Một Số Đánh Giá Về Thực Trạng Lựa Chọn Sản Phẩm Xuất Khẩu Của Việt Nam Trong Những Năm Vừa Qua

Bảng 8: Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2008 – 2009

Đơn vị: Khối lượng: Nghìn tấn; Giá trị: Triệu USD


Năm

2008

2009


Khối lượng

Giá trị

Khối lượng

Giá trị

Tôm

192,3

1636,5

209,6

1675,1

Cá tra, ba sa

639,3

1436,9

607,7

1342,9

Cá ngừ

52,8

189,1

55,8

180,9

Cá khác

122,9

409,1

132,7

347,5

Mực và bạch

tuộc

85,0

319,8

77,3

274,4

Hàng khô

32,7

147,1

42,9

160,3

Hải sản khác

81,1

367,1

90,1

270,2

Tổng cộng

1206,1

4505,6

1216,1

4251,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 8

(Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản số 122- Tháng 2/2010)

Từ bảng số liệu ta thấy trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tôm đông lạnh năm 2009 chiếm tỷ trọng cao nhất với mức 39,4%, tiếp đến là cá tra, basa 31.6%, những mặt hàng còn lại đều dưới 10%. Điều này cho thấy trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sản phẩm đông lạnh vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Bên cạnh đó, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như mực, bạch tuộc, hải sản khô chiếm tỉ trọng ngày càng cao. Điều này chứng tỏ chính sách của Nhà nước, Bộ Thủy sản và các cơ quan về đa dạng hóa sản phẩm đã phát huy tác dụng.

Về giá cả xuất khẩu: nhìn chung giá cả xuất khẩu thủy sản Việt Nam thấp, chỉ khoảng 70% mức giá sản phẩm cùng loại của Thái Lan. Nguyên nhân chủ yếu là do sức cạnh tranh kém, trình độ khoa học công nghệ thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu kinh nghiệm quản lý…

Một số khó khăn: khó khăn lớn nhất của ngành xuất khẩu thủy sản hiện nay đó là chất lượng sản phẩm xuất khẩu còn chưa tốt, khó cạnh tranh với nhiều nước khác do công nghệ chế biến còn khá đơn giản, chủ yếu là công nghệ đông lạnh, máy móc

phần lớn đã lạc hậu, tỷ trọng lao động thủ công là rất lớn, các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm cũng chưa được đảm bảo.

Bên cạnh đó có một thực tế hiện nay là hàng thủy sản xuất khẩu của chúng ta khi vào một số thị trường vẫn phải thông qua khẩu trung gian hoặc mượn thương hiệu nước ngoài, người tiêu dùng chưa quen với thương hiệu, sản phẩm Việt Nam. Ngay cả tại các thị trường được coi là truyền thống của Việt Nam vẫn rất cần những sản phẩm độc đáo. Chúng ta chưa biết tận dụng, tiếp cận và đưa ra những sản phẩm mà thị trường đang cần. Chẳng hạn Trung Quốc là một thị trường lớn, đầy tiềm năng nhưng chúng ta vẫn chưa mở rộng được, lượng hàng hóa xuất khẩu vẫn còn rất khiêm tốn. Các thị trường khác, mặc dù cũng đã được quan tâm xúc tiến xuất khẩu, nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn và chưa xứng với tiềm năng.

3. Một số đánh giá về thực trạng lựa chọn sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua

3.1. Những thành tựu đạt được

Trong những năm vừa qua, chính sách đổi mới, mở cửa và công nghiệp hóa đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới để phát huy những lợi thế so sánh vốn có về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Dưới chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã tận dụng những lợi thế đó vào việc lựa chọn và phát triển sản phẩm xuất khẩu, đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận:

- Sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng, phong phú hơn và không ngừng phát triển. Kim ngạch và số lượng các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng cao. Từ một nước xuất khẩu mờ nhạt vào cuối những năm 80, đến đầu năm 1991 chúng ta đã có 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực (với kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD) là dầu thô, thủy hải sản, gạo, dệt may. Đến cuối năm 2001 con số này là 13 mặt hàng và lần đầu tiên có 4 mặt hàng tham gia vào “câu lạc bộ 1 tỷ USD” là dầu thô, dệt may, thủy sản và giày dép. Năm 2004, danh mục mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là 18 mặt hàng với sự tham gia nhiều hơn của các mặt hàng công nghiệp như sản phẩm nhựa, xe đạp và phụ tùng, dây điện và cáp điện và có thêm hai mặt hàng có kim ngạch

xuất khẩu vượt mức 1 tỷ USD là hàng điện tử và linh kiện máy tính. Đặc biệt, kể từ sau khi gia nhập WTO, tận dụng được lợi thế do việc gia nhập tổ chức này mang lại, Việt Nam lại có được những bước đột phá mới. Sản phẩm xuất khẩu không chỉ đa dạng phong phú hơn mà chất lượng cũng tốt hơn rất nhiều. Năm 2009, số mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD đã lên đến con số 11 mặt hàng (Bộ Công Thương, 2009).

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra “cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo ra một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định”. Trong kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng các mặt hàng đã qua chế biến tăng, các sản phẩm công nghiệp và chế biến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu. Một số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thuộc nhóm hàng chế biến, chế tạo như dệt may, da giày, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử…đã dần dần có chỗ đứng trên thị trường thế giới.

- Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bước đầu đã tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong những năm gần đây, rất nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã chiếm được tỷ trọng cao trên thị trường thế giới như gạo, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản và cao su. Bên cạnh đó, các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta cũng ngày càng được cải thiện về chất lượng, mẫu mã, đa dạng phong phú về chủng loại với giá trị xuất khẩu ngày càng cao do các doanh nghiệp đã biết đầu tư vào công đoạn chế biến. Sản phẩm xuất khẩu được chế biến. Những năm gần đây, Việt Nam luôn giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt điều, là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới với sản lượng gạo năm 2009 vượt kế hoạch, đạt 6.2 triệu tấn; một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu giày dép, đồng thời ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thế giới về ngành dệt may.

- Gia nhập WTO cũng như ngày càng tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã biết tận dụng được các lợi thế do quá trình hội nhập mang lại nhờ đó việc lựa chọn và phát triển sản phẩm xuất khẩu đã có những bước khởi sắc

đáng ghi nhận, đặc biệt là sự phong phú và phát triển tốc độ của các mặt hàng xuất khẩu cả về số lượng lẫn chất lượng.

3.2. Những mặt còn tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc lựa chọn sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam còn có một số tồn tại:

- Chúng ta đã khai thác và tận dụng được lợi thế so sánh của đất nước để lựa chọn và phát triển các mặt hàng xuất khẩu, tuy nhiên đa số các mặt hàng vẫn được xây dựng dựa trên lợi thế về lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý là chính mà chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng nguồn lao động và chưa khai thác lợi thế cạnh tranh về công nghệ và vốn của quá trình tự do hóa thương mại trên thế giới do đó chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chưa cao. Nói cách khác, việc phát triển sản phẩm xuất khẩu chỉ mới chủ yếu theo chiều rộng chứ chưa có chiều sâu. Chính vì điều đó, chất lượng sản phẩm xuất khẩu của chúng ta còn chưa cao, tính cạnh tranh thấp so với tiêu chuẩn của thế giới do đó giá trị gia tăng thu được từ xuất khẩu các sản phẩm này cũng bị đẩy xuống thấp.

- Các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của nước ta còn phụ thuộc nhiều vào quá trình nhập khẩu, chủ yếu là chỉ gia công lắp ráp và phụ thuộc rất lớn vào khách hàng nước ngoài. Việt Nam được coi là một công trường lớn về gia công hàng hóa cho nước ngoài, ít có liên hệ với thị trường và cạnh tranh chủ yếu trên cơ sở chi phí nhân công thấp với đa số các sản phẩm cáo giá trị thấp nên mặc dù giá trị sản xuất đã đạt tốc độ tăng trưởng cao chúng ta cũng ít được hưởng lợi từ yếu tố tăng giá trên thị trường thế giới.

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn chưa hợp lý, chủng loại hàng hóa xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch đáng kể; các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp, xuất khẩu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng nguyên liệu thô, có giá trị thấp như khoáng sản, nông lâm, thủy hải sản, trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, da giày, điện tư, linh kiện máy tính…chủ yếu vẫn còn mang tính chất gia công. Đây là một trong những hạn chế lớn nhất và không có lợi cho xuất khẩu của nước ta về dài hạn.

- Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tuy đã có những chuyển biến theo hướng tích cực thế nhưng tốc độ còn chậm và còn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất khẩu còn phụ thuộc quá lớn vào một số mặt hàng chủ lực như dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ, điện tử, linh kiện vi tính, gạo, cao su, cà phê. Trong điều kiện lợi thế về các yếu tố tự nhiên và lao động rẻ đang ngày càng giảm dần và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị sự chậm thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng nâng dần tỉ trọng hàng công nghệ cao sử dụng nhiều vốn là một hạn chế lớn đối với tăng trưởng xuất khẩu của nước ta.‌

- Cho đến nay, sự phát triển của xuất khẩu dịch vụ của nước ta còn rất hạn chế và còn bị hạn chế nhiều bởi cơ cấu ngành và chính sách. Trong khi đó tiềm năng cho phát triển xuất khẩu dịch vụ là rất lớn bởi chúng ta có điều kiện rất tốt để phát triển các ngành dịch vụ như du lịch, vận tải…

- Đặc biệt mặc dù việc gia nhập WTO, ký kết các hiệp định thương mại song phương và khu vực mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được triệt để lợi ích mà chúng mang lại để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc.

III. Thực trạng của việc lựa chọn thị trường xuất khẩu

1. Quá trình lựa chọn thị trường xuất khẩu

1.1. Trước khi gia nhập WTO

1.1.1. Giai đoạn 1986 - 2000

Từ năm 1986, Việt Nam đã có nhiều chiến lược cải cách kinh tế trên tất cả các phương diện. Từ sau Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986), Việt Nam đã từng bước thiết lập và mở rộng đáng kể thị trường xuất nhập khẩu và đối tác thương mại theo phương châm đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại.

Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa vào đầu những năm 90 đã đặt nền ngoại thương nước ta đứng trước thách thức “đa phương hóa quan hệ thương mại, tích cực thâm nhập tạo chỗ đứng ở các thị trường mới” để phát triển. Thời kì này cũng diễn ra những thay đổi quan trọng về chính sách ngoại thương mở cửa của

nước ta bằng việc tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á( ASEAN – 1995), diễn đàn kinh tế các nước Châu Á – Thái Bình Dương (APEC – 1998), nối lại quan hệ ngoại giao với Hoa Kì (1995). Vào năm 1986 Việt Nam có quan hệ xuất nhập khẩu với 43 quốc gia, năm 1995 là 100 quốc gia, năm 2000 là 192 quốc gia (Tổng cục thống kê, 2006).

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của nước ta trong giai đoạn này đã có những biến chuyển hết sức mạnh mẽ. Trước 1990, các mô hình xuất khẩu theo khu vực địa lý của Việt Nam chủ yếu tập trung ở các quốc gia có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thuộc khối Liên Xô cũ và Đông Âu. Cụ thể hơn 2/3 thương mại xuất khẩu của Việt nam thời kì này là hướng tới các thị trường này. Kể từ sau 1991, xuất khẩu của Việt Nam được mở rộng đáng kể, đánh dấu bằng sự chuyển đổi đáng kể về khu vực địa lý xuất khẩu. Tỷ lệ tổng hàng hóa xuất khẩu tới các thị trường thuộc khối Liên Xô cũ và Đông Âu đã giảm liên tục. Đến năm 1990 tỷ lệ này hạ xuống còn 42,4%, năm 1991 giảm mạnh xuống 11,1%, năm 1995 còn 2,5% và đến năm 2000 chỉ còn chiếm 1,2% kim ngạch xuất khẩu. Cũng kể từ sau 1991, các nước Châu Á nổi lên đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu vào của châu Á trong năm 1991 (năm ta mất thị trường các nước xã hội chủ nghĩa) lên tới gần 77% (Tổng cục Thống kê, 2006).

Bảng 9: Tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu thời kỳ 1991-2000

Đơn vị: %


Thị trường

Thời kỳ

1991-1995


1996


1997


1998


1999

2000

2001

ASEAN

22,1

24,5

21,2

24,6

21,4

18,1

21

Nhật Bản

30,2

21,3

17,7

15,5

15,5

18,1

17

Đài Loan

5,5

7,4

8,5

7,0

5,9

5,2

5,36

Hongkong

6,2

4,3

5,2

3,3

2,1

2,4

2,11

Hàn Quốc

3,3

7,7

3,9

2,4

2,8

2,4

2,7

Trung Quốc

5,3

4,7

5,7

5,0

7,5

10,6

9,44

Châu á

73,4

70,9

63,8

60,3

57,3

59,2

57,9

Các nước

khối SEV

4,5

2,3

2,3

1,9

1,4

1,2

-

Các nước EU

9,6

11,0

16,8

22,0

21,5

19,3

19,97

Châu Âu

14,8

15,4

22,7

27,0

25,7

22,0

20,5

Mỹ

1,6

2,8

3,0

4,9

4,4

5,1

7,1

Toàn Bắc Mỹ

1,7

3,3

3,7

5,8

5,2

5,8

7,5

Nam Mỹ

0,0

0,0

0,1

0,6

0,5

0,7

0,3

Châu Phi

0,5

0,2

0,1

0,2

0,4

0,2

0,2

Châu Đại dương

1,1

1,0

2,2

5,2

7,3

8,8

7,05

(Nguồn: Niên giám Thống kê, 2000)


Trong số các nước châu Á thì Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò lớn. Trong thời kỳ 1991-1995, Nhật Bản thường xuyên chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta nhưng tỷ trọng của Nhật giảm đều qua các năm. Tới năm 1999 chỉ còn chiếm 15,5% kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 2000, tỷ trọng của Nhật đã tăng trở lại và đạt 18,1%. Tỷ trọng của các nước ASEAN, ngược lại, không có sự thay đổi lớn trong suốt thời kỳ 1991-1998 (năm 1991 chiếm 25,1%, năm 1998 cũng chiếm 25,1%). Từ năm 1998 trở lại đây, tỷ trọng của ASEAN có xu hướng giảm, chủ yếu là do giảm xuất khẩu gạo. Xuất khẩu tới các thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ bắt đầu mở rộng nhanh chóng, tăng tốc vào những năm cuối của thập kỷ 90.

Tỷ trọng của EU nói riêng và châu Âu nói chung tăng khá đều trong giai đoạn này. Năm 1991 EU mới chiếm 5,7% kim ngạch xuất khẩu của ta nhưng năm 2000 đã chiếm 19,3%, góp phần đưa tỷ trọng của toàn châu Âu lên gần 22%. Đặc biệt vào năm 1992, sau khi Việt Nam ký với EU Hiệp định khung về buôn bán hàng dệt may thì quan hệ thương mại của nước ta với EU đã có những bước phát triển đột biến, góp phần làm tăng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và EU trong giai đoạn này.

Đối với thị trường Bắc Mỹ, trong đó chủ yếu là Mỹ, kể từ khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ vào năm 1995 thì quan hệ thương mại với khu vực này đã có những bước phát triển nhanh đáng kể. Năm 1995, năm đầu tiên bình thường hoá quan hệ, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đã đạt 170 triệu USD, đưa tỷ trọng của Mỹ từ 0% lên 3,1%. Đến năm 2000, dù hàng xuất của ta còn gặp nhiều khó khăn trên thị trường Mỹ do chưa được hưởng quy chế MFN, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ vẫn đạt 732 triệu USD, chiếm 5,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Xuất khẩu sang thị trường châu Đại dương (chủ yếu là Ôxtrâylia) cũng đã có nhiều tiến bộ trong thời kỳ 1991-2000. Tỷ trọng của thị trờng này trong xuất khẩu của Việt nam đã tăng từ 0,2% vào năm 1991 lên 8,8% vào năm 2000. Thị trường châu Phi và Nam Mỹ không có biến chuyển rõ rệt trong toàn kỳ, cho tới nay vẫn chiếm chưa đầy 1% kim ngạch xuất khẩu của ta.

Điểm đáng chú ý là trong thời kỳ 1991-2000 công tác đàm phán kiến tạo thị tr- ờng đã được nâng cao một bước. Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại với hơn 60 quốc gia trên thế giới. Tại hầu hết các thị trường xuất khẩu quan trọng, hàng hoá của Việt nam đều được hưởng chế độ tối huệ quốc (MFN) hoặc cao hơn nữa là GSP. Nhờ đàm phán mà Nhật Bản đã dành cho ta chế độ thuế nhập khẩu tối huệ quốc vào năm 1999, xuất khẩu dệt may, giày dép và thuỷ sản vào EU được mở rộng.

1.1.2. Giai đoạn 2001 - 2006

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022