Bộ Tiêu Chí Mức Độ Minh Bạch Và Công Bố Thông Tin Của Công Ty Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam

các công ty niêm yết trên các thị trường chứng khoán thế giới áp dụng song song với bộ chỉ số quản trị công ty. Trong bộ tiêu chí Standard and Poors (2002), chỉ số minh bạch và công bố thông tin (TDS) được xếp thành 3 phần chính: cơ cấu sở hữu và quyền nhà đầu tư; minh bạch trong công bố thông tin tài chính; cơ cấu hội đồng quản trị và điều hành với 98 câu hỏi phải trả lời. Bên cạnh áp dụng chỉ số minh bạch và công bố thông tin, các công ty niêm yết phải công bố thông tin theo điều luật Sarbanes-Oxley (SOX) về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Mỹ. Nghiên cứu sử dụng các tiêu chí chọn lọc từ tiêu chí Standard and Poors (2002) và kết hợp quy định công bố thông tin từ thông tư 155/BTC để xây dựng bộ tiêu chí.

4.1.3 Bộ tiêu chí mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bộ tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch và công bố thông tin trong đề tài áp dụng theo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng phương pháp đánh giá số lượng thông tin công bố tương tự như phương pháp của Standard and Poors. Tuy nhiên, phương pháp của Standard and Poors chưa cho thấy mức độ minh bạch của thông tin công bố. Nghiên cứu phân biệt mức độ minh bạch thông tin ở một số câu hỏi trong điều kiện có thông tin cho phép chi tiết hơn (không có thông tin, có thông tin-không đầy đủ, đủ thông tin theo yêu cầu, tự nguyện công bố).

- Những nội dung chưa thực hiện theo quy định của tiêu chí sẽ bị điểm 0 cho tiêu chí đó. Mỗi một thông tin được cung cấp trên câu hỏi được cho là 1 điểm.

- Các câu hỏi – tiêu chí đánh giá được thiết kế thể hiện tính chất tuân thủ (luật pháp Việt Nam, quốc tế), theo thông lệ áp dụng cho công ty niêm yết và tính chất tự nguyện công bố.

- Tất cả các câu hỏi sẽ được tìm thấy trên báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị công ty, trang điện tử của công ty niêm yết, trang thông tin điện tử của HOSE, HNX, UBCK Nhà nước.

Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có bộ tiêu chí chính thức liên quan đến tiên chuẩn Standard and Poors được công bố để đo lường ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết đến chi phí vốn và lợi nhuận công ty. Vì vậy, để phục vụ cho nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh đã tiến hành xây dựng bộ tiêu chí cho riêng mình để đo lường mức độ minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bộ tiêu chí

này được xây dựng dựa trên bộ tiêu chí của Standard and Poors kết hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (tính tương tự theo điều luật Sarbanes-Oxley về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Mỹ). Bộ tiêu chí đo lường mức độ minh bạch và công bố thông tin sau khi được xây dựng đã được gửi đến các chuyên gia để được tham vấn. Nghiên cứu sinh đã tham vấn bộ tiêu chí với 8 chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu chứng khoán, 22 người quản lý các công ty niêm yết và công ty chứng khoán và 34 nhà đầu tư (danh sách trình bày ở phụ lục 2). Sau khi nhận được các ý kiến tham vấn của các chuyên gia, nghiên cứu sinh đã tiến hành điều chỉnh bộ tiêu chí để sử dụng cho nghiên cứu này. Một cách cụ thể, chỉ số minh bạch và công bố thông tin (Transparency and Disclosure Index - TDI) được tính dựa trên 3 thành phần chính: công bố thông tin cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tư (18 điểm); công bố thông tin tài chính (50 điểm) và công bố thông tin cơ cấu hội đồng quản trị và điều hành công ty (30 điểm). Tổng số điểm công ty đạt tối đa trên bảng hỏi là 98 điểm (100%). Phương pháp cho điểm các câu hỏi trên bộ tiêu chí minh bạch và công bố thông tin như sau: câu hỏi không có thông tin công bố được cho “0” điểm, khi có thông tin công bố được cho “1” điểm; số câu hỏi có tính chất quan trọng khi có thông tin công bố được cho “2” điểm với điều kiện thông tin công bố đầy đủ chi tiết và kịp thời (19 câu hỏi). Các công ty vi phạm công bố thông tin trên thị trường theo thông báo của Uỷ ban chứng khoán bị trừ 2 điểm cho mỗi lần vi phạm. Chỉ số minh bạch và công bố thông tin của công ty được tính như sau:

79

S i

TDI j

i 1x100

S

tc

TDIj: Chỉ số minh bạch và công bố thông tin của công ty j Si : Điểm của tiêu chí thứ i đạt được khi khảo sát

Stc : Tổng số điểm của bộ tiêu chí đánh giá (98 điểm)


Hệ thống đánh giá chỉ số sẽ thúc đẩy các công ty niêm yết chú trọng nhiều đến quản trị công ty và minh bạch trong công bố thông tin, mang lại sự ưu thế cạnh tranh của các công ty hoạt động lành mạnh, cải thiện mức độ quản trị công ty, khuyến khích nỗ lực tự nguyện để cải thiện quản trị công ty và nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu của các công ty niêm yết. Bộ tiêu chí thực hiện theo định hướng của chỉ số T&D của Standard and Poors năm 2002: đánh giá chỉ số minh bạch và công bố thông tin theo tính tuân thủ luật pháp nước sở tại (các thông tư

của Bộ Tài Chính, Luật Doanh Nghiệp của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) và thông lệ quản trị công ty của quốc tế, bổ sung sự phân cấp mức độ minh bạch thông tin, đi sâu vào một số chi tiết quản trị tài chính quan trọng có ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông, mở rộng đánh giá ở một số thông tin theo hướng mở như GTI. Kết quả trình bày tại Bảng 4.3.

Bảng 4.3: Bộ tiêu chí đánh giá tính minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

TT

Nội dung câu hỏi

Điểm số

A

Minh bạch cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tư


1

Công ty có cung cấp mô tả phân loại cổ phiếu không

1

2

Công ty có cung cấp mô tả các cổ đông nắm giữ các loại cổ phiếu

1

3

Công ty có cung cấp số lượng cổ phiếu phổ thông đã phát hành và

lưu hành

1

4

Công ty có cung cấp mệnh giá cổ phiếu đã phát hành và lưu hành

1

5

Công ty có cung cấp số lượng cổ phiếu ưu đãi đã phát hành và lưu

hành

1

6

Công ty có cung cấp mệnh giá cổ phiếu ưu đãi đã phát hành và lưu

hành

1

7

Công ty có công bố quyền biểu quyết cho mỗi loại cổ phiếu

1

8

Công ty có công bố những cổ đông sở hữu tập trung trong nhóm 1, 3,

5, 10%

2

9

Công ty có công bố cổ đông cá nhân sở hữu tập trung nhiều hơn 3, 5,

10%

2

10

Công ty có công bố tỷ lệ sở hữu chéo tại những công ty con khác

1

11

Công ty có công bố lịch cho những ngày họp cổ đông quan trọng

trước ngày họp

2

12

Công ty có mô tả những nội dung quan trọng; chi tiết nội dung họp

trong những cuộc họp Đại hội cổ đông

2

13

Công ty thực hiện bỏ phiếu cho tất cả đề xuất tại Đại hội cổ đông

thường niên (ĐHCĐ TN)

1

14

Công ty công bố kết quả chi tiết những vấn đề được bỏ phiếu tại Đại

hội cổ đông thường niên

1

B

Minh bạch và công bố thông tin tài chính


15

Công ty có công bố chi tiết loại hình kinh doanh

1

16

Công ty có công bố chi tiết về sản phẩm; dịch vụ của công ty

1

17

Công ty có công bố chi tiết mục tiêu hoạt động

1

18

Công ty có công bố thị phần kinh doanh sản phẩm; dịch vụ và mô tả

chi tiết

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 319 trang tài liệu này.

Minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 14

Công ty có công bố kế hoạch đầu tư kinh doanh những năm kế tiếp

và mô tả chi tiết

2

20

Công ty có công bố các chỉ tiêu tài chính hiệu quả đầu tư: ROE,

ROA, nợ, khả năng thanh toán, thanh khoản, v.v...

2

21

Công ty có đưa ra những phân tích thông tin tài chính; nhận biết rủi

ro; giải pháp xử lý trên Báo cáo tài chính và Báo cáo thường niên

2

22

Công ty có công bố báo cáo tài chính theo quý; 6 tháng; năm

2

23

Công ty có thảo luận và công bố chính sách kế toán công ty qua Đại

hội cổ đông thường niên

1

24

Công ty có công bố chuẩn mực kế toán áp dụng

1

25

Công ty có công bố phương pháp định giá tài sản

1

26

Công ty có công bố phương pháp khấu hao tài sản cố định

1

27

Công ty có công bố báo cáo kế toán, kết quả kinh doanh, báo cáo lưu

chuyển tiền tệ theo quy định pháp luật (TT200)

2

28

Công ty có công bố báo cáo tài chính hợp nhất

1

29

- Công ty có công bố tên của tổ chức kiểm toán độc lập

2


- Tổ chức kiểm toán độc lập được sử dụng ở nhóm Big4


30

Công ty có tường thuật lại báo cáo của kiểm toán độc lập

1

31

Công ty có công bố chi phí trả cho kiểm toán và lý do chọn công ty

kiểm toán

1

32

Báo cáo tài chính công ty có chênh lệch trước và sau kiểm toán

không? Công ty có giải trình sự thay đổi?

2

33

Báo cáo thường niên của công ty không có sai sót phải giải trình,

điều chỉnh

1

34

Công ty có giải trình kết quả kinh doanh lỗ trong quý ; 6 tháng và

năm

2

35

Công ty có giải trình về thay đổi lợi nhuận từ 10% trở lên của 6 tháng

và năm trên Báo cáo tài chính

2

36

Công ty kịp thời công bố thông tin về Báo cáo tài chính năm đã kiểm

toán

2

37

Công ty kịp thời công bố thông tin về Báo cáo tài chính bán niên đã

kiểm toán

2

38

Công ty kịp thời công bố thông tin về Báo cáo thường niên

2

39

Công ty kịp thời công bố nghị quyết của ĐHCĐ thường niên, Hội

đồng quản trị trong 24 h sau khi thông qua

2

40

Công ty không vi phạm công bố thông tin bất thường, định kỳ, theo

yêu cầu theo quy định pháp luật

2

41

Công ty có công bố danh sách các công ty thành viên, có nắm giữ cổ

1

19

phiếu thiểu số


42

Công ty có công bố cơ cấu sở hữu của các công ty thành viên

1

43

Báo cáo thường niên của công ty có mục liên hệ nhà đầu tư

1

44

Trang web công ty liên kết với UBCK NN/ Sở GDCK

1

45

Trang web công ty có mục công bố thông tin cho nhà đầu tư

1

46

Trang web công ty có công bố đầy đủ các Báo cáo quản trị

1

47

Trang web công ty có công bố điều lệ công ty

1

48

Trang web công ty có công bố Báo cáo tài chính đã kiểm toán bán

niên và năm

1

49

Trang web công ty có công bố Báo cáo thường niên

1

50

Trang web công ty có công bố đủ Báo cáo tài chính quý gần nhất

1

C

Minh bạch cơ cấu Hội đồng quản trị và điều hành


51

Công ty có công bố danh sách các thành viên Hội đồng quản trị (tên,

chức vụ, quá trình làm việc)

1

52

Công ty có công bố danh sách các Giám đốc điều hành (tên, chức vụ,

quá trình làm việc)

1

53

Công ty có mô tả chi tiết về vai trò của Hội đồng quản trị, Ban giám

đốc, Ban kiểm soát trong công ty

1

54

Công ty có công bố thay đổi thành viên Ban điều hành công ty

1

55

Công ty có tách rời chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng

giám đốc

1

56

Thành viên Ban giám đốc có bằng cấp về quản trị; tài chính

1

57

Công ty có công bố danh sách các Giám đốc điều hành độc lập (tên,

chức vụ, quá trình làm việc)

1

58

Công ty có công bố số lượng cổ phiếu được nắm giữ bởi Tổng Giám

đốc (sở hữu, đại diện công ty)

1

59

Công ty có công bố số lượng cổ phiếu được nắm giữ bởi các thành

viên Hội đồng quản trị (sở hữu, đại diện công ty)

1

60

Công ty có công bố danh sách thành viên Hội đồng quản trị độc lập

không tham gia điều hành công ty

1

61

Công ty có công bố danh sách thanh viên Ban kiểm soát

1

62

Công ty có thành lập các ban thuộc Hội đồng quản trị: chính sách phát triển; lương thưởng; kiểm toán, đầu tư tài chính; chiến lược,

kiểm soát rủi ro


1

63

Công ty có chức danh Thư ký công ty/ Thư ký HĐQT

1

64

Công ty có trình bày báo cáo và đánh giá của Ban giám đốc trước

Hội đồng quản trị (trong Báo cáo thường niên)

1

65

Công ty có công bố thù lao cho Hội đồng quản trị; Ban Giám đốc;

1


Ban kiểm soát


66

Công ty có công bố báo cáo quản trị (bán niên, năm) theo quy tắc

Quản trị công ty

1

67

Thành viên Hội đồng quản trị đã có chứng chỉ tham gia đào tạo về

Quản trị công ty

1

68

Công ty có công bố báo cáo phát triển bền vững/ chi tiết

1

69

Hội đồng quản trị có họp đủ số lần theo quy định (bằng hoặc lớn hơn

4 lần)

1

70

Ban kiểm soát có họp đủ số lần theo quy định (bằng hoặc lớn hơn 2

lần)

1

71

Báo cáo thường niên có đính kèm BCTC đã kiểm toán

1

72

Báo cáo thường niên có công bố lương thưởng, lợi ích khác cho

thành viên Ban kiểm soát

1

73

Báo cáo quản trị công ty có đề cập hoạt động giám sát của Hội đồng

quản trị đối với Tổng giám đốc

1

74

Công ty có thành viên Hội đồng quản trị nắm giữ chức vụ thành viên

Hội đồng quản trị của trên 5 công ty khác

1

75

Báo cáo tài chính năm có do Tổng giám đốc và kế toán trưởng (hoặc

Giám đốc tài chính) ký

1

76

Công ty có chính sách giới hạn về thời gian tham gia của các thành

viên Hội đồng quản trị ít hơn 10 năm

1

77

Công ty có công bố chính sách về đào tạo giám đốc

1

78

Công ty có chính sách phê duyệt qua Hội đồng quản trị khi bán cổ

phiếu công ty, và công bố việc này trong BCTN

1

79

Công ty có công bố các giao dịch của các cổ đông sáng lập; cổ đông

nội bộ và người có liên quan

2



Bảng 4.4 : Chỉ số minh bạch và công bố thông tin các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thành phần của chỉ số Số quan sát

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Trung vị

Độ lệch chuẩn

Cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu

1452

5,1

17,3

12,5

12,2

1,6







Tài chính công ty

1452

11,2

40,8

31,5

31,6

4,1

Cơ cấu hội đồng quản trị và điều hành

1452

7,1

26,5

18,6

18,4

2,7

Tổng số điểm công bố thông tin

1452 36,7

79,6

62,5

63,3

5,8

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả

Kết quả khảo sát tại Bảng 4.4 cho thấy điểm minh bạch và công bố thông tin của 484 công ty khảo sát thay đổi từ 36,7 đến 79,6 điểm, trung bình là 62,5 điểm đạt mức độ trung bình, thấp hơn yêu cầu là 37,5 điểm. Điểm minh bạch và công bố thông tin lớn nhất thuộc về công bố thông tin tài chính của công ty là 37,5 điểm và thấp hơn yêu cầu là 19,5 điểm; công bố thông tin về cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tư thấp hơn yêu cầu 5,9 điểm; tương tự thông tin về cơ cấu hội đồng quản trị và hoạt đồng điều hành thấp hơn yêu cầu 12 điểm. Kết quả phân tích cho thấy các công ty có mức độ công bố thông tin từ thấp đến trung bình ở tất cả các mục. Công bố thông tin theo yêu cầu và tự nguyện, đầy đủ của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là một vấn đề mới đặt ra trong một số năm gần đây, nghiên cứu của Krechowicz and Fernando (2009) cho biết lý do là có ít luật và văn bản luật kiểm soát việc công bố thông tin của công ty niêm yết. Ngoài ra, các chế tài và xử phạt vi phạm công bố thông tin của công ty niêm yết chậm và không đủ mạnh để buộc các công ty thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin. Kết quả nghiên cứu của Gonzalez et al., (2019) tại thị trường mới nổi Mỹ La tin cho biết chỉ số công bố thông tin thay đổi từ 47,9 đến 58,2%; trong đó, công bố thông tin tài chính công ty có điểm cao thuộc nhóm công bố thông tin về Ban điều hành và công bố thông tin tài chính. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy tính tương đồng khá cao với nghiên cứu của Gonzalez et al., (2019) tại thị trường mới nổi Mỹ La tin.

Theo Aksu and Kosedag (2006) việc áp dụng các tiêu chuẩn kế toán mới sẽ buộc các công ty công bố thông tin tài chính nhiều và đầy đủ hơn. Do đó, chuẩn mực kế toán theo Thông tư 200/2014-BTC cần được áp dụng cho các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam để cải thiện việc công bố thông tin tài chính công ty. Các nghiên cứu chưa tiết lộ, công bố những lợi ích hoặc thuận lợi mà công ty niêm yết nhận được khi thực hiện tốt minh bạch và công bố thông tin đã giảm đi sự khuyến khích tự nguyện công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo Aksu and Kosedag (2006) cơ chế khuyến khích công bố thông tin chịu ảnh hưởng từ 4 tác nhân: quan hệ nhân quả với cổ đông và các bên liên quan, lợi ích công bố thông tin tài chính, lợi nhuận thị trường và hoà nhập kinh tế quốc gia-thế giới. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các công ty niêm yết chưa nhận thấy các tác nhân này ảnh hưởng rõ rệt đến họ, trừ yếu tố hoà nhập kinh tế quốc gia-thế giới.

So sánh mức độ minh bạch và công bố thông tin theo ngành cho thấy các công ty trong ngành tài chính, bất động sản, dịch vụ tiện ích, năng lượng, chăm sóc sức

khoẻ, và công nghệ thông tin có mức công bố thông tin lớn hơn giá trị trung bình. Các ngành có mức công bố thông tin thấp hơn trung bình là hàng tiêu dùng thiết yếu và không thiết yếu, công nghiệp, nguyên vật liệu (Bảng 4.5).

Bảng 4.5: Chỉ số minh bạch và công bố thông tin các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam phân theo ngành 2

Ngành Số

sát

quan

Nhỏ

nhất

Lớn

nhất

Trung

bình

Trung

vị

Độ lệch

chuẩn

01

Tài chính

124

45,92

78,57

63,93

64,29

6,12

02

Hàng tiêu dùng thiết yếu

158

36,74

75,51

62,39

63,27

6,79

03

Bất động sản

121

50,00

73,47

63,46

63,27

5,11

04

Công nghiệp

535

41,84

76,53

62,48

63,27

5,37

05

Nguyên vật liệu

211

44,90

74,49

61,56

62,24

5,69

06

Hàng tiêu dùng không thiết yếu

180

43,88

74,49

61,31

61,22

5,80

07

Dịch vụ tiện ích

56

55,10

73,47

64,67

65,31

4,44

08

Năng lượng

36

55,10

73,47

63,97

64,29

4,84

09

Chăm sóc sức khoẻ

48

43,88

73,47

63,20

64,29

7,13

10

Công nghệ thông tin

29

52,04

79,59

64,88

64,29

6,07

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả


4.2 THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT KHẢO SÁT TRONG NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN

4.2.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Luận án tiến hành khảo sát 505 công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội; quá trình phân tích loại bỏ các công ty thiếu dữ liệu và số liệu cực đoan, kết quả thu được 484 công ty có đủ dữ liệu 3 năm liên tục từ 2014-2016, tương đương 1452 quan sát đảm bảo cho quy mô phân tích của nghiên cứu luận án. Mô tả mẫu quan sát trình bày tại Bảng 4.6.

Do sự giới hạn về thời gian và nguồn lực nên luận án đã lọc bỏ các công ty niêm yết mới được niêm yết dưới 5 năm để đảm bảo các công ty niêm yết được chọn có tính đồng điều về thời gian niêm yết và đặc điểm quản trị đã ổn định, nắm bắt rõ các quy định luật pháp về công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Mẫu nghiên cứu bao gồm 484 công ty niêm yết, trong đó ngành có tỷ trọng lớn nhất là Công nghiệp chiếm tỷ lệ 36,17 % (tương đương với 175 công ty), ngành có tỷ trọng nhỏ nhất là Công nghệ thông tin chiếm 1,85% (tương đương với 9 công ty). Các ngành có tỷ trọng cao trong mẫu nghiên cứu là Nguyên vật liệu



2 Phân ngành theo GICS-HOSE, 2016

Xem tất cả 319 trang.

Ngày đăng: 27/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí