Phương Pháp Hồi Quy Hiệu Ứng Ngẫu Nhiên Và Hiệu Ứng Cố Định




47*

Trang web công ty có công bố điều lệ công ty

TT155


18

48*

Trang web công ty có công bố BCTC đã kiểm toán 6 tháng/ năm

TT155


18

49*

Trang web công ty có công bố BCTN

TT155


18

50*

Trang web công ty có công bố đủ BCTC quý gần nhất

TT155


18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 319 trang tài liệu này.

Minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 10

(*) : Áp dụng theo IDTRS để bổ sung phần thiếu sót của chỉ số T&D

Bảng 3.4: Phần C- Cơ cấu HĐQT và điều hành


TT

Nội dung

Nguồn đối chiếu

BTC

S&P

GTI

51

Công ty có công bố danh sách các thành viên HĐQT (tên, chức vụ, quá trình làm việc) “3-11 thành viên”

LDN TT155 TT121

49,50

51,59

1

52

Công ty có công bố danh sách các Giám đốc điều hành (tên, chức vụ, quá trình làm việc)

LDN TT155

52,53

54


53

Công ty có mô tả chi tiết về vai trò của HĐQT, Ban giám đốc, Ban kiểm soát trong công ty

TT155

57,58

61,62


54

Công ty có công bố thay đổi thành viên Ban điều hành công ty

TT155



55

Công ty có tách rời chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc

TT121



56

Thành viên Ban giám đốc có bằng cấp về quản trị/ tài chính



51

57

Công ty có công bố danh sách các Giám đốc điều hành độc lập (tên, chức vụ, quá trình làm việc)

LDN TT121

56

2

58

Công ty có công bố số lượng CP được nắm giữ bởi Tổng Giám đốc (sở hữu, đại diện công ty)

TT155

70;77


59

Công ty có công bố số lượng CP được nắm giữ bởi các thành viên HĐQT (sở hữu, đại diện công ty)

TT155

77


60

Công ty có công bố danh sách thành viên HĐQT độc lập không tham gia điều hành công ty/ tỷ lệ thành viên (> 1/3)

LDN TT155; TT121



61

Công ty có công bố danh sách Ban kiểm soát/chi tiết (3- 5 người)

LDN TT155 TT121

62


62

Công ty có thành lập các ban thuộc HĐQT: chính sách phát triển; đề cử/bầu cử; lương thưởng; kiểm toán, đầu tư tài chính; chiến lược, kiểm soát rủi ro

TT155 TT121

61;63

64;65

66;67

50

63

Công ty có chức danh Thư ký công ty/ Thư ký HĐQT

TT121



64

Công ty có trình bày báo cáo và đánh giá của Ban giám đốc trước HĐQT

TT155



65

Công ty có công bố thù lao cho HĐQT/ Ban Giám đốc

TT155

72


điều hành/ Ban kiểm soát




66

Công ty có công bố báo cáo quản trị (bán niên, năm) theo quy tắc QTCT

TT155



67

Thành viên HĐQT đã có chứng chỉ tham gia đào tạo về QTCT/ chi tiết

TT155



68

Công ty có công bố báo cáo phát triển bền vững/ chi tiết

TT155



69

HĐQT có họp đủ số lần theo quy định ( > 4 lần)

TT121



70

Ban kiểm soát có họp đủ số lần theo quy định ( > 2 lần)

TT121



71

Báo cáo thường niên có đính kèm BCTC đã kiểm toán

TT155



72

Báo cáo thường niên có công bố lương thưởng, thù lao, lợi ích khác cho thành viên Ban kiểm soát

TT155



73

Báo cáo quản trị công ty có đề cập hoạt động giám sát của HĐQT đối với giám đốc/ tổng giám đốc

TT155



74

Công ty có thành viên HĐQT nắm giữ chức vụ thành viên HĐQT của trên 5 công ty

TT121


23

75

Báo cáo tài chính năm có do Tổng giám đốc và Giám đốc tài chính / kế toán trưởng ký

TT200



76

Công ty có chính sách giới hạn về nhiệm kỳ/ thời gian của thành viên HĐQT <10 năm



22

77

Công ty có công bố chính sách về đào tạo giám đốc

TT155


54

78

Công ty có chính sách phê duyệt qua HĐQT khi bán CP công ty, và công bố việc này trong BCTN



57

79

Công ty có công bố các giao dịch của các cổ đông sáng lập/cổ đông nội bộ và người có liên quan

TT155





3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

3.3.1 Phương pháp hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên và hiệu ứng cố định

Dữ liệu của luận án thuộc loại dữ liệu bảng là dữ liệu kết hợp của nhiều công ty niêm yết tại nhiều thời gian. Dữ liệu bảng làm tăng số quan sát do lập lại đối tượng tại nhiều thời điểm nghiên cứu. Các dữ liệu bảng chịu ảnh hưởng sai số do có các đặc tính khác nhau của đối tượng nghiên cứu theo thời gian. Các đối tượng (công ty niêm yết) không đồng nhất và có đường hồi quy song song giống nhau hệ số góc, nhưng khác nhau hệ số chặn. Khi có hiện tượng không đồng nhất giữa các đối tượng nghiên cứu thì không thể gộp các đối tượng này để phân tích bằng mô hình Pool OLS vì ước lượng này sẽ bị chệch. Phương pháp ước lượng REM và FEM được sử dụng thay cho Pool OLS.

Do đó, luận án kiểm định hệ số tương quan gián tiếp của các biến trong mô hình hồi quy thông qua kiểm định Hausman (1978). Nếu giả thuyết H0 đúng chọn mô hình REM vì dùng phương pháp hồi quy GLS cho kết quả tốt hơn, mặc dù kết quả mô hình FEM và REM đều có ý nghĩa và vững. Nếu giả thuyết H1 đúng thì các sai số có tương quan với biến độc lập, để trong sai số sẽ tạo ra hiện tượng nội sinh, mặc dù kết quả mô hình FEM và REM đều có ý nghĩa và nhưng kết quả mô hình FEM là vững, nên luận án chọn mô hình FEM. Tuy nhiên, phương pháp ước lượng FEM, REM chưa thể xử lý được hiện tượng nội sinh xuất hiện trong mô hình hồi quy và làm cho kết quả ước lượng không vững.

3.3.2 Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất hai bước

Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất hai bước (Two Stages Least Square - 2SLS) được dùng thay thế cho cho phương pháp hồi quy OLS khi xuất hiện biến nội sinh trong mô hình hồi quy.

Các kiểm định Durbin-Wu-Hausman dùng để xác định các biến giải thích trong mô hình hồi quy có ngoại sinh hay không (Durbin, 1954; Wu, 1973; Hausman,1978).

3.3.3 Phương pháp hồi quy Moments tổng quát

Phương pháp hồi quy Moments tổng quát (Generalized Method of Moments) được áp dụng khi có các điều kiện: (i) mô hình hồi quy có biến nội sinh; (ii) có số biến công cụ lớn hơn biến ẩn số; (iii) xuất hiện phương sai thay đổi trong mô hình hồi quy; (iv) xuất hiện hiện tượng tự tương quan.

Nếu không có ảnh hưởng biến nội sinh, không có phương sai thay đổi, tự tương quan thì kết quả phương pháp hồi quy GMM giống phương pháp hồi quy OLS. Nếu chỉ xử lý ảnh hưởng biến nội sinh thì kết quả phương pháp hồi quy GMM giống phương pháp hồi quy 2SLS.

3.4 THIẾT LẬP MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG CỦA NGHIÊN CỨU

3.4.1 Mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết

* Mô hình ước lượng của luận án

Mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết có dạng tổng quát như sau:

TDIit1TDIi,t1 2HDQTit3KTGDit4TVDLit5BGDit6QMCTit7ROAit

8TOBINQit9DBTCit10SHQTit11SHNNit12SGDCKit13CTKTitit

(1)

Trong đó:

- TDIit: Chỉ số minh bạch và CBTT của công ty i ở năm t

- Các biến còn lại là các biến độc lập và được diễn giải chi tiết ở Bảng 3.5

Do dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu dạng bảng nên để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết, luận án sử dụng các phương pháp ước lượng hiệu ứng cố định, hiệu ứng ngẫu nhiên. Ngoài ra, phương pháp ước lượng 2SLS và Moment tổng quát được dùng để khắc phục hiện tượng nội sinh do tính đồng thời của các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình ước lượng và phương sai sai số thay đổi. Phương pháp ước lượng Moment tổng quát (Arellano and Bond, 1991) có khả năng khắc phục các khuyết tật của phương pháp ước lượng hiệu ứng ngẫu nhiên và hiệu ứng cố định như là hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng nội sinh. Sau đó, kiểm định Wu-Hausman, Sagan, Hansen’s J sẽ được thực hiện để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp nhất. Các biến BGD, SHNN, SHQT, SGDCK, DBTC được dùng làm công cụ khắc phục hiện tượng nội sinh trong mô hình ước lượng 2SLS và GMM.

Các mô hình ước lượng cụ thể có dạng như sau: Mô hình 1:

TDIit 1HDQTit 2KTGDit 3TVDLit 4QMCTit 5ROAit 6TOBINQit

7SHQT 8CTKT it

Mô hình 2: (sử dụng biến trễ CBTT t-1)

TDIit1TDIi,t 1 2HDQTit3KTGDit4TVDLit5QMCTit6ROAit7TOBINQit

8DBTCit 9SHQT 10SGDCK11CTKT it


Mô hình 3: (sử dụng biến trễ CBTT t-1)

TDIit1TDIi,t1 2HDQTit3KTGDit4TVDLit5QMCTit6ROAit7TOBINQit

8DBTCit it

Mô hình 4: (sử dụng biến trễ CBTT t-1)

TDI it 1TDI i ,t 1 2 HDQT it 3KTGD it 4TVDL it 5QMCT it 6 ROAit

7TOBINQ it it

Mô hình 5: (sử dụng biến trễ CBTT t-1)

TDI it

1TDI i ,t 1 2 HDQT it 3 KTGD it 4TVDL it 5QMCT it 6 ROAit

7 DBTC it 8CTKTit it

Lý giải ảnh hưởng của yếu tố quản trị công ty đến minh bạch và công bố thông tin, các lý thuyết bất cân xứng thông tin, lý thuyết đại diện, lý thuyết quan hệ người quản lý được dùng giải thích ảnh hưởng của chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm Tổng giám đốc, quy mô HĐQT, thành viên độc lập của HĐQT, cấu trúc sở hữu đến công bố thông tin của công ty niêm yết. Giải thích ảnh hưởng của yếu tố tài chính công ty đến minh bạch và công bố thông tin, các lý thuyết đại diện, lý thuyết quan hệ người quản lý, lý thuyết tín hiệu được dùng để giải thích ảnh hưởng của quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, hiệu quả tài chính, giá trị công ty. Lý thuyết tín hiệu, lý thuyết đại diện dùng để giải thích ảnh hưởng của nơi niêm yết, loại công ty kiểm toán đến minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết.

Nhiều nghiên cứu chứng minh là minh bạch thông tin công bố, cải thiện khả năng tiếp cận thông tin làm giảm thông tin bất cân xứng, rủi ro tiềm ẩn cho các nhà đầu tư trên thị trường. Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, các hệ quả của việc giao dịch trong điều kiện thông tin bất cân xứng là xuất hiện sự lựa chọn bất lợi, rủi ro đạo đức và làm tăng chi phí giám sát. Lựa chọn bất lợi là kết quả của việc giao dịch với một bên dựa trên thông tin không có đầy đủ hoặc bị che giấu. Hiện tượng này xuất hiện trước khi ký hợp đồng giao dịch. Kết luận của Bebczuk (2003) về thu nhập trong giao dịch tài chính có lệ thuộc vào sự lựa chọn bất lợi trong trường hợp xuất hiện bất cân xứng thông tin. Rủi ro đạo đức là hiện tượng xuất hiện trong giao dịch kinh tế khi bên có nhiều thông tin hơn thay đổi hành vi gây bất lợi cho bên còn lại (có ít thông tin hơn) sau khi giao dịch hoàn thành. Trong công ty niêm yết, rủi ro đạo đức phát sinh từ người được ủy nhiệm đại diện cho chủ sở hữu điều hành công ty không sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đúng mục đích. Rủi ro đạo đức của người được ủy nhiệm càng gia tăng khi người này có tỷ lệ sở hữu cổ phần thấp và phần thiệt hại họ nhận được là rất thấp. Chi phí giám sát là chi phí phát sinh sau khi giao dịch tài chính thành công. Nhà đầu tư bắt buộc có cơ chế giám sát hoạt động kinh tế của người nhận vốn đầu tư và làm phát sinh chi phí giám sát. Ảnh hưởng của chi phí giám sát trong hoạt động tài chính là một vấn đề mới trong thông tin bất cân xứng và làm thu nhập nhà đầu tư giảm xuống. Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, các công ty niêm yết có đòn bẩy tài chính cao phát sinh chi phí giám sát cao; do đó, công ty buộc cung cấp nhiều thông tin

hơn để đáp ứng nhu cầu thông tin của chủ nợ, làm giảm hiện tượng bất cân xứng thông tin và giảm chi phí giám sát. Ngoài ra, các công ty niêm yết lớn tham gia thị trường tài chính huy động vốn thường xuyên nên buộc công bố thông tin nhiều hơn cho các chủ nợ để giảm hiện tượng thông tin bất cân xứng và giảm chi phí giám sát.

Theo lý thuyết đại diện, luôn tồn tại xung đột lợi ích giữa một bên là cổ đông góp vốn và một bên là người quản lý điều hành công ty niêm yết. Sự khác biệt lợi ích giữa các cổ đông và nhà quản lý công ty do sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát công ty làm phát sinh chi phí đại diện. Các nhà quản lý công ty có thông tin nhiều hơn so với các cổ đông, chủ nợ; nên các nhà đầu tư yêu cầu tỷ lệ lợi tức cao hơn để bù đắp rủi ro. Lý thuyết đại diện cho biết chức năng giám sát của HĐQT là hết sức cần thiết nhằm giám sát tốt hơn các hoạt động của người quản lý và giảm mâu thuẫn lợi ích phát sinh do vấn đề đại diện. Hội đồng quản trị công ty niêm yết là bộ phận đại diện cho cổ đông góp vốn thực hiện chức năng giám sát hành vi của nhà quản lý công ty niêm yết nhằm giảm các xung đột lợi ích này. Khi tỷ lệ sở hữu HĐQT thấp dẫn đến sự phân tán quyền sở hữu, điều này buộc nhà quản lý công ty niêm yết phải công bố thông tin nhiều hơn để báo hiệu rằng những nhà quản lý làm việc vì lợi ích tốt nhất của các cổ đông. Các công ty niêm yết lớn có số lượng cổ đông lớn, phân tán nên nhu cầu công bố thông tin phải cao hơn do sự tách biệt về địa lý, hiểu biết khác nhau về quản trị công ty giữa nhà quản lý và người chủ sở hữu. Lý thuyết đại diện cho rằng các trung gian như thành viên độc lập trong HĐQT, kiểm toán độc lập đóng vai trò giảm xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và cổ đông vì họ hoạt động như một bộ phận giám sát các hành vi cơ hội của nhà quản lý, và giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, từ đó giảm chi phí đại diện.

Theo lý thuyết tín hiệu, việc công bố thông tin nhiều hơn của công ty niêm yết có lợi nhuận cao là để nhà đầu tư phân biệt các công ty niêm yết kinh doanh có hiệu quả và thông qua tín hiệu này giúp công ty niêm yết trên tăng giá cổ phiếu và thu hút nhà đầu tư. Công ty niêm yết công bố thông tin nhiều hơn cho các chủ nợ để giảm hiện tượng thông tin bất cân xứng, và giảm chi phí giám sát.

Minh bạch thông tin công bố là giải pháp hạn chế chi phí đại diện, giúp cổ đông giám sát các quyết định của nhà quản trị và đem lại lợi ích cho công ty. Khi việc quan sát các hoạt động điều hành của người đại diện không dễ dàng (do liên quan đến đạo đức và lựa chọn nghịch) người uỷ quyền có hai giải pháp cơ bản: xây dựng hệ thống thông tin để phát hiện hành vi của người đại diện (các tiêu chuẩn

công bố thông tin) và ký kết hợp đồng theo kết quả hoạt động của người đại diện (một giá cụ thể để chuyển rủi ro đến người đại diện). Lý thuyết đại diện đã khẳng định hệ thống thông tin và công bố thông tin là giải pháp hữu hiệu giảm mâu thuẫn giữa người ủy quyền và người đại diện.

* Ảnh hưởng của quản trị công ty

Đặc điểm hội đồng quản trị công ty:

Theo lý thuyết đại diện, hội đồng quản trị công ty niêm yết là bộ phận đại diện cho cổ đông góp vốn thực hiện chức năng giám sát hành vi của nhà quản lý công ty niêm yết nhằm giảm các xung đột lợi ích giữa cổ đông và người quản lý điều hành công ty niêm yết. Chức năng giám sát của HĐQT là hết sức cần thiết do sự đa dạng và phân tán của cổ đông trong công ty niêm yết. Theo lý thuyết quan hệ người quản lý, việc kiêm nhiệm Tổng giám đốc của chủ tịch HĐQT giúp tăng cường sự giám sát công bố thông tin và thực thi làm giảm các sai sót trong quản lý công ty niêm yết. Cheung et al., (2007) đã kết luận đặc điểm hội đồng quản trị công ty có liên hệ chặt với mức độ công bố thông tin. Nghiên cứu của các tác giả Trịnh Thị Thanh Tú và ctv (2014), Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thị Thu Hoài (2015), Đặng Ngọc Hùng (2016), Nguyễn Thị Phương Hồng và Lê Hoàng Trung (2016) Phạm Ngọc Toàn và Nguyễn Thành Long (2017) chỉ ra rằng số lượng thành viên HĐQT có ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin của công ty. Ngoài ra, sự kiêm nhiệm Tổng Giám Đốc và Chủ tịch HĐQT có ảnh hưởng đến hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết (Nguyễn Chí Đức và Hoàng Trọng, 2012; Ngô Thu Giang và Đặng Anh Tuấn, 2013; Đặng Ngọc Hùng, 2016; Phạm Ngọc Toàn và Nguyễn Thành Long, 2017). Tuy nhiên, nghiên cứu của Trần Thị Kim Anh và Hoàng Hà Anh (2019) kết luận quy mô Hội đồng quản trị và sự kiêm nhiệm Tổng giám đốc của chủ tịch Hội đồng quản trị không ảnh hưởng đến việc công bố thông tin trên báo cáo tài chính. Từ những bằng chứng trên, giả thuyết sau được đề xuất.

H1a: Quy mô hội đồng quản trị có mối tương quan thuận với mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết.

H1b: Kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT có mối tương quan thuận với mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết.

Thành viên HĐQT độc lập :

Lý thuyết đại diện cho biết luôn tồn tại xung đột lợi ích giữa một bên là cổ đông góp vốn và một bên là người quản lý điều hành công ty niêm yết. Chức năng

Xem tất cả 319 trang.

Ngày đăng: 27/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí