Sáng kiến đối tác chính phủ mở OGP: Nội dung và khả năng vận dụng ở Việt Nam hiện nay - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TRẦN TRUNG HIẾU


SÁNG KIẾN ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ (OGP): NỘI DUNG VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Sáng kiến đối tác chính phủ mở OGP: Nội dung và khả năng vận dụng ở Việt Nam hiện nay - 1

KHOA LUẬT



TRẦN TRUNG HIẾU


SÁNG KIẾN ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ (OGP): NỘI DUNG VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

3. Mục tiêu nghiên cứu 3

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

5. Phương pháp nghiên cứu 3

6. Bố cục của khóa luận 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ MỞ VÀ ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ (OGP) 5

1.1. Khái quát chung về chính phủ mở 5

1.2. Đối tác chính phủ mở (OGP) 7

1.2.1. Khái niệm đối tác chính phủ mở 7

1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của đối tác chính phủ mở 8

1.2.3. Các điều kiện, thủ tục để tham gia vào OGP 10

1.2.4. Cơ cấu, cách thức hoạt động của OGP 13

1.3. Bối cảnh chính trị, xã hội, thể chế pháp lý ở Việt Nam khi tham gia vào Đối tác Chính phủ mở ( OGP) 16

1.3.1. Bối cảnh của Việt Nam hiện nay trong mối quan hệ với OGP 16

1.3.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia Sáng kiến đối tác Chính phủ mở với Việt Nam 19

1.3.3. Cơ hội và thách thức đặt ra cho Việt Nam khi tham gia Sáng kiến đối tác chính phủ mở ( OGP) 25

1.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về áp dụng sáng kiến đối tác Chính phủ mở 28

1.4.1. Theo dòi Chi tiêu công và Chiến dịch Thông tin 28

1.4.2. Thúc đẩy sự tham gia của công dân trong việc thiết kế và cung cấp dịch vụ công 30

1.4.3. Kinh nghiệm đạt được sự đồng thuận cao 32

1.5. Tiểu kết chương 1 33

CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG VẬN DỤNG SÁNG KIẾN ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ TẠI VIỆT NAM 35

2.1. Việt Nam trong bối cảnh OGP 35

2.2.1.Minh bạch tài khóa (Fiscal Transparency) 35

2.2.2. Sự tham gia của người dân ( Citizen Engagement) 38

2.2.3. Công khai tài sản ( Public Officials Asset Disclosure) 44

2.2.4. Tiếp cận thông tin (Acess to information) 47

2.2.5. Kiểm tra giá trị (Values check ) 51

2.2. Giải pháp và lộ trình hoàn thiện cho Việt Nam tham gia Sáng kiến đối tác Chính phủ mở 55

2.2.1. Giải pháp, đề xuất cho khó khăn, thách thức 55

2.2.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý gia tăng quyền dân sự của người dân 55

2.2.1.2. Áp dụng công nghệ Blockchain và phát triển nền tảng kỹ thuật 59

2.2.1.3. Thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc ( Sustainable Development Goals – SDGs) 61

2.2.1.4. Xây dựng cổng thông tin minh bạch tài chính 65

2.2.1.5. Tuyên truyền, vận động nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng ... 68

2.2.2. Lộ trình thực hiện kế hoạch tham gia vào OGP 69

2.3. Tiểu kết chương 2 71

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang trong tiến trình phát triển, hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh việc mở cửa góp phần thúc đẩy đưa nền kinh tế phát triển thì hội nhập quốc tế còn là thách thức đối với mọi nền kinh tế, thách thức này càng khắc nghiệt hơn khi Việt Nam là một nước đang phát triển đồng thời là nhà nước đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế. Vì thế các chủ thể trong xã hội Việt Nam phải không ngừng thay đổi, chuyển biến để nâng cao khả năng, cạnh tranh, phát triển về con người, quản trị, công nghệ. Nhu cầu thiết yếu khi một nền kinh tế phát triển mà xã hội, thể chế pháp lý không theo kịp đang là tình huống khó khăn đối với Việt Nam hiện nay khi mà việc đổi mới quản trị nhà nước, thể chế từ những năm 1986 vẫn đang diễn ra nhưng lại được đánh giá là quá chậm so với tốc độ tăng trưởng ở thời điểm hiện tại.

Vấn đề đặt ra là càng ngày quyền con người, quyền công dân càng được đề cao, năng lực của các cá nhân trong xã hội càng ngày càng lớn mạnh trong khi Chính phủ lại không thể hiện hết được chức năng của mình. Người dân muốn chính phủ của đất nước biết lắng nghe và hành động, phục vụ người dân tốt hơn, thực hiện được nhiều việc hơn và bằng các cách nhanh chóng hơn, xóa bỏ tình trạng tham nhũng và lãng phí. Người dân cảm thấy bức bối vì không biết được điều gì đang xảy ra bên trong, dường như không có cách nào để những người ở bên trong nghe được ý kiến của mình. Làm sao để thay đổi văn hóa làm việc của chính phủ để họ mở cách cửa đón nhận những ý tưởng mới và đồng minh bên ngoài chính phủ để cùng tìm ra giải pháp và tiếp tục tạo áp lực cùng tiến bộ.

Trong điều kiện đó, Sáng kiến đối tác Chính phủ mở( OGP) xuất hiện như là một cơ hội cho công cuộc cải cách thể chế ở Việt Nam. OGP là một trong những sáng kiến quốc tế nổi bật nhất hiện nay trong lĩnh vực thúc đẩy quản trị minh bạch. Các nguyên tắc nền tảng của OGP cũng chính là những

định hướng phát triển chiến lược của Việt Nam, bao gồm: phòng, chống tham nhũng, tăng cường sự tham gia của người dân, áp dụng các tiêu chuẩn cao nhất về tính liêm chính cho hệ thống quản trị nhà nước, công khai thông tin về các hoạt động của chính phủ và tăng cường khả năng tiếp cận với các công nghệ hiện đại để thực hiện công khai và trách nhiệm giải trình hiệu quả.

Tất cả những điều trên cho thấy OGP là một thiết chế quốc tế rất gần gũi, cần thiết và có tính hiện thực rò ràng với Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế rất nhanh chóng, sâu rộng, cũng như quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đang rất cao, chúng ta có thể hy vọng trong thời gian không xa, Việt Nam sẽ trở thành thành viên của OGP. Đó chính là lý do để thôi thúc em lựa chọn đề tài “ SÁNG KIẾN ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ (OGP): NỘI DUNG VÀ KHẢ NĂNG VẬN

DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY “ để tìm hiểu làm rò hơn về OGP và khả năng tham gia của Việt Nam vào OGP như một cơ hội mang tới hướng đi mới thúc đẩy quản trị nhà nước hiệu quả, cải cách thể chế nhà nước. Từ đó, nghiên cứu đề xuất những giải pháp, lộ trình cho Việt Nam đủ điều kiện tham gia vào Sáng kiến đối tác chính phủ mở trong thời gian tới.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Nghiên cứu được thực hiện nhằm hướng đến những ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau đây:

Về ý nghĩa khoa học:

- Là một nghiên cứu mới có tính mới về một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay, đi vào tổng hợp và phân tích những vấn đề lý luận về Sáng kiến đối tác Chính phủ mở, tìm hiểu về những quy định pháp lý quốc tế đấu tranh về nạn cướp biển.

- Nghiên cứu mang giá trị tham khảo khi muốn tìm hiểu về Sáng kiến đối tác Chính phủ mở, tạo tài liệu tổng hợp cho những bài nghiên cứu tiếp về đề tài này.

- Nghiên cứu mang tính định hướng, tham khảo khi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị về các nâng cao khả năng tham gia vào Sáng kiến đối tác Chính phủ

mở cho Việt Nam.

Về giá trị thực tiễn:

- Là một bản tổng hợp lý luận, số liệu về Sáng kiến đối tác Chính phủ mở, những tiêu chuẩn để gia nhập và bối cảnh Việt Nam.

- Là một nghiên cứu mang tính tham khảo cho việc đưa ra những giải pháp nhằm gia tăng khả năng tham gia vào Sáng kiến đối tác Chính phủ mở cho Việt Nam.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Em nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Sáng kiến đối tác chính phủ mở (OGP), phân tích khả năng của sáng kiến đối tác chính phủ mở song song với việc đề cập thực trạng, thực tiễn tình hình xã hội, chính trị, thể chế pháp lý liên quan với các tiêu chí của OGP tại Việt Nam, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm để đề xuất phương hướng, giải pháp đồng thời nghiên cứu một vài lộ trình khả thi cho việc Việt Nam có thể tham gia vào sáng kiến quốc tế đối tác Chính phủ mở.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Khóa luận sẽ tập trung làm rò những vấn đề về Sáng kiến đối tác chính phủ mở. Phân tích các đặc điểm, tiêu chí tham gia vào Sáng kiến đối tác Chính phủ mở, thông qua việc phân tích đó làm rò khả năng cũng như trình bày ra những vấn đề, đánh giá thực trạng về các lĩnh vực chính trị, xã hội, thể chế pháp lý,.. để chỉ ra những hạn chế còn tồn đọng, từ đó đề xuất hướng nhằm thay đổi, hoàn thiện để Việt Nam có hi vọng tham gia vào OGP.

Phạm vi khóa luận chủ yếu tập trung vào khả năng Việt Nam đủ tiêu chuẩn tham gia vào OGP; các phương hướng, lộ trình trong tương lai để giúp Việt Nam hiện thức hóa việc phù hợp với các tiêu chuẩn mà OGP yêu cầu.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được mục đích nêu trên, người viết có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

- Phương pháp tổng hợp thông tin từ sách, báo, trang thông tin điện tử làm tài

liệu nghiên cứu cho đề tài.

- Phương pháp tổng hợp, liệt kê, phân tích các tình huống, số liệu nhằm đưa ra đánh giá về cơ sở cho việc tham gia OGP của Việt.

- Phương pháp phân tích nhằm đưa ra những giải pháp, lộ trình hướng hoàn thiện cho Việt Nam có cơ sở tham gia OGP.

6. Bố cục của khóa luận

Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm 02 chương được bố cục như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính phủ mở và đối tác chính phủ mở (OGP)

Chương 2: Khả năng vận dụng Sáng kiến đối tác Chính phủ mở tại Việt Nam Đề tài “ SÁNG KIẾN ĐỐI TÁC CHÍNH PHỦ MỞ (OGP): NỘI

DUNG VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY “ là một

vấn đề mới mẻ, nó đòi hỏi người nghiên cứu đề tài cần tìm hiểu và có kiến thức về lý luận, thực tiễn đối với bối cảnh Việt Nam hiện nay nhằm đưa ra được đánh giá chính xác về thực trạng, ưu điểm cũng như khó khăn của Việt Nam với mong muốn gia nhập OGP. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi người viết phải nắm bắt được vấn đề cốt lòi, những tồn tại, vướng mắc còn tồn động để đưa ra được phương hướng, đề xuất cũng như lộ trình khả thi cho những đề xuất đó để hoàn thiện các tiêu chí phù hợp với OGP. Là sinh viên và đang làm quen với một đề tài nghiên cứu khoa học mà vốn kiến thức hiểu biết còn giới hạn cũng như thời gian tìm hiểu, nghiên cứu còn hạn chế. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Người viết mong nhận được sự đóng góp ý kiến, đánh giá, phê bình của quý thầy cô, khoa, nhà trường để hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí