CHƯƠNG 2: THỰC TRANG VIỆC LỰA CHỌN SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
I. Cơ sở lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam
Khai thác một cách có hiệu quả những lợi thế của đất nước, cùng với chính sách của Đảng và nhà nước, nhu cầu cũng như xu hướng chung của thị trường thế giới chính là những cơ sở để Việt Nam có thể dựa vào đó xây dựng nên danh mục hàng hóa xuất khẩu cũng như tìm kiếm các thị trường xuất khẩu nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu quốc tế, nguồn lao động rẻ và dồi dào…chính là những lợi thế mà Việt Nam hiện có.
Như vậy, so với các nước trong khu vực, Việt Nam có các lợi thế chủ yếu, đó là điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực.
1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: đất nước Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, thuộc Châu Á
– Thái Bình Dương, phía Tây gắn liền với lục địa Châu Á, phía Đông thông ra Thái Bình Dương, được coi là khu vực “năng động” có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng về cả chính trị lẫn kinh tế. Việt Nam nằm trên con đường huyết mạch tuyến đường giao lưu hàng hải từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sang các nước Nam Á, Trung Đông và Châu Phi. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia vào phân công lao động quốc tế và giao lưu buôn bán với các nước trong khối ASEAN và trong khu vực cũng như trên thế giới một cách dễ dàng, đồng thời Mặt khác, đây cũng là tiền đề để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa cũng như lựa chọn mặt hàng và thị trường sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Điều kiện khí hậu: khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, là điều kiện rất thuận lợi cho việc sinh trưởng các loại thực vật, đồng thời cũng là điều kiện tốt để tiến hành xen canh, gối vụ, tăng nhanh vòng quay ruộng đất, tăng vụ, thâm canh tăng năng suất. Sự khác nhau về nhiệt độ giữa các
Có thể bạn quan tâm!
- Lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 2
- Vai Trò Của Việc Lựa Chọn Sản Phẩm Và Thị Trường Xuất Khẩu
- Các Chính Sách Lựa Chọn Sản Phẩm Và Thị Trường Xuất Khẩu
- Giai Đoạn Sau Khi Gia Nhập Wto – Từ 2007 Đến Nay
- Tình Hình Xuất Khẩu Một Số Mặt Hàng Chủ Lực Của Việt Nam Giai Đoạn 2000 – 2009
- Một Số Đánh Giá Về Thực Trạng Lựa Chọn Sản Phẩm Xuất Khẩu Của Việt Nam Trong Những Năm Vừa Qua
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
vùng, miền tạo điều kiện phát triển một nền nông nghiệp đa canh, và có thể phân bố nhiều loại cây trồng, gia súc.
- Địa hình: địa hình Việt Nam tương đối đa dạng, ¾ diện tích nước ta là đồi núi với các dạng địa hình chính đó là đồng bằng, trung du và miền núi. Độ cao trung bình là 500m so với mực nước biển. Hướng địa hình này chi phối sự phân bổ các dòng sông, các nguồn nước và có ảnh hưởng tới phân bố dân cư, kinh tế, cấu trúc hạ tầng.
Miền núi và trung du Bắc Bộ có độ cao trung bình từ 200 m chiếm 31,5% diện tích tự nhiên cả nước thích hợp cho việc sản xuất và phát triển các sản phẩm lâm nghiệp, nông ngư nghiệp và còn rất nhiều diện tích đất còn chưa sử dụng. Phía Tây Trung Bộ là địa hình núi và cao nguyên chiếm khoảng 25% diện tích cả nước, thích hợp cho việc sản xuất các sản phẩm lâm nghiệp. Miền đồng bằng, ven biển Đông chiếm 30% diện tích cả nước bao gồm: Đồng bằng sông Hồng( 3,8% diện tích cả nước), duyên hải Trung Bộ (13,6%), đồng bằng sông Cửu Long( 11,9%). Các đồng bằng này chiếm 53% đất nông nghiệp của cả nước, 43% đất chuyên dùng và đất dân cư của cả nước, cũng là vùng kinh tế mạnh với nhiều sản phẩm công, nông nghiệp.
2. Nguồn tài nguyên
- Tài nguyên khoáng sản: nước ta tuy không lớn nhưng khoáng sản tương đối phong phú về chủng loại. Cho đến nay chúng ta đã phát hiện được hơn 3500 mỏ và điểm quặng của hơn 80 loại khoáng sản. Tuy nhiên mới chỉ có 300 mỏ của 30 loại khoáng sản được đưa vào khai thác.
Dầu khí là nguồn nhiên liệu có giá trị hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Trữ lượng ước tính: trên 5 tỷ tấn dầu qui đổi; trữ lượng khí đồng hành: 250 - 300 tỷ tấn; trữ lượng khai thác công nghiệp xác định: trên 150 triệu tấn.
Than đá đứng hàng thứ hai trong các nguồn nhiên liệu ở Việt Nam. Vùng than lớn nhất là Quảng Ninh, chiếm 98% tổng trữ lượng các loại than của Việt Nam (dưới 7 tỉ tấn).
Các mỏ sắt lớn của Việt Nam gồm nhóm mỏ sắt Thái Nguyên (Trại Cau, Linh Nham); nhóm mỏ sắt nằm ở Thạch Khê có trữ lượng 700 triệu tấn. Tổng trữ lượng
quặng sắt của Việt Nam không quá 1 tỷ tấn, có thể sản xuất 10 triệu tấn gang thép mỗi năm.
Quặng thiếc có ở một số vùng như: Tĩnh Túc (Cao Bằng),Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Lâm Đồng, Tuyên Quang, Nghệ An...Tổng trữ lượng quặng thiếc ở Việt Nam dưới 100.000 tấn, khả năng khai thác tối đa 3-5.000 tấn/năm.
Quặng nhôm có ở Cao Bằng, Lạng Sơn (200 triệu tấn), đặc biệt vùng quặng bôxít nam Tây Nguyên có trữ lượng lớn (5-6 tỷ tấn), nằm gần các nguồn thuỷ điện lớn. Các loại quặng khác nằm rải rác ở các vùng nhưng trữ lượng không lớn.
Với tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú như vậy, chúng ta đã khai thác và xuất khẩu rất nhiều sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao như dầu thô, than đá, thép…đồng thời các sản phẩm từ thiếc, quặng nhôm cũng là các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn và sẽ được tiếp tục đẩy mạnh khai thác nhằm đem lại hiệu quả xuất khẩu cao trong tương lai.
- Tài nguyên nông lâm sản: toàn bộ quỹ đất đai của Việt Nam là 33,1 triệu ha đứng thứ 58 trên thế giới, bình quân đất tự nhiên theo đầu người thấp đứng thứ 128 trên 200 nước trên thế giới. Đất nông nghiệp Việt Nam chiếm một tỷ lệ lớn trên diện tích cả nước (1/3) và có nhiều loại thổ nhưỡng có giá trị kinh tế cao, thích hợp cho việc phát triển cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị. Nhóm đất đồng bằng, trong đó đất phù sa là chủ yếu với diện tích trên 3,2 triệu ha chiếm 9,5% diện tích cả nước tập trung nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (trong đó Nam Bộ chiếm 1/2) là cơ sở cho các vùng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày. Các miền đất núi cao và cao nguyên, chủ yếu là đất feralit, chiếm tới 1/2 diện tích tự nhiên của cả nước với hơn 16,5 triệu ha, có độ phì nhiêu không cao nhưng do phát triển trên mẫu ba-dan nên là cơ sở tốt cho việc phát triển và phân bố cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị như cao su, cà phê chè...
Rừng Việt Nam chiếm một diện tích rộng lớn 9,6 triệu chiếm trên 1/3 diện tích cả nước, trong đó có 8,6 triệu ha là rừng tự nhiên. Rừng Việt Nam có khả năng cung cấp nguyên liệu liên tục và lâu dài với chất lượng cao cho công nghiệp, nếu khai thác và bảo vệ rừng đúng đắn và phát triển trồng rừng. Trữ lượng gỗ trung bình của rừng Việt Nam là 53 m3/ha, có nhiều loại có giá trị quốc tế lớn như lim, sến, lát hoa,
gụ, mỡ, chò chỉ, săng lẻ, tếch, bồ đề... Bên cạnh nguồn gỗ lớn, rừng Việt Nam có nhiều tre, trúc, giang, nứa, song, mây là nguồn nguyên liệu lớn cho ngành công nghiệp giấy và mỹ nghệ phẩm.
- Tài nguyên thủy hải sản: Việt Nam có trên 1,2 triệu ha sông suối, hồ ao, kênh nuôi tôm, nuôi cá nước ngọt. Cả nước có 500.000 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong đó có 300.000 ha đầm nước mặn.
Bờ biển Việt Nam dài 3200 với diện tích vùng biển khoảng 1 triệu km2, nhiệt
độ vùng biển tương đối ấm, ổn định quanh năm, thích hợp cho sự sinh trưởng của các loại thuỷ sản nước lợ, nước mặn. Biển Việt Nam có mật độ cá vào loại trung bình trên thế giới nhưng có đủ các loại hải sản của biển nhiệt đới khác thậm chí mật độ cao hơn. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3-3,5 triệu tấn cho phép khai thác hàng năm từ 1,2 - 1,4 triệu tấn. Tài nguyên sinh vật biển phân bố chủ yếu tại 4 ngư trường lớn: Minh Hải - Kiên Giang; Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu; Hải Phòng - Quảng Ninh; Hoàng Sa - Trường Sa.
(Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam)
3. Nguồn nhân lực
Theo kết quả tổng điều tra dân số tính đến thời điểm tháng 4/2009 nước ta có
85.789.573 người, đứng thứ ba ASEAN và thứ 13 trên thế giới. Kết quả cũng cho thấy, Việt Nam hiện đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” - thời kì mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số phụ thuộc. Đến thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009, cả nước có 43,8 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc (chiếm 51,1% dân số).
Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm. Điều này, phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển.
(Thông tấn xã Việt Nam, 2009)
Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Đến nay, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, bằng hơn 70 % dân số của cả nước. Nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người, bằng gần 10% dân số của cả nước. Nguồn
nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, bằng 2,15% dân số của cả nước (Đức Vượng, 2010).
Có thể nói, nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong giai đoạn chuyển tiếp.
Theo báo cáo mới nhất năm 2009 của tổ chức liên hợp quốc chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index) của Việt Nam xếp thứ 116/182 nước. Nhìn chung, chỉ số HDI của Việt Nam có tăng đều qua các năm (trong giai đoạn 1985 -2007, mỗi năm HDI của Việt Nam tăng thêm 1,16%, bất kể có lúc kinh tế tăng trưởng chậm lại) thế nhưng có thể thấy sự chênh lệch về cuộc sống của người dân ở các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng với các nước phát triển vẫn ở mức khó chấp nhận (Viện khoa học nghiên cứu nhân tài, nhân lực, 2009).
Người lao động Việt Nam thông minh, cần cù có truyền thống sản xuất, khéo léo và có khả năng tiếp thu nhanh về khoa học - kỹ thuật. Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế, chưa có những đóng góp lớn để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Chất lượng lao động còn rất thấp, yếu kém, bất hợp lý về cơ cấu ngành, nghề. Chính vì vậy, việc tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề mà chúng ta đang đặt ra hiện nay.
4. Cơ chế chính sách điều chỉnh việc lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Đảng và Nhà nước ta
Hiện nay dưới chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, quan hệ kinh tế quốc tế ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi căn bản. Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước ta luôn nêu cao phương châm mở rộng và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế quốc tế, khuyến khích mọi nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài đầu tư vào nước ta. Đáp ứng yêu cầu đó, chính phủ đã ban hành các chính sách thương mại và các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện các chính sách này. Hiện đa số các chính sách của chính phủ đều tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu. Điều này đã tác động không nhỏ tới việc chuyển dịch cơ cấu trong toàn bộ nền kinh tế hoạt động xuất nhập khẩu.
Từ tháng 12/1987, Chính phủ đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đã tạo ra những điều kiện hấp dẫn thu hút nguồn vốn từ nước ngoài với nhiều hình thức, tập trung cho việc khai thác các nguồn lực trong nước nhằm đẩy mạnh việc hình thành các mặt hàng xuất khẩu. Điều này đã tạo nên những bước ngoặt lớn trong hoạt động kinh tế của nước ta, bước đầu tạo nên một nguồn lực quan trọng để mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập với thị trường thế giới, và tất cả các thành phần kinh tế được khuyến khích tham gia vào sản xuất hàng xuất khẩu. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật Đầu tư nước ngoài mới nhất được ban hành vào năm 2005. Việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong suốt 20 năm qua.
Tiếp theo đó là hàng loạt các luật như: Luật Khuyến khích đầu tư trong nước 1994 (sửa đổi 1998); Luật Thương mại 1997 (sửa đổi 2005)...ra đời cũng đã có những tác động không nhỏ đến kinh tế nước ta nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.
Bên cạnh các luật, và các chính sách tạo môi trường thuận lợi cho việc lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu, chính phủ cũng đã có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thông qua các hội chợ triển lãm, thông qua các bộ máy thương vụ tại các nước. Ngoài ra các nghị định, quyết định, thông tư đã có tác dụng hỗ trợ đầu tư và tạo nguồn hàng, chuyển dịch cơ cấu sản xuất hướng về xuất khẩu, xúc tiến tiến thương mại, thực hiện các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài…
Có thể nói, với các cơ chế chính sách được nhà nước ban đã mở rộng và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế quốc tế, khuyến khích mọi nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài đầu tư vào nước ta trong những năm vừa qua đã tạo điều kiện rất tốt và quyết định trong việc hình thành phát triển các mặt hàng và thị trường xuất khẩu.
5. Nhu cầu của thị trường thế giới
Hiện nay, nhu cầu của thị trường thế giới thay đổi cực kì nhanh chóng. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn những khâu dịch vụ đi kèm và đây là lĩnh vực luôn thay đổi và gây nhiều xáo trộn. Nhu cầu với các sản phẩm của các quốc gia
không ngừng thay đổi mà yếu tố đầu tiên là tính hữu dụng của sản phẩm đó. Người sản xuất không chỉ bán được hàng mà còn phải thoả mãn những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường. Nhu cầu thay đổi đòi hỏi phải có nhiều mặt hàng mới. Hàng ngoại nhập với ưu thế giá rẻ hay mẫu mã phong phú, đa dạng, đặc biệt là tính khác biệt của sản phẩm luôn là một yếu tố lôi cuốn người tiêu dùng khi đã quá nhàm chán với những sản phẩm sản xuất trong nước. Đây chính là yếu tố có tác dụng kích thích phát triển sản xuất và mở rộng mặt hàng xuất khẩu xét từ phía “cầu” của thị trường thế giới.
Một xu hướng khác là ngày càng có nhiều người tiêu dùng ưa sử dụng những sản phẩm có nhãn mác rõ ràng. Do có quá nhiều sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường nên người tiêu dùng thường có tâm lý thận trọng khi mua sản phẩm mới chưa có thông tin rõ ràng. Người tiêu dùng hiện nay có xu hướng lựa chọn cho mình một nhãn mác quen thuộc đối với từng loại sản phẩm. Các xu hướng trên tác động rất mạnh đến việc định hướng lựa chọn và phát triển các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
II. Thực trạng của việc lựa chọn sản phẩm xuất khẩu
1. Quá trình lựa chọn sản phẩm xuất khẩu
1.1. Trước khi gia nhập WTO
1.1.1. Trước 1991
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở đầu cho thời kì đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước ta. Với mục tiêu đổi mới toàn diện trên cơ sở nhấn mạnh mục tiêu đổi mới kinh tế, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ cụ thể là: thực hiện bằng được ba chương trình kinh tế lớn đó là Lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Về xuất khẩu, mục tiêu của chúng ta là tạo được một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao và tăng trưởng nhanh để đáp ứng được phần lớn nhu cầu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết.
Trong thời kì này, trong chính sách của Đảng và Nhà nước, vai trò của xuất khẩu đã được đề cập đến và được đưa lên thành một trong ba chương trình kinh tế
lớn của cả nước. Theo chủ trương và đường lối của Đảng, chúng ta đã đạt được một số thành tựu bước đầu. Kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp ba lần từ năm 1986 đến 1990, đồng thời từ năm 1989, sản xuất của ta đã tăng thêm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như gạo, dầu thô và một số mặt hàng mới khác. Tuy nhiên, tình trạng xuất khẩu của Việt Nam còn khá manh mún, công tác tổ chức nguồn hàng bằng cách thu gom là chính. Vì thế, trong giai đoạn này, chỉ có một số mặt hàng xuất khẩu chính với kim ngạch cao trên 100 triệu USD đó là dầu thô, gạo, thủy sản và than đá (Tổng cục thống kê, 2006).
Như vậy, có thể nói, mặc dù đang giai đoạn đầu của thời kì đổi mới, thực hiện chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, khi xuất khẩu còn chưa thật sự phát triển thì dựa trên cơ sở tận dụng những lợi thế về điều kiện tự nhiên, truyền thống lâu đời. Và cũng do lực lượng sản xuất nông nghiệp đang đóng vai trò chủ đạo, mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất và được hình thành đầu tiên chính là gạo. Bên cạnh đó, dầu thô, thủy sản và than đá là những mặt hàng xuất khẩu cũng từng bước được hình thành dựa trên nguồn tài nguyên dồi dào về khoáng sản và thủy hải sản của nước ta.
1.1.2. Giai đoạn 1991 – 1995
Công cuộc đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI đã đạt được những thắng lợi đáng kể. Trong đó, hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam cũng đã có những chuyển biến rõ rệt, tốc độ tăng xuất khẩu cao, đạt bình quân khoảng 20%/năm. Trên thế giới, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã gây ra cho chúng ta nhiều đảo lộn lớn và đột ngột tình hình xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII đã diễn ra nhằm đề ra những chủ trương, nhiệm vụ mới nhằm đưa đất nước đi lên. Đến giai đoạn này, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu có sự quan tâm thích đáng hơn đến việc xây dựng chiến lược phát triển cho các mặt hàng xuất khẩu. Điều đó được thể hiện trong nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VII “Cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỉ trọng các mặt hàng chế biến, giảm tỉ trọng xuất khẩu nguyên liệu, tạo