Tình Hình Vi Phạm Của Các Hộ Nhận Khoán Giai Đoạn 2017-2019

Tình trạng chặt tỉa cây bán ra ngoài tại thời điểm rừng đạt 5, 6 năm tuổi diễn ra chiếm tỷ lệ 23% số hộ nhận khoán. Trong số đó có đến 50,3% số hộ đã bị phạt hành chính dưới hình thức tính trừ vào sản lượng khoán (Bảng 4.31).

Bảng 4.31. Tình hình vi phạm của các hộ nhận khoán giai đoạn 2017-2019


Số hộ vi phạm

Hình thức xử lý (%)

Hình thức vi phạm

Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ

(%)

Nhắc

nhở

Phạt hành

chính

Hủy hợp

đồng

Tổng số hộ vi phạm

482

100

-

-

-

Vi phạm về mật độ trồng

47

9,8

91,5

8,5

0,0

Vi phạm về quy trình chăm sóc

104

21,6

69,2

30,8

0,0

Bán lén và khai thác sớm

143

29,7

44,1

50,3

5,6

Sử dụng đất rừng sai mục đích

188

39,0

38,8

54,3

6,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Nguồn: Công ty lâm nghiệp Hàm Yên (2019)

Hình thức liên kết giữa các Công ty Lâm nghiệp thuộc Tổng công ty giấy Bãi Bằng, trong đó có Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên, với các hộ dân là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị gỗ nguyên liệu giấy. Chuỗi gồm hai khâu chính yếu: trồng rừng và chế biến. Mối liên kết này tạo nên một hình thức liên kết ngang trong khâu tạo rừng, làm cơ sở hình thành liên kết dọc giữa các Công ty Lâm nghiệp với Tổng công ty giấy Việt Nam. Đây là một chuỗi khép kín trong đó các hình thức liên kết sản xuất hoạt động rất hiệu quả, từ khâu sản xuất cây giống đến trồng, chăm sóc, khai thác và tiêu thụ. Từng khâu đều được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật và tiêu chuẩn quản lý bảo vệ rừng.

* Khả năng phát triển của liên kết

Tham gia liên kết, hộ không những có đất để sản xuất mà còn được nhận hỗ trợ từ công ty về kinh phí và kỹ thuật trong quá trình trồng rừng. Theo đó, đa số trên 90% hộ tham gia liên kết đều đánh giá ở mức rất hài lòng và hài lòng ở các hạng mục: công ty thực hiện đúng những cam kết theo hợp đồng đã ký, mức độ đầu tư của công ty là hợp lý, công ty cũng thường xuyên cử cán bộ đội sản xuất hỗ trợ hộ trong quá trình sản xuất (Biểu đồ 4.7).

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy hai vấn đề mà hộ chưa hài lòng với công ty là thủ tục tham gia liên kết và phương thức thanh toán sau khi khai thác. Có 33,3% hộ đánh giá không hài lòng về thủ tục thanh toán của công ty. Công ty thường thanh toán tiền thu mua GNL cho hộ chậm sau khi khai thác, có

lúc đến 4-5 tháng mới thanh toán nên hộ gặp khó khăn trong việc cần tiền mặt để sử dụng trong đời sống hàng ngày hoặc khi gia đình có việc lớn. Liên quan đến vấn đề này, về phía công ty cho biết sau khi khai thác và thu mua công ty cần hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ thanh lý hợp đồng thì mới thanh toán cho hộ được nên có lúc cũng diễn ra chậm so với kế hoạch. Đây cũng là nguyên nhân một số hộ sau khi đã giao đủ sản lượng theo hợp đồng, hộ bán phần vượt khoán cho thương lái để có tiền luôn. Bên cạnh đó, 21,6% hộ cho rằng thủ tục khi tham gia vào liên kết còn phức tạp và hợp đồng khó hiểu.

Biểu đồ 4 7 Đánh giá của các hộ về các hoạt động liên kết với Công ty 1

Biểu đồ 4.7. Đánh giá của các hộ về các hoạt động liên kết với Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2019)

Theo quy chế khoán của công ty để được nhận khoán hộ phải đảm bảo được điều kiện về kinh tế để đảm bảo khả năng chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng và hộ phải có minh chứng về điều này. Hơn nữa, trước khi nhận khoán hộ cũng cần đọc kỹ bản hợp đồng để cam kết về sản lượng GNL cần giao nộp lại. Nhưng thực tế, có đến 73

% hộ trả lời chỉ hiểu một phần về các thỏa thuận trong hợp đồng và cũng không nhận thức được hậu quả khi có vi phạm hay rủi ro xảy ra sau khi đã ký kết hợp đồng với công ty. Do đó, với trình độ hạn chế của hộ nông dân và những hộ quá nghèo là khó có thể tham gia vào được hình thức. Chưa kể công ty thường ưu tiên tiếp tục giao khoán cho những HGĐ đã từng nhận khoán trồng rừng với công ty trước đó. Đây cũng là đa số câu trả trả lời của các hộ dân thông thường khi được hỏi về lý do không tham gia liên kết. Kết quả khảo sát các hộ gia đình tham gia liên kết với công

ty đều trả lời 100% vẫn tiếp tục nhận khoán với công ty tại các chu kỳ tiếp theo.

Như vậy, có thể thấy tính bền vững của liên kết là rất cao. Tuy nhiên, hình thức liên kết này lại không có khả năng phát triển rộng bởi yếu tố giới hạn là quỹ đất lâm nghiệp thuộc về phía công ty.

4.2.4. Đánh giá chung phát triển các hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

4.2.4.1. Thành công

- Thứ nhất: Các hình thức liên kết được hình thành và phát triển dựa trên nhu cầu thực tế về nguyên liệu sản xuất từ phía các công ty, được chính quyền địa phương hỗ trợ và tạo điều kiện. Do vậy, việc phát triển vùng nguyên liệu luôn tuân thủ theo quy hoạch, quản lý và có kiểm soát. Hình thành chuỗi sản xuất giá trị gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

- Thứ hai: Thành công chung lớn nhất của các hình thức liên kết là đã tạo ra được vùng diện tích rừng trồng GNL tương đối ổn định để cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất và chế biến lâm sản của tỉnh. Nhờ có liên kết các công ty chế biến chủ động được nguyên liệu đầu vào, dễ dàng kiểm soát về số lượng và chất lượng sản phẩm; tận dụng được nguồn nguyên liệu ngay tại địa bàn, tiết kiệm chi phí logistic; ổn định sản xuất do chủ động được đầu vào nên sản xuất chủ động và ổn định hơn, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển trong dài hạn.

Bảng 4.32. Tình hình lao động trong sản xuất gỗ nguyên liệu qua các năm


Huyện Yên Sơn

Huyện Sơn Dương

Huyện Hàm Yên

Năm

LĐNN

(người)

LĐ sản xuất

GNL

Tỷ lệ (%)

LĐNN

(người)

LĐ sản xuất

GNL

Tỷ lệ (%)

LĐNN

(người)

LĐ sản xuất

GNL

Tỷ lệ (%)

2015

7.938

5.576

70,25

5.012

3.271

65,27

4.377

2.988

68,27

2016

8.195

6.586

80,36

7.768

4.846

62,38

4.833

3.256

67,36

2017

7.642

5.599

73,26

7.386

4.980

67,43

5.814

4.084

66,54

2018

8.287

6.156

74,28

8.285

5.655

68,25

5.639

3.752

69,36

2019

8.215

6.516

79,32

7.538

5.225

69,31

6.041

4.190

70,25

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang (2020)

Đối với các hộ trồng rừng, liên kết đã góp phần cải thiện sinh kế, đem lại lợi ích lâu dài, ổn định cho các bên tham gia và rộng hơn là lợi ích cho xã hội và môi trường. Việc hình thành và phát triển các mối liên kết giữa công ty với hộ đã

tạo được hiệu ứng lan tỏa trong xã hội và kéo theo được nhiều hộ gia đình cả liên kết và không liên kết tham gia trồng rừng và gắn bó với nghề rừng. Bảng 4.32 cho thấy tỷ lệ lao động làm lâm nghiệp trong tổng số lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao và có xu hướng tăng lên trong các năm gần đây. Điều này đã chứng tỏ việc sản xuất gỗ nguyên liệu đã tạo ra được công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Việc trồng rừng sản xuất GNL còn tạo thu nhập cho các hộ trồng rừng khu vực nông thôn, miền núi, qua đó góp phần giảm nghèo bền vững. Kết quả Bảng

4.33 cho thấy tác động từ việc thực hiện đồng bộ các Chính sách trong đó có chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, gắn bảo vệ rừng với giảm nghèo; chủ trương thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL giữa các công ty chế biến với các hộ dân trong vùng đã làm cho tỷ lệ hộ nghèo có sản xuất GNL giảm đều qua các năm.

Bảng 4.33. Tình hình giảm nghèo của các hộ có sản xuất gỗ nguyên liệu qua các năm


Huyện Yên Sơn

Huyện Sơn Dương

Huyện Hàm Yên

Năm

Số hộ nghèo

Hộ nghèo

có sản xuất GNL

Tỷ lệ (%)

Số hộ nghèo

Hộ nghèo

có sản xuất GNL

Tỷ lệ (%)

Số hộ nghèo

Hộ nghèo có sản

xuất GNL

Tỷ lệ (%)

2015

8.939

2.680

29,98

10.457

2.276

21,77

10.020

2.295

22,90

2016

7.884

2.070

26,26

8.993

1.672

18,59

8.617

1.685

19,56

2017

6.828

1.542

22,58

7.464

1.143

15,32

7.324

1.209

16,51

2018

5.770

1.093

18,95

5.971

727

12,17

5.918

784

13,25

2019

4.789

748

15,62

4.657

439

9,43

4.675

486

10,39

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2020)

- Thứ ba: Mục đích chính của mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL nói chung và các hình thức liên kết cụ thể trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng là để phát triển kinh tế, xong nó cũng có vai trò không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường. Thông qua liên kết, việc trồng mới rừng hàng năm đã làm không ngừng gia tăng và đảm bảo duy trì độ che phủ của rừng (Bảng 4.34). Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng nói lên mức độ bền vững của môi trường sinh thái. Độ che phủ ủa rừng không chỉ có tác dụng bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, giảm nh các tác hại về hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất, gió bão mà còn tác dụng tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Thứ tư: do điều kiện tham gia vào liên kết của các HGĐ là đất lâm nghiệp phải là đất hợp pháp và có sổ đỏ. Do vậy, việc này cũng góp phần thúc đẩy chính quyền địa phương xúc tiến nhanh hơn việc xác nhận tính hợp pháp của đất trồng rừng và cấp giấy chứng nhận cquyền sử dụng đất cho các hộ dân, từ đó giúp giảm những bất đồng, tranh chấp giữa các thành viên trong cộng đồng, và tạo tâm lý yên tâm đầu tư vào sản xuất của các hộ dân.

Bảng 4.34. Diễn biến độ che phủ của rừng qua các năm


Huyện Yên Sơn

Huyện Sơn Dương

Huyện Hàm Yên


Năm

DT rừng trồng mới tăng thêm

(ha)

Độ che phủ tăng thêm

(%)

DT rừng trồng mới tăng thêm

(ha)

Độ che phủ tăng thêm

(%)

DT rừng trồng mới tăng thêm

(ha)

Độ che phủ tăng thêm

(%)

2015

4.100

3,6

2.255

2,9

2.234

2,6

2016

2.930

2,6

1.925

2,4

2.470

2,7

2017

3.391

3,0

2.201

2,8

2.101

2,3

2018

3.230

2,9

2.025

2,6

2.670

3,0

2019

3.416

3,0

2.104

2,7

2.486

2,8

Tổng

17.067

15,1

10.510

13,3

12.063

13,4

Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang (2019); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang (2019)

4.2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành công chung, các hình thức liên kết cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Tuy theo điều kiện từng vùng, tính chất và mục đích liên kết mà mỗi liên kết có những hạn chế khác nhau:

* Hình thức liên kết trực tiếp giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa với các hộ dân trồng rừng

- Do rừng được khai thác sớm nên dẫn đến việc chưa tạo được động lực kéo dài chu kỳ khai thác GNL và khó duy trì rừng gỗ lớn đối với các hộ dân trồng rừng. Từ đó ảnh hưởng đến thu nhập trung bình từ rừng của các hộ theo liên kết này là chưa cao. Qua khảo sát, các hộ trong khu vực cũng có xu hướng bán gỗ sớm là do Công ty thu mua cả Keo non, nên với tâm lý muốn có tiền quay vòng nhanh các hộ đều bán chủ yếu tại năm thứ 5 và năm thứ 6 mặc dù biết càng để lâu sẽ càng có lợi. Bà Nguyễn Thị Huệ, xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương cho

hay: “...gia đình tôi vừa bán 1 ha Keo lai 4 năm tuổi cả bì (không lột vỏ), tính ra nếu để thêm thời gian vài năm nữa thì chi phí thuê công lột bóc vỏ với thời gian cây chiếm đất thì thu nhập chắc cũng như bán luôn keo non bây giờ. Mà hiện tại công ty và các thương lái cũng mua hết cả keo non nên chúng tôi khai thác sớm, chứ công ty mà không mua thì chúng tôi có muốn cũng không bán được”.

- Cơ chế liên kết còn lỏng lẻo tại khâu thu mua, công ty mới chỉ kiểm soát được chặt tại khâu đầu của liên kết mà không nắm được tỉ lệ hộ tham gia liên kết bán gỗ lại cho công ty. Điều này gây khó khăn cho công ty trong việc truy xuất nguồn gốc gỗ nếu công ty muốn phát triển mạnh thị trường xuất khẩu. Hiện phần lớn thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty vẫn là thị trường nội địa (chiếm hơn 70% tổng sản phẩm sản xuất). Trong tương lai, cùng với xu thế phát triển của thị trường lâm sản, khi công ty muốn mở rộng xuất khẩu sang những thị trường lớn như Úc, Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc...những thị trường khắt khe trong việc đánh giá nguồn nguyên liệu sản xuất, chứng minh nguồn gốc gỗ thì đây sẽ là một trở ngại lớn cho Công ty Cổ phần Giấy An Hòa.

- Do đội ngũ cán bộ kỹ thuật và phát triển vùng nguyên liệu của công ty còn thiếu nên sự tiếp xúc thường xuyên với các hộ bị hạn chế. Ngoại trừ giai đoạn trồng rừng khi công ty cấp cây giống và có kiểm tra các HGĐ, có vùng được công ty tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng rừng và phổ biến các chương trình, chính sách phát triển vùng nguyên liệu của công ty khoảng 1-2 lần/năm, còn lại trong suốt quá trình sau đó cho đến khi khai thác, đa số không có nhiều sự tiếp xúc giữa công ty với các hộ liên kết. Điều này dẫn đến sự gắn kết giữa công ty và người dân còn lỏng lẻo, mối quan hệ liên kết cũng chưa được chặt chẽ trong các khâu. Tính pháp lý của hợp đồng cũng chưa cao nên khi có trường hợp vi phạm hợp đồng hầu như chưa có biện pháp xử lý.

* Hình thức liên kết qua trung gian giữa Công ty Woodsland Tuyên Quang với các hộ dân trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC

- Chi phí xin cấp chứng chỉ rừng đạt tiêu chuẩn FSC cao. Để tạo ra một mét khối gỗ tròn nguyên liệu có chứng chỉ FSC thì ngoài chi phí trồng rừng thông thường, phải tính thêm các hạng mục chi phí liên quan đến việc thực hiện đánh giá cấp chứng chỉ FSC. Chi phí cho việc đánh giá khoảng 28.000 USD ( ≈ 652.960.000 VNĐ), bao gồm chi phí đánh giá năm đầu 8000 USD ( ≈ 186.560.000 VNĐ) và chi phí đánh giá hàng năm trong 4 năm tiếp theo 20.000

USD/4 năm ( ≈ 466.400.000 VNĐ/ 4 năm). Chi phí bình quân đánh giá cấp chứng chỉ cho mỗi ha rừng sẽ giảm xuống khi quy mô tổng diện tích rừng trồng của nhóm hộ tăng lên. Bên cạnh đó, toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc hình thành và vận hành các nhóm hộ, hướng dẫn các hộ trồng, chăm sóc và khai thác theo yêu cầu FSC. Hiện các chi phí này đang được công ty Woodsland hỗ trợ hoàn toàn và không yêu cầu hoàn lại. Do đó, các chi phí này chưa được tính vào trong cơ cấu giá thành sản xuất ra gỗ nguyên liệu của các hộ, nếu hộ phải tự bỏ toàn bộ các khoản chi phí này thì hộ sẽ không sẵn sàng tham gia hình thức liên kết bởi chưa chắc lợi ích kinh tế từ việc trồng rừng có FSC sẽ nhiều hơn so với trồng rừng theo cách truyền thống. Liên kết trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC giữa công ty Woodsland và các HGĐ được hình thành do nhu cầu và sức ép tiêu thụ sản phẩm gỗ có chứng chỉ FSC trên thị trường của công ty. Theo đó, trong tương lai nếu công ty không thu mua GNL với giá cao hơn giá thị trường, đồng thời các khoản hỗ trợ xin cấp chứng chỉ cũng không còn mà hộ phải tự đầu tư toàn bộ, thì hình thức liên kết này dự đoán sẽ khó có thể hình thành.

- Hình thức liên kết này được cho là đem lại nhiều hiệu quả SXKD gỗ, nhưng đến nay số lượng hộ tham gia vào liên kết vẫn còn hạn chế. Qua khảo sát, điều này là do các hộ thiếu thông tin, chưa biết gì về liên kết (chiếm 90%). Số còn lại do thiếu sổ đỏ hoặc chưa hình thành được nhóm nên chưa tham gia được vào liên kết. Đa số các hộ dân trồng rừng trên địa bàn đều sinh sống ở khu vực nông thôn, hạn chế trong việc tiếp thu KHKT và áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Những hộ này thường là những hộ thuộc bộ phận dân tộc thiểu số, hộ nghèo, mức độ nhận thức chậm, không tham gia hoặc có tham gia các lớp tập huấn nhưng không thường xuyên, do đó, hộ thiếu thông tin về liên kết.

- Khó khăn trong việc tuân thủ các yêu cầu của FSC bao gồm 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí. Tình trạng diện tích rừng của những hộ đã có chứng chỉ FSC nằm xen kẽ với đất của các hộ không hoặc chưa tham gia liên kết, cùng với sự manh mún, nhỏ lẻ của của đất rừng gây nên những rủi ro trong việc tuân thủ các yêu cầu của FSC. Bên cạnh đó, rất khó để thay đổi nhận thức, thói quen của nông dân vốn đã quen với trồng rừng theo phương thức truyền thống là không cần làm gì cây vẫn lớn.

Hộp 4.11. Khó theo được phương thức trồng rừng mới


Hợp tác xã với thôn có tổ chức dạy cách trồng rừng và chăm sóc cây, mình cũng tham gia vài lần, nhưng đi cho biết thế thôi chứ không làm được như họ nói đâu, khoảng cách trồng vậy phí đất lắm. Mà nghe xong về cũng quên, mình cứ trồng theo cách của mình thôi.

Nguồn: Phỏng vấn Bà Hoàng Thị Hoa, 41 tuổi, dân tộc Cao Lan, thôn Cà, xã Tiến Bộ, Yên Sơn

Hộp 4.12. Khó khăn trong công tác vận động, khuyến khích hộ tham gia liên kết, trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC

Khi phổ biến bà con phô tô giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp để chứng minh tính pháp lý của rừng, bà con cho là lừa đảo, cán bộ gom sổ đỏ của dân để trục lợi cá nhân. Mình giảng giải chứng chỉ FSC yêu cầu phải thu gom các túi bầu cây giống và bao bì thuốc bảo vệ thực vật để xử lý, bà con cho là rườm rà. Hay như việc yêu cầu mỗi diện tích rừng ven suối cần chừa một khoảng không trồng rừng để lấy chỗ cho các sinh vật khác sinh sống nơi bờ nước, bà con tiếc rẻ “Chỗ đất ấy cây mọc tốt hơn so với trên đỉnh đồi, là bao nhiêu gỗ của nhà tôi”.

Nguồn: Phỏng vấn Bà Lê Thanh Hà, Kỹ sư Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang


- Quá trình vận hành hình thức liên kết xuất hiện những rủi ro liên quan đến mối quan hệ hợp tác giữa công ty và các hộ gia đình mà phía công ty sẽ là bên chịu nhiều rủi ro hơn. Hiện tại, cơ chế liên kết giữa công ty và các nhóm hộ là thông qua một bản hợp đồng hỗ trợ. Tuy nhiên nội dung hợp đồng chỉ đề cập đến việc công ty sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí cấp chứng chỉ, hỗ trợ về mặt kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng. Công ty chỉ yêu cầu các nhóm hộ gia đình ưu tiên bán gỗ sau khi thu hoạch cho công ty chứ không bắt buộc. Như vậy trong trường hợp các hộ không tuân thủ các điều kiện của hợp đồng như: tự ý bán gỗ trước thời hạn hoặc không bán cho công ty. Trường hợp này công ty khó có thể khởi kiện hay áp dụng một chế tài nào cho các nhóm hộ. Phỏng vấn cán bộ của công ty woodsland cho biết: hiện công ty phải chấp nhận các trường hợp vi phạm mà không có xử lý, nhưng trong tương lai công ty sẽ không bao giờ hợp tác với các hộ gia đình đó nữa. Nếu số lượng vi phạm hợp đồng tăng thì nguồn cung gỗ cho công ty sẽ bị ảnh hưởng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023