Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa của cư dân vùng Châu thổ Bắc Bộ - 30


cung tiến. Với hai nữa là gì, hai nữa là ngày tết, ngày thi ngày cử, rồi trước mỗi chuyến tham quan các thầy các cô và các em học sinh đều trở về đây lễ lạc. Và năm vừa rồi thì chúng tôi xuống mời trường lên. Thì được thầy hiệu trưởng cho hay là từ khi ngôi trường được mang tên Lý Bôn thì chất lượng giáo dục cao lên. Theo thống kê thì tỷ lệ đỗ vào đại học của trường cấp ba Lý Bôn thì là đứng thứ nhất tỉnh. Chính vì vậy mà UBND xã trong những năm qua không chỉ quan tâm đến miếu này, còn quan tâm cả cái miếu bà kia nữa. Ở Xuân Hoà này có cái cụm di tích thờ Lý Bôn.

H: Vâng, thế ngoài di tích này ra thì anh còn đến di tích nào thờ Ngài nữa không

ạ?

TL: Ba cái di tích, thì cái này là cấp quốc gia.

H: Thế ở đây hiện tượng mất cắp cổ vật có diễn ra không anh?

TL: Ở đây mất thì, tức là những năm trước thì cũng có mất, chứ còn ở đây

nằm riêng biệt, dân không nghĩ là mất, thế nhưng mà trước thì cũng có hiện tượng mất mấy hoành phi câu đối cổ. Từ đó thì chúng tôi cũng có biện pháp để gìn giữ.

H: Anh ơi, thế trò diễn, trò chơi vật thờ ở trong lễ hội mình còn giữ không anh?

TL: Các trò diễn, trò chơi trước đây rất rầm rộ, thu hút trai tráng trong làng tham gia rất đông, rồi được rất nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Thế nhưng những năm gần đây do điều kiện làm ăn kinh tế, rồi thì công việc nên phong trào vật cũng có phần suy giảm, không được mạnh mẽ như xưa, nên không duy trì được, các cụ chỉ tổ chức vật hầu Thánh trong ngày lễ chính thôi, chứ không kéo dài trong 3 ngày như trước đây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

Đến giờ các cụ mà biết các thế vật í, thì già yếu rồi, nên không truyền được lại cho con cháu, nên chỉ 1-2 đô vật hầu Thánh thôi.

H: Còn các trò chơi, trò diễn hay là văn nghệ trong lễ hội thì như nào hả anh?

Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa của cư dân vùng Châu thổ Bắc Bộ - 30

TL: Các trò chơi, trò diễn thì thời tôi thì không thấy, còn thời trước thì cũng không biết được.

H: Em được biết là Thái Bình thì có nghệ thuật chèo rất là nổi tiếng, thế thì trong lễ hội mình có tổ chức chiếu chèo hay văn nghệ không anh?

TL: Những năm gần đây thì cái phong trào ấy phát triển rất là rộng. Chủ yếu


là những ngày hội, ngoài tế ra thì người ta lồng ghép vào diễn xướng dân gian luôn. Ví dụ như các cụ diễn múa kiếm, thế rồi thì là hát chèo, hầu đồng. Rất là sinh động

H: Vầng, thế múa kiếm, đến bây giờ mình còn giữ được không anh?

TL: Còn, hầu như là vào ngày khai mạc, các cụ ở thôn đều tổ chức màn múa kiếm.

H: Thế nghi thức múa kiếm thì diễn ra như thế nào ạ?

TL: Múa thì thường múa theo điệu con rồng cháu tiên.

H: Thế ngoài ra thì còn hình thức văn hoá nghệ thuật nào không anh?

TL: À ngoài ra thì người ta cũng tổ chức hát văn.

H: Ở đây thì nghi thức hầu đồng chỉ mới xuất hiện mấy năm nay thôi, hay trước đây mình đã có rồi ạ?

TL: Hầu đồng thì trước đây không có, nhưng mấy năm gần đây thì cũng có tổ chức hát văn hầu đồng tại đây

H: Thế hát văn hầu đồng thì chỉ trong dịp lễ hội thôi hay nhiều dịp hả anh?

À thì chỉ trong dịp lễ hội thôi, chứ bình thường thì hầu như là không có.

H: Vâng, anh có thể cho biết những biến đổi trong công tác tổ chức lễ hội từ trước đến nay không ạ?

TL: Tức là mỗi ngày nó một rộng lớn hơn, hoành tráng hơn

H: À có nghĩa là về qui mô thì rộng hơn ạ? Vậy nghi thức thực hành có đơn giản hơn xưa không, hay là vẫn như xưa hả anh?

TL: À ví dụ như là lễ khai mạc thì thường là hoành tráng hơn rồi thì trong nội dung chương trình rầm rộ hơn ví dụ như là tập trung được các thôn, thì có một màn trống hội rất là hoành tráng.

H: Thế màn trống hội này thì là do dân địa phương tổ chức biểu diễn hay là các địa phương khác giao lưu hả anh?

TL: Cái này là do một đoàn ở mãi Kiến Xương về đây biểu diễn. Mở màn cho cái lễ khai mạc.

H: Cái đấy thì là ngày xưa có hay là mới có ạ?

TL: Cái này thì là mới có thôi. Cho nó sinh động thôi


H: Dạ, vâng. Thế còn nghi thức rước í ạ?

TL: À cái rước này thì chúng tôi cũng vẫn tổ chức theo truyền thống, 8 giờ khai mạc, thì làm sao các cụ ở hai thôn rước về miếu, dọc đường cũng có gặp nhau sau về đến đây là 8 giờ là khai mạc ở hai thôn. Thế còn là sau chiều lại rước về.

H: Vâng, thế theo quan điểm của anh. Thì một lễ hội tổ chức liên thôn, liên làng như thế thì có gặp khó khăn, trở ngại gì không ạ?

TL: Lễ hội đã trở thành truyền thống rồi thì không có gì là khó khăn cả, người dân rất là háo hức, chỉ mong sao đến ngày để tổ chức lễ hội thôi. Tầm đầu tháng giêng là người dân đã hỏi năm nay có mở hội không? Phải nói là người dân rất háo hức trong công tác tổ chức lễ hội của địa phương.

H: Vâng. Thế tiêu chí lựa chọn người tham gia lễ hội trước nay có khác nhiều không anh?

TL: À khác chứ, trước đây thì phải chọn nhiều, nhưng giờ điều kiện kinh tế, thanh niên đi học hành rồi thì làm ăn xa, nên tiêu chí cũng giảm dần. Rồi đến bây giờ thì phải có kinh phí thì mới tuyển được người khiêng kiệu. Thế nhưng gần đây huy động được sức dân, thì cũng dễ hơn rồi, cũng như là sự linh thiêng vậy. Năm trước đây, có một ông ở làng trên xuống đây thắp hương, thì bát hương mới hoá, coi như là thấy sự linh ứng, về báo cáo nhân dân, thế là dân bảo ông đang muốn gặp bà chẳng hạn, dân làng tổ chức rước kiệu xuống đây. Vậy là từ năm đó trở lại đây thì là năm nào trên đó cũng rước xuống đây.

Thế mà đúng là từ khi trên kia rước xuống dưới miếu này, phong trào của thôn đó là rất mạnh. Thế rồi cái miếu đấy năm 2015 có dự án làm đường, bởi vì cái miếu ở cạnh đê, mà có dự án bảo vệ đê thì đời sống dân cư cũng phát triển hơn.

Trước đây thì phải nói là phong trào cán bộ ở thôn đó là rất là yếu. Thế nhưng từ sau đó thì phong trào còn mạnh hơn cả hai thôn này. Thế rồi năm 2015 lại tiếp tục có 1 dự án nữa người ta về đặt vấn đề với thôn là các cụ có cần kiến thiết hạng mục gì để bảo tồn, trùng tu di tích không? Đấy.

H: Vâng, cho phép em hỏi một chút khá là riêng tư một chút là bản thân anh có tới miếu lễ không ạ?


TL: Có chứ.

H: Vâng, thế đến đây thì anh thường cầu xin điều gì ạ?

TL: Tôi thì cầu sức khoẻ thôi (cười) tâm của mình là chính, quan trọng tâm của mình là chính.Thậm chí không cần cầu xin điều gì, chỉ cần dâng tuần hương rồi vái các cụ là mình cảm thấy cái tâm của mình nó rất thanh thản. chứ không nhất thiết cứ phải cầu nọ cầu kia.

H: Ví dụ như là học sinh của các trường có tổ chức định kỳ tới di tích để chỉnh trang, vệ sinh không ạ?

TL: Có có có, chúng tôi thì chỉ đạo ngay từ trên. Cụ thể là Phòng giáo dục rồi thì hiệu trưởng cũng có cắt cử rồi thì phối hợp với địa phương để thường xuyên trông nom. tôn tạo di tích. Thì chúng tôi giao đoàn thanh niên, phối hợp với nhà trường hàng tháng tổ chức các cái đợt là trông nom, quét dọn di tích.

H: Thế học sinh trước ngày khai giảng hay thi cử có đến lễ không anh?

TL: À, có nhưng giao thừa thì các gia đình đến đông

5.7. Bản ghi chép phỏng vấn số 7

* Thông tin về người trả lời:

- Cụ Trịnh Văn Hài, 82 tuổi, làng An Để (Vũ Thư, Thái Bình), làm ruộng

- Thời gian phỏng vấn: 21/5/2016

- Địa điểm phỏng vấn: miếu Hai Thôn, xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, Thái Bình

* Nội dung phỏng vấn

H: Bác nghĩ sao về xuất xứ của Ngài Lý Bí Lý Nam Đế ạ?

TL:Trước năm 1975, các anh trên Ty văn hóa cũng có về hỏi, tôi cũng có nói về lịch sử văn hóa cho các anh ấy. Trước tôi cũng có làm chủ tịch xã, thế nên là các anh trên Ty văn hóa cũng có hỏi. Trước năm 1975 thì người ta cũng không muốn nhắc đến vì ông Lý Bôn là người Tàu. Nếu nói về cha của Lý Bí là trước đây cùng đi với quân Tàu sang đánh mình đấy.

Sau khi sang đây, ông ấy không đi với quân Tàu mà về đây lấy vợ người Việt, rồi đẻ ra ông Lý Bôn này. Bố của ông Lý Bí thông minh, văn vò kiêm toàn. Lúc bấy giờ nói về lịch sử, cái chỗ Kỳ Bá Thái Bình ấy, đấy nó còn là eo biển, thì đưa về đây


là đưa về có 40 người, đây là bốt chính, trước đây là hào, lũy, đồi chính. Thế còn ông ấy cắm hai cái đền phụ tức là cách đây một cây số. Một cái ở trên đê kia là gác ở cửa sông, thì đây gọi là thôn Màn Để, thôn Màn Để thì có An Để và Phương Tảo.

Thế rồi tập luyện ở đây, về sau ông lấy bà Đỗ Thị Khương Nương, bà ấy là người ở cửa sông, nhưng không biết là người ở đâu, chỉ biết là cửa sông, ông ấy đi trên vọng gác, gặp bà, hai người lấy nhau. Lấy cũng do là người giời, bà này đi trong thôn hát véo von ở ngoài đồng. Cũng có câu hát là “Tay cầm bán nguyệt thênh thang, em đang giữ nước, sửa sang còi bờ” tức nghĩa là cầm liềm đi cắt cỏ. Thế ông này mới thấy bà này là 100 ngọn cỏ trong tay cho nên là ông này mới gọi bà này vào, ra câu đối, rồi sau mới lấy bà này làm vợ. Đấy là nói về lịch sử. Khi ông ấy lấy về đây, thì bắt đầu là đi trận, thì ông ấy giao cho cái đồ này cho bà í để cất giữ. Sau ông đi rồi thì người dân lập đền thờ.

H: Lễ cúng có nhiều tiết không ạ?

TL: Cúng lễ ở đây thì có nhiều tiết. Tức là tế ở cái miếu này, thì mồng 6 tháng giêng tế một tiết, 10 tháng giêng thế với lại ngày rằm tháng 7, 16 tháng 11 đấy là cái tuyết chính. Thế còn tế hạ điền là 24 tháng 5 tức là tế toàn dân đấy. Cấy dân làng đây cấy vào 24/5. Chứ còn tế đầu xuân là thượng nguyên đấy, thế và từ 10 đến rằm tháng 9 là tế canh tân, tức là dân làng mà có giống mới thì tế ở đây thì ai mới dám ăn dám làm. Thì đấy là tuyết chính.

H: Thế còn ngày kỵ của đức Thánh thì sao ạ?

TL: Về đức Thánh thì thế này: 16/7 thì có rước tế, với lại 10/11 năm hai cái đó thì có tế, rước. Năm nào cũng tổ chức, thế với lại mồng 10 tháng 2 âm lịch tức là ngày tế, rồi thì vật.

H: Công tác chuẩn bị trong lễ hội hàng năm diễn ra như thế nào ạ?

TL: Ngày 10 tháng 2 là tế từ sáng đến 10 giờ xong là vật. Vật thì các nơi đến.

Các đô vật, tức là vật thờ, cứ ngày ấy là phải vật, các đô đến thì là treo giải.

H: Thế ở làng có nhiều đô vật không ạ?

Làng này thì nhiều đô vật, thế nhưng mà các nơi người ta thấy tổ chức hội thì người ta cũng đến, các nơi về đăng ký trước, giải là treo ở trên cây. Họ cần giải gì


thì họ vào vật giải í. Đấy trước vật là vật thế.

Đấy là 10/2. Còn ngày tế vào 24/5 thì là tế hạ điền thôi, thì là tế để cho dân cấy đấy, thế còn 16/1 thì tế nửa ngày thôi, chứ không rước. Nhưng mà 10/11 thì vào đám. Bấy giờ thì rước kiệu luyện thế rồi thì là thế.

H: Thế rước thì mình rước từ đâu đến đâu hả cụ?

TL: Tức là rước ở cái đình, rước vòng vòng từ đây về đấy độ hơn hai cây, thì đi đường vồng ở ngoài xong rước về đây rồi mới tế. Trước đây nó là hai thôn chị ạ. Thì thôn này là tế vào mồng 10, thôn kia thì rước vào mồng 6 đến mồng 8. Dưới í ra đám xong thì trên này lại vào đám đến 11. Thế tế thì ở đây thì Phương Tảo là đất vò thế nên là tế ông. Còn An Để với Hữu Lộc thì có tế gọi là tế bà.

Rước thì cả kiệu lẫn kiệu luyện, tế thì có năm bày ra đây khoảng 30 con lợn chứ không phải ít. Có năm thì ít nhất cũng phải 15-20 con lợn.

H: Thế mình có tổ chức nuôi lợn, hay thi không cụ?

Không, chỉ có là thôn giáp nào làm sạch lợn, tất cả lòng mề, rồi mang ra tế, tế xong thì thôn giáp nào thì về thôn giáp ấy.

H: Thế làng mình xưa là có mấy giáp hả cụ?

Trước thì có 7 giáp, sau chia thêm 1 giáp nữa thì có 8 giáp.

H: Thế khi mà tổ chức lễ hội mình có phân công cho từng giáp lần lượt làm không ạ?

TL: À không, trước ngày hội thì giao cho hàng giáp, các ông lý trưởng là giao cho người có chức sắc trong làng tức là làm việc, tộc biểu có trách nhiệm phân công tuổi nào, ai rước kiệu là rước kiệu, mà rước luyện là rước luyện chứ không có công. Rước luyện giờ là hỏng hết rồi. Kiệu là rước ông, luyện là rước bà. Kiệu đi trước còn luyện đi sau.

H: Cụ ơi, thế mình còn rước luyện không cụ?

TL: Trước đây thì có, chứ mấy năm nay thì không, khoảng 5 năm về trước thì vẫn rước cả kiệu lẫn luyện. Thì trong đám rước bao giờ cũng có một cỗ long đình, tức là đi dẹp đường, xong đến cỗ kiệu là cụ ông, rồi đến cỗ luyện là cụ bà. Thế còn các cụ tế thì đi theo. Còn lễ ngãi thì để đây thui.


H: Còn lễ vật thì sao hả cụ?

TL: Trước đây lễ thì người ta gọi lượt, ví thử nhà nào đẻ con trai thì phải cân 2 con lợn cỡ khoảng 40 kg, khoảng 2 tuyết, 2 con lợn và 2 con gà.

H: Thế cái tục vào giáp ngày xưa của mình như thế nào ạ?

TL: Vào giáp thì người ta quy định họ này họ khác, thế nhưng mà tùy nơi sống. Còn như là vào giáp thì bố mà còn sống, mà không bỏ giáp, đẻ con thì cân lềnh xong là xong.

H: Thế mình có kỵ, hay hèm gì không hả cụ?

TL: Không, giờ thì mới kỵ thôi. Trước là đi từ bên đây qua bên kia là phải cúi đầu đi. Không được đi thẳng, tên thì không ai dám đặt rồi. Mà quả bí ngô, bí đao thì gọi là bầu ngô, bầu đao. Thế rồi là phải chay tịnh thì mới dám vào làm lễ, bây giờ thì phụ nữ vào chứ trước thì không ai được vào.

Một năm chỉ có ngày 24 tháng chạp thì có lễ mục dục chỉ những người cao tuổi gia đình phong quang, song toàn thì mới được chọn làm lễ. Tức là tắm rửa xong rồi bịt khăn đỏ xong rồi là vào lau ở trong chứ không phải là tự nhiên mà vào, tế xong là xin âm dương.

H: Thế nước mà mình làm lễ mình có lấy ở sông không ạ?

TL: Có, nước là phải lấy ở cửa sông, cái ông từ là phải chuẩn bị nước ở cong.

H: Bình thường chỉ có những lễ tiết chính thì người dân với du khách mới đến miếu hay những ngày thường họ cũng đến ạ?

TL: Ngày tế tiếc thì đông, lễ thì đông, coi như hàng năm hàng tháng rằm mùng một thì nhiều người đến.

H: Thế cụ thấy miếu mình có thiêng không ạ?

TL: Tôi thì gần 50 tuổi đảng rồi, nhưng nói về thiêng ấy, thì có thể nói là đây cũng là nơi linh thiêng. Trước tôi làm chủ tịch thế mà trước tôi nhớ là tôi giao cho các ông ở UBND là các ông ấy bán cho một cái cậu cành nhãn. Nó nỏ, khoảng 2m để làm gì đó, thế nhưng anh ta tham cắt nhiều, thế sau thì bị ốm, đi xem mãi thì bảo là ông mua cây nhãn ở miếu nhưng ông tham quá ông cắt nhiều, thế nên là phải làm lễ mới khỏi ốm. Bấy giờ tôi đang làm chủ tịch. Cho nên tôi nghĩ đấy, trước đây thì


linh lắm. gia đình có công việc gì, lễ đâu thì lễ thì phải lễ ở miếu trước. Đây thì lễ đúng thì cứ phải đĩa xôi con gà, gà là phải gà sống.

Gà chưa đạp mái, chứ không phải gà đã đạp mái đâu. Mà gà tế thì cứ cân lềnh ở miếu thì nhà đó phải nuôi con gà trong cũi mấy tháng một năm cho sạch sẽ mới dám mang đi tế. Chứ không có thì không được. Tôi năm nay là 82 rồi chị ạ, mà tôi thấy miếu rất linh, nói chung nhà ai có việc, cũng đều cúng lễ ở đây. Làm nhà, cưới vợ thì đều lễ đây trước sau mới đi lễ đâu thì lễ.

H: Về kinh phí mà tổ chức lễ hội thì thế nào hả cụ?

TL: Báo cáo với chị thế này, trước đây thì không bao giờ đủ chi, không như nơi khác, thí dụ như thẻ, bói thế nhưng đây ai công đức thì bỏ vào 1 hào 2 hào thì làm. Dân thì cũng có công đức, nhưng không đủ.

H: Trong công tác tổ chức lễ hội thì người dân có nhiệt tình tham gia không

ạ?

TL: Dân đây thì tham gia đông lắm, người rước, người làm lễ, cầm bát bửu

các thứ, nói chung ai vào việc nấy. Ngay các cụ đi tế cũng phải sạch sẽ. Rồi thì hàng đô quân kiệu rồi thì cũng chay tịnh. Đây có hai cái giếng, thì gọi là hai mắt rồng. Trước chợ họp đằng kia, sau thì chợ chuyển về gần miếu, chứ lễ ngãi thì cứ đến chợ là họ phải bày lễ lên.

H: Thế du khách thập phương đến đây lễ có đông không ạ?

TL: Đông đông, bây giờ chủ yếu ở thôn mình, người đi xa thì cũng về đây.

H: Thế ngoài di tích là Miếu hai thôn ra thì cụ còn đi di tích nào thờ đức Thánh không ạ?

TL: Đây thì có 3 nơi đây và thôn trên, tôi thì có đến thôn Hương với thôn này, nó là vọng gác, miếu Hữu Lộc cũng là vọng gác còn đây mới là chính. Nếu hội đây là chính. Lễ hội thì đây mở cửa đền, các nơi cũng mở cửa đến. Chiều mùng 9 thì tế mở cửa đền, đem đồ thờ ra, hôm sau hai thôn trên đều rước về đây.

H: Mình có tục kết chạ không cụ?

TL: Không.

H: Dạ, thế ngoài vật thờ ra, trong lễ hội mình còn diễn lại tích nào không ạ?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022