Tác Động Của Du Lịch Đến Đời Sống Văn Hóa-Xã Hội Người Thái Ở Mai Châu-Hòa Bình


lạc truyền thông cũng rất ít. Trong các bản làm du lịch, các hộ kinh doanh mới lắp điện thoại, số ít có fax, chưa hộ nào kết nối internet, và như vậy có nghĩa là việc quảng bá cho du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình còn chưa được quan tâm, đầu tư. Ngay trong cả thị trấn cũng không có một khẩu hiệu, băng rôn, hay bảng chỉ dẫn về du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình. Không khí kinh doanh du lịch chỉ thấy ở các bản phục vụ lưu trú và dịch vụ khác cho khách. Trong các bản đó, dưới sàn nhà bày hàng thổ cẩm, hàng lưu niệm, hầu hết các gia đình có khung dệt ở đặt ở dưới sàn (hoặc trên nhà); các hộ có đăng ký kinh doanh có ghi rõ số nhà của mình.

Các bản kinh doanh lưu trú cho khách du lịch của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình (bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Vặt, bản Bước) phần vệ sinh môi trường khá tốt. Các gia đình không chăn nuôi gia súc, gia cầm, nếu có chăn nuôi thì chuồng trại lại ở khu khác-xa nơi cư trú. Tuy vậy, các bản chưa kinh doanh lưu trú du lịch vẫn còn nhiều bản điều kiện vệ sinh môi trường và ăn ở còn chưa tốt, kể cả bản Nhót-bản ngay thị trấn Mai Châu- Hòa Bình và có làm nghề dệt phục vụ du lịch.

Số hộ kinh doanh phục vụ ăn uống trong thị trấn cũng rất ít, khoảng 3-4 hộ, với qui mô rất nhỏ. Thị trấn có duy nhất"Khách sạn Mai Châu-Hòa Bình” của công ty du lịch Thiên Minh ( trụ sở đóng tại Hà Nội) hiện đang trong quá trình xây dựng và đầu tư; đây chính là khu nhà khách của huyện, công ty thuê với thời hạn 20 năm. Khách sạn được đầu tư khá lớn, đón khách tour có thu nhập cao. Cạnh khách sạn Mai Châu-Hòa Bình là hồ nước lớn duy nhất của thị trấn, gần hai bản phát triển du lịch nhất ở Mai Châu-Hòa Bình (bản Lác, bản Pom Coọng).

Chợ thị trấn họp vào các buổi sáng, thường kéo dài 2-3 giờ và cũng không có các hoạt động nhằm mục đích khôi phục phiên chợ phục vụ cho du khách tham quan - đơn thuần chỉ là nhu cầu trao đổi, mua bán.


Điều kiện phục vụ nghỉ ngơi, ăn uống chỉ đáp ứng được đối với khách nước ngoài là những người du lịch văn hóa, du lịch sinh thái với yêu cầu ở mức độ trung bình và chỉ ở trong thời gian ngắn 2-3 ngày. Đối với khách nghỉ nội địa, đặc biệt là khách có nhu cầu cao (nghỉ điều dưỡng, du lịch của các cán bộ công chức) thì hầu như chưa đáp ứng nổi yêu cầu của họ về ăn, ở, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Khách nội địa chủ yếu là các đoàn tham quan, học tập của các trường, các cơ quan. Một lượng nhỏ là khách lẻ, chủ yếu là thanh niên đến tham quan, nghỉ ngơi 1-2 ngày.‌

Trong thập kỷ qua, huyện Mai Châu-Hòa Bình đã được đầu tư vào cho phát triển du lịch nhưng kinh phí còn rất khiêm tốn. Đáng kể nhất kinh phí 2002-2007, Mai Châu-Hòa Bình được đầu tư trên 30 tỉ đồng cho các hạng mục xây dựng đường, cống rãnh, mương dẫn nước, mua xe phục vụ môi trường. Năm 2006, đã đầu tư xây dựng đường bê tông ở bản Lác và Pom Coọng, hệ thống điện, tổng kinh phí là 150 triệu đồng; xây dựng bãi đỗ xe, diện tích trên 2000 m2, khôi phục nghề dệt thổ cẩm ở một số bản (bản Nhót, bản Văn, bản Lác).

2.3. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình

Ngày nay đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình nói chung và của bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót nói riêng có sự thay đổi rất lớn. Sự thay đổi đó bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau: từ sự tiến bộ nhanh chóng của nền kinh tế nước ta, từ sự đầu tư lớn của Nhà nước vào cơ sở hạ tầng, từ sức ép của tốc độ tăng dân số trong vùng, từ sự phát triển của du lịch. Trong các yếu tố đó, tác động của du lịch đến đời sống văn hoá-xã hội là rất lớn. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội thể hiện trên nhiều mặt khác nhau, có khi trực tiếp và có khi gián tiếp, thường có


lợi nhưng đôi khi có sự bất cập. Về tổng thể, du lịch phát triển có nhiều lợi ích khác nhau, trong đó có lợi ích về kinh tế, về phát triển và bảo tồn một số nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa-xã hội.

2.3.1. Tác động đến xây dựng, trang trí nhà cửa

Ngày nay, những ngôi nhà truyền thống của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình ngày càng hiếm. Những mái nhà dựng theo kiểu xưa: cột tròn, mái tranh, vách nhà và sàn nhà bằng tre mai (tre bương), dựng không cần làm mộc ngày càng ít đi. Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình đã có nhiều sự cải tiến kiến trúc nhà cửa. Kiểu nhà phổ biến hiện nay của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình là: cột gỗ vuông, vách nhà, rui mè, kèo dọc, kèo ngang bằng gỗ xẻ, sàn bằng tre mai, mái nhà bằng ngói (hoặc phibrô ximăng, tôn màu). Hầu hết các nhà sàn đều có 2 cầu thang nhưng đa phần không còn làm hai trái nhà bên.

Sự thay đổi vật liệu và cấu trúc ngôi nhà của người Thái bắt nguồn từ nhiều yếu tố:

+ Các vật liệu cũ (gỗ tròn to làm cột, tre mai làm sàn nhà, cỏ tranh làm mái) ngày càng hiếm, thậm chí giá thành còn cao hơn các vật liệu thay thế mới (cột gỗ vuông, sàn gỗ ghép, mái ngói);

+ Bị ảnh hưởng kiến trúc và xây dựng của dân tộc Kinh;

+ Người chủ có tiền để mua vật liệu, thuê thợ dựng nhà thay vào việc phải tự kiếm vật liệu từ thiên nhiên và tự xây dựng nhà (người cùng bản giúp đỡ) như trước kia;

+ Quá trình chuẩn bị vật liệu, xây dựng nhà theo kiểu mới rất nhanh, không kéo dài 2-5 năm như quá trình chuẩn bị vật liệu, xây dựng nhà theo kiểu truyền thống trước kia.


Bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót cũng không tránh khỏi các xu thế của các ảnh hưởng trên trong xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên, đây là các bản thường xuyên đón khách du lịch, do khách du lịch luôn có nhu cầu được tham quan, được nhìn thấy, sống trong những ngôi nhà truyền thống, trong không khí trước kia của bản, mường người Thái nên người dân ở các bản này đã cố gắng giữ được những nét cũ của ngôi nhà truyền thống. Điều này chúng ta dễ dàng nhận thấy ở các bản có du lịch phát triển mạnh ở Mai Châu-Hòa Bình-bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, đặc biệt là ở bản Lác.

Phân tích các số liệu trong bảng 2.2 ta thấy:

+ Bản Lác có 110 ngôi nhà, cho đến nay vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc, xây dựng truyền thống: 105/110 nhà (95,5%) cột gỗ, 100/110 (90,1%) nhà sàn nhà bằng tre mai chẻ ghép phẳng, đặc biệt còn giữ được 49/110 (44,5%) mái nhà bằng cỏ tranh. Với 110 nóc nhà, bản Lác là một bản lớn của người Thái, còn giữ được nhiều nét kiến trúc nhà cửa truyền thống đã trở thành một biểu tượng tiêu biểu của một bản dân tộc Thái điển hình. Ngay đầu làng là nhà văn hoá mới xây: một mái nhà sàn khá to, vật liệu và qui cách xây dựng theo kiến trúc ngôi nhà sàn truyền thống. Từ xa, khi chưa vào bản, du khách có thể nhìn thấy ngôi nhà văn hoá, cảm nhận thấy cái nét độc đáo, tạo cảm giác mạnh mẽ và mới lạ, kích thích sự tò mò, tìm hiểu và khám phá của du khách.

Bảng 2.2. Một số tư liệu thống kê về nhà cửa của 4 bản người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình


Tên bản


Số hộ

Cột nhà

Sàn nhà

Mái nhà

Ao cá,

vườn cây

Cột gỗ

Xi măng

Tre mai

Gỗ tấm

Cỏ tranh

Ngói, khác

Ao cá

Vườn cây

Bản Lác

110

105

5

100

10

49

61

10

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót - 8



Bản Pom Coọng

60

58

2

57

3

12

58

0

25

Bản Văn

69

69

1

65

4

7

62

3

22

Bản Nhót

117

117

0

101

16

10

107

0

75


Một điều đáng tiếc trong bản đã xuất hiện 3-4 ngôi nhà làm cột bê tông, một vài gia đình cầu thang đổ bằng xi măng. Đáng tiếc, chỉ với số ít nhà cửa có kiến trúc lạc lõng này đã làm giảm đi khá nhiều tính hợp lý trong qui hoạch, tính khoa học, tính toàn diện của một bản người Thái điển hình, gây phản cảm với khách du lịch. Nếu du lịch không phát triển ở bản Lác thì chắc chắn những ngôi nhà đó sẽ mọc lên rất nhiều, những ngôi nhà sàn truyền thống (cột gỗ tròn và mái lợp cỏ tranh) sẽ dần mất đi. Do vậy sự tồn tại của các ngôi nhà truyền thống ở bản Lác là một minh chứng cho sự bảo tồn được một số bản sắc văn hoá-xã hội truyền thống của người Thái nhờ sự ảnh hưởng tích cực của du lịch. Nhờ du lịch phát triển mà người dân bản Lác đã ý thức được giá trị to lớn trong việc giữ gìn, bảo vệ nét đẹp truyền thống của bản làng, tránh được xu thế bê tông hoá, xi măng hoá, ngói hoá đang thịnh hành và ngày càng phát triển về cả chiều sâu lẫn chiều rộng trong xu thế ngày nay.

Rõ ràng du lịch đã có tác động tích cực rất lớn đến sự bảo tồn và phát triển những ngôi nhà truyền thống của từng gia đình người Thái ở bản Lác nói riêng và cho sự tồn tại tổng thể của một địa danh du lịch văn hoá nổi tiếng của người Thái tỉnh Hoà Bình. Nếu không có du lịch phát triển, chắc chắn bản Lác cũng chỉ còn vài nhà mái lợp bằng cỏ tranh như xưa. Du khách đến tham quan thích những ngôi nhà truyền thống, đặc biệt là các ngôi nhà sàn lớn, cột tròn, mái nhà lợp bằng cỏ tranh. Không một bản người Thái nào ở Mai Châu- Hòa Bình còn giữ gìn được nhiều ngôi nhà truyền thống như ở bản Lác. Đây


là một trong những yếu tố thu hút du khách, làm cho bản Lác là điểm dừng chân của nhiều du khách nhất ở Mai Châu-Hòa Bình.

Ở bản Lác, hình ảnh "nước ở cầu thang, ao cá sát nhà” không còn phổ biến nhiều như xưa nữa, mặc dù bản Lác nằm ở địa thế thấp nhất trong số các bản kinh doanh du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình. Bản Lác có 10/110 gia đình (chiếm 9,1%) có ao cá ở gần nhà. Các ao cá này tuy không lớn nhưng được gia chủ cải tạo, xây kè bờ, vét nạo sâu và thường xuyên có cá. Hàng ngày, vào buổi chiều nhiều du khách đứng xem các gia chủ bắt cá bằng lưới nhỏ, phục vụ cho chính bữa ăn của du khách. Hoạt động này tuy không phổ biến và thường xuyên nhưng nó cũng tạo ra những giây phút thư dãn và thú vị cho du khách, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong đời sống văn hoá-xã hội của khu du lịch-một yếu tố rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của bất cứ khu du lịch văn hoá và sinh thái nào.

Ao cá ở gần nhà còn tạo ra sự độc đáo về sinh thái, tăng thêm sự mát mẻ về mùa hè, tạo sự sảng khoái cho gia chủ và cho cả du khách. Ao cá, vườn rau trước kia đối với họ chỉ đơn thuần liên quan đến bữa ăn hàng ngày, không có ý nghĩa gì đến hoạt động văn hoá, du lịch thì ngày nay nó trở thành một nét độc đáo cho sinh cảnh bản mường, liên quan đến yếu tố đời sống văn hoá-xã hội truyền thống, phục vụ cho mục đích kinh doanh du lịch nhiều hơn là phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của gia chủ. Đây cũng chính là một nét tác động tích cực của du lịch đến sự bảo tồn và phát triển những nét văn hoá-xã hội truyền thống của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình. Sự bảo tồn nét văn hoá-xã hội truyền thống này càng trở nên quí giá khi mà đất đai của các hộ gia đình ở đây ngày càng ít, không gian và vườn quanh nhà ngày càng bị thu hẹp. Sự độc đáo, quí giá của những ao cá ở bản Lác còn ở chỗ nó tạo ra sự khác biệt giữa các bản làm du lịch khác-bản Pom Coọng và bản Nhót hầu như không có ao ở gần nhà sàn.


Một tác động khác của du lịch đã ảnh hưởng đến quang cảnh chung của bản Lác: do cần chỗ ở để kinh doanh lưu trú, một số gia đình đã xây liền kề nhau 2-3 nhà sàn, với diện tích khá lớn. Chẳng hạn, gia đình ông Hà Công Hồng ở bản Lác xây dựng 4 nhà liền kề nhau. Theo truyền thống trước kia, người Thái không bao giờ dựng nhà ở sát nhau, nhằm tránh khi hoả hoạn. Tuy nhiên hiện tượng này cũng không phổ biến ở các bản du lịch của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình.

Bản Pom Coọng là bản gần bản Lác nhất, chỉ cách bản Lác 200-300 m, có 60 hộ gia đình. Bản Pom Coọng nằm ở vị trí cao hơn và xa trung tâm thung lũng lớn hơn so với bản Lác. Do tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch nên nhà cửa ở đây cũng còn giữ được nhiều nét truyền thống, tránh được phần lớn những ảnh hưởng của xu hướng bê tông hoá và xi măng hoá. Bản Pom Coọng có 58/60 ngôi nhà (chiếm 96,7%) cột gỗ, 57/60 (chiếm 95,9%) nhà sàn bằng tre mai. Tuy vậy bản Pom Coọng còn ít nhà lợp mái bằng cỏ tranh, chỉ còn 12/60 mái nhà lợp cỏ tranh, chiếm 20,0%.

Không gian ở bản Pom Coọng dường như thoáng đáng hơn bản Lác, nhiều nhà có vườn cây. Vườn và cây cối ở bản Pom Coọng nhiều hơn bản Lác. Giữa bản Lác và bản Pom Coọng có hai vẻ đẹp khác nhau, bản Lác lớn hơn, sầm uất hơn, nằm gần như trung tâm của thung long. Bản Pom Coọng khiêm nhường hơn, là khung cảnh của một bản nằm sát sườn núi của thung lũng, gắn liền với cảnh núi rừng. Bản Lác có cảnh"ao cá” nhưng thiếu cảnh vườn cây, bản Pom Coọng thì có"vườn cây” (25/60-41,7% gia đình có vườn cây) thì thiếu "ao cá”.

Bản Lác và bản Pom Coọng còn có một dòng suối nhỏ chảy qua, toàn bộ mương đã bê tông hoá. Dòng nước bắt nguồn từ suối Mùn, sạch, trong, tạo thêm những nét đẹp pha trộn giữa nước-cây cối-núi rừng và lấy nước phục vụ


sinh hoạt và tưới tiêu trong nông nghiệp. Nước sinh hoạt ở hai bản đều là nước máy, hệ thống ống kẽm đưa đến từng nhà. Các nhà đều đặt hệ thống nước nóng sử dụng cho mình và phục vụ du khách. Đây là kết quả sự đầu tư của Nhà nước và nhân dân nhằm phục vụ cho phát triển du lịch. Do tác động từ nhu cầu của du khách-người dân phải thay đổi và đầu tư xây dựng phục vụ du khách tại nhà. Rõ ràng ở đây, sự phát triển cơ sở hạ tầng do tác động từ hai hướng: 1. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách;

2. Một phần tiền của đóng góp, đầu tư vào xây dựng và phát triển các hạng mục trên là từ kinh doanh du lịch mà có.

Bản Lác và bản Pom Coọng là hai bản có du lịch phát triển mạnh nhất ở Mai Châu-Hòa Bình, du khách đến tham quan và lưu trú nhiều nhất ở bản Lác, sau đó là bản Pom Coọng. Cũng nhờ có tác động của du lịch mà vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh nhân y ở đây tốt hơn. Các con đường trong bản, đường nối giữa hai bản đều được bê tông hoá, luôn sạch và đẹp. Điều này rất quan trọng cho cảnh quan chung, vệ sinh môi trường, giao thông giữa các bản-nhất là về mùa mưa. Đất miền núi chỉ cần mưa xuống là nhão ra, gắn chặt vào chân và giầy, dép, do vậy nếu không bê tông hóa đường thì việc đi lại của du khách và dân bản trong mùa mưa sẽ cực kỳ khó khăn. Các con đường bê tông là kết quả của sự đầu tư và giúp đỡ của Nhà nước, với nhiều công sức của dân bản. Những đóng góp đó một phần xuất phát từ nhận thức sự cần thiết cho phát triển du lịch, và một phần đầu tư về vật chất là do kinh doanh du lịch mà có.

Một số nhà sàn ở bản Lác, bản Pom Coọng còn có vườn cây ở bên cạnh. Vườn cây của họ hiện nay được qui hoạch tốt hơn: có nhiều cây ăn quả, một số cây cảnh, sạch sẽ về vệ sinh, không có cỏ dại. Ban ngày khách du lịch có thể ra thăm vườn, tự mình hái thử một vài hoa quả của"cây nhà lá vườn”, dạo chơi, ngồi uống nước vào các buổi tối. Việc trồng hoa, cây cảnh không được

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023