Giá Trị Sản Xuất Lâm Nghiệp Phân Theo Ngành Hoạt Động


Biểu đồ 4 2 Giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành hoạt động 4 1 2 1


Biểu đồ 4.2. Giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành hoạt động

4.1.2. Tình hình tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang

Phần lớn khối lượng gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng trồng của Tuyên Quang là phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh (chiếm 87%) và một số tỉnh lân cận (chiếm 13%). Trong đó, khoảng 28% sản lượng gỗ khai thác hàng năm được sử dụng đưa vào tinh chế, sản xuất đồ mộc, nội thất; có 67,5% lượng khai thác được dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ và nhà máy giấy; và khoảng 4,5% nhằm đảm bảo cho nhu cầu xã hội khác (Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang, 2019). Tuyên Quang là tỉnh có thị trường tiêu thụ gỗ ổn định, rất thuận lợi so với các tỉnh khác trong khu vực. Hiện trên toàn tỉnh Tuyên Quang có 07 doanh nghiệp chế biến gỗ lớn và 382 cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản nhỏ lẻ. Đây là những nguồn tiêu thụ gỗ nguyên liệu chính trên địa bàn. Bảng 4.3 cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu GNL cho các nhà máy chế biến đạt cao nhất khoảng 95,4 % đối với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, và thấp nhất là 14,2% đối với các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản nhỏ lẻ. Điều này cho thấy, nhu cầu tiêu thụ gỗ trên địa bàn tỉnh là rất lớn và nguồn cung vẫn chưa đáp ứng đủ. Do đó, các doanh nghiệp phải tính toán cách thức để thu hút nguyên liệu về công ty, đồng thời có biện pháp liên kết chặt chẽ giữa công ty với người trồng rừng.

Bảng 4.3. Nhu cầu tiêu thụ gỗ nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2020



Doanh nghiệp chế biến gỗ

Nhu cầu tiêu thụ GNL

(m3)

Tổng cung GNL

(m3)

Tỷ trọng (%)

Công ty Cổ phần Giấy An Hòa

650.000

620.000

95,4

Công ty Cổ phần Woodsland

250.000

206.100

82,4

Nhà máy sản xuất đũa tách Chiêm Hóa

10.000

2.345

23,5

Nhà máy sản xuất đũa tre, giấy đế và bộ

giấy Na Hang


25.000


4.500


18,0

Công ty Cổ phần gỗ Đông Dương

40.000

9.800

24,5

Nhà máy chế biến gỗ Chiêm Hóa

50.000

15.000

30,0

Nhà máy chế biến gỗ Na Hang

35.000

9.500

27,1

382 cơ sở kinh doanh, chế biến nhỏ lẻ

20.000

2.840

14,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Nguồn: UBND tỉnh Tuyên Quang (2021)



47%

17%

Các công ty chế biến gỗ,

lâm sản

Người thu gom/ Khai thác & vận chuyển

Hộ gia đình

25%

11%



Công ty lâm nghiệp

32,5% Cơ sở chế biến dăm/

Xưởng xẻ



67,5%


Sơ đồ 4.1. Các kênh tiêu thụ gỗ nguyên liệu chủ yếu tại Tuyên Quang


4.2. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GỖ NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

4.2.1. Hình thức liên kết trực tiếp: Liên kết giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa và các hộ trồng rừng

4.2.1.1. Đặc điểm hình thức liên kết và cơ chế liên kết

a. Đặc điểm hình thức liên kết

Liên kết giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa với các hộ dân trồng rừng trong vùng nguyên liệu được hình thành từ năm 2007 và dựa trên cơ sở pháp lý là Quyết định số 1012/QĐ-CT ngày 27/6/2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu cung ứng cho Nhà máy bột giấy An Hòa, tỉnh Tuyên Quang.

Công ty Cổ phần Giấy An Hòa được xây dựng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang từ năm 2006. Công ty vận hành Nhà máy bột giấy và giấy An Hòa, với công suất sản xuất bột giấy 130.000 tấn/ năm và giấy cao cấp 140.000 tấn/ năm, tương ứng với nhu cầu tiêu thụ GNL khoảng 650.000 m3/năm. Hiện tại, công ty là đơn vị có nhu cầu tiêu thụ gỗ lớn nhất tại tỉnh Tuyên Quang, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh. Công ty được UBND tỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu với diện tích 163.358 ha tại 105 xã

trên địa bàn huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Lâm Bình và Thành phố Tuyên Quang.

Mặc dù được quy hoạch vùng nguyên liệu nhưng thực tế diện tích đất rừng là thuộc về các hộ dân quản lý. Do vậy, sau khi xây dựng nhiều năm, công ty vẫn rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu để sản xuất. Trong khi đó, người dân địa phương có đất trồng rừng nhưng không mặn mà với nghề rừng do giá bán GNL thấp, hộ có xu hướng chuyển đổi phần lớn đất lâm nghiệp sang trồng sắn, ngô, chuối.

Để ổn định nguyên liệu cho chế biến, công ty đã thiết lập liên kết với các hộ dân trong vùng theo hình thức: hộ có đất trồng rừng, công ty đầu tư cây Keo giống tốt miễn phí, đồng thời hỗ trợ tập huấn kĩ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; cam kết thu mua toàn bộ GNL sau khi khai thác với giá bằng hoặc tốt hơn giá thị trường. Tuy nhiên, công ty không yêu cầu các hộ bắt buộc phải bán toàn bộ gỗ lại cho công ty mà chỉ “ưu tiên bán”. Như vậy, hộ hoàn toàn có thể bán cho nơi khác nếu thấy giá tốt hơn.

Nguyên liệu sử dụng cho chế biến của công ty chủ yếu là gỗ dăm, chiếm từ 80-90% tổng khối lượng tiêu thụ; và gỗ tròn sau khai thác nhưng lượng tiêu thụ gỗ tròn không nhiều và có xu hướng giảm hoàn toàn để giảm chi phí sơ chế. Do đó, yêu cầu về gỗ nguyên liệu của công ty không quá khắt khe. Chu kỳ khai thác gỗ không cần dài, cây gỗ chỉ cần đạt tối thiểu từ 4 năm và sử dụng được toàn bộ từ thân tới ngọn để băm dăm. Nhằm thuận tiện cho việc thu mua gỗ, công ty xây dựng các xưởng thu mua vệ tinh và băm dăm ngay tại các vùng nguyên liệu. Theo đó, sau khi khai thác hộ bán gỗ cho các xưởng để băm dăm trước khi đưa về công ty sử dụng làm nguyên liệu chế biến.

Các hộ trồng rừng

Công ty Cổ phần Giấy An Hòa

(1)

(2)

Xưởng vệ tinh của Công ty


Chú thích: (1): Bán gỗ tròn sau khai thác

(2): Cung cấp gỗ dăm cho nhà máy sản xuất của công ty Liên kết trực tiếp

Sơ đồ 4.2. Hình thức liên kết với các hộ gia đình của Công ty Cổ phần Giấy An Hòa

Như vậy, Công ty cổ phần Giấy An Hòa sử dụng nguyên liệu cho chế biến là gỗ dăm nên đặc điểm gỗ nguyên liệu không yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng. Chu kỳ kinh doanh không quá dài, tối thiểu 4 năm là có thể khai thác. Sau khi khai thác, hộ bán gỗ cho các xưởng thu mua và băm dăm của công ty để sơ chế trước khi được dùng làm nguyên liệu cho sản xuất chế biến.

b. Cơ chế liên kết

Để thiết lập mối liên kết, công ty và HGĐ ký kết một Hợp đồng hỗ trợ trồng rừng nguyên liệu bằng văn bản có chữ kí của hai bên và có xác nhận của UBND xã. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia được thể hiện qua Bảng 4.4.

Công ty Cổ phần Giấy An Hòa ký Hợp đồng liên kết với từng hộ dân. Đặc điểm nổi bật nhất trong mối liên kết này là công ty hỗ trợ đầu vào cho hộ cây giống, tập huấn kỹ thuật nhưng không yêu cầu hộ phải bắt buộc bán lại gỗ cho công ty khi khai thác. Điều này tạo cho hộ tâm lý khá thoải mái và không bị ràng buộc khi tham gia liên kết với công ty.

Bảng 4.4. Cơ chế liên kết giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa với các hộ trồng rừng trong vùng nguyên liệu


Nội dung

Công ty Cổ phần Giấy An Hòa

Các hộ gia đình


1. Điều kiện tham

gia

Được UBND tỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu

- Nằm trong vùng nguyên liệu

- Đất trồng rừng có sổ đỏ, có diện tích tối thiểu 0,5 ha trở lên. Nếu nhỏ hơn thì phải kết hợp với lô bên cạnh để đảm bảo diện tích tối thiểu.

- Có đơn xin tham gia và được UBND

xã tại địa phương cư trú xác nhận


2. Trách nhiệm

- Cung cấp cây giống miễn phí vào đầu vụ

- Thu mua toàn bộ gỗ sau khai thác với giá thị trường tại thời điểm.

- Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng cho các hộ dân

- Công khai giá thu mua gỗ và thanh

toán trực tiếp luôn cho hộ.

- Chủ động tổ chức lao động trồng rừng theo hướng dẫn kỹ thuật, chăm sóc và bảo vể rừng nhằm bảo đảm năng suất và chất lượng rừng tốt.

- Duy trì thời điểm khai thác cây tối thiểu từ 4 năm trở lên

- Ưu tiên bán GNL cho công ty sau

khi khai thác.


3. Quyền lợi

- Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, phát triển vùng nguyên liệu hàng năm.

- Kiểm tra việc trồng rừng liên kết trong vùng nguyên liệu.

- Chấm dứt Hợp đồng hỗ trợ nếu hộ vi phạm trong quá trình trồng rừng như: không sử dụng cây giống

của công ty, trồng sai mật độ

- Được nhận cây giống miễn phí từ công ty, giảm thiểu được chi phí trồng rừng.

- Được tập huấn kỹ thuật từ quy cách trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng đến khai thác.

- Được đảm bảo bao tiêu toàn bộ sản phẩm sau khi khai thác.

Nguồn: Công ty Cổ phần giấy An Hòa (2019a)

4.2.1.2. Kết quả và hiệu quả của liên kết

a. Kết quả thực hiện liên kết

* Kết quả hỗ trợ cây giống của công ty

Nhằm tạo vùng nguyên liệu ổn định và thu hút người dân tham gia vào liên kết, Công ty Cổ phần Giấy An Hòa đã tích cực triển khai chương trình cấp cây giống chất lượng cao miễn phí cho các hộ dân trong vùng nguyên liệu. Trong giai đoạn 2016-2019, công ty đã hỗ trợ được hơn 52 triệu cây giống cho tổng số

1.383 hộ dân trong vùng (Bảng 4.5), bình quân mỗi hộ được hỗ trợ khoảng 2-2,5

ha/năm. Giá trị hỗ trợ trung bình mỗi ha đạt từ 1,6 - 2,1 triệu đồng, tổng mức đầu tư khoảng 41,5 tỷ đồng.

Bảng 4.5. Kết quả hỗ trợ cây giống của Công ty Cổ phần Giấy An Hòa


Nội dung

ĐVT

2016

2017

2018

2019

TĐPT

(%)

Số hộ được cấp cây giống

Hộ

157

298

412

516

148,7

Diện tích

Ha

2.215,8

4.769,7

6.354,8

7.746,8

151,8

Số cây giống hỗ trợ

Tr.cây

4,87

11,92

15,89

19,37

158,4

Giá trị hỗ trợ bình quân/ ha

Tr.đồng

1,61

1,88

2,0

2,13

109,7

Nguồn: Công ty Cổ phần giấy An Hòa (2019b)

* Kết quả tập huấn kỹ thuật

Bên cạnh việc hỗ trợ cây giống, hàng năm công ty còn phối hợp với phòng nông nghiệp huyện, UBND xã tổ chức các lớp học về trồng rừng, bồi dưỡng các kiến thức về chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển rừng của Nhà nước, của tỉnh ở từng địa bàn dân cư trong vùng nguyên liệu. Qua lớp học công ty cũng kết hợp giới thiệu các chính sách về liên kết và phát triển vùng nguyên liệu của công ty. Năm 2019, công ty tổ chức được tổng số 225 lớp, thu hút được 2.300 lượt hộ gia đình tham gia trong đó số hộ trong liên kết là 1.850 lượt hộ chiếm tỷ lệ 80,43% (Bảng 4.6). Tuy nhiên, so với tiềm năng phát triển trong quy mô vùng nguyên liệu là 104 xã với hơn 80 nghìn hộ dân thì số lượng này vẫn được cho là hạn chế. Phỏng vấn lãnh đạo công ty cho biết nguyên nhân công ty chưa tập trung đẩy mạnh được việc tiếp cận sát sao nhiều hơn với các hộ dân trong vùng là do số lượng cán bộ làm công tác phát triển vùng nguyên liệu hiện còn mỏng so với diện tích rừng liên kết hiện có. Đội ngũ trực tiếp làm công tác phát triển vùng nguyên liệu của công ty hiện chỉ có 8 cán bộ kĩ thuật.

Bảng 4.6. Kết quả tập huấn kỹ thuật hàng năm của công ty


Nội dung

ĐVT



Số lượng



TĐPT

(%)

2015

2016

2017

2018

2019

Số lớp tổ chức

Lớp

51

78

170

200

225

144,9

Số lượt hộ tham gia

Lượt

1015

1567

1960

2100

2300

122,7

Trong đó: - Hộ liên kết

%

61,67

62,80

70,77

78,57

80,43

-

- Hộ không liên kết

%

38,33

37,20

29,23

21,43

19,57

-

Nguồn: Công ty Cổ phần giấy An Hòa (2019b)

Qua khảo sát, nguyên nhân số lượng hộ ngoài liên kết tham gia lớp tập huấn khá ít là do các hộ sinh sống ở khu vực xa trung tâm thôn bản (chiếm 48%), có đến 61% thuộc dân tộc thiểu số và ít tham gia các tổ chức đoàn thể nên ít tiếp cận được thông tin. Mặt khác, do trình độ dân trí thấp và thói quen trồng rừng dựa trên kinh nghiệm nên họ cho rằng việc tham gia tập huấn cũng không mang lại hiệu quả cao, do đó ít quan tâm.

* Kết quả thực hiện cam kết về giá của công ty

Nhằm cung cấp kịp thời giá thu mua gỗ nguyên liệu của công ty tới các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, công ty thực hiện chính sách công khai giá mua nguyên liệu trên các phương tiện truyền thông như báo, đài, gửi thông báo về các xã, đồng thời duy trì ổn định mức giá, thậm chí thu mua với giá tốt hơn giá thị trường. Diễn biến giá thu mua nguyên liệu của công ty qua các năm như Biểu đồ 4.3.

Biểu đồ 4 3 Diễn biến giá thu mua gỗ nguyên liệu của Công ty Cổ phần Giấy 2

Biểu đồ 4.3. Diễn biến giá thu mua gỗ nguyên liệu của Công ty Cổ phần Giấy An Hòa

Nguồn: Công ty Cổ phần giấy An Hòa (2019b)

Như vậy, Công ty Cổ phần Giấy An Hòa luôn thực hiện đúng cam kết về giá thu mua gỗ nguyên liệu trong thời gian qua. Giá gỗ công ty thu mua có xu hướng tăng và cao hơn so với giá thị trường.

* Kết quả thực hiện cam kết về tiêu thụ gỗ sau khai thác của hộ

Khi tham gia liên kết với công ty, hộ phải thực hiện cam kết “ưu tiên” bán gỗ lại cho công ty. Tuy nhiên, trong tổng số 80 hộ được điều tra thì số hộ thực hiện bán gỗ lại cho công ty thông qua các xưởng vệ tinh chỉ chiếm 51,3% (Bảng 4.7).

Qua khảo sát thực tế, các HGĐ nhất là những hộ ở vùng xa công ty hoặc

xa những điểm thu mua đều chọn phương án bán chụm (bán cả rừng) cho thương lái, sau đó người mua sẽ tự khai thác, là do rừng trồng của các hộ chủ yếu ở khu vực đồi núi sâu, đường vận chuyển gỗ khi khai thác còn thiếu, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu khai thác. Do đó, chi phí khai thác và vận chuyển sẽ cao dẫn đến giá trị thu nhập của rừng đạt thấp. Mặt khác, các thương lái thường xuyên đến tận địa bàn và thu mua theo hình thức đưa ra mức giá cho cả lô rừng sau đó chủ động tự khai thác. Trong khi chính sách của công ty đưa ra từ ban đầu là không bắt buộc phải bán lại gỗ lại sau khi khai thác mà chỉ “ưu tiên”, nên khi thấy được giá hoặc đang cần tiền ngay thì các HGĐ đều không do dự mà bán luôn. Tỷ lệ hộ bán ra ngoài này công ty khó có thể kiểm soát được. Bên cạnh đó cũng do đặc thù của cây gỗ nguyên liệu là sản phẩm không mang tính thời vụ nên với tư duy “không bán thì cây vẫn còn đó” hộ có thể để đến khi nào hộ thấy được giá thì bán hoặc khi cây có đủ độ sinh khối lớn, thay vì bán GNL dùng vào việc nguyên liệu giấy hộ bán cho đối tượng mua dùng làm gỗ xẻ hoặc chế biến đồ nội, ngoại thất.

Bảng 4.7. Hiện trạng tiêu thụ gỗ của hộ sau khai thác


Nơi tiêu thụ

Tổng số hộ

(hộ)

Số hộ thực hiện

(hộ)

Tỷ lệ

(%)

Bán gỗ lại cho công ty

80

41

51,3

Bán gỗ cho thương lái

80

30

37,5

Bán gỗ cho công ty khác

80

9

11,3

Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình (2019)

Có 11,3% số hộ liên kết bán cho công ty khác (Bảng 4.7). Những hộ này tuy nhận được cây giống của Công ty An Hòa, nhưng khi được vận động tham gia liên kết với Công ty Cổ phần Woodsland về trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC, hộ cũng tham gia và thấy giá bán cao hơn nên hộ đã bán gỗ cho Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang.

Hộp 4.1. Hộ không có khả năng tự khai thác nên chọn phương án bán chụm cả rừng cho thương lái


Khi nhận cây giống, giữa cá nhân tôi với công ty chỉ có 1 biên bản giao nhận, trong hợp đồng cũng không bắt buộc chúng tôi phải bán gỗ cho công ty khi khai thác, nhưng ưu tiên bán cho công ty. Gia đình tôi không có khả năng tự khai thác gỗ, công ty lại không có đội thu mua trực tiếp nên tôi sẽ lựa chọn việc bán cây đứng. Do đó, cứ ở đâu thu mua nguyên liệu giá cao hơn thì tôi sẽ ưu tiên bán cho người đấy.

Nguồn: Phỏng vấn anh Hoàng Văn Huy, Đông Trai, Đông Thọ, Sơn Dương, 2019

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí