảnh hưởng đến mức độ minh bạch và công bố thông tin. Hope et al.,(2007) kết luận tương tự là mức độ công bố thông tin của công ty niêm yết có ảnh hưởng cùng chiều với nơi niêm yết. Tuy nhiên, mức độ công bố thông tin của các Sở GDCK lớn không có khác nhau. Eng and Ling (2012) phân tích chỉ số công bố thông tin S&P của 416 công ty niêm yết ở vùng

Châu Á-Thái Bình Dương và kết luận các công ty niêm yết có mức độ công bố thông tin thấp ở tại nước sở tại lựa chọn niêm yết chéo trên thị trường London hoặc Hoa Kỳ; trong khi các công ty niêm yết có mức độ công bố thông tin tốt tại Sở GDCK nước đó thì không muốn niêm yết chéo do ảnh hưởng của chi phí niêm yết. Giả thuyết đề xuất là:

H9: Nơi niêm yết có mối tương quan thuận với mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết.

Kiểm toán độc lập:

Theo lý thuyết đại diện, kiểm toán độc lập đóng vai trò trung gian giảm xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và cổ đông. Công ty kiểm toán lớn có uy tín hoạt động như một bộ phận giám sát các hành vi cơ hội của nhà quản lý, và giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, từ đó giảm chi phí đại diện. Các công ty kiểm toán thực hiện việc kiểm toán tốt để duy trì danh tiếng của mình đòi hỏi khách hàng phải có mức độ CBTT cao. Nghiên cứu của DeAngelo (1981) và Quick and Warming-Rasmussen (2009) chỉ ra công ty kiểm toán lớn có ảnh hưởng đến việc công bố thông tin của công ty niêm yết. Về quy mô thực hiện kiểm toán, các công ty kiểm toán lớn được xác định là một trong những công ty Big4, các công ty kiểm toán còn lại là công ty kiểm toán nhỏ. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương (2014), Đặng Ngọc Hùng (2016) cho thấy các doanh nghiệp sử dụng công ty kiểm toán lớn (Big4: E&Y, PWC, KPMG, Deloitte) có mức độ công bố thông tin cao hơn doanh nghiệp chọn các công ty kiểm toán khác. Kết quả này phù hợp với kết luận của Quick and Warming-Rasmussen (2009). Nguyễn Xuân Hưng và Phạm Quốc Thuần (2016), Hau and Danh (2017) kết luận yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin công bố trên báo cáo tài chính là công ty kiểm toán độc lập. Uy tín của các công ty kiểm toán là tiêu chuẩn đánh giá tính chính xác cho thông tin được kiểm toán tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu gần nhất cho thấy ảnh hưởng tích cực của công ty kiểm toán đến minh bạch công bố thông tin của công ty niêm yết tại Việt Nam. Vì vậy, biến loại công ty kiểm toán có thể ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin. Giả thuyết đề xuất là:

H10: Công ty kiểm toán lớn (nhóm Big4) có ảnh hưởng tích cực đến mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết.

Khi nghiên cứu về công bố thông tin về rủi ro của các công ty tại Anh, Rajab and Handley-Schachler (2009) tìm thấy mức độ công bố thông tin tăng lên trong

những năm nghiên cứu. Các thông tin công bố đều liên quan đến hoạt động ở tương lai của công ty do các nhà đầu tư đòi hỏi nhiều thông tin liên quan đến công ty và sử dụng nó để thay đổi quyết định đầu tư. Biến độ trễ của mức độ minh bạch và công bố thông tin được sử dụng để kiểm chứng ảnh hưởng của công bố thông tin trong kỳ trước đến kỳ hiện tại.

Các biến độc lập sử dụng phân tích trình bày trong Bảng 3.5.

Bảng 3.5: Diễn giải các biến độc lập được sử dụng trong mô hình


Ký hiệu Mô tả biến Phương pháp đo lường

Dấu kỳ vọng

HDQT Quy mô thành viên HĐQT Số thành viên hội đồng quản trị +

KTGD Kiêm nhiệm của Chủ tịch

Biến giả, nhận giá trị 1 khi chủ tịch +



HĐQT

HĐQT kiêm Tổng giám đốc, và 0



trường hợp khác

TVDL

Thành viên độc lập

Số thành viên HĐQT độc lập

+

QMCT

Quy mô công ty

Logarit của tổng tài sản

+

ROA

Tỷ suất lợi nhuận/tài sản

Lợi nhuận/tổng tài sản (%)

+

TOBINQ

Chỉ số Tobin Q

Giá trị thị trường của công ty/giá trị

sổ sách

+

BGD

Quy mô thành viên BGD

Tổng số thành viên ban giám đốc

+

DBTC

Đòn bẩy tài chính

Tổng nợ/Tổng tài sản

+

SHQT

Sở hữu quản trị

Tỷ lệ sở hữu của Ban quản trị

+

SHNN

Sở hữu của nước ngoài

Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước

ngoài (%)

+

CTKT

Công ty kiểm toán

Biến giả, nhận giá trị 1 khi công ty

kiểm toán ở nhóm Big4 ; và 0

+



trường hợp khác


SGDCK

Nơi niêm yết

Biến giả, nhận giá trị 1 khi công ty

niêm yết tại HOSE; và 0 khi công

+



ty niêm yết tại HNX


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 319 trang tài liệu này.

Minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 11

Cơ sở chọn biến công cụ cho biến Quy mô công ty: các biến BGD, SHNN, SHQT, SGDCK, DBTC có tương quan chặt với biến Quy mô công ty và ảnh hưởng có ý nghĩa theo mô hình hồi quy ước lượng.

- Đòn bẩy tài chính: Theo lý thuyết tài chính doanh nghiệp (Bùi Hữu Phước, 2009) khi công ty mở rộng quy mô sản xuất ở giai đoạn phát triển ban lãnh đạo công ty có xu hướng thâm dụng nợ vay để tăng quy mô hoạt động và làm tăng lợi

nhuận trên vốn chủ sở hữu do vận dụng lá chắn thuế. Do đó, quy mô công ty có ảnh hưởng cùng chiều với đòn bẩy tài chính.

- Ban Giám đốc: Một ban giám đốc ít người sẽ giảm xung đột trong quản trị và đem lại lợi nhuận tốt hơn. Nghiên cứu của Shakir (2004) tại Malaysia chỉ ra là ảnh hưởng của số thành viên Ban giám đốc đến hoạt động kinh doanh và giá trị công ty có hình U ngược và hiệu quả cao nhất ở 5 thành viên. Nghiên cứu của Lin and Lee, (2008); Arnegger et al., (2014) kết luận số giám đốc điều hành có mối quan hệ cùng chiều với quy mô công ty khi công ty hoạt động đa ngành nghề hoặc phụ thuộc nhiều vào nguồn lực ở ngoài công ty.

- Cấu trúc sở hữu: nghiên cứu của Nguyễn Văn Nên (2017) kết luận tỷ lệ vốn góp của tổ chức ảnh hưởng lên quy mô doanh nghiệp. Việc tăng tỷ lệ sở hữu của các tổ chức nước ngoài trong các công ty niêm yết góp phần cải thiện quản trị công ty và mở rộng quy mô doanh nghiệp. Theo lý thuyết đại diện (Jensen and Meckling, 1976), việc gắn quyền lợi của người được uỷ quyền với quyền lợi công ty sẽ thúc đẩy hoạt động công ty tốt hơn; do đó, tỷ lệ sở hữu quản trị công ty có ảnh hưởng cùng chiều đến quy mô công ty. Trần Minh Trí và Dương Như Hùng (2011) kết luận khi sở hữu quản trị thấp dưới một giá trị nhất định sẽ làm nhà quản lý cố gắng nhiều hơn trong quản trị công ty và mở rộng kinh doanh.

- Nơi niêm yết: Quy mô công ty là một trong những điều kiện được quy định trong văn bản hướng dẫn niêm yết trên Sở GDCK tại Việt Nam (Nghị định 58/2012/NĐ-CP). Các công ty có quy mô vốn góp từ 30 tỷ đồng niêm yết tại HNX và các công ty có quy mô vốn góp từ 120 tỷ đồng niêm yết tại HOSE. Do đó, quy mô công ty có mối liên hệ cùng chiều với nơi niêm yết.

3.4.2 Mô hình ước lượng ảnh hưởng của minh bạch và công bố thông tin đến chi phí vốn cổ phần

* Mô hình ước lượng của luận án

Do dữ liệu được sử dụng trong luận án là dữ liệu bảng nên để đo lường ảnh hưởng của minh bạch và công bố thông tin đến chi phí vốn chủ sở hữu của công ty niêm yết, luận án sử dụng phương pháp ước lượng hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên. Sau đó, kiểm định Hausman sẽ được thực hiện để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp nhất. Mô hình ước lượng tổng quát có dạng như sau:

Xem tất cả 319 trang.

Ngày đăng: 27/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí