Tình Hình Xuất Khẩu Một Số Mặt Hàng Chủ Lực Của Việt Nam Giai Đoạn 2000 – 2009

công khi tính đến thời điểm hiện nay, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đã đạt khoảng 15 tỷ USD, trong đó nông sản đạt trên 8 tỷ USD, thủy sản trên 4 tỷ USD, lâm sản trên 2 tỷ USD. Trong khi đó, đối với lĩnh vực công nghiệp, mặt hàng dệt may đã gần chạm đích khi kim ngạch có thể đạt 9,1 tỷ USD, da giầy đạt khoảng 4,1 tỷ USD, xuất khẩu đồ gỗ với nhiều nỗ lực ước đạt 2,7 tỷ USD, chỉ thấp hơn năm 2008 khoảng 100 triệu USD. Trong 24 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, vẫn có 8 mặt hàng có kim ngạch tăng đó là đá quý, kim loại quý, sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, rau quả, chè, hạt tiêu, sắn và sản phẩm sắn, hóa chất và sản phẩm hóa chất. Năm 2009, có 12 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên đó là dệt may, dầu thô, thủy sản, giày dép, đá quý, kim loại quý và sản phẩm; gạo; điện tử, máy tính và linh kiện; gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng; cà phê; than đá; cao su)(Bộ Công Thương 2009).

Như vậy, trong cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng có kim ngạch cao đã có sự biến động theo chiều hướng tăng tỷ trọng hàng hoá công nghiệp chế biến và nông sản chất lượng cao, đồng thời giảm tỷ trọng sản phẩm thô. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực không chỉ vẫn giữ vững vị trí nhất, nhì thế giới về số lượng mà bước đầu vươn tới cả chất lượng, giá cả và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều mặt hàng của Việt Nam liên tục khẳng định được thương hiệu, đẳng cấp cao trên thị trường quốc tế như: hạt điều, gạo, cà phê, cao su, chè, thủy sản, đồ mỹ nghệ, gốm sứ...

Tuy vào thời điểm đầu năm 2009 chúng ta phải đối mặt với một số khó khăn về việc sụt giảm kim ngạch một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực do giá xuất khẩu giảm tuy nhiên hiện tượng này đã có xu hướng phục hồi vào cuối năm 2009 và đầu 2010, hứa hẹn một thời kì tăng trưởng xuất khẩu mới.

Như vậy, có thể nói việc gia nhập WTO tạo ra rất nhiều cơ hội mới cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Chính vì thế, việc lựa chọn sản phẩm xuất khẩu trong giai đoạn này không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà còn tận dụng mọi cơ hội do việc gia nhập WTO mang lại.

2. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009

2.1. Gạo

Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho nghề trồng lúa nước, thêm vào đó thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta hai đồng bằng lớn, đó là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi như vậy, cùng với cơ cấu nguồn nhân lực chính là nông dân, gạo đã trở thành mặt hàng xuất khẩu được hình thành sớm nhất và cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhất, đóng góp giá trị khá lớn vào kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Từ 1989 Việt Nam đã chính thức tham gia vào thị trường gạo quốc tế với quy mô và chất lượng gạo xuất khẩu ngày càng gia tăng. Nhờ thành công trong sản xuất lúa gạo, Việt Nam đã chuyển từ một quốc gia thiếu lương thực, phải nhập khẩu trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới.


Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu


Bảng 4: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu gạo của Việt nam giai đoạn 2000 – 2009

Đơn vị: Số lượng ( nghìn tấn) ; Giá trị Tỷ USD)


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Sản lượng

3.48

3.72

3.24

3.81

4.06

5.30

4.64

4.5

4.7

6.2

Giá trị

0.67

0.62

0.73

0.72

0.95

1.34

1.27

1.46

2.89

2.46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 7

(Tổng hợp từ Tổng cục thống kê, 2008. 2009)


Trong giai đoạn này, do sản xuất lúa chuyển dịch theo hướng đầu tư thâm canh, tăng chất lượng gạo nên gạo xuất khẩu cũng tăng nhanh về số lượng, chất lượng và giá cả. Nếu như lượng gạo xuất khẩu năm 2000 là 3.47 triệu tấn thì đến năm 2004 sản lượng đã tăng lên gần 4,1 triệu tấn. Năm 2005, lần đầu tiên xuất khẩu gạo đạt mức 5,3 triệu tấn thu về cho đất nước hơn 1.34 tỉ USD, giá gạo bình quân đạt 267 USD/tấn. So với năm 2004, lượng gạo xuất khẩu năm 2005 tăng gần 1.2 triệu tấn (25%), kim ngạch tăng trên 400 triệu USD (45%) và giá cả tăng 48 USD

(15%). Đây là mức cao nhất đạt được trên cả ba chỉ tiêu số lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu so với trước đó, kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia thị trường gạo thế giới.

Năm 2009, mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thiên tai bão lụt nhưng nước ta vẫn xuất khẩu gạo vượt kế hoạch,đạt 6,2 triệu tấn, trị giá 2.463 tỉ USD, tăng 29,35% về số lượng và giảm 7,49% về trị giá so với năm 2008. Giá xuất khẩu bình quân đạt 407,09 USD/tấn, giảm 28,5% so với cùng kỳ. Đây là kỷ lục ấn tượng, cao nhất từ trước đến nay (kể từ năm 1989 - năm đầu Việt Nam tham gia xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới với con số 1,4 triệu tấn) (Kim Hiền, 2010).

Nét đặc biệt quan trọng đánh dấu sự phát triển và tăng trưởng của xuất khẩu gạo Việt Nam thời kì 2000 – 2009 đó là trong điều kiện có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới, số lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu gạo phát triển khá ổn định, thể hiện chất lượng gạo Việt Nam ngày càng được nâng cao.

Về thị trường xuất khẩu: cho đến nay, thị phần gạo Việt Nam đã chiếm lĩnh ở hầu hết những thị trường nhập khẩu gạo lớn trên thế giới. Thị trường gạo liên tục được mở rộng nhờ chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam được nâng lên đáng kể so với các năm trước. Nếu như thời kì 2000 – 2004 thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của việt Nam là Châu Á (Singapore, Philipines, Malaysia, Hồng Kông), Châu Âu (Thụy Sĩ, Hà Lan) và Trung Đông (Irac), Mỹ thì đến năm 2005 bên cạnh các thị trường truyền thống, gạo Việt Nam đã thâm nhập được vào các thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ. Đến Năm 2009, thị phần gạo Việt Nam chiếm lĩnh ở hầu hết những thị trường nhập khẩu gạo lớn trên thế giới bao gồm châu Á, châu Phi, châu Mỹ, Trung Đông và châu Âu trong đó thị trường Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng có xu hướng giảm dần và tăng dần tỷ trọng ở thị trường Châu Phi và các thị trường lớn ở Châu Âu như EU, Hoa Kỳ. Đây là những đầu ra quan trọng cho hạt gạo Việt Nam và là những mảng thị trường xuất khẩu gạo cần được củng cố và giữ vững lâu dài. Đặc biệt, Châu Phi là thị trường xuất khẩu gạo tăng trưởng mạnh nhất của Việt Nam trong những năm qua. Đây là một thị

trường tiềm năng luôn có nhu cầu cao đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường này đã có những kết quả rõ rệt.

Bảng 5: Tỷ trọng xuất khẩu gạo vào các thị trường năm 2009

Đợn vị: triệu tấn


Thị Trường

Châu Á

Châu

Phi

Châu Mỹ

Trung Đông

Châu

Âu

Châu

Úc

Kim ngạch

XK

3.238

1.794

455.872

316,076

201.642

4.72

Tỷ trọng (%)

53.50

29.64

7.53

5.22

3.33

0.78

(Nguồn: Bộ Công Thương, 2010)


Có thể thấy, năm 2009, xuất khẩu gạo sang châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất 53,50% với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,238 triệu tấn, châu Phi chiếm tỷ trọng lớn thứ hai 29.64% với kim ngạch 1,794 triệu tấn, Châu Mỹ: 455.872 tấn, chiếm 7,53%, trong đó thị trường Cu ba: 442.910 tấn chiếm 7,32%; Trung Đông: 316.076 tấn, chiếm 5,22%; châu Âu: 201.642 tấn, chiếm 3,33%; còn lại là thị trường châu Úc chiếm 0,78% tổng số lượng xuất khẩu.

Về giá gạo xuất khẩu:nhìn chung, so với các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Thái Lan, Indonesia, gạo Việt Nam có cùng chủng loại luôn có giá thấp hơn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, mức giá xuất khẩu gạo của nước ta cũng đã tăng lên đáng kể, thể hiện chất lượng gạo của nước ta đã được nâng lên rõ rệt. Cụ thể, giá gạo bình quân đã tăng từ 300USD/tấn năm 2006 lên đến 550 USD/tấn năm 2008 và ở mức 407,09 USD/tấn năm 2009 (do tác động tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu). Giá gạo của Việt Nam từ chỗ thấp hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan từ 39 – 42USD/tấn năm 2006 thì cho đến nay khoảng cách đó đang rút ngắn lại rất nhiều, giá chào bán trên thị trường thế giới của hai nước gần như đã không chênh lệch đáng kể, mức giá xuất khẩu của Việt Nam đã gần bám sát giá gạo của Thái Lan. (Nguyễn Sinh Cúc, 2007). Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy chất lượng gạo cũng như tiềm năng xuất khẩu của nước ta đã được nâng lên rõ rệt .

Một số khó khăn:xuất khẩu gạo của nước ta 10 năm qua mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, đóng góp một lượng ngoại tệ lớn cho nền kinh tế đất nước nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều vấn đề bất cập cần phải giải quyết.

- Về thị trường: gạo xuất khẩu của Việt Nam chưa gắn với thị trường, nhất là thị trường trong bối cảnh hội nhập. Chúng ta chưa thiết lập được hệ thống thị trường ổn định với mạng lưới khách hàng thực sự tin cậy. Nguyên nhân là do việc nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng trong khi hoạt động xuất khẩu cần nắm bắt kịp thời mọi thông tin sâu rộng về thị trường để theo dõi kịp thời về hệ thống và diễn biến cung cầu và giá cả.

- Về giá cả xuất khẩu: hiện nay giá xuất khẩu của nước ta còn thấp hơn giá quốc tế và giá xuất khẩu ở một số nước khác. Nguyên nhân là do chất lượng gạo Việt Nam thấp, trình độ kĩ thuật lạc hậu từ khâu tạo giống đến khâu chế biến. Gạo Việt Nam cũng chưa tạo được uy tín trên trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam chưa biết quảng bá xây dựng một thương hiệu vững mạnh được người tiêu dùng tin tưởng.

- Về chất lượng gạo: chất lượng gạo xuất khẩu của nước ta còn chưa cao, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng đất đai, nguồn nước, lao động trồng lúa các vùng. Trong những năm qua, mặc dù từ sản xuất, thu hoạch, bảo quản…của ngành gạo nước ta luôn không ngừng được cải thiện song có nhiều nguyên do nên chất lượng sản phẩm nhiều khi vẫn chưa theo kịp yêu cầu của thị trường. Phẩm chất hạt gạo không cao, gạo bị lai tạp nhiều giống, không đồng nhất về chất lượng, do đó chưa được các đối tác nước ngoài ưa chuộng.

2.2 Thủy sản

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về thủy sản và đang trong thời kì phát triển rất nhanh, thuộc 10 nước có sản lượng thủy sản xuất khẩu lớn nhất thế giới. Xuất phát từ lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên, đây được xem là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của đất nước ta.

Xuất khẩu thủy sản đã và đang đóng vai trò rất lớn đối với việc phát triển kinh tế đất nước. Phát triển xuất khẩu mặt hàng này cũng là chủ trương của Đảng và Nhà

nước “kết hợp xuất khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối (những mặt hàng xuất khẩu truyền thống: hàng nông lâm thủy sản, khoáng sản, nhiên liêụ và hàng dệt may) và một số hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao bao gồm cả ô tô, xe máy, hàng điện tử và dịch vụ phần mềm ...” (Văn kiện đại hội Đảng IX, 2001) nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Trong những năm qua, ngành thủy sản đã đạt được những thành tựu vượt bậc về mọi phương diện: kim ngạch xuất khẩu tăng lên, sản phẩm ngày càng phong phú về chủng loại, chất lượng nâng cao và thị trường ngày càng mở rộng.

Ngành thủy sản của chúng ta đang chiếm vị trí xuất khẩu hàng đầu trong nền kinh tế, chỉ sau dầu thô và dệt may. Giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.


Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu


Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2000 – 2009

Đơn vị: Triệu USD


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Bình

quân

Giá trị

1478.6

1816

2023

2200

2401

2500

3348

3560

4521

4251


Tốc độ tăng

(%)


-


22.8


11.4


8.7


9.1


4.1


3.4


6.3


27


-6


9.6

(Tổng cục thống kê, 2008, 2009)

Từ năm 2000 đến nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản liên tục tăng. Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam chỉ đạt 1478.6 triệu USD thì đến năm 2009 là 4251 triệu USD. Như vậy trong vòng 10 năm kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng gần 3 lần, với mức tăng trưởng bình quân là 9.6%. Đạt được kết quả trên là do sự đóng góp đáng kể của các công trình nuôi trồng và đánh bắt hải sản xa bờ, dảm bảo đủ số lượng và chất lượng nguồn hàng phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Sự tăng trưởng của hầu hết các mặt hàng thủy sản là minh chứng cho

tính hiệu quả của việc đầu tư, đổi mới công nghệ, áp dụng các chương trình, hệ thống kiểm tra, quản lý và an toàn vệ sinh thực phẩm tiên tiến, đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu cao về chất lượng của những thị trường lớn.

Tuy nhiên dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, cho đến năm 2009, lần đầu tiên sau 13 năm, xuất khẩu thủy sản có mức tăng trưởng âm(-6%). Đây là hậu quả của tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và nguồn cung nguyên liệu trong nước cho các doanh nghiệp xuất khẩu bị thiếu hụt.

Về thị trường xuất khẩu thủy sản: trong những thời gian qua công tác đa dạng hóa thị trường đã được chú trọng triển khai và thu được những thành tựu đáng khích lệ. Nếu thời gian đầu, thủy sản xuất khẩu Việt Nam chỉ hướng đến một số thị trường trung gian chủ yếu như Singapore, Hồng Kông thì đến năm 2005 con số này là 105 nước và khu vực; năm 2007 Việt Nam xuất sang 145 nước và vùng lãnh thổ, năm 2008 là 159 và đến năm 2009 các mặt hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia và khu vực trên khắp thế giới. EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn là những thị trường chính của thủy sản Việt Nam, chiếm tới hơn 70% thị phần (Tổng hợp báo cáo của Bộ Công Thương 2005,2008, 2009). Cho đến nay, các thị trường lớn, khó tính nhất đều đã chấp nhận hàng thủy sản Việt Nam. Sản phẩm thủy sản Việt Nam ngày càng giành được vị trí quan trọng trên các thị trường lớn, có yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như Mỹ, EU. Thời gian gần đây cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản đã có sự thay đổi theo hướng tích cực.

Bảng 7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ năm 2005-2009

(Đơn vị: Giá trị: Triệu USD; Tỷ trọng: %)


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

Thị trường

Giá trị

(Triệu USD)

Tỷ

trọng (%)

Giá trị

(Triệu USD)

Tỷ

trọng (%)

Giá trị

(Triệu USD)

Tỷ

trọng (%)

Giá trị

(Triệu USD)

Tỷ

trọng (%)

Giá trị

(Triệu USD)

Tỷ

trọng (%)

EU

614,7

21,4

745,6

22,8

978,3

26,6

1149,4

25,5

1096,3

24,1

Nhật

Bản

635,4

22,1

723,1

22,2

743,5

20,2

830,6

18,4

757,9

17,8

Mỹ

605,1

21,1

635,5

19,4

679,7

18,5

754,6

16,7

713,5

16,8

Hàn

Quốc

156,3

5,4

201,3

6,2

240,4

6,5

297,5

6,6

307,8

7,2

Các

nước khác


858,5


30,0


967,4


29,6


1037,6


28,2


1473,5


32,8


1375,8


34,1

Tổng

cộng

2870,0

100

3272,9

100

3679,5

100

4505,6

100

4251,3

100

(Nguồn: Trung tâm tin học thống kê- Bộ NN &PTNT, 2009)


Từ bảng số liệu trên ta thấy qua các năm, trong số các thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam thì nổi lên vẫn là ba thị trường chính: EU, Nhật Bản, Mỹ. Từ năm 2005 đến năm 2008, kim ngạch và giá trị xuất khẩu thủy sản luôn tăng với mức tăng trưởng cao, ổn định, tuy nhiên con số này giảm trong năm 2009 ở hẩu hết các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam.

Về cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu: theo thống kê hiện nay có đến hơn 90% sản lượng thủy sản được chế biến cho xuất khẩu. Trong đó phần lớn là chế biến đông lạnh, sơ, chế. Các sản phẩm chủ yếu bao gồm có cá đông lạnh, mực đông lạnh, tôm đông lạnh, mực khô.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí