Thờ Cúng Các Nhân Vật Lịch Sử Tham Gia Hội Thề Lũng Nhai Ở Thanh Hóa Trong Đời Sống Hiện Nay - Những Vấn Đề Đặt Ra


đầu quay ngược lại, mắt lồi nhìn theo dòng nước phun với 4 ngọn sóng thể hiện sức mạnh của dòng nước. Phần chân lư hương chạm mặt hổ phù trán dô, mắt lồi tròn, mũi to, miệng há, râu cá trê tỏa ra hai bên, hai chân trước khuỳnh ra tạo thành chân đỡ lư hương. Toàn bộ mặt sau của phần chân lư hương tạo thành 2 chân sau khuỷnh của con linh vật. Như vậy phần chân lư hương được đục chạm thành một con sư tử với mặt hổ phù đỡ trên lưng phần thân và tai lư hương. Mặt sau lư hương ở phần tai là mặt bên còn lại của đôi rồng chầu mặt nguyệt. Riềm miệng lư hương được tạo họa tiết hồi văn đường gấp khúc. Chân lư hương như đã nói, là phần đuôi và hai chân sau của con sư tử. Ở vị trí của đồ án rồng phun mưa phía trước (phần thân), mặt sau được chạm khắc hình phượng với đầu to, mỏ vẹt, hai cánh chim phượng đang xòe rộng. Có thể nói lư hương đá ở đền An Lạc là một tác phẩm điêu khắc đá hết sức thẩm mỹ. Nét chạm tuy nông, nhưng đã tạo cho tác phẩm có hình khối và chiều sâu. Các đồ án miêu tả sống động và lột tả được vẻ đẹp hồn nhiên của linh thú, vừa tạo được vẻ uy nghiêm trong bố cục. Theo các nhà nghiên cứu mỹ thuật thì “chiếc lư hương này có niên đại cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX” [18, tr 200].

Còn ở đền thờ công thần Lê Văn An (xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân), đây có lẽ là di tích có số lượng hiện vật chạm khắc đá nhiều nhất trong số các di tích phụng thờ công thần Lũng Nhai ở Thanh Hóa. Đền thờ này còn bảo tồn một số hiện vật vô cùng quý giá được tạo tác bằng đá như: 1 ngai thờ bằng đá cao 0,51m, rộng 0,40m (bên trong có thánh vị bằng đá) ghi tên thánh tổ Lê Văn An; 2 cây đèn đá, 2 ống hương đá; 3 đài thờ đá; đôi độc bình bằng đá cao 0,34m; 1 đôi nến bằng đá; 1 mâm bồng đá; 1 khay đá; 3 bát hương đá hình khối hộp vuông cao 0,36m cùng với các ngai thờ gỗ; bài vị; mâm bồng gỗ cùng với hòm đựng sắc và 2 hòm lớn đựng y phục tế lễ. Mặc dầu ngôi đền có quy mô hết sức khiêm tốn nhưng có thể nói, ngoài lăng mộ Lê Lợi ở Lam Sơn thì đây là một trong những đền thờ Lũng Nhai công thần có nhiều đồ thờ bằng chất liệu đá nhất. Đó đều là những hiện vật có nhiều giá trị nhiều mặt về văn hóa- nghệ thuật và lịch sử [PL8, ảnh 11, tr 231].

Còn trong từ đường của dòng họ Lê Hiểm (Nông Cống) cũng còn đang lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị hàng trăm năm như: 1 chiếc Kiệu (thời Lê Phụ) có niên


đại thời Hậu Lê, 2 bát hương thời nhà Mạc, 1 bát hương thời nhà Nguyễn. Đặc biệt đây có bức tranh thờ Lê Phụ (cháu Lê Hiểm) được vẽ trên vải, thêu trên vóc cách nay hơn 500 năm vẫn được bảo quản nguyên vẹn, đây là những hiện vật gắn với di tích rất đáng quý để nghiên cứu về phẩm phục và mỹ thuật triều Lê còn lại ở Thanh Hóa. Hiện vật gỗ đáng giá còn được biết đến là 2 bức câu đối cổ được viết vào các năm “Thành Thái Kỷ Hợi” và “Bảo Đại thập nhị niên”.

Về văn hóa phi vật thể là một hệ thống các nghi thức biểu đạt mang tính nghệ thuật như lễ hội, diễn xướng, phong tục, kiêng kỵ gắn với tín ngưỡng phụng thờ được biểu hiện sinh động, thường xuyên được thực hành, trình diễn như các lễ hội Lam Kinh, lễ hội thờ Lê Lai hay các nghi thức tế lễ các công thần khác trong dòng họ. Các tục trò như chạy chữ, múa kiếm, tế rước các vị anh hùng Lê Lai, Lê Lợi; tục tế khao quân ở đền Lê Hiểm, dự lễ và dự tế của các trưởng tộc ở Thái miếu và Lam Kinh, đó là những tục lệ khá phổ biến và là một trong những nét đẹp văn hóa, mang giá trị đạo đức, ứng xử của cộng đồng, làng xã, dòng họ trong tôn vinh, thờ cúng các vị công thần Lũng Nhai. Sự tái hiện không khí khởi nghĩa Lam Sơn trong các trò chạy chữ ở làng Vệ Yên (Quảng Thắng, Tp Thanh Hóa), múa rối làng Chuộc diễn tả cảnh Lê Lợi chém tướng giặc Liễu Thăng thường với một biểu hiện chung là đề cao lòng tự hào về thắng lợi của quân Lam Sơn, ca ngợi sự anh dũng, tài năng của người anh hùng dân tộc Lê Lợi. Nhìn chung, qua các thế hệ, các cộng đồng dân cư xứ Thanh đã nhắc nhở nhau bảo lưu và gìn giữ các di sản văn hóa của tục thờ cúng. Đó cũng chính là tâm nguyện, mong muốn của mọi người dân.

4.3. Thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa trong đời sống hiện nay - những vấn đề đặt ra

Trong khoảng 30 năm trở lại đây, nhất là từ sau thời kỳ đổi mới (1986) Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi trong tư duy lý luận, đường lối và chính sách đối với các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc, đặc biệt là các hiện tượng tôn giáo tín ngưỡng. Những quan điểm, chủ trương đó được thể hiện cụ thể sinh động trong hàng loạt các văn bản pháp lý như Nghị quyết 24 - NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ chính trị khóa VI về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Rồi đến


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Chỉ thị 37 - CT/TW năm 1998 và đặc biệt là pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004. Từ đó đã làm thay đổi mạnh mẽ quan điểm, chính sách và nhận thức của nhà nước ta khi cho rằng sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng không chỉ là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của đại bộ phận nhân dân mà đây chính là thành tố văn hóa quan trọng giúp hiểu tâm hồn, tình cảm, bản sắc văn hóa dân tộc. Tất cả những thay đổi trên đã tạo nên một bầu không khí xã hội mới với sự cởi mở, tự do hơn trong đời sống văn hóa tâm linh góp phần tạo nên động lực để các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở nước ta hồi sinh và phát triển mạnh mẽ. Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta” [147, tr.313]. Những vấn đề đó là những cơ sở xã hội rất thuận lợi cho việc phục hưng các giá trị văn hóa cổ truyền trong đó có tục thờ cúng các nhân vật hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa.

Vận động và biến đổi là quy luật tất yếu của đời sống xã hội, trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu văn hóa và đặc biệt là sự thay đổi của đời sống kinh tế xã hội như hiện nay thì các hiện tượng văn hóa cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nghiên cứu về tục thờ cúng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa, NCS nhận thấy tục thờ cúng hiện nay đang được phục hồi, tuy nhiên, đây không phải là sự phục hồi một cách nguyên vẹn những gì đã diễn ra trong quá khứ mà đã có nhiều biến đổi trên cả bình diện vật chất và tinh thần theo hướng “tái cấu trúc văn hóa truyền thống” [73, tr.123] nghĩa là “kế thừa, phục hồi các yếu tố văn hóa truyền thống có sự sáng tạo, biến đổi, sắp xếp lại…để phù hợp với đời sống xã hội đương đại” [73, tr.123]. Điều đó cho thấy trong quá khứ, hiện tại và tương lai tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa vẫn luôn tồn tại, vận động và biến đổi song hành cùng với những biến chuyển của đời sống xã hội và môi trường sản sinh ra nó gắn liền với các chủ thể văn hóa.

Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 20

Có thể nhận thấy, tục thờ cúng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa là sinh hoạt tín ngưỡng lâu đời của cộng đồng được kế thừa, duy trì và phát triển tương đối bền vững đến ngày nay. Tuy nhiên, cũng như một số các hiện


tượng tín ngưỡng cổ truyền ở nước ta, nó cũng là kết quả của các sinh hoạt văn hóa truyền thống một thời bị mai một qua những giai đoạn lịch sử đầy biến động. Vì lẽ đó, việc hòa hợp giữa cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại, giữa kế thừa các giá trị tích cực và loại bỏ các yếu tố lạc hậu không phù hợp với sự phát triển của thời đại là cả một bài toán đang được đặt ra. Trong bối cảnh hiện nay dưới tác động ngày càng mạnh mẽ của quá trình CNH, HĐH, các yếu tố của nền kinh tế thị trường, tục thờ đã và đang phát triển, biến đổi và tiếp nhận thêm các giá trị văn hóa mới. Để tục thờ phát triển tích cực, phục vụ hữu ích đời sống tinh thần cho cộng đồng, giáo dục truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc cũng như song hành, góp phần đắc lực vào sự nghiệp phát triển KT- XH của địa phương thì việc giải quyết và ứng xử với những vấn đề đang đặt ra là hết sức quan trọng.

Trước tiên là phải quan hơn nữa đối với các không gian thực hành tín ngưỡng, các di tích thờ cúng nhân vật hội thề Lũng Nhai khi không ít không gian thờ cúng đang bị xâm lấn. Đây là hiện trạng tương đối phổ biến tại các di tích thờ cúng mà NCS đã ghi nhận được trong quá trình khảo sát điền dã. Dưới tác động của quá trình đô thị hóa, tình trạng xâm lấn di tích đã diễn ra tại không ít điểm thờ, vùng di tích tồn tại bị co hẹp như ở các đền An Lạc (Hoằng Hóa), đền Võ Uy, Lê Hiểm (Nông Cống), từ đường Lê Văn An, Lê Văn Linh (Thọ Xuân), đình Phương Chính và nhà thờ họ Đàm (Tp Thanh Hóa). Điều này tác động không nhỏ tới việc đảm bảo không gian hành lễ vì các lễ tế, nghi lễ là dịp đông đảo con em dòng họ tham gia, có nơi còn không đủ chỗ cho con em về hành lễ vì diện tích sân đền, nhà thờ quá hẹp. Nhiều nơi còn thấy hiện tượng các sinh hoạt dân sinh của người dân, chủ yếu là bà con dòng họ còn chồng lấn với không gian thờ phụng, ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm, linh thiêng của di tích thờ cúng.

Mặt khác, mặc dù có không ít di tích thờ cúng được trùng tu, tôn tạo lại bằng nguồn ngân sách của nhà nước hay kinh phí từ việc tự nguyện quyên góp, đóng góp của cộng đồng, người dân và con em dòng họ nhưng chất lượng và thẩm mỹ của các công trình này là điều rất đáng bàn. Đó là thực trạng trùng tu sai nguyên tắc, lệch chuẩn, phản cảm, hiện đại hóa một cách tùy tiện, đã làm “giải thiêng” các công trình


tâm linh tín ngưỡng. Địa điểm kỷ niệm sự kiện hội thề Lũng Nhai ở Ngọc Phụng (Thường Xuân) đến nay đã tôn tạo lại đền thờ dành để kỷ niệm và thờ cúng 19 nhân vật tham gia hội thề năm xưa. Tuy nhiên di tích do được tôn tạo, xây dựng lại bằng nguồn kinh phí eo hẹp nên có cảm tưởng không phải một ngôi đền thờ truyền thống mà giống như một ngôi nhà ở của dân với tường gạch, nhà ống, lợp tôn, cửa sắt trông rất thiếu thẩm mỹ. Từ đường Khắc quốc công Lê Văn An, di tích mặc dù đã được công nhận xếp hạng cấp quốc gia nhưng rất giống nhà ở của dân hơn là nơi thờ tự. Lát nền bằng gạch men, nhang án làm bằng đá granit, thân ốp gạch men, cửa làm mành che hiện đại như vật dụng sinh hoạt trong trong nhà khá thiếu thẩm mỹ. Tại các đền thờ như đền An Lạc, đền thờ Lê Trung Giang (Hoằng Hóa), đền Ngọc Lan (Thọ Xuân) có phối thờ nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai thì các ban thờ, nhang án cũng được ốp gạch men công nghiệp; bia ký thì được làm phỏng cổ một cách tùy tiện, một số bia được tạo tác theo kiểu công nghiệp, đục chữ Hán bằng máy, mặt bên đục chữ quốc ngữ như đền Trịnh Thị Ngọc Lữ (Thọ Xuân), hoặc in chữ quốc ngữ hoàn toàn như cách đục chạm bia mộ phổ biến hiện nay như từ đường họ Đàm Lê (Tp Thanh Hóa), rồi do mất thân bia nên đúc lại xi măng đặt lên trên thân rùa trông vô cùng xấu xí (đền Ngọc Lan, thị trấn Lam Sơn)...Do sự phát triển của công nghệ hiện đại, một số bia mộ, câu đối ở mộ Võ Uy (Nông Cống) [PL8, ảnh 18, tr 234], mộ Lê Văn Linh (Thọ Xuân) được khắc theo kiểu bia mộ hiện đại trên đá đen granit bằng chữ quốc ngữ.

Một số từ đường và đền thờ còn có tình trạng hiện đại hóa tượng thờ, ảnh thờ. Các tượng thờ được làm khá giống nhau (vì sản xuất công nghiệp hàng loạt), thiếu hồn cốt, thần sắc riêng, lặp lại nhau, đa phần là sơn son thếp, da mặt tô màu trắng sứ. Trong từ đường họ Đàm Lê thay cho tượng vua Lê như các di tích khác thì lại trưng ảnh thờ Lê Lợi, vốn là tranh sáng tác của họa sỹ Hoàng Hoa Mai được lồng trong khung kính treo ở trên ngai thờ gian giữa di tích [PL8, ảnh 26, tr 238], mũ miện trên các bài vị thì được làm mới, khá giống với mũ bình thiên phục vụ biểu diễn ở các đoàn nghệ thuật truyền thống.


Các hòm công đức trong các di tích được đổi từ thùng/hòm gỗ sang két sắt, két bạc. Trên ban thờ của một số di tích còn trưng cả đèn led dạng nháy trên hương án, các đèn lồng, đèn cách điệu quả nhót, đèn hình hoa sen dạng điện nháy xuất xứ từ Trung Quốc ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong các di tích phụng thờ. Văn tế, sắc phong ở một số nơi như đền An Lạc (Hoằng Hóa), đền Trương Lôi, Trương Chiến (Tĩnh Gia) còn được photocopy thành nhiều bản để trưng bày. Cá biệt còn có di tích trang bị cả micro, âm ly, loa đài công xuất lớn để thực hành tế lễ.

Những thiết bị tiện nghi, hiện đại này là những yếu tố văn hóa mới được đan cài vào di tích, nó chỉ góp phần “tục hóa”, làm mất đi vẻ cổ kính, trầm mặc và thiêng liêng của di tích tín ngưỡng.

Việc ứng xử với các hiện tượng văn hóa mới cũng là một vấn đề đặt ra trong công tác quản lý, giám sát và định hướng của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng quản lý di tích ở các dòng họ. Mặc dù lễ hội Lam Kinh là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa hằng năm nhưng trong những năm qua, lễ hội đã được khôi phục lại này không thiếu đi các “sáng tạo văn hóa” mang tính chất hiện đại, nặng tính sân khấu biểu diễn. Hằng năm, đến dịp lễ hội thường diễn vở “Lam Sơn khởi nghĩa” và các sự tích Hội thề Lũng Nhai, dòng suối “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”, Lê Lai cứu chúa, giải phóng thành Đông Quan, vua Lê Thái Tổ đăng quang, trò Xuân Phả, múa rồng, trống hội, dân ca dân vũ Đông Anh, dân ca sông Mã, ca trù… trong các tích trò này luôn có sự góp mặt của các diễn viên chuyên nghiệp thuộc đoàn tuồng tỉnh Thanh Hóa .

Một hiện tượng nữa là sự phối tế, thờ gộp mang tính quy tập không rõ nguồn gốc, thể hiện sự tùy tiện, lệch chuẩn trong thực hành tín ngưỡng truyền thống. Trong đền thờ Ngọc Lan (Thọ Xuân) có thờ rất nhiều thần linh như phật tổ, quan âm, bồ tát, thánh mẫu, thần kim quy và có đến 7 vị khai quốc công thần khởi nghĩa Lam Sơn cũng được thờ chung trong di tích. Đền An Lạc (Hoằng Hóa) thì ngoài thờ công thần Lê Lai còn đặt cả tượng thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở tiền đường, bên cạnh hậu cung còn tổ chức thờ mẫu, ngày lễ còn tổ chức hát chầu văn và lên đồng. Từ đường dòng họ Đàm Lê (Tp Thanh Hóa) cũng có hiện tượng thờ mẫu như trên.


Mặc dù có sự quan tâm của nhà nước và chính quyền địa phương nhưng cũng có không ít di tích thờ cúng nhân vật hội thề Lũng Nhai đang bị xuống cấp trầm trọng, các hạng mục chính trong nguy cơ đe dọa, đổ nát, ảnh hưởng đến an toàn của khách hành hương như các đền thờ Trịnh Khả (Vĩnh Lộc) [PL8, ảnh 12, tr 231]; đền thờ Võ Uy, đền thờ Lê Hiểm (Nông Cống); đền thờ Lê Liễu (Hoằng Hóa); từ đường họ Đàm Lê (Tp Thanh Hóa), đền thờ Lê Văn An, đền thờ Lê Văn Linh (Thọ Xuân). Một số đền thờ nhân vật hội thề Lũng Nhai trong cộng đồng người Thái, người Mường ở Lang Chánh, Ngọc Lặc, Bá Thước còn khá tuềnh toàng, đường đến di tích rất khó khăn, chủ yếu phổ biến với bà con đồng bào, việc tiếp cận để tham quan, nghiên cứu chưa được thuận tiện. Đền thờ Trịnh Khả, một trong những di tích có niên đại và tính giá trị về mặt kiến trúc. Tỉnh Thanh Hóa và chính quyền địa phương đã xây dựng phương án tôn tạo. Tuy nhiên đến nay cũng chỉ mới xây dựng được hệ thống tường rào bao quanh ngôi đền. Các hạng mục chính của ngôi đền như tiền tế, hậu điện khá hoang tàn, hệ thống ngói lợp bị vỡ nát, mái đền bị thủng, dột nát, ẩm thấp, rêu mốc. Bậc thang từ nghinh môn dẫn lên đền chính bị xuống cấp nặng nề, gạch bong tróc hết lối đi, các linh vật quý như rùa đá, chân tảng bị vứt chỏng chơ nhiều nơi trong di tích một cách không thương tiếc. Ngôi đền đem đến cảm giác đổ nát, hoang phế, có thể sập bất cứ lúc nào. Hiện ngôi đền có con cháu là hậu duệ của Trịnh Khả trông coi nhưng cũng không được quyét dọn thường xuyên, cây cỏ mọc um tùm, gạch ngói vỡ vụn vương vãi khắp nơi. Với dáng vẻ đó, thật khó nhận ra một di tích cấp quốc gia đã được xếp hạng. Sự thiếu thốn nguồn kinh phí đầu tư đã làm cho không ít di tích thờ cúng nhân vật hội thề Lũng Nhai có nguy cơ bị hủy hoại, xóa bỏ.

Mặc dù vậy, không thiếu những điểm sáng tích cực trong bức tranh liên quan đến việc thực hành nghi lễ thờ cúng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa như trong khi nguồn vốn đầu tư ngân sách của nhà nước giành cho các hoạt động trùng tu, tôn tạo còn gặp khó khăn thì đa số các dòng họ, làng xã có di tích thờ cúng đã tổ chức huy động sự đóng góp, thiện nguyện của bà con dòng họ trong và ngoài tỉnh, các con cháu làm ăn xa xứ. Với nguồn kinh phí đó, một số di


tích đã được trùng tu, khôi phục lại. Đền thờ thần phi Trịnh Thị Ngọc Lữ, do Anh hùng Lao động Lê Văn Tam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty mía đường Lam Sơn (Thọ Xuân) cùng con em họ Lê dựng nên. Đền Tép; đền Trương Lôi, Trương Chiến, nhà thờ Họ Đàm Lê…đã được tu bổ bằng kinh phí của dòng họ. Nhờ đó, các cơ sở thờ tự tín ngưỡng đều được sửa chữa, tu bổ ở những mức độ khác nhau hoặc xây lại. Đồ thờ được bổ sung thêm, cảnh vật của di tích cũng trở nên sạch đẹp hơn.

Trong một số lễ hội cũng đã phục hồi tốt các sinh hoạt văn hóa truyền thống và lồng ghép kéo léo với văn hóa của cộng đồng địa phương, làm cho khách cảm thấy thích thú khi về dự lễ như trong lễ hội đền Tép, rước kiệu là các trai gái trong sắc phục dân tộc Mường, trong lễ hội còn tái hiện các sinh hoạt cộng đồng như ném còn, bắn nỏ, múa Pồn Poong, đi cầu thùm, bắt vịt, bịt mắt bắt dê, đập niêu và biểu diễn tích Lê Lai cứu chúa được rất nhiều người hào hứng tham gia.

Để bảo tồn và phát huy hữu hiệu các giá trị tốt đẹp của tục thờ, để cho tục thờ hòa nhập vào đời sống xã hội đương đại của cộng đồng cư dân địa phương một cách tích cực. Trong thời gian tới, địa phương cần phải bảo vệ và gìn giữ nguyên vẹn các di tích, di vật, hiện vật, đồ thờ và lễ hội, nghi lễ gắn liền với nơi thờ tự. Lập hồ sơ xếp hạng các di vật hiện vật quý giá. Hiện nay mới chỉ có bia Vĩnh Lăng được công nhận bảo vật quốc gia. Trong tương lai cần chú ý đến các di vật khác như: các sắc phong, gia phả, bia ký ở trong các di tích như đền An Lạc (Hoằng Hóa), đền Trịnh Khả (Vĩnh Lộc), Thái miếu nhà Hậu Lê (Tp Thanh Hóa), đền Tép (Ngọc Lặc)…Đồng thời tăng cường công tác nghiên cứu di tích để bổ sung hiện vật và phục dựng, trùng tu tôn trọng nguyên gốc, đảm bảo tính chất thẩm mỹ. Nâng cấp một số lễ hội, nghi lễ trong phạm vi làng xã, dòng họ, tiến tới kết nối với các lễ hội Lam Kinh, lễ hội Thái miếu, lễ hội đền Tép, lễ hội Căm Mương. Sưu tầm, bảo tồn và phát huy các tục trò đặc sắc gắn với tín ngưỡng thờ cúng như “phá trận”, “chạy chữ”, “trò Xuân Phả”, các tích Lê Lai cứu chúa, Nguyễn Trãi dâng sách Bình Ngô, Lê Lợi đăng quang…

Đẩy mạnh khai thác phát triển du lịch đối với các di tích thờ cúng nhân vật hội thề Lũng Nhai. Trong đó lấy các di tích và lễ hội ở Lam Kinh, Thái miếu và đền

Ngày đăng: 22/01/2024